Quá Trình Xây Dựng Đội Ngũ Trí Thức (1986-1996)


cao, cả về vật chất và con người, không phù hợp với thực tế trình độ kinh tế, KH- CN của nước ta.

Thứ tư là, từng bước đổi mới chế độ, chính sách trọng dụng trí thức


Chính sách sử dụng ĐNTT là mặt quan trọng, quan hệ trực tiếp, hữu cơ toàn bộ các mặ của công tác xây dựng ĐNTT. Có chính sách sử dụng trí thức hợp lý là tạo động lực trực tiếp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát huy năng lực sáng tạo của ĐNTT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chính sách sử dụng nguồn lực trí thức, bao gồm: Tăng cường việc điều hành vĩ mô của Nhà nước đối với việc bố trí cán bộ KH-KT, sắp xếp và sử dụng nhân tài; Chính sách ưu đãi người giỏi, người tài; Đào tạo lại, đào tạo mới và trẻ hoá ĐNTT.

Chính sách đối với trí thức trong những năm 1986 -1996 tập trung quan tâm giải quyết các vấn đề đời sống, việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc... đảm bảo các điều kiện phương tiện cần thiết cho công tác và đời sống; khuyến khích cán bộ KH-KT tăng thu nhập bằng chính chuyên môn của mình. Trên cơ sở chú trọng giải quyết việc làm, tạo điều kiện làm việc, đời sống vật chất và động viên tinh thần, Đảng và Nhà nước thực hiện đồng thời các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện và giải quyết quyền lợi để trí thức yên tâm công tác và có nhiều cơ hội thể hiện tài năng, trí tuệ, cống hiến cho Tổ quốc. Động viên ĐNTT hứng thú đi về cơ sở sản xuất để thực hiện công việc nghiên cứu của mình, khắc phục tình trạng cán bộ KH- KT tập trung nhiều ở các cơ quan trung ương, thành phố, tỉnh, trong khi ở cơ sở thiếu.

Nhà nước chủ trương tạo môi trường và điều kiện cho trí thức làm việc có hiệu quả chính là cách tốt nhất để sử dụng khả năng của ĐNTT hiện có nuôi dưỡng nguồn tài nguyên trí tuệ. Bên cạnh những điều kiện không thể thiếu về vật chất (tài chính, thông tin, thư viện, phòng thí nghiệm,..), đối với trí thức, điều quan trọng nhất là bảo đảm quyền tự do sáng tạo. Để hoạt động sáng tạo của trí thức đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có môi trường và những điều kiện phù hợp. Do vậy, Đảng


và Nhà nước chủ trương mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để trí thức có thể tự do sáng tạo, tự do tư tưởng trong tranh luận, nhằm tiếp cận chân lý gắn với đề cao trách nhiệm chính trị-xã hội của trí thức, tạo điều kiện để trí thức nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, nắm bắt thực tiễn đất nước, chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp cận nhanh với những thành tựu mới của thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Chủ trương đổi mới cơ chế quản lý sản xuất, lưu thông, tiêu dùng các sản phẩm KH-CN, nhằm tạo môi trường KH-CN thông thoáng, dân chủ để người làm công tác khoa học tự do sáng tạo. Đảng chỉ rò, một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ là mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để trí thức thể hiện khả năng của mình: ―Tôn trọng quyền dân chủ, tự do sáng tạo của các nhà khoa học, khuyến khích sự tìm tòi, tranh luận, nghiên cứu để khám phá chân lý "[124, tr. 571].

Tạo lập môi trường dân chủ gắn với xây dựng hành lang pháp lý để trí thức tự do sáng tạo: ―Xây dựng quy chế dân chủ trong mọi sinh hoạt khoa học. Tăng cường sự hợp tác giữa các nhà khoa học; khuyến khích tìm tòi và tranh luận để làm sáng tỏ chân lý khách quan, đồng thời phê phán, ngăn ngừa các biểu hiện cục bộ, bè phái, khắc phục các hiện tượng độc đoán, độc quyền, độc tôn trong khoa học‖ [124, tr. 565].

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 7

Các chính sách của Đảng và Nhà nước thật sự khuyến khích các sáng kiến, sáng chế, động viên hơn nữa lao động sáng tạo của người trí thức. Trong đó, chính sách đãi ngộ đối với trí thức vừa đảm bảo đánh giá đúng đắn giá trị sản phẩm đặc biệt do lao động trí óc tạo ra cho xã hội, vừa thể hiện sự trân trọng và tôn vinh vai trò, vị trí của trí thức trong tiến trình cách mạng. Trước hết là đổi mới chính sách sử dụng và đãi ngộ trí thức theo tiêu chuẩn đức - tài, căn cứ vào kết quà cống hiến thực tế, chống bình quân; khuyến khích trí thức tiến thân bằng con đường đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn của mình.


Một nội dung quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi cho trí thức hoạt động là thực hiện đồng bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức trong triển khai các hoạt động khoa học. Chấp nhận và khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động KH-KT nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí bằng việc chuyển từ chế độ giao đề tài các cấp theo chỉ định đơn vị chủ trì và người nghiên cứu kèm theo bao cấp kinh phí sang kết hợp phân cấp kinh phí và chế độ thi tuyển và đấu thầu thực hiện.

Đối với ĐNTT, văn nghệ sỹ, nhà báo, Nhà nước có chính sách đối với các loại sản phẩm văn hóa; quan tâm thích đáng đào tạo nhân tài, chăm sóc các nhà văn hóa, các văn nghệ sỹ, các nhà báo có nhiều cống hiến; chú trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, lý luận.

Trọng dụng, trọng đãi trí thức tài năng, có cống hiến xuất sắc đối với sự phát triển của đất nước

Từ nhận thức nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, Đảng và Nhà nước yêu cầu sớm nghiên cứu xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng trí thức, trong đó chú trọng xây dựng và thực hiện chiến lược nhân tài. Coi trọng các biện pháp động viên về vật chất và tinh thẩn, các hình thức tôn vinh những trí thức có cống hiến xuất sắc. Đối với trí thức tuối cao có nhiều cống hiến, Đảng và Nhà nước chủ trương một mặt tạo điều kiện thuận lợi để họ tiếp tục cống hiến, nhất là những kinh nghiệm trong công tác, mặt khác có những quy định cụ thể về đãi ngộ vật chất, quan tâm tới điều kiện, môi trường làm việc của trí thức, thể hiện sự trân trọng và tôn vinh của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội đối với những tài năng và sự cống hiến của trí thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính sách trọng dụng nhân tài, sử dụng và đãi ngộ trí thức có nhiều cống hiến căn cứ vào hiệu quả công việc, sự tinh thông nghề nghiệp, khả năng sáng tạo trong lao động, xóa bỏ những định kiến về thành phần xuất thân, là cơ sở quan trọng để tạo động lực cho ĐNTT cống hiến tài năng của mình cho đất nước.


Trong những năm 1986-1996, chính sách trọng dụng nhân tài thể hiện rò trong việc phát huy ý thức trách nhiệm với vận mệnh đất nước, tham gia ý kiến vào xây dựng, hoạch định các chiến lược phát triển đất nước, triển khai các chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước.

Đổi mới chính sách đầu tư đối với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức, tạo môi trường và điều kiện cho trí thức làm việc có hiệu quả

Trong sự nghiệp đối mới, xây dựng đất nước, Đảng ta xác định KH-CN, GD- ĐT giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Một nhiệm vụ quan trọng là xây dựng các chiến lược KH-CN nhằm mục tiêu CNH, HĐH theo hướng hiện đại, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới, tăng nhanh tiềm lực của đất nước. Xác định KH-CN là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, đầu tư cho KH-CN là đầu tư phát triển, Đảng chủ trương phát triển đồng bộ KHXH, khoa học tự nhiên, KH-KT, giáo dục và văn hoá, nâng cao dân trí. Vận dụng KHXH, khoa học tự nhiên, KH-KT trong việc nghiên cứu chiến lược phát triển KT-XH; xác định các chủ trương, chính sách trong tổ chức quản lý kinh tế và xã hội.

Để khắc phục tình trạng KH-CN không gắn với sản xuất, chủ trương của Nhà nước là chuyển cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai từ đơn vị sự nghiệp bao cấp toàn bộ sang hạch toán kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ khoa học thông qua hợp đồng ký kết với các đơn vị SX-KD và với cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, từng bước hướng tới xoá bỏ chế độ bao cấp về việc làm, khích lệ trí thức tìm và tạo viộc làm cho mình và cho xã hội phù hợp với trình độ học vấn và năng lực sáng tạo.

Nhằm tạo điều kiện để trí thức hòa nhập với thế giới, Đảng chủ trương tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, đặc biệt là kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, các phòng thí nghiệm hiện đại, tạo điều kiện để ĐNTT hoạt động sáng tạo. Trong đó, ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thông tin hiện đại để kịp thời


cung cấp thông tin mới cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất.

2.2.3. Quá trình xây dựng đội ngũ trí thức (1986-1996)


Một là, công tác đào tạo đại học và trên đại học, phát triển nguồn trí thức được đổi mới và tăng cường

Thực hiện phương hướng, chủ trương, phát triển GD-ĐT, KH-CN, một mặt Nhà nước tăng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở GD-ĐT, mặt khác, đổi mới, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm (viện nghiên cứu); mở rộng quy mô và hình thức đào tạo theo xu hướng xã hội hoá; mở rộng các chương trình du học nước ngoài, gửi một số trí thức trẻ tài năng đi đào tạo ở nhũng nước có nền KH-CN tiên tiến.

Hệ thống các trường đại học, cao đẳng phát triển đa dạng. Bên cạnh hai đại học quốc gia được thành lập ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống các trường đại học, các viện nghiên cứu được đổi mới, tổ chức, sắp xếp, kiện toàn một bước. Hằng năm, số học sinh, sinh viên theo học ở các trường, các ngành đều tăng. Chú ý đào tạo trí thức dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hầu hết các tỉnh miền núi đều có các trường sư phạm, nông - lâm nghiệp.

Đào tạo đại học và trên đại học đã mở rộng ờ tất cả các ngành thuộc khoa học tự nhiên, KH-CN, KHXH và nhân văn.

Nhà nước đã dành một lượng kinh phí không nhỏ từ ngân sách cho GD- ĐT (tăng cả tỷ lệ phần trăm trong ngân sách và giá trị tuyệt đối). Năm 1986, nguồn vốn đầu tư cho giáo dục chiếm 5,83% tổng ngân sách, thì đến năm 1996, tỷ lệ đầu tư đã tăng lên 10,8%.

Sau một số năm khủng hoảng KT-XH trầm trọng, đời sống của các tầng lớp nhân dân khó khăn, sự nghiệp GD-ĐT giảm sút về quy mô và chất lượng đào tạo, từ


năm học 1992-1993, quy mô giáo dục đã được phục hồi và có bước phát triển ở các cấp, bậc học. Cả nước có 105 trường đại học và cao đẳng với 20.870 cán bộ, gàng viên [14]. Các trường tuyển vào 27.511 sinh viên (trong đó chỉ tiêu Nhà nước cấp kinh phí đào tạo là 15.855 sinh viên). Tổng số sinh viên theo học tại các trường là 126 nghìn, bao gồm cả hệ chính quy, khổng chính quy và tại chức, gấp 2,7 lần so với năm học 1987-1988.

Năm học 1993 - 1994, các trường đại học và cao đẳng đã tuyển 38.930 sinh viên (trong đó Nhà nước cấp kinh phí đào tạo cho 17.440 người). Tổng số sinh viên học tập ở các trường tăng lên 225.274 (trong đó 118.589 sinh viên hệ tập trung dài hạn, 89.030 sinh viên tại chức và 17.655 sinh viên các hệ khác).

Năm học 1994 - 1995, số sinh viên tăng lên 367.586, trong đó có 136.940 sinh viên hệ dài hạn.

Đến năm 1995-1996, đã tăng lên 500.000 sinh viên. Số sinh viên được đào tạo ra trường, bổ sung nguồn trí thức trẻ kế cận rất quan trọng của đất nước.

Mặc dù đã có sự phát triển nhanh về quy mô đào tạo nhưng tỷ lệ sinh viên so với dân số của Việt Nam vẫn thấp so với các nước trong khu vực. Năm học 1994 - 1995, có 507 sinh viên/100 ngàn dân (số sinh viên trên 100 ngàn dân ở Thái Lan năm 1989 là 1.734; Philippin là 2.490) [20].

Đào tạo sau đại học phát triển mạnh cả về số lượng cơ sở đào tạo, chuyên ngành và số lượng tuyển sinh hàng năm. Các sở đào tạo trong nước đã đào tạo được số lượng đáng kể cán bộ có trình độ cao mà trước đây chủ yếu dựa vào nước ngoài. Đến năm 1992, có 12 trường, viện đào tạo cao học, 74 trường, viện đào tạo nghiên cứu sinh [14]. Đến năm 1994, cả nước có 80 cơ sở có chức năng đào tạo cao học và nghiên cứu sinh [57].


Tính đến 31-12-1994, có 2.412 nghiên cứu sinh (991 hệ tập trung, 933 hệ tại chức, 488 đào tạo ngắn hạn) và 4.915 học viên cao học (3.546 hệ tập trung, 1.369 hệ tại chức) [20].

Đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm hệ đào tạo chính quy tập trung, chính quy không tập trung, tại chức, ngắn hạn, dài hạn, đào tạo từ xa. Cùng với số sinh viên chính quy là chủ yếu, số người học ở các hình thức giáo dục không tập trung, không chính quy, ngắn hạn tăng nhanh. Bên cạnh các trường đại học, hệ thống Trường Đảng (gồm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện Chính trị khu vực, được thống nhất quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân) đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ có trình độ đại học lý luận chính trị và trên đại học về khoa học Mác-Lênin.

Đào tạo sau đại học được đổi mới, tổ chức thống nhất hai cấp đào tạo: thạc sỹ và phó tiến sỹ. Đào tạo phó tiến sỹ có 2 hệ: Hệ đào tạo chính quy gồm hệ tập trung và hệ tại chức. Đào tạo đặc cách (sau đó gọi là ngắn hạn), nghiên cứu sinh thực hiện trong một năm, đối tượng là cán bộ có bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp, có công trình, báo cáo khoa học gần đạt mức bản thảo luận án nghiên cứu sinh chính quy.

Để tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài, nhiều lớp năng khiếu, các cuộc thi học sinh giỏi từ cấp cơ sở, địa phương đến cấp quốc gia được tổ chức, qua đó phát hiện va tuyển chọn được nhiều tài năng, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thành trí thức trẻ. Đã tiến hành tuyển chọn những học sinh, sinh viên có nàng khiếu đưa đi đào tạo tại các trung tâm uy tín ở trong và ngoài nước.

Quá trình đào tạo đại học được tổ chức lại theo ngành rộng, thực hiện chế độ học phần và chia thành hai giai đoạn: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên môn hóa (đại cương và chuyên ngành).

Mạng lưới trường đại học, cao đẳng được sắp xếp lại một cách cơ bản, với 4 loại hình chính là:


- Đại học đa lĩnh vực gồm đại học quốc gia (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), đại học vùng (Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên).

- Đại học, cao đẳng đa chuyên ngành về một lĩnh vực (đa số các trường thuộc loại hình này).

- Cao đẳng cộng đồng (loại cao đẳng phục vụ công cộng, dựa vào nguồn lực của cộng đồng, địa phương).

- Đại học mở, mở 1 trường công lập ở Hà Nội, một trường bán công ở thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện xã hội hóa, từ việc làm cho học sinh hòa nhập vào xã hội, vào môi trường nghề nghiệp đến thu hút sự tham gia của xã hội vào sự nghiệp giáo dục trên nhiều mặt, đã huy động ngày càng nhiều nguồn lực trong xã hội cho GD-ĐT, tạo ra những nhân tố mới, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới và mở mang giáo dục. Đến năm 1995, đã có 6 đại học dân lập được thành lập và hoạt động. Năm 1993, cơ sở đào tạo nước ngoài đầu tiên được cấp phép hoạt động ở Việt Nam, tạo điều kiện để giáo dục Việt Nam tiếp cận với giáo dục các nước.

Quan điểm "Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục" được thực hiện có hiệu quả, góp phần mở rộng, đa dạng hóa và nâng cao trách nhiệm đóng góp của xã hội qua việc xây dựng quỹ hỗ trợ giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường,... .

Nhà nước quan tâm công tác đào tạo trí thức dân tộc thiểu số. Thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH miền núi, từ năm 1990 Bộ GD-ĐT đã tiến hành mở các lớp đào tạo trình độ đại học, cao đẳng đối với cán bộ dân tộc thiểu số, vùng cao nhằm tâng cường đội ngũ cán bộ KH-CN đáp ứng nhu cầu phát triển mới của đất nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành: giáo dục, y tế, nông - lâm nghiệp.

Các trường công nhân kỹ thuật của các ngành Trung ương đã mở các lớp riêng cho học sinh là người dân tộc thiểu số. Để đào tạo cán bộ dân tộc có hiệu quả,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022