Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 9


ĐNTT đã góp sức nghiên cứu, tham gia ý kiến vào các công trình quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về mô hình và con đường đi lên CNXH ở nước ta, đóng góp vào việc soạn thảo Cương lĩnh của Đảng, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội; khai thác, phát huy giá trị nhân văn của dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao trí tuệ và năng lực sáng tạo của cán bộ và nhân dân. Qua đó, ĐNTT đóng góp quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới: ổn định tình hình chính trị, phát triển sản xuất, mở rộng quan hệ đối ngoại, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tại Hà Nội, nơi tập trung đông nhất trí thức cả nước, ĐNTT đã có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới, xây dựng Thủ đô. Các nhà khoa học ở các cơ quan Trung ương và Hà Nội đã tham gia nghiên cứu khoa học - thực tiễn, phục vụ đắc lực việc thực hiện chiến lược phát triển KT-XH. Hằng năm đã có nhiều đề tài được đăng ký và triển khai, nhiều đề tài được đưa vào ứng dụng có hiệu quả.

ĐNTT tiếp thu được nhiều thành tựu mới của KH-CN hiện đại, tham gia đẩy mạnh điều tra cơ bản, đưa nhiều kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,... góp phần phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.

ĐNTT ngành y tế khắc phục khó khăn, nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng thành tựu KH-CN hiện đại, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ của nhân dân.

Trí thức ngành GD-ĐT góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn, chuyên môn và đội ngũ cán bộ đông đảo trên các lĩnh vực.


Trí thức kiều bào khá đông đảo, trong đó nhiều người có, trình độ cao, tập trung ở Mỹ, Pháp, Canađa. Theo ước tính của Ban Việt kiều Trung ương, trí thức kiều bào có khoảng 200 nghìn người. Đây là nguồn nhân lực quan trọng của sự nghiệp đổi mới. Đặc điểm nổi bật của cộng đồng này là gắn bó với cội nguồn, quê cha đất tổ. Được tạo điều kiện thuận lợi, hàng ngàn trí thức Việt kiều bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau, thông qua nhiều chương trình, đề tài, dự án, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, đã có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển KT-XH của đất nước trên hầu khắp các lĩnh vực. Các hình thức chủ yếu là chuyển giao tiến bộ KH-CN, hỗ trợ trang thiết bị, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm.

Hoạt động của trí thức trong lĩnh vực VH-NT phong phú hơn về nội dung và hình thức, thể loại và phong cách biểu hiện. Tư duy sáng tạo nghệ thuật có bước phát triển mới, số chủ đề, đề tài được mở rộng trên nhiều bình diện mới, phong phú và đa dạng hơn. Ngay trong những chủ đề, đề tài quen thuộc, tư duy sáng tạo cũng mở ra nhiều góc độ quan sát mới và đã có nhiều phát hiện mới, sáng tạo, đã mở rộng để tiếp cận với nhiều mặt của hiện thực đời sống xã hội, của số phận con người.

Về những đóng góp của ĐNTT văn nghệ sỹ, "Đội ngũ văn nghệ sỹ thuộc các thế hệ có những đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, dân chủ bước đầu được phát huy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo" [125, tr.7].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Các hội trí thức có bước phát triển mới, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 11-4-1988 của Ban Bí thư về củng cố tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam, trong những năm 1991-1995, Liên hiệp hội tập trung mở rộng tổ chức, kiện toàn hệ thống

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 9


bộ máy, tăng cường công tác tập hợp, đoàn kết ĐNTT hoạt động trong lĩnh vực KH- KT trên cả nước.

Sau 10 năm đổi mới đất nước (1986-1996), các hội trí thức đã quy tụ hầu hết trí thức trong hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học, GD-ĐT, VH- NT, các cơ quan quản lý thuộc các lĩnh vực khác nhau. Thông qua đội ngũ hội viên đông đảo, các hội đã phát huy trí tuệ của ĐNTT trong việc tham gia chuẩn bị các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; trong việc phổ biến kiến thức KH-KT, khuyến khích đưa tiến bộ &H-CN vào sản xuất, đặc biệt là trong việc tư vấn, phản biện, giám định xã hội về KH-CN và KT-XH. Thông qua các đoàn thể, tổ chức hội của mình, ĐNTT đã có tiếng nói, thể hiện là tầng lớp xã hội độc lập tương đối, có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới, đóng góp tích cực vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước.

Liên hiệp các Hội VH-NT Việt Nam có bước phát triển mới. Các hội VH-NT đẩy mạnh hoạt động tập hợp hội viên, năm 1992, ở Trung ương có 9 hội VH-NT và ủy ban Trung ương Liên hiệp hội, tổ chức hội phát triển sâu rộng trên cả nước, với tổng số 6.332 hội viên. Trong đó có 235 hội viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 3,7%; 2.534 hội viên là đảng viên, chiếm 40%; 1.618 người đã nghỉ hưu, chiếm 25,5%. Đến năm 1994, tổng số hội viên tăng lên trên 7 nghìn [29]. Các hội đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, động viên văn nghệ sỹ trong cả nước đẩy mạnh hoạt động sáng tác, phê bình VH-NT, góp phần xây dựng đời sống văn hoá dân tộc.

Kết quả đạt được trong công tác đào tạo, xây dựng ĐNTT những năm đầu đổi mới là khá toàn diện. Phản ánh sinh động sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với nguồn lực trí tuệ của dân tộc.

Bên cạnh những thành công, trong xây dựng ĐNTT những năm (1986- 1996) còn có khuyết điểm, yếu kém

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nội dung chương trình chậm được đổi mới, thiếu tính hệ thống, chưa có chiến lược và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.


Đào tạo chưa gắn kết với yêu cầu thực tiễn, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Đào tạo sau đại học cũng bộc lộ không ít hạn chế, khiếm khuyết, vẫn còn tình trạng

―dạy chay, học chay‖; nhiều đề tài luận án còn nặng lý thuyết, xa rời cuộc sống. Chất lượng đào tạo còn thấp so với nhu cầu phát triển. Vấn đề học tập còn bị chi phối bởi tâm lý bằng cấp; phương pháp giáo dục chưa thực sự khuyên khích tính năng động, sáng tạo, năng lực thực hành của người học. Mặc dù nguổn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo - bồi dưỡng ĐNTT tăng nhanh theo sự phát triển KT-XH, song giá trị đầu tư tuyệt đối còn thấp và chưa tương xứng với nhu cầu. Điều kiện vật chất, kỹ thuật của nhiều cơ sở đào tạo (trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu), còn nghèo nàn, thiếu thốn. Trong các trường đại học, có tới 91% các thiết bị có từ trước năm 1990 [80, tr.182]

Công tác đào tạo chậm được đổi mới. Các cơ sở mới đào tạo được 273/579 chuyên ngành. Số chuyên ngành chưa đào tạo trên đại học về khoa học tự nhiên là 29; KH-KT: 158; y dược: 28; nông nghiệp: 24; KHXH: 65 chuyên ngành [30]. Do vậy, còn nhiều chuyên ngành chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ trên đại học. Số sinh viên tính trên 100 nghìn dân là 260, Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ sinh viên đại học vào loại thấp trên thế giới.

Hiện tượng phổ biến là các cơ quan nghiên cứu triển khai của Nhà nước không giữ được đội ngũ trẻ, có năng lực trước sức hấp dẫn của doanh nghiệp và các cơ sở liên doanh với nước ngoài, bên cạnh đó là sự "chảy chất xám", rất nhiều cán bộ KH-CN rời bỏ chuyên môn, chuyển sang làm dịch vụ đơn giản, buôn bán. Trong 5 năm, số cán bộ khoa học trong các cơ quan nhà nước đã giảm 50% [80, tr.182].

Đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, ĐNTT bộc lộ những nhược điểm rất căn bản: trí thức được đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn còn chưa cân đối với nhu cầu xã hội. Là nước nông nghiệp đang trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, nhưng số người được đào tạo về KH-KT chiếm 15,4% trong tổng số đội ngũ cán bộ KH-CN. Trí thức KH-CN trong doanh nghiệp còn thấp, khoảng 32%. Trong khi đó, ở Thái Lan là 58,2%; Hàn Quốc: 48%; Nhật Bản: 64,4% [20]. Mặt khác, do phải lo


giải quyết những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống nên trình độ chuyên môn của trí thức có phần bị mai một.

Trước yêu cầu phát triển KT-XH, ĐNTT chưa đáp ứng yêu cầu về cả số lượng và chất lượng. Lực lượng trí thức chiếm tỷ lệ thấp so với dân số, trung bình cả nước có khoảng 10.000 người tốt nghiệp đại học trên 1 triệu dân (chỉ số đó ở Singapore là 16.000; Hàn Quốc là 52.000; Nhật Bản: 70.000) [20]. Trong khi đó, trí thức lại phân bố mất cân đối giữa các vùng miền, địa phương; một bộ phận lớn tập trung tại các thành phố lớn, chủ yếu là làm việc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội tập trung 31.298 người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nếu tính cả đội ngũ cán bộ ở các cơ quan Trung ương thì số người có trình độ cao đẳng, đại học là 89.292 người. Chỉ có 20% người có trình độ sau đại học công tác ở phía Nam, chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh với trên 51.000 người.

Trong khi đó, có tỉnh chỉ có dưới 1,000 người và nhiều tỉnh chỉ có dưới

2.000 có trình độ đại học, cao đẳng: Ninh Thuận 886, Kon Tum 962 người người có trình độ cao đẳng, đại học [20], ở các tỉnh, trí thức tập trung chủ yếu trong ngành giáo dục và y tế.

ĐNTT nước ta chủ yếu được đào tạo trong cơ chế bao cấp, lại quan hệ hợp tác quốc tế chủ yếu với các nước XHCN, chưa có nhiều cơ hội và điều kiện tiếp cận với những thành tựu KH-CN mới của các nước phát triển khác, chưa được cập nhật thông tin tri thức khoa học hiện đại, nhất là kiến thức sâu ở nhiều lĩnh vực KH-CN hiện đại, ví dụ như về công nghệ, quản trị kinh doanh, tiếp thị,... Do vậy, nhiều kiến thức được đào tạo trước đây đã bị ―lão hóa‖ và ―lạc nhịp‖, Nạn thiếu thông tin ngày càng trầm trọng dẫn tới sự xuống cấp kiến thức. Khoảng cách giữa nền khoa học nước ta với trình độ KH-CN của thế giới ngày càng lớn. Nhìn chung, ba vấn đề cơ bản của KH- CN là vật lực, tin lực và nhân lực đều yếu.


Trí thức có trình độ trên đại học còn chiếm tỷ lệ thấp. Năm 1995, số có trình độ từ thạc sỹ trở lên là gần 7 nghìn người, chiếm khoảng 1% tổng số người có trình độ cao đẳng, đại học đang làm việc trong nước [20].

Cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học trong các trường đại học, nơi tập trung đông trí thức có trình độ cao, cũng có sự mất cân đối về cơ cấu trình độ, độ tuổi. Năm 1993, tại 53 trường đại học và 30 trường cao đẳng, (trong tổng số 104 trường trên cả nước), có 23.113 cán bộ giảng dạy, trong đó, có 211 tiến sỹ, 2.666 phó tiến sỹ, 2.773 cao học. Tỷ lệ tiến sỹ, phó tiến sỹ so với tổng số cán bộ giảng dạy là 11,8%. Tỷ lệ người có trình độ cao học so với tổng số cán bộ giảng dạy là 11,9% [56].

Đội ngũ cán bộ khoa học có học hàm học vị trong các cơ quan nghiên cứu triển khai còn chiếm tỷ lệ thấp. Tại 252 cơ quan nghiên cứu, thực nghiệm, triển khai thuộc 30 bộ, cơ quan ngang bộ, tổng cục, có 24.796 cán bộ, nhân viên, trong đó có 160 tiến sỹ, 1.735 phó tiến sỹ, 166 giáo sư, 501 phó giáo sư, 12.924 đại học, 4.145

trung học [20].


Về cơ cấu độ tuổi, hiện tượng "lão hóa" và hẫng hụt đội ngũ kế cận khá phổ biến ờ các cơ quan. Có tới trên 63% tiến sỹ, trên 32% phó tiến sỹ và trên 20% người có trình độ đại học đang làm việc có tuổi đời trên 50 tuổi.

Kết quả điều tra tại 17 trường đại học và cao đẳng: Cán bộ giảng dạy từ 35 tuổi trở xuống chiếm khoảng 8% tổng số cán bộ giảng dạy. Một số trường đại học có qui mô đào tạo lớn, số cán bộ giảng dạy trẻ chiếm tỷ lệ rất thấp: Đại học Tổng hợp (nay là Đại học KHXH và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Bách khoa là 1,2%, Đại học Sư phạm Hà Nội I là 1,9%, Học viện Kỹ thuật quân sự là 5,5%, Đại học Thủy lợi là 6,9% [56].

Tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học năm 1995, tuổi trung bình của trí thức có học hàm, học vị là trên 50 tuổi: Tiến sỹ là 52,8 tuổi, phó giáo sư là 56,4 tuổi và giáo sư là 59,9 tuổi [58, tr.18].


Cơ cấu ĐNTT còn thiếu cân đối so với cơ cấu các ngành kinh tế. Lĩnh vực sản xuất nông-lâm nghiệp, nhất là nông nghiệp có qui mô lao động lớn nhất, nhưng số lượng cán bộ có trình độ đại học nông - lâm chỉ hơn 1,3% so với lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Cơ cấu trí thức trong các lĩnh vực cũng mất cân đối. Số người làm luận án về các lĩnh vực lý thuyết (khoa học cơ bản) gấp 3 lần các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và quản lý. Có những lĩnh vực chuyên môn còn quá ít phó tiến sỹ và tiến sỹ: Số cán bộ có học vị ở ngành nuôi cá và nghề cá là 0,31% so với tổng số cán bộ khoa học cả nước, ở ngành nghệ thuật là 0,45%; Nước ta chỉ có 4 .200 kiến trúc sư, với tỷ lệ 60 kiến trúc sư trên một triệu dân.

Sự phân bố cán bộ KH-CN trong các thành phần kinh tế chưa hợp lý. Đại bộ phận là trong biên chế của khu vực kinh tế quốc doanh. Trong tổng số cán bộ có trình độ đại học chỉ có 0,4% làm việc trong khu vực kinh tế tập thể,.

Đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu lao động xã hội, việc sử dụng trí thức chưa hợp lý, nhiều người làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo; nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp, trong đó có sinh viên được đào tạo ở nước ngoài về nước, không tìm được việc làm, một số người làm những công việc giản đơn không cần đến học vấn đại học, gây ra sự lãng phí trong đào tạo và sử dụng nguồn lực trí thức.

Trí thức tập trung số lượng lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, trong đó phần lớn làm việc trong các cơ quan Trung ương quản lý. Có tới 94,4% cán bộ KH- CN ở trình độ trên đại học làm việc ở cơ quan Trung ương, số làm việc ở cơ quan tỉnh, thành phố chỉ chiếm 5,4%, ở cấp huyện: 0,2%.

Điều kiện làm việc, đời sống của trí thức còn nhiều khó khăn. Thu nhập của phần đông trí thức, kể cả trí thức bậc cao có học hàm học vị giáo sư, tiến sỹ thấp và bất hợp lý. Ngạch lương của trí thức đứng hàng thứ sáu trong bảng lương hành chính - sự nghiệp. Mặt khác, các chế độ nhuận bút, chế độ phụ cấp, chế độ khen thưởng vật chất trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học cũng rất thấp. Đời sống


của trí thức, kể cả người đã có nhiều cống hiến, gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những người đã về hưu.

Do thu nhập thấp, đời sống khó khăn nên phần lớn giáo viên, bác sỹ , cán bộ nghiên cứu,... phải làm việc thêm để kiếm sống, kể cả những việc không dùng đến kiến thức chuyên môn của họ. Không ít người đã bỏ việc cơ quan nhà nước làm các công việc khác. Một số người năng động thì làm việc cho các liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài hoặc xin ra nước ngoài thực tập, hợp tác khoa học để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tinh lực của trí thức không được dành nhiều cho việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, chất xám bị lãng phí nghiêm trọng, bị "rò rỉ" tại chỗ và ra nước ngoài.

Trí thức dân tộc thiểu số mặc dù đã được quan tâm đào tạo, song vẫn còn quá ít. Các dân tộc Dao, Ê Đê, Sán Dìu, Sán Chay, Chăm, Thổ, HMông, Gia rai, mỗi dân tộc chỉ có 100-200 người có trình độ đại học và cao đẳng. Còn 12 dân tộc không có người tốt nghiệp đại học, cao- đẳng gồm: Xinh mun, Chu ru, La Hủ, Lự, Mảng, Pà Thẻn, Cống, Sila, Pu péo, Bsâu, ơ Đu, Rơ Măm [20].

Trí thức Việt kiều chưa có nhiều đóng góp cho quê hương, chưa thực sự là một nguồn lực trong công cuộc phát triển đất nước. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chưa có biện pháp vận động kiều bào có hiệu quả nên trí thức Việt kiều còn thiếu thông tin về đất nước.

Trong những năm đầu đổi mới, tiềm lực ĐNTT nước ta phát triển chậm, chưa đáp ứng được những yêu cầu bức xúc của công cuộc đổi mới và mở cửa. Một bộ phận trí thức còn chưa bắt nhịp với sự phát triển của thời đại, còn nhiều hạn chế về khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, do vậy khó tiếp cận trực tiếp với các thành tựu KH-CN hiện đại.

Mạng lưới các cơ quan nghiên cứu triển khai tập trung chủ yếu ở Trung ương. Trong số các viện và trung tâm nghiên cứu, triển khai, có tới 80% các cơ quan nghiên cứu triển khai đặt trên địa bàn Hà Nội, 12% ở thành phố Hồ Chí Minh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022