Đội Ngũ Trí Thức Từng Bước Trưởng Thành, Đóng Góp Quan Trọng Vào Sự Nghiệp Đổi Mới (1986 – 1996)


Chính phủ đã có cơ chế tuyển sinh người dân tộc theo địa chỉ, để sau khi học xong trở vể phục vụ địa phương. '

Ngoài chế độ chung, Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng là người dân tộc thiểu số: được nhận học bổng gấp 1,5 lần, học xuất sắc được nhận học bổng gấp 2 lần mức quy định chung; được cấp tiền tàu xe về thăm gia đình mỗi năm 2 lần.

Hai là, quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế trên tĩnh vực khoa học- giáo dục từng bước được mở rộng theo hướng mới

Sau khi chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các hiệp định giữa Việt Nam với các nước này về GD-ĐT không còn hiệu lực, việc hợp tác đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài vì thế gặp khó khăn. Do vậy, những năm 1991-1994, số lưu học sinh Việt Nam ở các nước giảm đột ngột. Để tiếp thu được những thành tựu KH-CN mới của các nước có nền KH-CN phát triển, cùng với đào tạo bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, đã huy động các nguồn lực cho việc đào tạo trí thức ở nước ngoài bằng việc đổi mới cơ chế đào tạo ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để những người có nhu cầu và điều kiện được đi học tập ở nước ngoài và tranh thủ các nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ của nước ngoài.

Những người đi học ở nước ngoài trong thời gian từ tháng 7-1992 đến tháng 5-1994, đều theo con đường tự túc. Bộ GD-ĐT đã xem xét cho 2.282 người đi du học tự túc ở 22 nước (trên 80% đi học tập Nga). Tuy nhiên, ở Nga chỉ có khoảng 20% tiếp tục học, số còn lại chuyển sang làm ăn buôn bán kiếm sống; hầu hết lưu học sinh tại các nước tư bản vẫn tiếp tục học. Bên cạnh đó, từ năm 1993, một số nước như Thụy Điển, Hà Lan, Thụy Điển, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Philippin, Malaixia, Mỹ, Canada, Ôxtrâylia có cấp cho Việt Nam một số ít học bổng đào tạo cao học, thực tập sinh, nghiên cứu sinh [20].

Từ chỗ chủ yếu hợp tác khoa học - giáo dục với các nước XHCN trên tinh thần giúp đỡ quốc tế vô sản, các hoạt động giao lưu, hợp tác khoa học - giáo dục


chuyển sang phương thức mới và đạt bước tiến nhất định. Hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới được mở ra. Nhà nước mở rộng việc cử chuyên gia ra nước ngòài nghiên cứu, khảo sát, trao đổi khoa học. ĐNTT do vậy có điều kiện tiếp cận rộng rãi hơn thông tin về những thành tựu KH-CN, văn hóa, giáo dục. Một số hoạt động KH-CN nhận được tài trợ, vay vốn từ các dự án quốc tế. Một số Việt kiều có hoạt động phổ biến tri thức và chuyển giao công nghệ về nước, hình thành các tổ chức khoa học như: Viện sau đại học về khoa học vật liệu (nay là Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu - ITIMS thành lập tháng 12-1992, thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội); Trung tâm Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AITCV) thành lập năm 1993, Viện đào tạo tin học (nay là Trường Quốc tế đào tạo tin học - IFI) thành lập năm 1993,...

Thực hiện chính sách hợp tác và giao lưu quốc tế về KH-CN, năm 1991, Ủy ban khoa học Nhà nước đã tiến hành 1 số khóa họp các tiểu ban hợp tác KH-KT: Khóa 6 với Lào, với ủy ban Hợp tác KH-KT Mỹ - Việt về kế hoạch hợp tác 1992- 1996; Khóa 12 với Cuba, Khóa 8 với Pháp,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Một số đề tài hợp tác về điều khiển tự động, kim cương nhân tạo; vật liệu composit, các ôxy đất hiếm... đã được triển khai. Hoạt động hợp tác vớii Nga trên một số lĩnh vực: Liên doanh nghiên cứu - sản xuất một số sản phẩm KH-KT, liên doanh về du lịch khoa học ở Cát Bà,... Phương thức hợp tác được đổi mới cho phù hợp với tình hình mới.

Tuy đã đạt một số kết quả, song so với tiềm năng, hoạt động liên kết nghiên cứu, đào tạo giữa nước ta với các nước có nền khoa học, giáo dục phát triển vẫn còn hạn chế.

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 8

Ba là, Nhà nước từng bước sửa đổi và bổ sung chế độ, chính sách đãi ngộ đối với trí thức

Trong những năm đầu đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ bao cấp, do chưa điều chỉnh chế độ lương và phụ cấp kịp thời nên đời sống cán bộ


công chức, trí thức gặp nhiều khó khăn. Để ổn định đời sống xã hội, Nhà nước từng bước sửa đổi và bổ sung chế độ lương, các loại phụ cấp đặc biệt, các quy định mới về quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, về sáng chế phát minh, về chế độ nhuận bút, chế độ hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, chế độ đấu thầu các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, thi tuyển vào các chức vụ.

Thực hiện một số cải cách về tiền lương phù hợp với tãng trưởng kinh tế điều chỉnh thang bảng lương và hệ số phụ cấp cho một số đối tượng trí thức công tác trong các ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực GD-ĐT, quốc phòng để tạo động lực cho cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả làm việc. Cán bộ, viên chức công tác trong ngành GD-ĐT được hưởng mức lương cao nhất (cùng với lực lượng vũ trang) trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp của Nhà nước.

Từ tháng 12-1993, sau 10 năm, mức lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng thêm 141,7% (290 nghìn đổng so với 120 nghìn đồng). Quyết định 416/TCCP-VC ngày 29-5-1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn ngạch công chức nghiên cứu KH-CN, thể hiện chính sách đãi ngộ đối với ĐNTT. Đây là một kết quả đáng kể trong thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, góp phần cải cách có tính cơ bản hơn chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta.

Nhà nước cũng có những chủ trương và chính sách cụ thể trong đãi ngộ trí thức tình nguyện đi công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, như trợ cấp tiền, tăng phụ cấp, ưu đãi theo ngạch bậc. Đánh giá cao giá trị lao động sáng tạo của trí thức, Nhà nước điều chỉnh chế độ phụ cấp chuyên môn trong hoạt động của trí thức cho phù hợp hơn với thực tế nhằm tập hợp, đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện để trí thức đóng góp tài năng xây dựng đất nước, như tăng mức thưởng cho các công trình khoa học và VH-NT; nâng chế độ nhuận bút, Nhà nước đặt hàng và mua các công trình nghiên cứu cơ bản, các phát minh, sáng chế về công nghệ, các sáng tác VH-NT có giá trị, có chính sách đỡ đầu cho việc tìm tòi và sáng tạo trong các lĩnh vực KH-CN mới.


Cùng với đổi mới chế độ tiền lương, phụ cấp nhằm đảm bảo đời sống cán bộ công chức, Nhà nước thực hiện cơ chế mới trong các hoạt động dịch vụ theo hướng xã hội hóa, như thu một số khoản viện phí, cho phép khám ngoài giờ, vừa để đáp ứng nhu cầu của nhân dân vừa để cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện một số biện pháp giảm bớt khó khăn trong đời sống của giáo viên,... Các chính sách đãi ngộ, chế độ ưu đãi nhằm đảm cuộc sống cho các đối tượng trí thức làm việc trong các lĩnh vực đặc thù, ở vùng khó khăn đã có tác dụng tích cực, động viên trí thức yên tâm công tác, khuyến khích nâng cao năng lực chuyên môn.

Nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo ngành đã xây dựng và từng bước điều chỉnh, bổ sung các chính sách, chế độ đối với trí thức cho sát hợp với đặc điểm ngành, vùng, địa phương mình. Các địa phương và ngành có chế độ ưu đãi để thu hút trí thức tự nguyện về địa phương hoặc đến làm việc ở các vùng xa và còn khó khăn.

Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp ban hành năm 1989 được thường xuyên điều chỉnh để đảm bảo tính phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Năm 1994, Nhà nước ban hành Quyết định bảo hộ quyền tác giả, và năm 1995 các quyền tác giả, quyển sở hữu tác phẩm được đưa vào Bộ luật dân sự. Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả có tác dụng khuyến khích trí thức lao động sáng tạo và tích cực đưa nhanh các thành tựu KH-KT vào sản xuất và đời sống.

Chính sách tôn vinh trí thức tài năng, có cống hiến xuất sắc


Đảng đề cao vai trò của khoa học đối với hoạt động lãnh đạo quản lý trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong đó khẳng định sự cần thiết đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo xã hội đảm bảo khoa học và hiệu quả. Chú trọng sử dụng các kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách, thành lập các hội đồng khoa học có chức năng làm nhiệm vụ tư vấn cho Đảng và Nhà nước. Việc trọng dụng trí thức đã thể hiện trên thực tế sự tin cậy vào ĐNTT.


Thực hiện chính sách ưu đãi đối với trí thức và chuyên gia căn cứ vào thực tài và kết quả cống hiến, Nhà nước có chính sách tôn vinh, ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học, nhà văn hóa lớn của đất nước đã có những cống hiến xuất sắc hoặc đang được giao những nhiệm vụ quốc gia đặc biệt.

Thực hiện có nền nếp việc xét và trao các giải thưởng quốc gia về văn hóa, khoa học. Năm 1995, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh qui định về các giải thưởng lớn: Giải thưởng Hồ Chí Minh, tôn vinh các tài năng có công trình đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực KH-CN, văn hoá nghệ thuật, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Trong Pháp lệnh đã qui định rò: ―Người được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc Giải thưỏng Nhà nước được cấp bằng chứng nhận, huy hiệu và một số tiền hoặc vật chất‖.

Năm 1992, Giải thưởng sáng tạo KH-CN (VIFOTEC) chính thức được tổ chức. Bộ KH-CN phối hợp với Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam, hàng năm tổ chức xét trao Giải thưởng VIFOTEC cho các tác giả (là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài; người nước ngoài lao động, học tập, công tác tại Việt Nam) có các công trình KH-CN được nghiên cứu, áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam có tính sáng tạo, đạt hiệu quả khoa học, kinh tế, xã hội cao... Đây là một trong những giải thưởng có uy tín, có tác dụng khuyến khích ĐNTT phát huy năng lực sáng tạo trong sự nghiệp CNH, HĐH.

Việc coi trọng và đánh giá, tôn vinh xứng đáng công lao của trí thức tài năng, có nhiều cống hiến đối với xã hội đã có tác dụng động viên mạnh mẽ ĐNTT vươn lên.

Bốn là, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, phát huy dân chủ, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức

Trong những năm đầu đổi mới, Nhà nước chủ trương đổi mới công tác quản lý KH-CN theo hướng gắn nghiên cứu, triển khai với nền kinh tế hàng hoá nhiều


thành phần, nhưng các chính sách, biện pháp chưa đồng bộ và cụ thể, lại chưa được chấp hành nghiêm túc nên tác dụng còn hạn chế. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là xây dựng đồng bộ các thể chế thị trường, trong đó có thị trường KH-CN, bước đầu thực hiện cơ chế mới trong nghiên cứu khoa học, sáng tác nghệ thuật. Phát huy dân chủ nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của trí thức trong và ngoài nước, phát triển KH- CN, giáo dục, an ninh - quốc phòng.

Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý nhân lực KH-CN được ban hành nhằm tạo điều kiện để các trường, viện nghiên cứu và các tổ chức công nghệ phát triển, như quy định về chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan KH-CN.

Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới những chính sách ưu đãi trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy hoạt động sáng tạo của trí thức, như: cho phép các cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật được ký kết hợp đồng kinh tế với nhau, với các trường đại học và trung học chuyên nghiệp hoặc với các tổ chức kinh tế của Nhà nước và của tập thể nhằm tận dụng hết khả năng, năng lực của cán bộ khoa học; cho phép trí thức làm việc kiêm nhiệm. Nghị định 35/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã tiếp tục nhấn mạnh chính sách cho phép cán bộ KH-CN làm công tác kiêm nhiệm. Bộ Luật Lao động (1994) quy định tại Điều 129 là người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có quyền kiêm việc hoặc kiêm chức trên cơ sở giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động. Cán bộ KH- CN trong cơ quan nhà nước có thể kiệm nhiệm công tác ở các cơ quan khác theo hình thức: đảm nhiệm thêm chức vụ lãnh đạo chuyên môn, quản lý tại cơ sở đào tạo, nghiên cứu hoặc sản xuất.

Chính sách đầu tư cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn học - nghệ thuật.


Thực hiện quan điểm KH-CN cùng với GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho KH-CN là đầu tư phát triển, ngân sách đầu tư cho các hoạt động KH-CN ngày một tăng. Nhiều chương trình, đề tài cấp nhà nước và nhiều đề tài cấp bộ, cấp


cơ sở đã được triển khai với lượng kinh phí lớn. Hàng trăm tỷ đồng đã được cấp từ ngân sách và từ nhiều nguồn khác nhau cho các nhà khoa học thực hiện các chương trình, dự án, đề tài của Nhà nước.

Việc đầu tư cho các hoạt động VH-NT tăng. Đầu tư cho Chương trình phát triển điện ảnh dân tộc, trong 2 năm 1994-1995, Nhà nước đầu tư hơn 60 tỷ đồng cho chương trình điện ảnh; hỗ trợ 10% kinh phí cho xây dựng các tiết mục của các đơn vị nghệ thuật dân tộc. Chính phủ cũng có chế độ đặt hàng đối với các nhà văn, nhà thơ về đề tài thiếu nhi, chiến tranh cách mạng. Bên cạnh đó, các chính sách tài trợ tài năng văn hóa, nghệ thuật, chính sách nhuận bút, chính sách trợ giá, phụ cấp cho các ngành nghệ thuật... cũng từng bước được đổi mới cho phù hợp với kinh tế trị trường.

Trong 10 năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, tuy chưa thiết kế được những chủ trương chính sách đối với trí thức một cách cụ thể và đồng bộ, nhưng Đảng ta đã hình thành được những quan điểm mới về vai trò, vị trí của trí thức, ban hành chính sách đại đoàn kết dân tộc và các chính sách đúng đắn về phát triển vẫn hóa, khoa học, giáo dục... chủ trương, chính sách xây dựng ĐNTT từng bước được triển khai thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để ĐNTT cống hiến cho đất nước.

2.3. ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỪNG BƯỚC TRƯỞNG THÀNH, ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI (1986 – 1996)


Đội ngũ trí thức được đào tạo ở trong và ngoài nước ngày càng tăng về số

lượng


Năm 1992, cả nước có trên 700 nghìn người đạt trình độ đại học và cao đẳng, gần 7.000 phó tiến sỹ và gần 400 tiến sỹ, 2.176 phó giáo sư, 459 giáo sư, trong đó có những chuyên gia đầu ngành đạt trình độ quốc tế [14]. Như vậy, trên một vạn dân có gần 110 người có trình độ đại học và cao đẳng. Số có trình độ phó tiến sỹ trở lên chiếm 1% trí thức đang làm việc trong nước [16].


Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đất nước đã vượt qua những khó khăn, thách thức trong những năm đầu đổi mới và thoát khỏi cuộc khủng hoảng KT- XH. ĐNTT nước ta tiếp tục được bổ sung lực lượng mới, số người có trình độ trung cấp trở lên tăng từ 3,1 triệu (năm 1989) lên khoảng 4 triệu (năm 1995). Trong đó, có trên 1,2 triệu người có trình độ trung cấp, 700 nghìn người có trình độ đại học, cao đẳng, gần 10 nghìn tiến sỹ, phó tiến sỹ và thạc sỹ. Trong tổng số người có trình độ đại học, cao đẳng, nữ chiếm 38%; trong tổng số người có trình độ trên đại học, nữ chiếm 15% [20].

Kết quả của quá trình hợp tác quốc tế trong đào tạo là số người được đào tạo ở nước ngoài khá lớn. Bộ phận trí thức này được đào tạo, học tập trong điều kiện tốt, được tiếp cận các nền khoa học tiên tiến, có ngoại ngữ tốt do vậy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.

Đội ngũ trí thức Việt Nam có sự trưởng thành, lao động sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, KHXH và nhân văn, khoa học chính trị, khoa học quản lý, VH-NT,... tại hơn 300 viện nghiên cứu và trên một trăm trường đại học và cao đẳng. Bên cạnh ĐNTT được đào tạo qua trường lớp, làm việc tại các cơ quan, tổ chức nhà nước còn nhiều người trưởng thành qua con đường tự học, qua lãnh đạo thực tiễn, tuy không có bằng đại học nhưng có những sáng tạo lớn, có uy tín cao trong nước hoặc cả với nước ngoài.


Những đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức đối với công cuộc đổi

mới


Trí thức tham gia ngày càng đông đảo vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở các cấp, các ngành, trí thức có tỷ lệ khá lớn trong Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Đội ngũ trí thức trong hệ thống chính trị từng bước trưởng thành, ngày càng đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới. Đồng thời, công tác đào tạo cán bộ - trí thức hoá đội ngũ cán bộ công chức được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đạt kết quả tích cực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022