cứu của đề tài, cũng như sắp xếp, xử lý các nguồn tài liệu nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp tổng hợp và phân tích…
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo của luận văn, đề tài luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1: Vài nét về bán đảo Triều Tiên từ năm 1945 đến năm 1991 Chương 2: Chính sách của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga đối với bán đảo Triều Tiên từ năm 1991 đến nay
Chương 3: Ảnh hưởng của chính sách của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga đối với bán đảo Triều Tiên từ năm 1991 đến nay
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: VÀI NÉT VỀ BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1991
1.1 Chính sách của các nước lớn đối với bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ 1945-1953
Giai đoạn nửa sau thế kỷ XX, thế giới loài người tiếp tục phải đối mặt với một cuộc chiến tranh mới- cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trên phạm vi thế giới mà nội dung chủ yếu của nó là cuộc chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống thế giới với một bên là khối các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối các nước tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ. Có thể thấy, cuộc chạy đua vũ trang khi ngấm ngầm, khi công khai cùng với những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh bộ phận, sản xuất vũ khí hiện đại, chạy đua thám hiểm vũ trụ… đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của hai hệ thống thế giới.
Đến nay, tuy chiến tranh lạnh đã kết thúc, thế giới đã bước sang một thời kỳ phát triển mới, song trên bình diện quốc tế, các cuộc chiến tranh, tranh chấp và những mâu thuẫn khu vực, bộ phận vẫn tiếp tục xuất hiện với những mức độ và phạm vi khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 1
- Hai Nhà Nước Triều Tiên Trong Thời Kỳ Chiến Tranh Lạnh 1953-1990
- Chính Sách Của Mỹ, Trung Quốc, Nga Và Nhật Bản Đối Với Bán Đảo Triều Tiên Từ 1991 Đến Nay
- Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 5
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Khi đề cập đến chiến tranh lạnh và sự ảnh hưởng của nó trên phạm vi thế giới, đã có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài báo, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế…của nhiều nhà hoạt động chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu về vấn đề này.
Chẳng hạn, theo định nghĩa của từ điển của từ điển bách khoa toàn thư: “Chiến tranh lạnh (1945–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh uỷ nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian.”[53].
Là một nước một cường quốc đứng đầu thế giới tư bản sau Đại chiến thế giới lần thứ II, với âm mưu làm bá chủ thế giới, Mỹ cho rằng: “Chiến tranh lạnh trước hết là cuộc chiến tranh của các tư tưởng, một cuộc đấu tranh về các nguyên tắc tổ chức xã hội loài người, một cuộc đua tranh giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tập thể cưỡng ép. Đối với Hoa Kỳ, Chiến tranh lạnh là cam kết thực sự bền vững đầu tiên của đất nước trong Nền Chính trị Cường quốc, và nó đòi hỏi người dân Mỹ phải để cho những xung lực trái ngược nhau của họ đối mặt với thế giới bên ngoài: mong muốn tồn tại biệt lập và mong muốn bảo vệ tự do cho những dân tộc khác – vì sự thúc đẩy của cả chủ nghĩa vị tha lẫn tư tưởng tư lợi.” [12].
Như vậy, từ góc nhìn chính trị có thể thấy cuộc chiến tranh lạnh chính là sự hình thành mâu thuẫn giữa hai hệ thống thế giới mà chủ yếu là sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.
Đối với Liên Xô, là nước đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, Liên Xô muốn duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, về phía Mỹ, mục tiêu chiến lược toàn cầu là bao vây, chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
Trước sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào dân tộc trên phạm vi thế giới, đầu năm 1947, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đưa ra chủ nghĩa Truman lộ rò âm mưu chiến lược toàn cầu với quan điểm rằng Mỹ phải đứng ra đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do, phải giúp đỡ cho các dân tộc trên thế giới chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự bành trướng của nước Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Cũng từ đó, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh chống Liên Xô và các nước XHCN, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
Ở khu vực châu Á, bán đảo Triều Tiên nằm ở khu vực Đông Bắc Á, là một trong những khu vực có vị trí địa - chiến lược quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều thập kỷ qua, vùng bán đảo này luôn được các nước lớn như
Liên Xô (nay là Nga), Trung Quốc, Mỹ và Nhật đặc biệt quan tâm. Là một bán đảo nằm án ngữ ngã ba chiến lược cả trên biển lẫn lục địa, chiếc cầu nối Thái Bình Dương với lục địa châu Á và châu Âu nên vùng bán đảo này đã sớm trở thành khu đệm, điểm nóng của sự tranh chấp quyền lực quốc tế.
Trở lại với bối cảnh quốc tế của bán đảo có thể thấy, trước khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, vấn đề độc lập của bán đảo Korea đã trở thành nội dung quan trọng của nhiều hội nghị quốc tế.
Tháng 11.1943, tại Hội nghị Cai rô Ai Cập, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchil và đại diện Trung Quốc lúc đó là Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai- shek) đã ra Tuyên bố chung - Tuyên bố nêu rò: “Ba nước đồng minh cùng chiến đấu để ngăn cản và trừng phạt cuộc xâm lăng của Nhật Bản. Ba nước không muốn tìm kiếm lợi ích riêng và không hề nghĩ đến việc bành trướng đất đai. Mục đích của ba nước là buộc Nhật bỏ hẳn các đảo tại Thái Bình Dương mà Nhật đã chiếm cứ hay đóng quân kể từ khi bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1914, cùng tất cả các lãnh thổ Nhật đã cướp của Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan, và quần đảo Bành Hồ, phải được giao lại hoàn toàn cho Cộng hoà Trung Hoa. Về vấn đề Triều Tiên, ba nước nói trên cũng nêu rò: “vào một lúc thích hợp, Triều Tiên sẽ trở nên tự do và độc lập” [1, tr251].
Có thể thấy, sau tuyên bố Cairo, một không khí vui mừng, phấn khởi bao trùm trên khắp bán đảo Triều Tiên, viễn cảnh cho một nước Triều Tiên giải phóng thoát khỏi ách chiếm đóng của Nhật đang hiện ra trước mắt họ. Tuy nhiên cụm từ mà họ còn chưa chú ý đến trong Tuyên ngôn Cairo đó là vào một lúc thích hợp, nếu hiểu một cách cụ thể thì độc lập và tự do của vùng bán đảo này đang nằm trong tay các thế lực quốc tế và như vậy, khi nào thì thời gian cho tự do và độc lập của Triều Tiên là sẽ thích hợp, tương lai về một nước Triều Tiên độc lập và tự do như vẫn chưa có hồi kết.
Mặc dầu vậy, Tuyên bố Cairo cũng có một ý nghĩa quan trọng với khu vực Thái Bình Dương nói chung và bán đảo Triều Tiên nói riêng. Đây không chỉ là một cuộc dàn xếp có chủ định của ba cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương
sau sự thất trận của Nhật, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của bán đảo Triều Tiên.
Vào thời điểm khi Đại chiến thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối, sau Hội Nghị Teheran, Hội nghị Yalta họp vào thời điểm tháng 2 năm 1945, các nước Đồng minh và Liên Xô tiếp tục đề cập đến vấn đề bán đảo Triều Tiên, đối với vấn đề Triều Tiên, Hội nghị đã thông qua quy định:
- Nhằm xây dựng một nước Triều Tiên độc lập, thành lập một chính phủ dân chủ lâm thời Triều Tiên để đảm nhiệm việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, vận tải và nền văn hoá quốc gia chung cho cả nước Triều Tiên, đồng thời sớm thanh toán những hậu quả chiến tranh do Nhật Bản gây ra.
- Để giúp cho việc thành lập chính phủ lâm thời Triều Tiên, Uỷ ban liên hợp gồm đại diện bộ chỉ huy Liên Xô và Mỹ ở Triều Tiên được thành lập. Uỷ ban này sẽ thăm dò ý kiến của các đảng phái, và các tổ chức dân chủ để thảo ra những đề nghị về giải quyết vấn đề Triều Tiên. Những khuyến nghị này của uỷ ban sẽ được gửi đến bốn nước Liên Xô, Anh, Mỹ và Trung Quốc xét và hai chính phủ Liên Xô và Trung Quốc sẽ có quyết định cuối cùng.
Hội nghị cũng quy định thời gian ủy trị của 4 cường quốc là không quá 5 năm và việc uỷ trị của các nước này chỉ nhằm khuyến khích và giúp đỡ cho sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như phát triển quyền tự quản dân chủ cho nền độc lập dân tộc của Triều Tiên [13, tr229].
Tuy nhiên, những quyết định nêu trên đã không được thực hiện theo đúng tinh thần của nó, vì do những bất đồng về quan điểm giữa Liên Xô và Mỹ trong cách giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Như vậy, sự bất đồng quan điểm giữa Liên Xô và Mỹ đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc thống nhất hai miền bán đảo Triều Tiên thời điểm đó. Cuối cùng, Uỷ ban tạm thời của Liên Hợp Quốc đến bán đảo Triều Tiên làm nhiệm vụ tổ chức bầu cử thành lập một Uỷ ban tạm thời, nhưng sau đó tình hình diễn ra cũng không theo đúng dự định, các mục tiêu ban đầu của Liên Hợp Quốc về vấn đề bán đảo Triều Tiên đã bị loại bỏ.
Cũng trong thời gian này, tình hình nội bộ bán đảo Triều Tiên cũng diễn ra nhiều biến động phức tạp, sự đối nghịch giữa các lược lượng quốc gia dân chủ với những người cộng sản cũng trở nên căng thẳng. Trong bối cảnh đó, nhiều đảng phái trong nước cũng đã lần lượt xuất hiện vào thời gian này. Những người theo phái dân tộc chủ nghĩa thì kiên trì chờ đợi những nhà lãnh đạo Chính phủ cách mạng lâm thời đang sống lưu vong ở nước ngoài trở về. Ngược lại, những người cộng sản thì muốn thiết lập ngay một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này đã xuất hiện khi họ còn là những thành viên của Chính phủ cách mạng lâm thời và giờ đây lý tưởng đó lại bùng lên.
Sự có mặt của quân đội Liên Xô đã có mặt ở Bắc bán đảo Triều Tiên thời điểm tháng 8.1945 và sau đó là quân đội Mỹ tiếp quản Nam bán đảo Triều Tiên tháng 9.1945 theo Hiệp định Yanta càng làm cho tình hình vùng bán đảo trở nên phức tạp. Nhiều đảng phái trong nước đã xuất hiện như Hàn Quốc Dân Chủ Đảng ( Hanguk Min Ju dang) do Song Chin U (Tống Trấn Vũ) cầm đầu; Kung Min Dang ( Quốc Dân Đảng) của An Chac Hong (An Tại Hồng); Choson Kong san Dang (Triều Tiên Cộng Sản Đảng) của Pak Hon Yong (Phác Hiến Vĩnh)… Sự xuất hiện của nhiều đảng phái ngày càng làm cho tình hình chính trị của miền Nam trở nên phức tạp, trong khi đó, cuộc hội đàm cấp cao Xô- Mỹ nhằm thi hành chế độ thác quản ở bán đảo Triều Tiên vẫn dược tiến hành vào đầu năm 1946.
Do quan điểm Xô-Mỹ bất đồng nên việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên đã không đem lại kết quả. Trước tình hình đó, với sự thoả thuận của Lý Thừa Vãn, Uỷ ban lâm thời của Liên Hợp Quốc về Triều Tiên lúc đó đã quyết định tổ chức tổng tuyển cử bầu ra quốc hội riêng ở miền Nam vào ngày 10.5.1948. Sau đó, một hiến pháp được thông qua (còn gọi là hiến pháp dân chủ) ngày 20.7.1948 và ngày 15.8.1948 nước Đại Hàn Dân Quốc (gọi tắt là Hàn Quốc) được thành lập.
Trong khi đó ở phía Bắc, dưới sự tiếp quản của Liên Xô, một Uỷ ban nhân dân lâm thời của 5 tỉnh được thành lập do Cho Man Sik (Tào Văn Thực) đứng đầu. Sau đó, Kim Il Sung là người thay thế nắm quyền chủ tịch.
Ngày 9.9.1948, Hội nghị nhân dân toàn bán đảo Korea tuyên bố thành lập nước CHDCND Triều Tiên và tiến hành thành lập chính phủ do Kim Il Sung làm thủ tướng. Hiến pháp CHDCND Triều Tiên cũng xem Seoul là thủ đô và chỉ định Pyeongyang là thủ đô tạm thời. Từ đó, tình hình phát triển của hai miền Nam- Bắc Triều Tiên diễn ra theo hai hướng khác nhau, vĩ tuyến 38 trở thành đường gianh giới tạm thời giữa hai miền.
Như vậy, trước khi xảy ra cuộc nội chiến, bán đảo Triều Tiên là một khu vực hết sức nhạy cảm về chính trị và quan hệ quốc tế. Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, Triều Tiên được giải phóng, nhưng vùng bán đảo này lại đặt dưới sự Uỷ trị quốc tế, mà ở đó là thế lực của các cường quốc quốc tế, đại diện là Liên Xô và Mỹ. Về một phương diện nào đó, bán đảo Triều Tiên đã được đặt trên bàn cờ quốc tế, người Triều Tiên không tự giải phóng được cho mình mà đã đặt quốc gia mình vào một thế lưỡng khó đảo ngược. Hơn nữa, trước vận mệnh của lịch sử, người Triều Tiên đã không nắm được thời cơ và không tìm được tiếng nói chung trong việc thống nhất bán đảo mà đã đặt quốc gia dưới sự chi phối của các quốc gia lớn là Mỹ và Liên Xô thời điểm đó.
Vậy là, cho đến thời điểm năm 1948, bán đảo Triều Tiên đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau và hai hệ tư tưởng đối lập nhau. Hai nhà nước này ngoài việc không thừa nhận chế độ của nhau mà còn thường xuyên công kích và muốn lật đổ nhau bằng biện pháp quân sự. Sự tồn tại của hai nhà nước có chế độ chính trị và hệ tư tưởng đối lập nhau trong thời điểm sau khi bán đảo Triều Tiên vừa giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật Bản là điều khó có thể tránh khỏi dẫn tới sự xung đột thôn tính lẫn nhau giành quyền thống trị.
Từ tháng 6.1950 đến tháng 7.1953, trên vùng bán đảo Korea đã xảy ra cuộc nội chiến giữa hai miền Nam- Bắc. Xét về tính chất, cuộc chiến tranh này không chỉ dừng lại ở một cuộc nội chiến mà nó chính là một cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai hệ thống thế giới trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa một bên là hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu với một bên là hệ thống tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu. Mặc dù Liên Xô là nước không trực tiếp tham chiến, song
lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hậu thuẫn giúp CHDCND Triều Tiên và đứng ra giải quyết chiến tranh. Mỹ và Trung Quốc là hai thế lực quốc tế lớn đã trực tiếp tham gia cuộc chiến. Khi đề cập đến nguyên nhân gây ra chiến tranh đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trong đó, Liên Xô và các nước XHCN thời điểm đó cho rằng Mỹ đã cố tình gây ra cuộc chiến tranh xâm lược bán đảo Korea, chính Nam Triều Tiên xâm lược Bắc Triều Tiên. Ngược lại, Mỹ và các nước đồng minh thân Mỹ lại khẳng định: “Liên Xô và Trung Quốc đã thúc đẩy Bắc Triều Tiên gây ra chiến tranh. Trải qua 3 năm chiến tranh, vấn đề bán đảo Korea vấn đề thống nhất Triều Tiên vẫn không giải quyết, mà còn để lại một hậu quả vô cùng nặng nề cho cả hai phía. Tổn thất không chỉ là sinh mệnh vật chất mà còn là tinh thần. Sự thù địch giữa hai miền ngày càng sâu sắc. Kết quả của cuộc chiến không phải là hoà bình thống nhất mà là cục diện đối đầu ngày càng căng thẳng” [2, tr231].
1.2 Bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ 1953-1991
1.2.1 Chính sách của Mỹ và Nhật Bản
Như đã đề cập ở trên, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến thời điểm cuộc nội chiến trên vùng bán đảo Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, vấn đề giải phóng của bán đảo Triều Tiên luôn phụ thuộc vào sự sắp đặt của các nước lớn, đứng đầu là Liên Xô và Mỹ.
Trở lại lịch sử quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, có thể thấy, các nước tư bản đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp tuy là những nước thắng trận nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế khủng hoảng, nợ nần chồng chất. Các nước trong khối phát xít gồm Đức, Nhật, Italia bị bại trận hầu như sụp đổ hoàn toàn và bị quân đồng minh chiếm đóng. Trong khi đó, Mỹ là nước không những không bị chiến tranh tàn phá mà chính cuộc chiến đã đem lại những món lợi khổng lồ về kinh tế, đưa Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới [3, tr78].
Mặc dù là nước siêu cường về kinh tế và đang chiếm giữ độc quyền về vũ khí nguyên tử thời điểm đó, nhưng không phải vì thế mà sức mạnh của Mỹ trở thành vô hạn. Cũng trong thời gian này, sự lớn mạnh của hệ phong trào giải