Chính Sách Của Mỹ, Trung Quốc, Nga Và Nhật Bản Đối Với Bán Đảo Triều Tiên Từ 1991 Đến Nay‌

Về chính trị, Nhà nước CHDCND Triều Tiên được tổ chức theo chính thể dân chủ nhân dân phục hồi và phát triển đất nước. Hiến pháp của CHDCND Triều Tiên được thông qua năm 1948 và sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 1972, 1992 và tháng 9.1998. Về tổ chức, Quốc hội là cơ quan lập pháp của nhà nước với 687 ghế, được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ là 5 năm. Năm 1957, Hội đồng nhân dân tối cao có 572 đại biểu, nhưng trên thực tế chỉ có 212 đại biểu tham dự các phiên họp vì 360 đại biểu còn lại được bầu ở phía Nam bán đảo Korea để đại diện cho nhân dân Nam Triều Tiên đã không tham dự. Tháng 8 năm 1957, cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên sau chiến tranh được tổ chức với 215 đại biểu. Thời gian đầu, mỗi đại biểu quốc hội đại diện cho khoảng

50.000 cử tri, sau đó số cử tri khoảng 30.000 vào năm 1972, vì số đại biểu tăng lên trong quốc hội. Cũng từ năm 1972, Quốc hội CHDCND Triều Tiên thông qua hiến pháp mới - hiến pháp XHCN, đồng thời lập ra chức chủ tịch và phó chủ tịch. Ông Kim Il Sung được bầu làm chủ tịch. Thành phố Pyeongyang được chọn là thủ đô của cả nước[9, tr 27].

Trên thực tế, cơ quan tối cao của CHDCND Triều Tiên là Đảng Lao động Triều Tiên (KWP) được thành lập năm 10.10. 1946 trên cơ sở hợp nhất của Đảng Cộng sản và Đảng Tân Dân. Năm 1955, dưới sự lãnh đạo của Kim Il Sung, Đảng Lao động Triều Tiên đã lấy (tư tưởng chủ thể) (Juche) là kim chỉ nam cho đường lối hoạt động của Đảng. Năm 1966, Đảng KWP đã bỏ các chức vụ phó Chủ tịch Đảng và quyền lực của Đảng được tập trung chủ yếu vào chủ tịch do Kim Il Sung đứng đầu. Năm 1972, CHDCND Triều Tiên thông qua hiến pháp mới và tư tưởng chủ thể (juche) được đề cao và coi đó là nguyên tắc chỉ đạo của nước cộng hoà.

Như vậy, nhà nước CHDCND Triều Tiên là nhà nước XHCN do Đảng Lao động Triều Tiên (KWP) là tổ chức chính trị nắm quyền lãnh đạo tối cao, lấy tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng chủ thể (Juche) làm kim chỉ nam cho hành động, đường lối chỉ đạo của Đảng. Bên cạnh Đảng KWP là một bộ máy hoàn chỉnh lập pháp (quốc hội), hành pháp (Hội đồng Quốc phòng và Hội đồng chính phủ) và Toà án các cấp từ Trung ương đến các địa phương. Khu vực hành

chính địa phương được chia thành nhiều tỉnh (9 tỉnh) và các huyện khác nhau, mỗi tỉnh và huyện đều có các cơ quan phụ trách công tác đảng và hành chính nhà nước…Tư tưởng chủ thể của CHDCND Triều Tiên được xuất hiện vào cuối thời kỳ những năm 1950 là một thuật ngữ mang đặc trưng riêng của XHCN ở CHDCND Triều Tiên và được xác lập chắc chắn vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980. Bước vào thập kỷ 1980, tư tưởng chủ thể đã trở thành một hệ thống hợp nhất bao gồm nguyên lý triết học, nguyên lý xã hội lịch sử, cách mạng luận, nguyên lý vận hành xã hội và lãnh tụ quan [2, tr244].

Về quân đội, trong những năm chiến tranh lạnh cũng như hiện nay, CHDCND Triều Tiên luôn phải duy trì một lực lượng quân đội hùng hậu để bảo vệ nền độc lập và xây dựng chế độ XHCN của mình. Quân đội CHDCND Triều Tiên được thành lập tháng 2 năm 1948 với số lượng quân chính quy ban đầu là

20.000 người. Đến năm 1950, quân đội CHDCND Triều Tiên đã tăng lên nhanh chóng gồm 24 sư đoàn bộ binh khoảng 135.000 binh sĩ, 4 lữ đoàn hợp thành gồm

2.500 quân và 1 lữ đoàn xe tăng khoảng 8.000 người. Binh chủng không quân cũng có khoảng trên 2.300 người và có đến 210 máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo. Lực lượng hải quân cũng có lực lượng khá lớn khoảng 15.270 người với trên 34 tàu hải quân. Hiện nay quân đội CHDCND Triều Tiên có khoảng 1.082 nghìn người. Các lực lượng an ninh khác khoảng 189.000 người. Ngoài lực lượng chính quy, theo thống kê, lực lượng động viên dự bị của CHDCND Triều Tiên có khoảng 6 triệu người, trong đó lực lượng tham gia huấn luyện quân sự và phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự khoảng 4.7 triệu người. Ngân sách quốc phòng hàng năm lên tới 1.4 tỷ USD (2002)[9, tr27].

1.3.2. Đại Hàn Dân Quốc

Đại Hàn Dân Quốc là nhà nước theo chế độ cộng hoà gồm các cơ quan hành pháp, đứng đầu nhà nước là Tổng thống nắm quyền lực cao nhất và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Nhiệm kỳ Tổng thống là 5 năm được bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Tiếp đến, cơ quan lập pháp là Quốc hội với số lượng 299 ghế hiện nay được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 4 năm. Cơ quan tư pháp là toà án tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

với sự nhất trí của Quốc hội. Hàn Quốc là quốc gia dân chủ theo chế độ đa đảng. Hiện nay có một số đảng phái lớn thay nhau nắm quyền thống trị ở Hàn Quốc gồm: Đảng Dân tộc lớn (GNP); Đảng Quốc hội vì một Nền Chính trị Mới ( NCNP); Đảng Các nhà dân chủ tự do thống nhất ( ULD),… Về Hiến pháp, Hiến pháp Hàn Quốc được thông qua lần đầu tiên vào ngày 17.7.1948, trải qua những biến động về chính trị nhằm tiến tới xây dựng một quốc gia dân chủ nên Hiến pháp đã trải qua 9 lần sửa đổi, lần sửa đổi cuối cùng là ngày 29.10.1087. Điều 10 Hiến pháp quy định “Tất cả các công dân đều được bảo đảm giá trị, nhân phẩm con người và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhà nước có nhiệm vụ xác định, đảm bảo quyền cơ bản và không thể xâm phạm cá nhân”[ 55, tr32].

Quốc hội Hàn Quốc là cơ quan lập pháp cao nhất và chỉ có một viện với 299 thành viên và nhiệm kỳ 4 năm. Ứng cử viên của Quốc hội phải là người đủ 25 tuổi trở lên và do khu vực lựa chọn bằng đa số phiếu bầu. Tổng thống Hàn Quốc là người đứng đầu cơ quan hành pháp, thông qua bỏ phiếu kín bình đẳng và trực tiếp trên phạm vi toàn quốc, với nhiệm kỳ 5 năm và không có nhiệm kỳ liên tiếp thứ hai. Trong trường hợp Tổng thống không thể tiếp tục công việc hoặc qua đời thì Thủ tướng sẽ là người tạm thời giữ chức Tổng thống theo quy định của pháp luật. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống là người nắm quyền điều hành đất nước, chịu trách nhiệm về đối nội và đối ngoại, nắm quyền chỉ huy lực lượng vũ trang, hoạch định chính sách và đề xuất những dự thảo luật lên Quốc hội … Về hành pháp, Tổng thống thực hiện chức năng quản lý thông qua Hội đồng Nhà nước gồm 15 đến 30 thành viên, đồng thời là người chỉ định Thủ tướng được Quốc hội thông qua. Dưới Tổng thống là Thủ tướng và các Phó Thủ tướng, bên dưới là các bộ. Ngoài Hội đồng nhà nước, Tổng thống còn trực tiếp chỉ đạo một số các cơ quan khác để hình thành và thực hiện chính sách quốc gia như các Cục tình báo, Cục Kiểm toán và Thanh tra, Uỷ ban dân chính….

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 4

Sau khi thành lập nhà nước 15.8.1948 đến năm 1990, Hàn Quốc đã trải qua các nền cộng hoà do các lực lượng quân sự và dân sự thay nhau nắm quyền tổng thống. Nền cộng hoà lần thứ nhất do I Seung Man nắm quyền tổng thống từ năm 1948 kéo dài đến đầu năm 1960. Sau 12 năm giữ cương vị Tổng thống, I

Seung Man cùng với chế độ độc tài cai trị của ông đã bị sụp đổ trước trước sức mạnh của sinh viên và nhân dân Hàn Quốc. Sau đó, ông phải chấp nhận cuộc đời sống lưu vong vào lúc đã 85 tuổi.

Sau nền cộng hoà thứ hai (8.1960- 5.1961) do Yun Po Son làm Tổng thống và bác sĩ Chang Myon làm Thủ tướng tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, nền cộng hoà thứ ba (12. 1963-12.1972 và nền cộng hoà lần thứ tư (12.1972-10- 1979) do Park Chung Hee vốn là một thiếu tướng quân đội nắm quyền tổng thống điều hành đất nước. Trong thời gian nắm quyền tổng thống, chính phủ Park chủ yếu quan tâm đến an ninh quốc gia và sự phát triển của xã hội, và thực hiện một nền dân chủ hạn chế, vì vậy trong xã hội không sao tránh khỏi các cuộc biểu tình đòi dân chủ, và chính phủ cũng đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Seoul và sau đó liên tiếp ban bố một số đạo luật nhằm thắt chặt quyền kiểm soát đối với sinh viên và báo chí. Về kinh tế, hai kế hoạch kinh tế dưới thời nền Cộng hoà thứ ba do Tổng thống Park đứng đầu (1962-1966; 1967-1971) đã liên tiếp đạt nhiều kết quả tốt với mức tăng trưởng GDP là 10%[9, tr34].

Tuy nhiên, nền cộng hoà thứ tư do Park Chung Hee đứng đầu cũng không tồn tại lâu dài trước sự đấu tranh đòi quyền dân chủ của người dân Hàn Quốc. Cuối cùng Park Chung Hee đã bị ám sát ngày 29.10.1979, kết thúc nền cộng hoà lần thứ tư tại Hàn Quốc.

Nền cộng hoà lần thứ năm ở Hàn Quốc (3.1981- 2.1988), do Chun Doo Hwan vốn là trung tướng chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh an ninh phòng vệ thuộc lực lượng vũ trang Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự đẫm máu, bắt giữ người chỉ huy quân sự và giành được quyền kiểm soát quân sự. Trước những biến động phức tạp về chính trị và xã hội, ngày 16.8. 1980, Tổng thống Choe từ chức, tướng Chun được Hội nghị Quốc gia về thống nhất quốc gia (NCU) bầu làm Tổng thống.

Trong lĩnh vực kinh tế, sau khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, năm 1981, nền Cộng hòa lần thứ năm hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1982- 1986). Năm 1987, chính phủ đề xướng kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1987-1991). Về đối ngoại, Tổng thống Chun đã có chuyến viếng thăm năm nước Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á vào tháng 6.1981, 4 quốc gia châu Phi và Canada tháng 8.1982, Nhật tháng 9.1984, Mỹ tháng 2.1981, tháng 4.1985 và 5 nước châu Âu tháng 4.1986. Mặc dù vậy, Chính phủ của Chun cũng gặp phải không ít khó khăn về chính trị và xã hội, nhất là không hoàn toàn thúc đẩy chế độ dân chủ, sử dụng quyền lực để củng cố việc kiểm soát, làm lợi cho đảng cầm quyền, cá nhân và các công ty ủng hộ chính phủ. Trên thực tế, dưới con mắt của nhân dân, Chính phủ Chun là chính phủ tham nhũng về những tin đồn tài chính mờ ám của vợ chồng tổng thống, cũng như những người thân thuộc của ông.

Trước những cuộc đấu tranh, biểu tình của quần chúng nhân dân, nhất là phong trào dân chủ của sinh viên tại Seoul, Incheon, Kwangju, Taegu và Pusan đòi chính phủ sửa đổi hiến pháp, tháng 10. 1987, Quốc hội Hàn Quốc thông qua việc sửa đổi hiến pháp, quy định bầu cử trực tiếp tổng thống. Ngày 16.12.1987, Roh Tae Woo đã trúng cử với 36 % số phiếu nhiệm kỳ 5 năm. Sau nhiệm kỳ tổng thống của Roh Tae Woo, Đại Hàn Dân Quốc đã bước sang một giai đoạn mới- giai đoạn của nền cộng hoà do các tổng thống dân sự nắm quyền.

Tiểu kết chương 1

Trong lịch sử hình thành và phát triển, bán đảo Triều Tiên luôn là một địa bàn chiếm vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Bắc Á và quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều thập kỷ qua, các cường quốc quốc tế đã biến khu vực này thành nơi tranh chấp khi thì ngấm ngầm, khi thì công khai và đặc biệt là cuộc nội chiến diễn ra trên vùng bán đảo này vào năm 1950-1953.

Trở lại lịch sử quan hệ quốc tế, sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp kết thúc, vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên đã trở thành nội dung quan trọng tại các các hội nghị Tam cường, Ngũ cường quốc tế như Hội nghị Yalta, Potsdam, Hội nghị Ngoại trưởng Matxcơva. Như vậy, về một phương diện nào đó, vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên sau năm 1945 không chỉ là vấn đề nội bộ vùng bán đảo này, mà nó còn được đặt trên bàn cờ quốc tế bởi sự tranh chấp giữa các cường quốc quốc tế. Và thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, sau khi bán đảo Triều Tiên thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, những năm sau đó, phía Bắc bán đảo, quân đội Liên Xô đã nhanh chóng tiếp quản và duy trì quyền uỷ trị quốc

tế ở đây. Tương tự, miền Nam bán đảo, Mỹ cũng nhanh chóng tiếp quản và thực hiện quyền uỷ trị quốc tế của họ. Cũng cần nói thêm rằng, với một thời gian uỷ trị quốc tế là 5 năm như vậy, nếu có sự đồng thuận của Liên Xô và Mỹ, cơ hội cho sự thống nhất vùng bán đảo này sẽ sớm hiện thực, nhưng với âm mưu chiến lược khu vực và quốc tế, sự bất đồng quan điểm gữa Mỹ và Liên Xô thời điểm đó đã để lại một hậu quả nặng nề là vùng bán đảo không được thống nhất mà không lâu sau đó đã dẫn đến sự xuất hiện của 2 nhà nước trên vùng bán đảo và đặc biệt nghiêm trọng hơn là dẫn đến cuộic nội chiến Nam- Bắc Triều Tiên (1950-1953) .

Như đã nêu ở trên, cuộc nội chiến trên vùng bán đảo Triều Tiên (1950- 1953) không chỉ là một cuộc chiến tranh nội bộ của những người dân có cùng một nguồn gốc tộc người và cùng chung một ngôn ngữ, mà xét về phạm vi và tính chất của cuộc chiến thì đây là cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai hệ thống thế giới với một bên do Liên Xô và một bên là Mỹ đứng đầu. Cũng cần thấy rằng, Trung Quốc là một nước lớn vừa thoát khỏi cuộc nội chiến kéo dài, thế lực Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu bị thất bại phải chạy ra Đài Loan, phần lãnh thổ Trung Quốc còn lại do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trước yêu cầu chi viện của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên chống lại quân đội liên quân do Mỹ cầm đầu đang tiến sát vùng sông Amnok khiến Trung Quốc khó có thể đứng ngoài cuộc chiến thời điểm đó vì ngoài việc bảo vệ lãnh thổ của mình trước nguy cơ xâm lược, Trung Quốc còn có quyền lợi chiến lược ở bán đảo Triều Tiên. Như vậy, trước sự phức tạp của tình hình quốc tế cuộc chiến tranh 1950-1953 diễn ra trên vùng bán đảo Triều Tiên là một bộ phận của chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống thế giới, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho cư dân vùng bán đảo. Điều đó cũng giải thích tại sao, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, vùng bán đảo Triều Tiên vẫn là một vùng chính trị nhạy cảm với sự thăng trầm của mối quan hệ quốc tế và khu vực. Vấn đề hạt nhân trên vùng bán đảo Triều Tiên hiện nay cũng như mối quan hệ quốc tế thăng trầm trên vùng bán đảo này vẫn là một vấn đề phức tạp, một bài toán khó lý giải cho một viễn cảnh thống nhất trong tương lai.

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ, TRUNG QUỐC, NGA VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ 1991 ĐẾN NAY‌

2.1. Chính sách của Mỹ

Hơn hai thập kỷ đã trôi qua kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong khoảng thời gian đó, nước Mỹ đã trải qua 3 đời tổng thống: George H.W.Bush (1989 – 1993), Bill Clinton (1993 – 2001) và George W.Bush (2001 – 2009) và hiện tại là Barack Obama. George H.W.Bush là người có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, nhất là tình báo và đối ngoại và thông thạo chính trường ở Washington DC. Bill Clinton và George W.Bush là thống đốc các bang, có nhiều kinh nghiệm đối nội. Ngoài ra, các tổng thống Mỹ thường có nhiều chuyên gia giỏi, có thể cố vấn cho Nhà trắng nhiều vấn đề. Thực tế là sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Mỹ trở thành một nước siêu cường toàn diện và vượt trội duy nhất với tiềm lực bỏ xa các nước lớn khác. “Những thông tin căn bản đó cho thấy Mỹ trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh có đủ tiềm lực, thời gian, và thử nghiệm (lưỡng đảng) để trở thành một đế chế” [16, tr34]. Theo đúng nghĩa của từ này cũng như theo mong muốn của các chiến lược gia ở Washington, Mỹ sẽ trở thành một nước có vai trò lãnh đạo hệ thống thế giới, đặt ra luật chơi cho thế giới, với khả năng thưởng cho các nước theo Mỹ và phạt các nước không làm Mỹ hài lòng. Tuy nhiên, trên thực tế, để thực hiện được điều đó, Mỹ gặp phải không ít những trở ngại.

Sau chiến tranh lạnh, mặc dù Liên Xô đã sụp đổ nhưng Mỹ vẫn lo ngại sự phát triển của hệ thống XHCN (Trung Quốc, Việt Nam, CHDCND Triều Tiên, Cuba) và đặc biệt là sự phục hồi của Nga. Cùng với mục tiêu thống trị thế giới của mình, Mỹ càng phải có được vị trí ở những địa bàn chiến lược vừa để chống lại CHXH vừa ngăn chặn, chi phối các thế lực khác đe dọa vị thế của Mỹ. Vì thế cùng với Mỹ Latinh, Tây Âu, Trung Đông, Trung Á, Đông Nam Á… thì bán đảo Korea là địa bàn chiến lược phục vụ cho mục tiêu làm chủ khu vực Đông Bắc Á của mình. Với việc làm chủ bán đảo Triều Tiên đầu tiên có thể khống chế được Nga làm cho Nga khó khăn trong việc phát triển quan hệ với CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Tiếp đó là Mỹ sẽ có thêm thuận lợi trong việc khống chế đối

thủ chiến lược tiềm tàng là Trung Quốc. Bán đảo Triều Tiên ổn định sẽ tạo ra vùng đệm về an ninh đồng thời tạo môi trường cho Trung Quốc phát triển quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới. Và Trung Quốc có thể kiềm chế ảnh hưởng của Nhật Bản, kiềm chế sự can thiệp của Mỹ đối với mục tiêu thu hồi Đài Loan để thống nhất đất nước theo phương thức một quốc gia hai chế độ chính trị. Đó cũng là điều mà Mỹ lo ngại. Không chỉ có Nga và Trung Quốc mà Nhật Bản cũng là mối lo ngại của Mỹ. Mặc dù Nhật là đồng minh của Mỹ nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật được ký kết nhưng chứa đầy mâu thuẫn, Nhật trở thành rào cản đối với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nhật với sức mạnh về kinh tế- kỹ thuật đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) nhưng lại lép vế về chính trị, nên Nhật muốn vươn lên để có một vị trí chính trị quốc tế ở Liên Hợp Quốc, để đi đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của mình đối với khu vực Đông Bắc Á, đầu tiên Mỹ đã có những chính sách cụ thể với CHDCND Triều Tiên. Mỹ tiếp tục công khai tăng cường ảnh hưởng của mình trên bán đảo Triều Tiên, luôn duy trì một lực lượng quân sự ở Hàn Quốc nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga, đồng thời nắm quyền chủ động trong việc cải thiện quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Sau khi George W.Bush lên nắm quyền, chiến lược của Mỹ ngày càng cứng rắn hơn. Theo quan điểm của Mỹ, sự thống nhất bán đảo Triều Tiên là nhân tố hàng đầu làm lung lay vị thế của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á và Thái Bình Dương. Khi hai miền bán đảo Triều Tiên thống nhất, Mỹ sẽ không có lý do gì để biện hộ cho sự có mặt của quân đội Mỹ ở khu vực này. Đối với CHDCND Triều Tiên, Mỹ muốn tìm mọi cách để gây sức ép, làm cho CHDCND Triều Tiên phải từ bỏ CNXH, từ bỏ hệ thống lãnh đạo gia đình trị. Điều đặc biệt quan trọng trong chính sách an ninh quốc phòng của Mỹ là vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Việc CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân là đe dọa tới lợi ích của Mỹ, làm ý đồ độc quyền hạt nhân của Mỹ thất bại bởi từ đó sẽ tạo tiền lệ cho nhiều nước phát triển vũ khí chiến lược. Và sực mạnh của CHDCND Triều Tiên sẽ là rào cản cho ý đồ bá chủ khu vực của Mỹ. Mỹ thực hiện chính sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí