Hai Nhà Nước Triều Tiên Trong Thời Kỳ Chiến Tranh Lạnh 1953-1990

phóng dân tộc và hệ thống xã hội chủ nghĩa đã buộc Mỹ phải lựa chọn âm mưu chiến lược toàn cầu bằng cách ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Để thực hiện âm mưu chiến lược đó, Mỹ đã chi gần 10 tỷ đô la nhằm phục hồi các nước tư bản ở châu Âu và 2,4 tỷ đô la cho việc phục hồi Nhật Bản. Cũng từ đó, hàng loạt các khối liên minh quân sự được thành lập: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO tháng 9.1949); Hiệp ước an ninh Thái Bình Dương ( ANZUS 9.1951); ngoài ra, Mỹ còn ký các hiệp ước liên minh quân sự khác như Hiệp ước An ninh Nhật- Mỹ; Hiệp ước Mỹ- Nam Triều Tiên; Mỹ - Đài Loan; Mỹ- Thái Lan; Mỹ - Philippin…cùng với hệ thống quân sự được triển khai với các nước đồng minh, Mỹ còn đặt 800 căn cứ quân sự trên 35 nước và khu vực tạo thành thế chiến lược bao vây Liên Xô và các nước XHCN. Trước sự lớn mạnh của Liên Xô và các XHCN, Mỹ buộc phải nhiều lần điều chỉnh chiến lược toàn cầu. Chẳng hạn, từ 1946-1952 Mỹ thực hiện chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản; từ 1953-1960 là chiến lược trả đũa ồ ạt; từ năm 1961-1968 là chiến lược phản ứng linh hoạt; từ năm 1969-1980 là chiến lược răn đe thực tế và từ 1981-1989 là chiến lược đối đầu trực tiếp… Sau cuộc khủng bố ngày 11.9.2001, Mỹ đã liệt CHDCND Triều Tiên vào trục Liên minh ma quỷ cần phải đối phó. Đó cũng là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên[9, tr127].

Đối với bán đảo Triều Tiên, sau khi chiến tranh thứ hai kết thúc, Mỹ nhanh chóng tiếp quản phía Nam bán đảo Triều Tiên. Sự xuất hiện của Mỹ trên vùng bán đảo Triều Tiên cũng như mâu thuẫn Mỹ- Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên đã làm cho tình hình ngày càng phức tạp. Trong thời gian thực hiện chế độ thác quản ở Nam bán đảo Triều Tiên, Mỹ đã ủng hộ chế độ của I Seung Man, đàn áp phong trào cánh tả. Sau khi chính phủ Đại Hàn Dân Quốc do I Seung Man làm tổng thống, Mỹ là nước đầu tiên công nhận chính phủ này và cũng trong thời gian này, Mỹ cũng ráo riết thúc đẩy cuộc tiến công để thống nhất bán đảo nhằm kìm chế, ngăn chặn sự ảnh hưởng chủ nghĩa cộng sản.

Trong những năm xảy ra cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên 1950- 1953, Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào tham chiến núp dưới danh nghĩa quân đội

Liên Hợp Quốc. Trước những cuộc tấn công ào ạt của quân đội CHDCND Triều Tiên chiếm Seoul và sau đó là chiếm 90% lãnh thổ Hàn Quốc. Trước tình hình đó, tháng 9.1950, Mỹ đã huy động một lực lượng lớn gồm 83.000 quân kết hợp với

57.000 quân Hàn Quốc và quân Anh đối mặt với quân đội CHDCND Triều Tiên. Do chênh lệch về lực lượng, vũ khí cũng như phương tiện chiến tranh, nhờ đó liên quân Liên Hợp Quốc - Hàn Quốc đã chặn được sức mạnh tấn công của quân đội CHDCND Triều Tiên và chiếm lại Seoul. Thừa thắng, liên quân Liên Hợp Quốc – Hàn Quốc, đã vượt qua vĩ tuyến 38 tiến lên phía Bắc. Thời điểm đó, Mỹ cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên vùng bán đảo này. Nghị quyết 81 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã cho phép quân Mỹ lật đổ chính quyền CHDCND Triều Tiên. Việc liên quân Liên Hợp Quốc – Hàn Quốc vượt qua vĩ tuyến 38 tiến lên phía Bắc xâm chiếm lãnh thổ CHDCND Triều Tiên không chỉ liên quan đến nguy cơ bị tiêu diệt của nhà nước CHDCND Triều Tiên, mà còn là mối đe doạ nguy hiểm đối với Trung Quốc thời điểm đó. Trước tình hình đó, ngày 22.10.1950, chí nguyện quân Trung Quốc đã tiến vào lãnh thổ CHDCND Triều Tiên. Từ tháng 11.1950, quân đội Trung - Triều bắt đầu phản công và sau đó chiếm lại Pyeongyang, cuối năm 1950 thì tái chiếm Seoul. Đến mùa hè năm 1951, tuy chiến tranh vẫn xẩy ra ác liệt nhưng đã báo trước một nhu cầu dẫn tới đàm phán kết thúc chiến tranh. Cuối cùng, ngày 27.7.1953, liên quân Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu cùng với CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc đã ký Hiệp định đình chiến, Hàn Quốc không ký vào văn kiện trên. Vĩ tuyến 38 tiếp tục trở thành khu phi quân sự giữa hai miền, và văn kiện mới chỉ dừng lại ở Hiệp định đình chiến nên trên thực tế, hai miền bán đảo Triều Tiên ngày nay vẫn trong tình trạng chiến tranh.

Tóm lại, trong nhiều thập kỷ qua, sự tồn tại của hai nhà nước với hai chế độ chính trị và hai hệ tư tưởng đối lập nhau trên cùng một vùng bán đảo đã gây ra nhiều biến động phức tạp, thăng trầm trong lịch sử. Có thể thấy, từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, nhất là từ sau chiến tranh giữa hai miền trên vùng bán đảo Triều Tiên 1950-1953 đến nay, Mỹ luôn luôn theo đuổi chính sách thù địch, bao vây, cấm vận với CHDCND Triều Tiên.

Bên cạnh những quốc gia nêu trên, Nhật Bản cũng là nước láng giềng quan trọng trong quan hệ với vùng bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Về mặt lịch sử, trước năm 1945, Nhật đã từng đô hộ bán đảo Korea hơn 35 năm với những chính sách thống trị rất hà khắc, nhất là trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Đối với người Triều Tiên, mặc dù đã hơn nửa thế kỷ qua kể từ ngày thoát khỏi ách thống trị của Nhật, họ cũng không dễ gì có thể gạt bỏ hận thù quá khứ với Nhật, nhất là khi người Nhật chưa bao giờ thú nhận tội lỗi ở mức độ làm người Triều Tiên hài lòng. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, nhất là trong thời gian chiến tranh lạnh thế giới, ảnh hưởng của Nhật Bản trên thế giới nói chung và bán đảo Triều Tiên là khá mờ nhạt. Mặc dù vậy, trong chính sách đối ngoại của mình, Nhật Bản không thể không giữa vai trò trong khu vực và nhất là không thể không có quan hệ với bán đảo Triều Tiên. Vì thế, Nhật Bản đã được Mỹ làm trung gian hoà giải nên năm 1965, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thoả thuận khép lại thù hận quá khứ tiến tới bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Sau đó, Nhật Bản đã viện trợ cả gói cho Hàn Quốc 800 triệu USD trong thời gian 10 năm, gồm 300 triệu viện trợ cho không, 200 triệu viện trợ cho vay của chính phủ, và 300 triệu tiền cho vay thương mại. Trong quan hệ kinh tế với Hàn Quốc, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại. Mậu dịch của Nhật Bản với Hàn Quốc nhanh chóng được khôi phục từ sau thế chiến và tăng lên nhanh chóng sau khi hai nước bình thường hoá. Chẳng hạn, năm 1950 thương mại hai chiều đạt 34 triệu USD, năm 1960 tăng lên 119 triệu USD, đến năm 1970 là 1.047 triệu USD, năm 1990 tăng lên 29. 184 triệu USD [7, tr160].

Trong lĩnh vực đầu tư, trước khi hai nước chưa bình thường hoá quan hệ, Nhật Bản không có sự đầu tư nào vào Hàn Quốc. Từ thập niên 1970 đến nay, Nhật Bản bắt đầu đầu tư vào Hàn Quốc nhưng giá trị đầu tư không lớn. Năm 1987 là năm đầu tư cao nhất của thời kỳ chiến tranh lạnh là 647 triệu USD.

Đối với CHDCND Triều Tiên, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhìn chung quan hệ giữa Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên là căng thẳng về chính trị, nhưng về kinh tế, Nhật Bản vẫn tìm cơ hội tiếp xúc với CHDCND Triều Tiên. Năm 1956, nhân cơ hội quan hệ giữa Nhật Bản và Liên Xô được khôi phục, Nhật

Bản đã bắt đầu xúc tiến quan hệ mậu dịch song phương với CHDCND Triều Tiên thông qua cảng biển Trung Quốc. Bước sang thập niên 1970, khi quan hệ về chính trị giữa Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên bớt căng thẳng, Nhật Bản đã xúc tiến ký kết một số hiệp định kinh tế với CHDCND Triều Tiên nhằm tạo điều kiện cho quan hệ thương mại hai chiều của hai nước phát triển và giúp cho CHDCND Triều Tiên có được tín dụng tại các ngân hàng của Nhật để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu dài hạn. Theo đó, thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng nhanh chóng, từ 59 triệu USD năm 1971, lên 361 triệu USD vào năm 1974. Bước vào thập kỷ 1980, do chiến tranh lạnh căng thẳng trở lại, quan hệ Nhật- Triều bị ảnh hưởng, nhất là việc CHDCND Triều Tiên không trả được nợ các công ty Nhật, hoặc do các công dân Nhật bị bắt cóc ở CHDCND Triều Tiên. Tuy vậy, quan hệ kinh tế Nhật - Triều vẫn tiếp tục được duy trì, thương mại hai chiều tuy có giảm, nhưng so với giai đoạn trước vẫn đạt được những thành tựu quan trọng, chẳng hạn: năm 1980 là 554 triệu USD, năm 1985 là 425 triệuUSD, năm 1990 là 476 triệu USD[15, tr10].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Đối với bán đảo Triều Tiên, Nhật xem vùng bán đảo này như một lá chắn chiến lược trước sức ép quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc. Sự có mặt của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa chiến tranh xảy ra trên bán đảo này và hầu như gắn chiếc ô hạt nhân của Mỹ với Hàn Quốc để che chắn cho Nhật. Về mặt chiến lược, Nhật Bản cũng không muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất, bởi lẽ nếu thống nhất thì Nhật sẽ mất đi một đồng minh thân cận là Hàn Quốc và Nhật cũng sẽ mất đi cả sự che chở của Mỹ. Và, nếu một Triều Tiên thống nhất sẽ trở thành nước hùng mạnh và tự phòng vệ bằng vũ khí hạt nhân nên đó là điều mà Nhật Bản không muốn xảy ra.

1.2.2 Vai trò của Liên Xô và Trung Quốc

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 3

Trước hết có thể thấy, Liên Xô là cường quốc lớn đã cùng với Mỹ tham gia giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên thông qua các Hội nghị Yalta, Hội nghị Potsdam và sau đó là Hội nghị Ngoại trưởng 5 nước tại Matxcơva. Trong cuộc nội chiến Nam- Bắc bán đảo Korea 1950-1953, Liên Xô không chỉ đóng vai trò hậu thuẫn quan trọng giúp CHDCND Triều Tiên về vật chất, vũ khí, phương tiện

chiến tranh mà còn đưa quân đội đến giúp CHDCND Triều Tiên chống Mỹ. Theo tài liệu lưu trữ của nước này thì có khoảng 1.963 người lính Xô Viết bị chết và bị thương trong các trận chiến để giải phóng Triều Tiên [19, tr116].

Là nước có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề hoà bình quốc tế trên vùng bán đảo Triều Tiên, Liên Xô thật sự tôn trọng nguyện vọng của nhân dân Triều Tiên được sống trong hoà bình, thống nhất, độc lập và tự chủ, mà còn tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc của người dân Triều Tiên.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô thực hiện chính sách hoà bình hữu nghị, hợp tác toàn diện với CHDCND Triều Tiên và chính sách thù địch xa lánh với Hàn Quốc. Cụ thể, sau năm 1953, Liên Xô đã giúp đỡ vật chất và kỹ thuật cho CHDCNDTriều Tiên để nước này thực hiện nền kinh tế công nghiệp hoá XHCN. Dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, từ đống đổ nát sau chiến tranh, CHDCND Triều Tiên đã xây dựng được hơn 50 xí nghiệp công nghiệp lớn, 30 công trình có ý nghĩa kinh tế quốc dân quan trọng chiếm 40 % số hàng hoá do Liên Xô trang bị. Cho đến cuối thập kỷ 1980 (trước khi Liên Xô tan rã) kim ngạch ngoại thương Xô - Triều liên tục tăng một cách ổn định: năm 1970 là 329 triệu rúp, năm 1982 là 542 triệu rúp, năm 1998 là 1.499 triệu rúp[8, tr140]. Giáo sư Hàn Quốc Lee Che En trong tạp chí Những vấn đề Kinh Viễn Đông đã nhận xét: “Không nghi ngờ gì nữa, là cho đến tận năm 1991, sự giúp đỡ và ủng hộ của Liên Xô trước đây là nhân tố quan trọng nhất thậm chí có thể nói là cơ sở quyết định những tiến bộ kinh tế của Bắc Triều Tiên. Nga không những là nước cung cấp tín dụng chủ yếu mà còn là nước cung cấp các nguồn tài chính và kỹ thuật thiết yếu cho việc xây dựng những công trình, những ngành công nghiệp quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên. Những tổ hợp công nghiệp do Liên Xô giúp xây dựng ở Bắc Triều Tiên năm 1990 đã sản xuất và khai thác gần 60 % toàn bộ năng lượng điện , 30 % gang thép, 50% sản phẩm hàng hoá dầu, 13% phân hoá học, 19% vải sợi và 40% quặng sắt”[8, tr140].

Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiếng nói của Liên Xô góp phần quan trọng tạo điều kiện cho CHDCND Triều Tiên - một nước XHCN nhỏ với những mất mát quá lớn bởi nhiều thập niên bị đế quốc

Nhật cai trị được nâng cao uy thế trên thế giới. Bên cạnh đó, ngoài việc ủng hộ tích cực lập trường chính trị của CHDCND Triều Tiên, Liên Xô còn đòi rút quân đội của nước ngoài ra khỏi Hàn Quốc, để nhân dân Triều Tiên tự quyết vấn đề thống nhất đất nước một cách hoà bình, dân chủ không có sự can thiệp của nước ngoài. Về đối ngoại, Liên Xô đã ký nhiều hiệp định, hiệp ước, thông cáo chung, tuyên bố chung với CHDCND Triều Tiên nhằm xác định rò quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, ngày 6.7.1961, Liên Xô và CHDCND Triều Tiên ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và CHDCND Triều Tiên, Hiệp ước ghi rò: Sự thống nhất Triều Tiên cần được tiến hành trên cơ sở hoà bình và dân chủ và điều này đã đáp ứng lợi ích quốc gia của nhân dân Triều Tiên cũng như nhằm duy trì hoà bình ở Viễn Đông. Đối với vấn đề an ninh của hai nước, hiệp định nêu rò: Trong trường hợp nếu như một trong hai bên bị bất kỳ một nước hay một liên minh quân sự nào đó tấn công vũ trang và rơi vào tình trạng chiến tranh thì bên kia sẽ ngay lập tức chi viện, giúp đỡ về quân sự và các mặt khác bằng tất cả các phương tiện mà nó có. Sự thống nhất Triều Tiên cần được tiến hành trên cơ sở hoà bình và dân chủ và điều này đã đáp ứng lợi ích quốc gia của nhân dân cũng như nhằm duy trì hoà bình ở Viễn Đông.

Đối với vấn đề an ninh của hai nước, hiệp định quy định trong trường hợp nếu như một trong hai bên bị bất kỳ một nước hay một liên minh quân sự nào đó tấn công vũ trang và rơi vào tình trạng chiến tranh thì bên kia sẽ ngay lập tức chi viện, giúp đỡ về quân sự và các mặt khác bằng tất cả các phương tiện mà nó có.

Tuy nhiên, bước vào thập kỷ 1970, nửa đầu thập kỷ 1980, quan hệ Liên Xô- CHDCND Triều Tiên ngày càng xấu đi là do những mâu thuẫn Xô-Trung, do có sự hiểu lầm về nhau nên các cuộc viếng thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã bị gián đoạn, Liên Xô cắt các khoản viện trợ nên kinh tế của CHDCND Triều Tiên bị ảnh hưởng và không đạt được mục tiêu như dự định. Đến giữa thập kỷ 1980, quan hệ giữa hai nước lại tiếp tục phát triển, ngoài việc gửi một số máy bay Mig 24 hiện đại, Liên Xô còn dành nhiều sự giúp đỡ khác về kinh tế và quân sự cho CHDCND Triều Tiên. Về phần mình, phía CHDCND Triều Tiên cũng đồng ý cho Liên Xô sử dụng cảng Wonsan, máy bay của Liên Xô được phép bay

qua không phận CHDCND Triều Tiên trên đường đến Việt Nam. Có thể thấy, sự giúp đỡ của Liên Xô, cũng như các nước XHCN khác đã giúp cho CHDCND Triều Tiên dành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, xây dựng một nền quốc phòng có khả năng tự đảm bảo an ninh quốc gia của mình. Sau đó, khi M. Gioócbachốp lên cầm quyền, Liên Xô bắt đầu nới lỏng quan hệ với CHDCND Triều Tiên và cải thiện quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc, cũng từ đó quan hệ giữa hai nước bước vào thời kỳ gián đoạn.

Như đã nêu, đối với Hàn Quốc, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, do khác nhau về ý thức hệ nên quan hệ giữa Liên Xô và Hàn Quốc là quan hệ đối nghịch. Tuy nhiên, trong thời gian quan hệ giữa Liên Xô và CHDCND Triều Tiên xấu đi, quan hệ Trung - Triều thân thiện thì Liên Xô có dấu hiệu xích lại quan hệ với Hàn Quốc. Chẳng hạn, năm 1973, Liên Xô mời đội bóng chuyền nữ của Hàn Quốc sang Matxcơva, hoặc ngày 6.9.1978, một cơ quan báo chí của Liên Xô lần đầu tiên nhắc đến Nam Triều Tiên với cái tên Đại Hàn Dân Quốc. Tháng 9.1978, Bộ trưởng Bộ Y tế Xã hội Hàn Quốc đã đến Liên Xô.

Bên cạnh Liên Xô, Trung Quốc là nước có đường biên giới tự nhiên với CHDCND Triều Tiên, được ngăn cách bởi hai con sông là Amnok và Tuman, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc đã huy động một lực lượng lớn quân chí nguyện sang giúp CHDCND Triều Tiên chống lại lực lượng liên quân Liên Hợp Quốc và Hàn Quốc do Mỹ đứng đầu. Cũng như Liên Xô, sau khi hiệp định đình chiến được ký kết, Trung Quốc vẫn tiếp tục giúp đỡ CHDCND Triều Tiên về vật chất và tinh thần để nước này khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước. Về quan hệ quốc tế, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các cuộc viếng thăm ngoại giao cấp cao giữa hai nước vẫn tiếp tục diễn ra, chẳng hạn: năm 1975, Chủ Tịch Kim Il Sung thăm Trung Quốc. Tháng 10.1976, Phó thủ tướng Trung Quốc Trần Tích Liên thăm CHDCND Triều Tiên và đã khẳng định: Nhiệm vụ tối trọng của nhân dân Triều tiên hiện nay là buộc Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Nam Triều Tiên và tái thống nhất một nước Triều Tiên hoà bình và độc lập [26, tr5,8].

Về quan điểm chính trị, đối với Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên luôn là địa bàn chiến lược quan trọng của nước này. Đứng trên lập trường ngoại giao, Trung Quốc luôn ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất bán đảo Triều Tiên của CHDCND Triều Tiên, không muốn có sự can thiệp của bên ngoài vào bán đảo Triều Tiên, không muốn có một cuộc chiến tranh xảy ra trên vùng bán đảo vì như vậy sẽ lôi cuốn đồng minh vào cuộc chiến tranh hạt nhân nguy hiểm, nhưng về thực chất, Trung Quốc không muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên. Khi đề cập đến vấn đề này, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, Trung Quốc muốn giữ nguyên hiện trạng hai nước Triều Tiên như hiện nay, bởi lẽ, nếu một nước Triều Tiên thống nhất sẽ làm mất đi ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam, hoặc khi quân Mỹ tiếp tục ở lại Hàn Quốc sẽ là một đối trọng với Liên Xô chống lại sự ảnh hưởng của nước này ở châu Á. Rò ràng là, cũng như Mỹ và Nga, Trung Quốc cũng muốn giữ vai trò ảnh hưởng của họ ở bán đảo Triều Tiên. Trên thực tế, Trung Quốc đã biến bán đảo Triều Tiên thành bức tường an ninh lâu dài của Trung Quốc.‌

1.3 Hai nhà nước Triều Tiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh 1953-1990

1.3.1 Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên

Như đã nêu ở trên, sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, do sự bất đồng về quan điểm giữa Mỹ và Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên nên tình hình chính trị ở đây đã có nhiều biến động phức tạp, và kết quả cuối cùng đã dẫn đến việc thành lập hai nhà nước trên vùng bán đảo với hai chế độ chính trị khác nhau và hai hệ tư tưởng đối lập nhau.

Sau cuộc chiến tranh 1950-1953, tình hình chính trị và các quan hệ quốc tế trên vùng bán đảo Triều Tiên tiếp tục diễn biến phức tạp và đó cũng chính là hệ quả của cuộc đối đầu lịch sử giữa hai hệ thống thế giới.

Trở lại lịch sử của nhà nước CHDCND Triều Tiên trên vùng bán đảo Triều Tiên sau cuộc chiến tranh 1950-1953 có thể thấy, sau khi kết thúc chiến tranh, được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên đã khẩn trương bắt tay vào công cuộc phục hồi và phát triển đất nước.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí