Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Lãnh Đạo Chỉ Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích (Từ Năm 1969 Đến Năm 1973)

thống Mỹ, Nichsơn tuyên bố tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nội dung cơ bản của chiến lược này là Mỹ sẽ rút dần lính Mỹ về nước giao dần nhiệm vụ “quét” và “giữ” cho quân đội Việt Nam cộng hòa. Và đương nhiên, quân lực Việt Nam cộng hòa sẽ trở thành kẻ tiên phong thực hiện tham vọng của Mỹ ở miền Nam, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ, được Mỹ giúp đỡ tối đa về tiền và phương tiện chiến tranh.

Nếu trong những chiến lược chiến tranh trước kia “tìm diệt” và “bình định” được thực hiện song song. Tức là cùng với đẩy mạnh hoạt động càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng đối phương, càn quét đến đâu Mỹ, tay sai tiến hành rào làng hoặc dồn dân lập ấp chiến lược tới đó, thì đến chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh chúng xem biện pháp quân sự chỉ có ý nghĩa quan trọng lúc đầu, còn biện pháp chiến lược là phát triển mạng lưới tình báo, mật vụ nhằm phát hiện cơ sở chính trị của đối phương. Theo đó, “Ủy ban Phượng Hoàng” – tổ chức chỉ huy thống nhất cơ quan tình báo, mật vụ được hình thành. Chúng xem việc tiêu diệt cơ sở chính trị của đối phương là biện pháp quân sự quan trọng hàng đầu nhằm dập tắt phong trào chiến tranh du kích để tạo thế ổn định lâu dài cho quốc sách “bình định”.

Thực hiện chiến lược chiến tranh mới này, ở Bình Định lực lượng quân Việt Nam cộng hòa tăng nhanh chóng. So với năm 1968, năm 1969 quân địa phương tăng 10 đại đội, 142 trung đội. Phòng vệ dân sự tăng từ 900 tên (cuối năm 1968) lên

9.000 tên vào tháng 11 năm 1969, dự kiến phát triển khoảng 93.000 nhân dân tự vệ. [11; tr173] Ngoài quân ngụy, lúc này ở Bình Định vẫn còn một lực lượng đáng kể quân Mỹ và Nam Triều Tiên. Về phía quân Mỹ có Lữ dù 173, 2 trung đoàn của Sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên. Tổng số Mỹ và tay sai ở Bình Định vào năm 1969 khoảng 56.000 quân. Bước vào thực hiện kế hoạch “bình định nông thôn” địch điều thêm 2 tiểu đoàn của Sư đoàn 4 Mỹ từ Gia Lai xuống, 1 trung đoàn thiếu của Sư đoàn Bạch Mã Nam Triều Tiên từ Phú Yên ra.

Từ cuối năm 1968 đầu năm 1969 Việt Nam hóa chiến tranh được Mỹ và tay

sai đưa ra áp dụng tại Bình Định với nhiều kế hoạch mới. Ở thị xã, thị trấn, quận lỵ, vùng hậu cứ, địch ra sức phòng thủ. Song song với đó chúng tiến hành giải tỏa vùng ven bàn đạp, các trục đường giao thông chiến lược là quốc lộ số 1 và quốc lộ 19. Đây chính là địa bàn phong trào du kích chiến tranh ở Bình Định đã được nhen lửa từ Xuân 1968. Do vậy những biện pháp phòng thủ và giải tỏa của địch có ảnh hưởng trực tiếp tới phong trào chiến tranh du kích ở đây.

Trong khi ra sức phòng thủ ở những địa bàn trọng điểm từ trước, Mỹ và tay sai vẫn ra sức đánh phá vùng căn cứ miền núi nhằm lấn vào vùng giải phóng của ta. Từ tháng 11 năm 1968 Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa lấy 3 xã thuộc vùng giải phóng ở phía Bắc tỉnh là Ân Thạnh, Hoài Mỹ, Mỹ Tài làm thí điểm kế hoạch “bình định cấp tốc”. Để dễ dàng khống chế và quản lý, chúng chia Hoài Nhơn thành hai quận: quận Tam Quan gồm 6 xã phía Bắc, quận Hoài Nhơn gồm 6 xã phía Nam.

Song song với hoạt động quân sự, địch tiếp tục sử dụng những thủ đoạn bỉ ổi để triệt hại xóm làng, ruộng đồng bằng cách rải thảm bom (kể cả dùng B52), rải chất độc hóa học ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh nhất là ở các huyện phía Bắc, vùng quanh Núi Bà, vùng giáp ranh v.v, cướp phá kinh tế tài sản của dân, tăng cường biệt kích ở miền núi, phát triển do thám gián điệp, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý.

Tuy nhiên, địch càng đẩy mạnh tốc độ chiến tranh bao nhiêu thì mâu thuẫn nội bộ của chúng càng đẩy đến mức cao trào bấy nhiêu. Sự bất đồng giữa các phe phái trong nhà trắng, cùng đó là sự hiềm khích mất niềm tin giữa Mỹ với quân lực Việt Nam cộng hòa, giữa quân đội Mỹ với chính phủ Mỹ, giữa Mỹ và đồng minh trên chiến trường miền Nam v.v, làm cho viễn cảnh của Mỹ về cuộc chiến ở Việt Nam ngày càng ảm đạm.

Trong khi địch đang lún sâu vào thất bại thì quân và dân Bình Định tiếp tục phát triển thế tiến công liên tục giành nhiều thắng lợi to lớn từ Xuân 1968. Ta đã duy trì trụ bám, hình thành thế tiến công ở ngoài vùng ven và trong lòng thị xã, thị trấn. Thực lực vũ trang được củng cố và phát triển. Cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

nhân dân đoàn kết phấn khởi, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng.

Nhưng thực tế cũng cần phải nhìn nhận một cách khách quan là địch vẫn còn mạnh và chúng vẫn ra sức dùng sức mạnh quân sự một cách ồ ạt ở nhiều nơi gây nên nhiều thiệt hại cho cách mạng tỉnh. Việc tìm kiếm cơ sở chính trị ở nông thôn của chúng thông qua đội ngũ mật thám, chỉ điểm làm cho phong trào cách mạng du kích gặp nhiều khó khăn. Trong lòng thị trấn, thị xã, vùng ven và vùng địch kìm kẹp, ở nhiều nơi phong trào du kích lắng xuống. Đặc biệt, trong khi phong trào cách mạng tỉnh nói chung, phong trào du kích chiến tranh nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn như quân số giảm sút, số lượng vũ khí, lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu v.v thì đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả nhân dân vẫn còn một bộ phận có tư tưởng e ngại gian khổ, sợ chết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự nghiệp cách mạng.

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 10

Tình hình này đòi hỏi Đảng bộ tỉnh cần nhanh chóng nắm bắt để đưa ra chủ trương, biện pháp phù hợp đưa phong trào cách mạng tỉnh nói chung, phong trào chiến tranh du kích nói riêng tiếp tục phát triển hướng vào mục tiêu đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ.

2.1.2.Quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích (từ năm 1969 đến năm 1973)

Đáp ứng yêu cầu cách mạng tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 188 – NQ/TW của Bộ chính trị (10/5/1969) về: ra sức phát huy thắng lợi đã đạt được, đẩy mạnh tấn công toàn diện liên tục, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị và ngoai giao để giành thắng lợi cơ bản, đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, đánh cho Mỹ rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp, Nghị quyết của Khu ủy khu V, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (11/1968), tháng 1 năm 1969 Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định họp xác định nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng bộ là “Ra sức tiêu diệt sinh lực địch, đánh mạnh phương tiện chiến tranh và giao thông. Tiêu diệt lực lượng kẹp, đẩy mạnh phong trào quần chúng nổi dậy giải phóng nông thôn, đồng thời liên tục tiến công địch ở thị xã bằng cả quân sự và chính trị”. [11;

tr176] Nghị quyết này của Tỉnh ủy trở thành động lực đưa đến những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Xuân, Hè của tỉnh năm 1969.

Đến tháng 5 năm 1969 trong Nghị quyết số 06/NQ của Tỉnh ủy, Đảng bộ tỉnh lại một lần nữa nhấn mạnh đến nhiệm vụ diệt địch phá kèm: “Động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân, phát huy thắng lợi thực hiện vừa qua, nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, nhược điểm. Ra sức diệt kẹp phá kèm giành dân mở rộng vùng làm chủ ở nông thôn, củng cố, giữ vững và phát triển vùng giải phóng. Ra sức phát triển thực lực bên trong, đẩy mạnh phong trào thành phố…” [106; tr14] Đảng bộ Tỉnh cũng chỉ đạo cần phân loại địch để đánh: “Trên chiến trường tỉnh ta cả 2 loại đều đánh…Đối với Mỹ, phải tiêu diệt một bộ phận sinh lực nhất là sinh lực cao cấp và ra sức đánh thiệt hại nặng phương tiện chiến tranh. Đối với Ngụy phải ra sức tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận, nhất là lực lượng kèm, ác ôn đầu sỏ”.[106; tr18]

Như vậy với chỉ đạo này, mũi nhọn của chiến tranh du kích nói riêng của các lực lượng vũ trang tỉnh huyện nói chung cần hướng đến trước hết là bọn lính Mỹ cao cấp và bọn đầu sỏ, bọn kìm kẹp ở nông thôn nhằm thực hiện phá kèm giành dân.

Để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản này, trong phần nhiệm vụ cụ thể về mặt quân sự, Tỉnh ủy đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chiến tranh du kích: “Du kích chiến tranh có một vị trí quan trọng nhất, cơ bản nhất trong cả quá trình chiến tranh đánh Mỹ và còn giữ vị trí lớn sau khi chiến tranh kết thúc ở cả 3 vùng, nhất là thị xã, vùng ven, mảng trọng điểm phía Nam”. [10; tr17] Vì vậy trong chỉ đạo tác chiến, cũng trên cơ sở nhấn mạnh chiến tranh du kích, Tỉnh ủy xác định hình thức tác chiến cơ bản cả ở trong và ngoài thị xã là vận dụng cách đánh vừa và nhỏ một cách phổ biến, có thể đánh ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào miễn là diệt được nhiều địch còn ta tổn thất ít như đặc công, công binh, cối, biệt động, du kích, tự vệ mật, an ninh vũ trang, các mũi nhọn bộ binh v.v. “Quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, đánh lớn bằng lực lượng nhỏ, tiêu diệt

gọn, hiệu suất chiến đấu cao, thương vong ít”. [106; tr18]

Trong điều kiện chiến tranh du kích có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là thực hiện nhiệm vụ phá kèm giành dân thì số lượng du kích của tỉnh vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu. Nghị quyết Tỉnh ủy tháng 5 năm 1969 nêu rõ cần: “ra sức phát triển du kích hợp pháp trong thị xã phải có hàng trăm. Các huyện phía Nam phải phát triển 50% trong tổng số cơ sở. Ở vùng tranh chấp, lỏng kẹp, vùng giải phóng và làm chủ phải thực hiện quân sự hóa các đoàn thể quần chúng và vũ trang toàn dân, phải bảo đảm tỉ lệ 1/2 đến 2/3 đảng viên và hầu hết đoàn viên tham gia du kích. Tất cả du kích đều sinh hoạt trong các tổ chức quần chúng. Trong đội ngũ du kích xã thôn phải có 40% là nữ, từ 10% đến 15% là thiếu niên. Phấn đấu đạt tỉ lệ 6% du kích ở vùng giải phóng đồng bằng, 12% ở miền núi. Trong đó 2/3 chiến đấu được…các đoàn thể quần chúng nhất là thanh niên, phụ nữ, nông hội và các cơ quan tổ chức, an ninh…phải phát huy trách nhiệm đối với phong trào du kích chiến tranh”.[106; tr19]

Từ tháng 5 năm 1969 địch đẩy mạnh chương trình “bình định cấp tốc” ra sức đánh phá dai dẳng, khốc liệt và toàn diện cả về kinh tế, quân sự, chính trị, tình báo, chiến tranh tâm lý.v.v. Đảng bộ tỉnh xác định: việc giành, giữ và nắm dân nông thôn là “vấn đề gốc, là cái trục của toàn bộ phong trào hiện nay”. [11; tr180] Nhiệm vụ nòng cốt này tiếp tục được nhấn mạnh ở các cuộc họp tháng 11 năm 1969, cuộc họp tháng 7 năm 1970 của Tỉnh ủy. Đến tháng 9 năm 1970 trước những diễn biến phức tạp của thủ đoạn “tam giác chiến” cùng những thiệt hại do thủ đoạn này gây ra ở Bình Định, Thường vụ tỉnh ủy ra “Chỉ thị về chống tam giác chiến”. Chỉ thị này đặt ra yêu cầu cần kiện toàn, điều chỉnh và bố trí các lực lượng vũ trang địa phương. Các lực lượng kể cả du kích xã thôn đều phải tinh nhuệ hóa, có thể đánh sâu và diệt phá hệ thống chốt điểm và lực lượng ứng chiến địa phương.

Cuối năm 1970 địch ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Campuchia thực hiện chủ trương của Bộ chính trị về tình hình và nhiệm vụ mùa khô năm 1970

– 1971, Thường vụ Tỉnh ủy họp mở rộng từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 1970

nhằm đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Tỉnh đầu năm 1971. Trên cơ sở đó, Hội nghị chủ trương chỉ đạo và tổ chức 5 phong trào lớn: chống bình định; chống bắt lính đôn quân; đẩy mạnh chiến tranh du kích; đẩy mạnh phong trào thị trấn và thị xã; xây dựng vùng ta, tiếp tục cuộc vận động xây dựng tổ chức cơ sở xã thôn đợt 3.

Những chủ trương này của Tỉnh ủy góp phần quan trọng định hướng cho Hội nghị du kích chiến tranh tháng 11 năm 1970. Ngày 01 tháng 11 năm 1970 Hội nghị du kích chiến tranh được tổ chức. Trên cơ sở đánh giá phong trào du kích hai năm 1969, 1970, hội nghị đi vào phân tích âm mưu, hành động của địch và khả năng mới của phong trào chiến tranh du kích trong thời gian tới, xác định vai trò trọng tâm của phong trào chiến tranh du kích trong giai đoạn hiện tại là giành và giữ dân, phát động một cao trào toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đứng lên đánh giặc bằng mọi hình thức góp phần tích cực đánh bại âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch. Nghị quyết cũng nêu rõ: điều quan trọng trước hết là phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào du kích chiến tranh của các cấp ủy Đảng, làm cho đảng viên, đoàn viên cơ sở, quần chúng và các đơn vị, các huyện, xã đội thấy trách nhiệm phải góp sức vào phát động quần chúng, xây dựng phong trào trên cơ sở giành dân và xây dựng thực lực. Nghị quyết cũng đề ra nhiều biện pháp và chỉ tiêu phấn đấu cụ thể.

Đối với vùng giải phóng, mỗi xã phải có từ 25 đến 30 du kích xã. 1 đến 2 đội du kích đặc công và công binh. Mỗi thôn có 3 tổ du kích mật, từ 1 đến 2a du kích thôn, phát triển du kích đạt 6% dân số.

Đối với vùng tranh chấp và làm chủ yếu có 1 tổ du kích mật và 1a du kích bất hợp pháp, phát triển du kích đạt 4% dân số.

Đối với vùng lỏng kẹp cần tổ chức du kích thành tổ (trừ 1 số du kích mật cần thiết để đơn tuyến). Du kích xã có 1 số hợp pháp, 1 số bất hợp pháp. Cán bộ xã đội có 1/3 hợp pháp. Phát triển lực lượng nữ và thiếu niên trong du kích. Kiên quyết đưa 60 đến 70% đảng viên và 100% đoàn viên vào du kích.

Như vậy, Hội nghị du kích chiến tranh ngoài việc đưa ra những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể về số lượng và chất lượng du kích, hội nghị đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các cấp ủy đảng đối với sự phát triển của phong trào du kích chiến tranh và sự cần thiết phải xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Định.

Năm 1971 đánh dấu sự thất bại thê thảm của Mỹ trên toàn chiến trường Đông Dương. Sau sự cố gắng vực quân đội Việt Nam cộng hòa lần cuối thông qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, các chiến dịch ở vùng Ba biên giới và Đông bắc Campuchia không thành, quân đội Mỹ và đồng minh trên chiến trường miền Nam “bất lực” rút một cách cơ bản về nước. Ta đang trong thế thắng, thế chủ động, địch đang ở thế thua thế bị động, Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 nhằm “giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh còn kéo dài”. [11; tr212]

Tại Bình Định, tính đến ngày 19 tháng 8 năm 1971 gần như toàn bộ lính Mỹ và đồng minh rút đi. Trong không khí hân hoan của niềm vui chiến thắng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước) được tổ chức tại làng Tà Lăng, xã BokBang, huyện Vĩnh Thạnh từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 9 năm 1971. Đại hội bầu đồng chí Đặng Thành Chơn làm Bí thư Tỉnh ủy. Trong nhiệm kỳ mới, Đại hội xác định nhiệm vụ trung tâm của Đảng bộ là “Kiên quyết đánh bại về cơ bản “kế hoạch bình định” của địch, giải phóng và giành quyền làm chủ, tranh chấp đại bộ phận nông thôn, ra sức giữ vững và xây dựng vùng ta lớn mạnh”.[11; tr211] Trên cơ sở đánh giá tình hình, dự kiến khả năng phát triển của năm 1972 là năm có thời cơ chiến lược chung xuất hiện, Đại hội đề ra nhiệm vụ chung cho toàn Đảng bộ năm 1972, 1973: “ra sức động viên toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân trong tỉnh tăng cường đoàn

kết nhất trí, trên cơ sở đánh lâu dài nỗ lực phát huy thắng lợi, kiên quyết khắc phục khó khăn và khuyết nhược điểm tồn tại tranh thủ thời gian, tạo thời cơ trực tiếp, nắm lấy thời cơ (chung) lớn phát triển thế tiến công mới khắp ba vùng chiến lược bằng 3 mũi giáp công, phát động 3 cao trào quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” .[40; tr37]

Tiến lên theo tinh thần Nghị quyết lần VIII của Đảng bộ tỉnh, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 12 năm 1971 Ban cán sự Tỉnh họp mở rộng, sau khi kiểm tra rà soát các phương án quyết tâm cho nhiệm vụ năm 1972, 1973, hội nghị nhấn mạnh: “tiếp tục nâng cao chất lượng bộ đội nhất là trong du kích, công tác bảo đảm vật chất nhất là khâu vận chuyển…công tác tham mưu chính trị, hậu cần giúp cho chỉ đạo chiến dịch cần khẩn trương có kế hoạch bảo đảm cho chiến đấu liên tục và lực lượng phát triển mở ra rộng. Tất cả phải hoàn thành chuẩn bị cho chiến dịch cả phía trước và phía sau trong tháng 12 xong”. [40; tr38]

Như vậy, trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Quân ủy khu 5, Đảng bộ tỉnh Bình Định đã nhanh chóng vận dụng vào tình hình địa phương, kịp thời đưa ra những chủ trương để chỉ đạo, lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân nói chung, phong trào đấu tranh của các lực lượng vũ trang trong tỉnh nói riêng tích cực chuẩn bị hướng đến thực hiện mục tiêu tiêu diệt địch, giải phóng quê hương.

2.1.3. Phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định

Thực hiện các chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chiến tranh nói chung về đẩy mạnh chiến tranh du kích nói riêng, từ năm 1969 đến năm 1973 công tác chuẩn bị cho chiến tranh du kích tiếp tục được coi trọng. Tuy nhiên, để đẩy mạnh chiến tranh du kích trên cả ba vùng, nhất là trên những địa bàn trọng yếu của cả ta và địch thì điều kiện tiên quyết là phải tăng cường lực lượng du kích. Thực tế cho thấy, sau năm 1968 đến giữa năm 1969 cùng với sự giảm sút lực lượng dân số vùng giải phóng, cùng với những thủ đoạn tàn ác của kẻ thù trong quyết tâm phá phong trào chiến tranh du kích, hoặc do chủ trương tăng cường du kích cho bộ đội tỉnh, huyện

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí