Quá Trình Lãnh Đạo Chỉ Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Của Đảng Bộ Tỉnh (Từ Năm 1965 Đến Năm 1968)

Từ khi ra đời, các chi bộ Đảng, Đảng bộ các huyện và Ban cán sự Đảng tỉnh Bình Định đảm đương sứ mệnh trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân trong tỉnh đi theo xu hướng cách mạng mới của dân tộc và thời đại, làm nên những cao trào cách mạng sôi nổi quyết liệt chống lại thực dân Pháp và bọn tay sai.

Ngày 23 tháng 8 năm 1945 nhân dân Bình Định giành được chính quyền, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Nguyễn Huệ được thành lập. Ngày 3 tháng 9 năm 1945 Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời mới quyết định lấy tên tỉnh là tỉnh Tăng Bạt Hổ.

Ngay sau khi nhân dân ta làm Cách mạng tháng Tám thành công, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, theo sau quân Trung Hoa dân quốc là bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có 4 vạn quân Anh kéo vào Việt Nam, theo sau quân Anh là quân đội Pháp vào nước ta một cách bất hợp pháp.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, chính thức thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta lần thứ hai. Được sự hậu thuẫn của quân Anh, chỉ trong một thời gian ngắn quân Pháp nhanh chóng chiếm được hầu hết các thành phố, thị xã quan trọng ở Nam Bộ. Ngày 10 tháng 12 năm 1945 phái bộ quân Anh ở Nha Trang cho một tàu chiến chở 150 lính Nhật vào đảo Cù Lao Xanh, âm mưu phối hợp với bọn Nhật ở nhà băng Đông Dương tiến công chiếm thị xã Quy Nhơn lập đầu cầu cho quân Pháp đổ bộ đánh chiếm các nơi khác. [45; tr43] Tuy nhiên âm mưu này của chúng không thực hiện được. Ngày 12 tháng 12 năm 1945 đại đội Phan Đình Phùng bao vây tiêu diệt gọn quân Nhật ở nhà băng Đông Dương, uy hiếp tàu chiến Nhật ở Cù Lao Xanh, buộc chúng phải chạy vào phía Nam.

Trong suốt 9 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp luôn tìm cách đánh chiếm Bình Định hòng triệt tiêu vùng hậu phương kháng chiến của ta. Song quân dân Bình Định kiên quyết đứng lên đấu tranh chặn đứng âm mưu và

hành động của Pháp, bảo vệ vững chắc vùng tự do của ta ở đây. Mãi đến tháng 2 năm 1954 thực dân Pháp mới đánh chiếm được thị xã Quy Nhơn.

Tháng 5 năm 1954 quân dân ta giành thắng lợi vang dội trong trận Điện Biên Phủ làm chấn động năm châu địa cầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ vang lên như hồi chuông cảnh tỉnh các thế lực đế quốc, dõng dạc tuyên bố đặt dấu chấm hết cho mọi cố gắng của Pháp có sự giúp đỡ của Mỹ trên đất nước ta. Ngày 20 tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Khát khao hòa bình độc lập, nhân dân Việt Nam, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của hiệp định Giơnevơ, trong khi đó thực dân Pháp vẫn ngoan cố tìm mọi cách phá hoại hiệp định này, tìm cách dọn đường cho Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam.

Sau thế chiến hai Mỹ vươn lên đứng đầu trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, trở thành tên sen đầm quốc tế. Với tiềm lực kinh tế, quốc phòng lớn mạnh, đế quốc Mỹ âm mưu bá chủ toàn cầu. Để thực hiện tham vọng này, Mỹ đưa ra hàng loạt các chiến lược chiến tranh áp dụng trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau ở hầu khắp các châu lục trên thế giới. Từ năm 1950 Mỹ bắt đầu can thiệp gián tiếp vào vấn đề chiến tranh Việt Nam, thông qua việc tăng cường viện trợ cho Pháp để Pháp tiếp tục kéo dài, mở rộng chiến tranh ở Đông Dương. Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ (tháng 5 năm 1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, Mỹ nhanh chóng tìm cách hất cẳng Pháp ở Việt Nam, nhảy vào miền Nam Việt Nam, thực hiện chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới. Mỹ đưa tay sai Ngô Đình Diệm về nước lập chính phủ bù nhìn phản động thân Mỹ, công khai viện trợ vũ khí, đô la cho chính phủ này, đưa lực lượng cố vấn quân sự hùng hậu vào miền Nam Việt Nam giúp chính phủ bù nhìn của Mỹ ở đây huấn luyện quân đội, đề ra kế hoạch và trực tiếp tham mưu kế hoạch tiêu diệt lực lượng đối phương. Năm 1960 Mỹ đã đưa vào miền Nam 2000 cố vấn và nhân viên quân sự Mỹ. [54; tr137]

Ngày 8 tháng 9 năm 1954 Mỹ lôi kéo Anh, Pháp, Thái Lan, Philippin và một số nước tay sai lập tổ chức quân sự SEATO và đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia dưới sự bảo hộ của khối này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Âm mưu cơ bản của Mỹ là “tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á. Đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc – tiền đồn của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác”. [64; tr17] “Mục tiêu lâu dài của Mỹ là tiêu diệt ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Dương tới mức tối đa và đưa Đông Dương vào quỹ đạo của Phương Tây”. [54; tr126]

Để thực hiện những tham vọng này, Mỹ đề ra hàng loạt các biện pháp, trong đó biện pháp chủ yếu mà chúng áp dụng là chính sách “tố cộng, diệt cộng” nhằm tiêu diệt lực lượng lãnh đạo cách mạng, xóa bỏ mọi ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng. Bộ máy chỉ đạo “tố cộng” được thành lập từ trung ương đến địa phương. Với phương châm „lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam”, “giết nhầm còn hơn bỏ sót”.

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 4

Khu 5 – địa bàn chiến lược quan trọng ở Trung Đông Dương được chúng chọn làm nơi thí điểm chính sách “tố cộng, diệt cộng” mà trọng điểm là vùng tự do cũ gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và nửa phía Nam tỉnh Quảng Nam. [64; tr18]

Bình Định – một trong những tỉnh có phong trào cách mạng mạnh nhất ở Liên Khu 5. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp nơi đây hoàn toàn nằm trong vùng tự do của ta. Các tổ chức Đảng, lực lượng cách mạng từ kháng chiến chống Pháp đều hoạt động công khai, hợp pháp. Bởi vậy, khi Mỹ - Diệm nhảy vào miền Nam, hầu hết cán bộ, các tổ chức cách mạng của Bình Định đều bị nhận diện. Để đè

bẹp phong trào cách mạng ở đây tạo đòn đánh phủ đầu ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã sớm đặt Bình Định vào mục tiêu cần tiêu diệt của chúng. Hàng loạt những biện pháp về chính trị, quân sự được thiết lập nhằm kìm kẹp, đánh phá, tiêu diệt các lực lượng, tổ chức cách mạng, đồng thời răn đe uy hiếp tinh thần quần chúng nhân dân.

Năm 1957, Mỹ - Diệm mở chiến dịch “tố cộng” mang tên Đoàn Đức Thoan tại Bình Định, đánh phá ác liệt phong trào cách mạng toàn tỉnh.

Với những âm mưu và hành động thâm độc của kẻ thù, các lực lượng cách mạng, tổ chức Đảng ở Bình Định bị thiệt hại nặng nề. Từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 6 năm 1956 chúng bắt gần 20.000 người giam trong các nhà tù từ tỉnh đến xã. Đến cuối năm 1955 hầu hết cán bộ hoạt động bất hợp pháp xã đều bị bắt. Sự liên lạc giữa tỉnh và huyện bị gián đoạn, nhất là các huyện phía Nam. Tổn thất cán bộ ở Bình Định cao hơn mức trung bình của Liên khu 5. Trên toàn Liên khu, cán bộ tỉnh bị tổn thất 40%, cán bộ huyện 60%, cán bộ xã 70%. Ở Bình Định, cuối năm 1957 toàn tỉnh có 115 cán bộ bất hợp pháp bị bắt, trong đó cấp tỉnh có 13 đồng chí chiếm 40,6% tổng số cán bộ tỉnh, cán bộ huyện 61 đồng chí chiếm 70% tổng số cán bộ huyện, cán bộ xã 81 đồng chí chiếm 70,9% tổng số cán bộ xã. [11; tr19, 20]

Tuy nhiên, bất chấp âm mưu và thủ đoạn hiểm ác của kẻ thù, những cán bộ, đảng viên Bình Định vẫn trung kiên bám đất, bám dân để duy trì phát triển các tổ chức cơ sở đảng, kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch. Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của đảng bộ địa phương, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Bình Định nhanh chóng lan rộng từ miền núi xuống đồng bằng, tấn công trực diện vào bộ máy tay sai ngụy quyền Ngô Đình Diệm. Địch càng hung hăng bao nhiêu thì cuộc đấu tranh của quân dân Bình Định nói riêng, quân dân miền Nam nói chung càng bền bỉ quyết liệt bấy nhiêu.

Ở Bình Định, không thể tiếp tục cam chịu trước súng đạn, lưỡi lê và đòn roi của kẻ thù, từ tháng 1 năm 1959 mặc dù chưa nhận được Nghị quyết 15 của Đảng, song Đảng bộ Bình Định quyết định lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh. Ngày 6

tháng 2 năm 1959 nhân dân 2 xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo thuộc huyện Vĩnh Thạnh huy động nhân dân của 11 làng khác nổi dậy cắm chông rào làng, gài mang cung bẫy đá, xây dựng tuyến chiến đấu chính thức tuyên bố đánh địch. Cuộc đấu tranh của nhân dân Vĩnh Thạnh đã mở đầu cho thời kỳ đồng khởi của nhân dân Bình Định. Cuộc khởi nghĩa này còn được xem là một trong những “cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên của Liên khu V và toàn miền Nam”.[11; tr46]

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ V (tháng 6 năm 1960), phong trào đấu tranh của quần chúng và các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Cuối năm 1960 hầu hết huyện Vĩnh Thạnh, vùng cao của An Lão và ba xã vùng cao huyện Vân Canh đã được giải phóng, trở thành vùng giải phóng đầu tiên của tỉnh Bình Định. Đồng thời những địa bàn này cũng trở thành căn cứ địa cách mạng của tỉnh trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Sau khi thất bại trong chiến lược chiến tranh đơn phương, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt. Tăng cường lực lượng và tăng cường trang bị vũ khí cho quân lực Việt Nam cộng hòa, biến đội quân này trở thành xương sống của chiến tranh đặc biệt. Đồng thời chúng đẩy mạnh dồn dân lập ấp chiến lược, sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, coi đây là quốc sách hàng đầu của chiến lược chiến tranh mới. Theo kế hoạch Xtalây – Taylo, Mỹ định dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược trong số 17.000 ấp chiến lược trên toàn miền Nam. Thực ra ấp chiến lược giống như các trại giam trá hình nhằm phục vụ cho mưu đồ “tát nước bắt cá” của Mỹ - Diệm. Chúng biến “ấp chiến lược” thành điểm tựa phòng thủ chống cộng. Kiên quyết lập ấp chiến lược, Mỹ - Diệm thẳng tay đàn áp khốc liệt phong trào đấu tranh ở miền Nam. Ở những vùng chúng nắm được quyền kiểm soát, chúng dựa vào bộ máy quân sự, chính trị cưỡng ép nhân dân vào ấp chiến lược. Còn ở những vùng mà chúng chưa nắm được quyền kiểm soát thì chúng dùng sức mạnh của quân đội để đàn áp, bắn giết, bao vây, cô lập buộc dân chạy vào

vùng chúng kiểm soát. [93; tr181] Đàn áp về quân sự, cưỡng chế về tinh thần, Mỹ - Diệm đã đẩy nhân dân miền Nam vào cuộc sống cùng quẫn, buộc quần chúng phải đứng lên đấu tranh giải phóng chính mình.

Ở Bình Định, đầu năm 1961 địch mở “chiến dịch tiến công Việt cộng”. Chúng đẩy mạnh càn quét vào vùng căn cứ, vùng giáp ranh để phá bàn đạp và hành lang của ta. Ở đồng bằng địch thực hiện luật “quân dịch” nhằm bắt lính tăng quân, xây dựng mạng lưới điệp ngầm ở cơ sở, củng cố tổ chức liên gia và thanh niên cộng hòa. Xây dựng hệ thống phòng thủ (công sự, đồn trại) tại các quận lỵ, ở vùng giáp ranh và trục đường giao thông chúng lập nên các chốt để kiểm soát. Chúng bắt dân phát quang bụi rậm, rào một số vùng giáp ranh, cắm chông, gài mìn các đường hẻm vào núi, dồn dân những xóm lẻ v.v.[11; tr57]

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Bộ chính trị và Nghị quyết của Liên khu V về đẩy mạnh kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, vận dụng vào tình hình cụ thể địa phương, Tỉnh ủy Bình Định nhanh chóng đưa ra chủ trương đấu tranh ở mỗi vùng trên địa bàn tỉnh đem lại nhiều thắng lợi quan trọng. Đến cuối năm 1963 phía cách mạng làm chủ hoàn toàn ở 70 thôn, 31 thôn ở thế tranh chấp cài răng lược. Mảng liên hoàn từ tây sông An Lão sang tây sông Kim Sơn dài 30km được giải phóng. Cuối 1963 kế hoạch Stalây – Taylo bị phá sản hoàn toàn.

Sau thất bại kế hoạch Stalây – Taylo, Mỹ chuyển sang thực hiện kế hoạch mới mang tên kế hoạch Mácnamana, vẫn với nội dung chủ đạo là dồn dân lập ấp chiến lược nhằm bình định có trọng tâm trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm. Tuy nhiên kế hoạch mới này của kẻ thù nhanh chóng bị đổ bể tại Bình Định. Sau những đòn tấn công dồn dập của quân dân tỉnh Bình Định, đến tháng 6 năm 1965 các vùng nông thôn, đồng bằng trong tỉnh cơ bản được giải phóng, tạo thành vùng hậu cứ vững chắc an toàn cho quân và dân Bình Định trong cuộc đấu tranh chống Mỹ và tay sai giai đoạn tiếp theo.

Tóm lại, trải qua gần 10 năm đấu tranh gian khổ và ác liệt nhân dân Bình

Định dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Đến năm 1963 chúng ta đã giành được quyền làm chủ ở một vùng rộng lớn cả ở miền núi và một phần đồng bằng của tỉnh tạo ra bước đệm vững chắc cho ta tiến lên giành thắng lợi trong thời kỳ tiếp theo. Một trong những cách đánh điển hình đem lại hiệu quả tiêu diệt địch cao trong giai đoạn này là sự phối hợp khéo léo giữa đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và công tác binh vận, điển hình là sự phát huy sáng tạo cách đánh du kích.

1.2. Quá trình lãnh đạo chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh (từ năm 1965 đến năm 1968)

1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử

10 năm (1954 – 1964) đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, nhân dân ta ở miền Nam có sự thay đổi rõ rệt về cả cách nhìn nhận lẫn hành động đối với kẻ thù. Từ chỗ chúng ta chưa xác định rõ kẻ thù nên có phản ứng chưa mạnh mẽ đến chỗ chúng ta xác định được kẻ thù chính của nhân dân cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ và bọn tay sai để từ đó quần chúng chĩa mũi nhọn đấu tranh và tấn công dồn dập vào Mỹ cùng với bọn tay sai của chúng. Kể từ sau Nghị quyết trung ương 15 (1/1959), phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam bùng lên báo hiệu đồng thời đánh dấu một chặng đường đấu tranh mới ở đây – chặng đường cách mạng miền Nam phát huy thế chủ động tiến công địch, sẵn sàng chống lại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Bằng sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết với ý chí sắt đá, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng, trực tiếp dưới sự lãnh đạo của trung ương cục miền Nam Việt Nam nhân dân miền Nam đã lần lượt đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương và chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ, đẩy địch vào thế lúng túng bị động trên chiến trường. Góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Bác, vào sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cùng với thắng lợi của đồng bào chiến sĩ miền Nam nói chung, quân và dân

Bình Định cũng lập nhiều thành tích đáng khích lệ. Đến thời điểm Mỹ trực tiếp đưa quân đổ bộ vào miền Nam Việt Nam thì Bình Định đã có một vùng giải phóng khá rộng lớn. Ở đồng bằng ta đã giải phóng và làm chủ 506 thôn trong tổng số 640 thôn toàn tỉnh, chiếm 70,8%, giải phóng hoàn toàn 56 xã trong tổng số 86 xã, chiếm 63,9%, giải phóng 564.500 dân chiếm 76,7%. Ta đã làm chủ một vùng rộng lớn liên hoàn từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam tỉnh nối liền với vùng giải phóng của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum ở phía Tây, Quảng Ngãi ở phía Bắc, Phú Yên ở phía Nam. Ở phía Đông ta làm chủ 130km đường bờ biển kéo dài từ Tam Quan bắc (Hoài Nhơn) đến Phước Hải (Tuy Phước). Ở miền núi, ta giải phóng hoàn toàn 3 huyện và 3 quận lỵ bao gồm: An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh. Ở những vùng giải phóng Đảng bộ đã chỉ đạo chia ruộng đất cho nông dân, phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế nhằm đem lại đời sống mới thiết thực cho nhân dân. Theo bản báo cáo trong Nghị quyết hội nghị tỉnh ủy mở rộng tháng 7 năm 1965, trên địa bàn tỉnh đã “chia 16.797 mẫu 2 sào công điền cho 276.417 nhân khẩu. Cấp 552 mẫu 7 sào ruộng vắng chủ cho 2.932 nông dân thiếu ruộng cày. Tiến hành giảm tô được gần 20 tấn lúa…Mở 8 lớp phổ thông cấp II sỹ số 370 học sinh, 308 lớp văn hóa cấp 1 sỹ số 24.454 học sinh và 439 lớp bình dân học vụ với sỹ số 7.944 học viên”. [105; tr4] Một không khí mới phấn khởi, tin tưởng vào Đảng vào Bác đang lan tỏa trong các khu giải phóng của Bình Định. Thanh thiếu niên, phụ nữ náo nức tham gia các tổ chức đoàn thể. Tính đến tháng 7 năm 1965 có 39.364 hội viên nông hội, 7.056 hội viên phụ nữ, 3.193 hội viên thanh niên. Số người giác ngộ cách mạng, kiên định đi theo Đảng trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng tăng lên. Cuối năm 1960 toàn Đảng bộ có 200 đảng viên, đến cuối năm 1965 tăng lên 5.453 đảng viên. “chỉ trong năm 1965, số đảng viên kết nạp và phục hồi có tới 2.183 đồng chí, bằng 77,7% số đảng viên phát triển trong 4 năm từ 1961 đến 1964. Số xã có chi bộ Đảng ở đồng bằng đạt 20,4% số xã năm 1963, đến 1965 đạt 80,5%. Nếu tính cả 34 chi bộ Đảng ở miền núi thì toàn tỉnh có 108 xã có chi bộ Đảng, chiếm tỉ lệ gần 90%”. [11; tr112]

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí