Đảng Bộ Tỉnh Bình Định Tăng Cường Lãnh Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Góp Phần Kết Thúc Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước (1969-1975)

Đ10 qua cầu Thị Nại đột nhập vào thị xã Quy Nhơn giải thoát đồng chí Biên Cương và một số đồng chí khác, sau đó tấn công đài phát thanh, dinh Tỉnh trưởng, nhà ga, đồn cảnh sát Bạch Đằng, Ty cảnh sát, Ty thông tin và chiêu hồi v.v, mở đầu cho cuộc tổng tấn công nổi dậy ở Bình Định.

Trong khi quân ta đột nhập vào thị xã, thì trên các hướng phối hợp vùng xung quanh thị xã, bộ đội chủ lực cùng bộ đội địa phương có sự phối hợp của dân quân du kích liên tục tấn công kìm chế địch, giãn địch ra để đánh không cho chúng tăng viện về Quy Nhơn và quận lỵ Phù Mỹ. Do đó, trong khi các đại đội đặc công 10, Trung đội 117, 598 và Tiểu đoàn 50 đột nhập vào thị xã Quy Nhơn thì ở vòng ngoài các chiến sĩ đặc công Đ20, phối hợp với Tiểu đoàn 405 tập kích địch ở Phú Tài, phía tây Quy Nhơn diệt hàng trăm địch. Tiểu đoàn 52 tấn công quân lực Việt Nam cộng hòa ở Tây Định (Phước Hậu, Tuy Phước) và quân Tân Tây Lan ở Lộc Trung (Phước Sơn, Tuy Phước).

Ở quận lỵ Phù Mỹ, lệnh hoãn tấn công đến nơi thì các chiến sĩ của Tiểu đoàn 12 đã triển khai đội hình chiến đấu. Nên khi quân ta rút đi thì bị đội quân của Việt Nam cộng hòa phát hiện và cuộc chiến giữa hai bên diễn ra phía ngoài công sự. Trong khi đó, ở hướng phối hợp cuộc chiến đấu của các đại đội đặc công ở Hoài Nhơn diễn ra liên tục. Các căn cứ của địch ở Đệ Đức, Tài Lương thường xuyên bị các chiến sĩ của ta tập kích tiêu diệt hàng trăm tên.

Cùng với đấu tranh quân sự, hầu khắp các huyện trong tỉnh như Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Bình Khê, quần chúng náo nức xuống đường bao vây các vị trí đóng quân của địch biểu tình, kêu gọi binh lính đào dã ngũ. Mặc dù có nơi địch đã sử dụng súng đạn để đàn áp song chúng không thể dập tắt được khí thế đấu tranh quyết liệt của đồng bào Bình Định. Từ trong biểu tình bắt đầu xuất hiện những tấm gương dũng cảm kiên quyết đấu tranh chống kẻ thù, như ở Hoài Châu, anh Ngô Bàu lấy thân mình đè lên lựu đạn khi địch ném vào đoàn biểu tình, chị Liên giật súng địch bắn ngược lại vào chúng, mẹ Ngung xông lên

cầm nòng súng địch giơ lên cao.

Sự nổi dậy đấu tranh đồng loạt của các chiến sĩ đồng bào tỉnh Bình Định trong khoảng 1 tháng đầu Xuân 1968 đã diệt được 3.029 địch, giải phóng 49 thôn với 60.000 dân. Chiến thắng này của Bình Định góp phần cùng đồng bào chiến sĩ miền Nam giáng một đòn quyết định vào chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. Những kẻ chủ mưu, đặt tham vọng lớn trong chiến lược chiến tranh này phải gánh chịu hậu quả đích đáng. Tổng thống Giônxơn từ chức. Oétmolen bị cách chức, đánh dấu sự phá sản của biện pháp “tìm diệt” và “bình định”. Thay cho vị trí của Oétmolen, Abram đưa ra biện pháp mới “quét” và “giữ”.

Để phù hợp với biện pháp chiến lược mới, nhằm ứng phó lại các kế hoạch của ta, ở Bình Định, địch có một số thay đổi về cách bố trí lực lượng. Sư đoàn không vận số 1 chuyển ra chiến trường Trị - Thiên, thay vào đó là Lữ đoàn kỵ binh thiết giáp 173 được điều ở Phú Yên ra. Điều này cũng có nghĩa là chiến thuật địch sử dụng ở Bình Định từ sau Xuân 1968 sẽ là trực thăng vận - thiết xa vận hòng đạt mục tiêu “quét” và “giữ”.

Sau Xuân 1968, thực hiện chủ trương của Bộ chính trị và Quân khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5, Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội Bình Định quyết định mở chiến dịch Hè 1968 nhằm tiêu diệt một bộ phận lớn ngụy quân, ngụy quyền, mở rộng vùng giải phóng ở nông thôn, làm chủ từng phần trong thành thị.

Mở đầu chiến dịch Hè là những chiến thắng vang dội từ lối đánh phục kích, tập kích của các lực lượng vũ trang. Điển hình là những trận tập kích diệt địch của các chiến sĩ thuộc các đại đội đặc công của tỉnh, như: đầu tháng 5 năm 1968 một đại đội đặc công của Tiểu đoàn 405 đột nhập vào khu Phú Tài, Phước Thành giết được 26 địch, phá hủy 1 kho xăng, 1 kho đạn, 2 xe M113, 2 xe GMC, đánh sập 13 nhà, 2 lô cốt và 1 nhà máy điện. Tiếp đó đại đội đặc công Đ10 tập kích một đơn vị lính Mỹ thuộc Lữ đoàn 173, diệt gọn 1 đại đội, giết được 130 địch tại Đồi Thường; Đại đội đặc công Đ10 tập kích vào sở chỉ huy sư bộ Sư đoàn 22 ngụy diệt 30 tên, đánh sập 2

lô cốt, đốt cháy 2 kho xăng ở tháp Bánh Ít (Tuy Phước) vào ngày 5 tháng 5.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Hè 1968 là mùa hè quân ta ở Bình Định đạt nhiều chiến công trong tiêu diệt xe thiết giáp địch. Trong 20 ngày từ ngày 5 đến ngày 25 tháng 5 năm 1968 bộ đội tỉnh huyện, du kích địa phương phối hợp với các đơn vị chủ lực của Sư đoàn 3 tổ chức trận đánh diệt tăng tại đường số 1 khu vực Phù Mỹ, cánh đồng Mỹ Lộc, Trịnh Vân (Mỹ Trinh, Phù Mỹ), Đèo Nhông, Mồ Côi, Gò Loi (Hoài Ân) diệt 76/100 chiếc xe tăng và xe bọc thép của Lữ đoàn 173 Mỹ. Chiến thắng này đã góp phần đánh bại chiến thuật trực thăng vận – thiết xa vận của Mỹ trong Hè 1968.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Ban chấp hành Tỉnh đội về tiêu diệt địch, các đơn vị vũ trang của tỉnh phối hợp với du kích tổ chức tấn công, phục kích, tập kích địch tại nhiều vị trí trên khắp các địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại các huyện phía Bắc tỉnh. Ở Hoài Nhơn, trong cả mùa hè, mùa thu và mùa đông đều có những trận đánh diệt nhiều địch. Mở đầu là trận tập kích của du kích xã Hoài Châu diệt 1 trung đội lính bảo an canh gác cầu Ông Tự vào ngày 6 tháng 5. Tiếp đó, sang tháng 7 Tiểu đoàn 53 phối hợp với du kích các xã Hoài Hảo, Tam Quan Nam phục kích trên đường 1 đoạn từ cầu Nước Mặn đi thị trấn Tam Quan diệt 1 đại đội cộng hòa, 2 trung đội công binh Mỹ, loại khỏi vòng chiến 205 địch, bắn cháy 15 xe quân sự, bắn rơi 20 trực thăng. Ngày 9 tháng 10 năm 1968 Tiểu đoàn 53 phục kích diệt 1 đại đội lính cộng hòa, 1 trung đội pháo binh, giết chết 154 tên, bắt sống 3 tên, bắn rơi 7 trực thăng, bắn cháy 2 xe bọc thép, phá hủy 2 pháo 105mm, thu được 21 súng các loại.

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 9

Ở Hoài Ân, du kích xã Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Hảo tổ chức nhiều đợt phục kích diệt địch. Ở Ân Tường, du kích xã đẩy lùi cuộc càn quét của 1 tiểu đoàn địch vào Lộc Giang, diệt 17 tên, làm thương 21 tên khác, bắn rơi 1 trực thăng vào tháng 7 năm 1968. Tiếp đó, tháng 10 năm 1968 du kích nơi đây tiến hành tập kích 1 đại đội biệt kích của Mỹ, giết chết 59 tên, bắn rơi 1 trực thăng.

Ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh, du kích xã Vĩnh Hiệp kiên quyết chống địch càn quét, giết chết 20 tên, bắn rơi 3 trực thăng. Cùng với lực lượng du kích của các

thôn xã, du kích mật cũng hoạt động mạnh mẽ, diệt được nhiều ác ôn, đầu sỏ ở địa phương. Tiêu biểu là du kích mật ở An Nhơn, trong tháng 8 năm 1968 đã diệt được 165 địch.

Tính chung trong năm 1968, bộ đội tỉnh huyện và du kích địa phương đã đánh 2.060 trận, diệt được 16.436 địch, trong đó có 4.600 lính Mỹ, 1.278 lính Nam Triều Tiên, bắt sống 625 tên, thu 779 súng, bắn cháy và bắn hỏng 132 máy bay, 493 xe quân sự, đốt cháy 100 triệu lít xăng. Riêng du kích đã đánh 1.228 trận, loại khỏi vòng chiến 10.792 địch (trong đó có 2.652 lính Mỹ, 363 lính Nam Triều Tiên,

2.546 bảo an, 2.528 cộng hòa, 1.939 dân vệ, 738 binh định, 519 tề điệp ác ôn). Trong các đợt cao điểm tháng 2, 5, 8 năm 1968 du kích đã trực tiếp tham gia tác chiến và đưa ra phía trước từ 2/3 đến 3/4 tổng số. Du kích và bộ đội địa phương đã tấn công đồng loạt đều khắp ở thị xã, quận lỵ và các ấp chiến lược gấp 2,3 lần lực bình thường. Hiệu suất diệt địch ngày càng cao. Trong chiến dịch Xuân năm 1968 du kích diệt được 1.668 địch; đến chiến dịch thu (10/8 đến 10/10) du kích diệt được

1.199 địch trong tổng số 3.378 địch bị giết. Riêng du kích Hoài Nhơn diệt được 379 tên, du kích Phù Mỹ diệt được 287 tên; chiến dịch đông (kí hiệu là chiến dịch K) từ 16 tháng 11 năm 1968 đến tháng 1 năm 1969 du kích diệt được 1.442 địch trong tổng số 3.454 tên, tiêu biểu nhất là Phù Mỹ diệt 626 tên, Hoài Nhơn diệt 296 tên, Vĩnh Thạnh diệt 156 tên, bắn rơi và bắn hỏng 7 trực thăng. Từ sau đợt tổng tấn công nổi dậy tết Mậu Thân phong trào du kích đã phát triển ngay trong thị trấn, thị xã, quận lỵ và vùng ven. Số trận đánh so với năm 1967 tăng gấp 8 lần, có nơi tăng 10 lần. Ví như năm 1967 du kích đánh vào nội thị Quy Nhơn 5 lần, đến năm 1968 đánh 34 lần diệt được 546 địch.

Trong các cách đánh địch thì hình thức phục kích, tập kích, đánh giao thông chiếm 1/2 tổng số trận đánh. Ngoài ra còn du kích còn sử dụng nhiều cách thức đánh khác như lót sẵn bên trong; hóa trang, đánh hợp pháp như du kích ở An Nhơn, Hoài Hảo chặn đường đánh giữa ban ngày; đánh địch bằng mưu mẹo, thậm chí sử

dụng tay không hoặc vũ khí thô sơ để diệt địch, cướp đoạt vũ khí địch như thiếu niên ở Mỹ Thắng, du kích Hoài Châu, nữ du kích Bình Giang; đánh vào kho tàng hậu cứ của địch.v.v.

Như vậy, đến năm 1968 với những chiến thắng vang dội của lực lượng du kích và các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Bình Định đã góp phần quan trọng vào việc làm phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở Bình Định, đồng thời tạo bước đệm vững chắc cho những thắng lợi tiếp theo của phong trào chiến tranh du kích tỉnh trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tiểu kết chương 1

Suốt gần 4 năm tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ Mỹ đã huy động đến mức tối đa các tiềm lực kinh tế quốc phòng, với những âm mưu, thủ đoạn tàn bạo hòng thực hiện biện pháp “bình định” và “tìm diệt” tạo nấc thang để Mỹ tiến xa hơn trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam.

Bình Định trở thành hướng tấn công lớn nhất của Mỹ trong mùa khô 1965 - 1966, đến mùa khô 1966 - 1967 Mỹ tiếp tục đặt Bình Định vào trọng điểm “bình định” và “tìm diệt” ở khu V. Tiếp đó Quy Nhơn, Bình Định được Bộ tư lệnh Quân khu V chọn làm chiến trường trọng điểm trong cuộc tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968. Vì vậy, trong suốt gần 4 năm, khói lửa không lúc nào tắt ở Bình Định. Bằng ý chí, nghị lực phi thường dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh, các tầng lớp nhân dân Bình Định nhất loạt đứng lên đạp bằng khó khăn thử thách giành nhiều thắng lợi vẻ vang, góp phần quan trọng cùng quân dân cả nước đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.

Trong 4 năm đấu tranh chống chiến tranh cục bộ của Mỹ, Đảng bộ tỉnh đã xây dựng và phát triển được thế trận chiến tranh nhân dân, huy động được toàn dân từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị tham gia kháng chiến. Bằng những tấm gương chiến đấu hy sinh dũng cảm của các cán bộ đảng viên đã tạo được niềm tin của dân vào Đảng và cách mạng. Con em nhân dân thế hệ này

sang thế hệ khác nô nức tham gia các lực lượng cách mạng trong tỉnh. Đến năm 1968 Tỉnh ủy đã thành lập được nhiều tiểu đoàn vũ trang như Tiểu đoàn 50, Tiểu đoàn 51, Tiểu đoàn đặc công 405 v.v. Lực lượng dân quân du kích mặc dù có thay đổi về mặt số lượng theo từng năm, tùy ở mức độ ác liệt của chiến tranh, tùy ở mức độ vùng làm chủ của cách mạng mà số lượng du kích tăng hay giảm, song chất lượng du kích luôn ở chiều hướng tăng, nhiều lực lượng du kích khác nhau được ra đời phù hợp với yêu cầu của cách mạng. Qua đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh và qua các lớp huấn luyện đào tạo của Tỉnh đội, Huyện đội, chiến thuật du kích của du kích trên địa bàn tỉnh ngày càng thuần thục, linh hoạt, đem lại hiệu suất diệt địch cao. Xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” như: anh Phạm Tường – du kích Hoài Nhơn được xem là người hùng đâm lê. Trong trận đánh giáp lá cà với quân Mỹ ở Bồng Sơn năm 1966, đồng chí dùng lưỡi lê, báng súng diệt 7 tên Mỹ, bắn chết 28 tên khác, bắn rơi 1 trực thăng. Hai lần đồng chí được phong tặng danh diệu “dũng sĩ diệt Mỹ” cấp ưu tú và “dũng sĩ diệt máy bay”. Nữ du kích Nguyễn Thị Danh, xã đội phó xã Phước Thắng (Tuy Phước) đi đầu trong bám đánh địch. Đồng chí Lê Long Định chiến đấu dũng cảm đến hơi thở cuối cùng. ở Hoài Ân, trong bẻ gãy cuộc hành quân mùa khô 1965 - 1966 của Mỹ nổi lên tên tuổi đồng chí Võ Giữ (Võ Văn Sơn) – xã đội trưởng Ân Thạnh, người trực tiếp kiên cường chỉ huy du kích xã đánh nhiều trận diệt nhiều địch. Năm 1995 liệt sĩ Võ Văn Sơn được tuyên dương anh hùng các lực lượng vũ trang. Du kích Trần Thị Kỷ, là y tá đội du kích xã Nhơn Mỹ, trong lúc làm nhiệm vụ không may bị rơi vào tay giặc (5/1966). Chúng dùng đủ mọi cực hình để tra tấn, thậm chí dùng xăng thiêu sống nhưng chị không khai nửa lời. Sự chiến đấu hy sinh dũng cảm của các anh, các chị du kích đã góp phần tô thắm thêm cho truyền thống cách mạng của du kích Bình Định.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Quân khu 5, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Tỉnh ủy (trong quá trình chỉ đạo Tỉnh ủy có quan tâm hơn đến

tình trạng thiếu cân đối giữa các loại quân; có chỉ đạo cụ thể cho chiến trường trọng điểm và chiến trường phối hợp, giữa 3 vùng chiến lược; đi sâu sát chỉ đạo biện pháp trụ bám diệt ác phá kèm xây dựng thực lực bên trong, Tỉnh ủy và các cấp ủy cơ sở thường xuyên tổ chức các đợt chỉnh huấn, kiểm điểm sau mỗi chiến dịch v.v.) phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến rõ rệt qua từng chiến dịch, từng kế hoạch và từng năm, tạo cơ sở điều kiện cho sự phát triển phong trào cách mạng ở Bình Định trong những năm sau.

CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH GÓP PHẦN KẾT THÚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1969-1975)

2.1. Lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích góp phần đánh bại về cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ( 1969-1973)

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử

Sau 4 năm trực tiếp đương đầu với quân xâm lược nhà nghề Mỹ và đồng minh, quân và dân ta ở miền Nam tin tưởng hơn vào sức mạnh của chính mình, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, tin tưởng vào sự toàn thắng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mậu Thân 1968 càng làm sáng tỏ hơn nữa điều này. Xuân năm 1968, lần đầu tiên quân dân ta ở miền Nam đồng loạt nổi dậy tấn công vào tận hang ổ, sào huyệt của kẻ thù. Mặc dù chúng ta không giành được thắng lợi trọn vẹn như dự kiến, song qua sự kiện này cùng với những chiến thắng vang dội của quân dân miền Bắc trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của Mỹ đã chính thức đánh dấu sự phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ. Hàng chục nghìn lính Mỹ và đồng minh phải bỏ mạng trên chiến trường miền Nam. Hàng loạt kế hoạch của kẻ chủ mưu bị thất bại. Hàng nghìn cuộc càn quét quy mô lớn của chúng ở miền Nam nói chung, ở Bình Định nói riêng bị phá banh. Đây là cơ sở tiền đề quan trọng cho đồng bào chiến sĩ miền Nam, đồng bào Bình Định tiến lên tiêu diệt kẻ thù trong thời gian tới.

Với Mỹ, sau 4 năm dốc toàn tâm, toàn lực vào miền Nam Việt Nam Mỹ vẫn không thực hiện được tham vọng của mình. Với sứ mệnh đến Việt Nam vực dậy tinh thần bọn tay sai Ngụy quyền, tiêu diệt chủ lực đối phương, cuối cùng cái mà Mỹ đón nhận lại là sự sa sút mãnh liệt về tinh thần, sự rụng rời của niềm tin, còn quân lực Việt Nam cộng hòa mất lý trí, hụt hẫng trước cái mà họ thần tượng là “sức mạnh Mỹ”. Tuy nhiên, khi tham vọng chưa hoàn toàn bị dập tắt, thì Mỹ vẫn cúi đầu tiến vào con đường hầm trong cuộc chiến ở Việt Nam. Năm 1969 lên làm tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023