Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 8

từ tháng 4 tới, giảm 3% so với chi tiêu cho giai đoạn 5 năm kết thúc vào tháng 3.2010, do công nợ của nước này đã tăng gấp đôi GDP. Trong bản chỉ đạo đã gọi chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên là “nhân tố làm bất ổn nghiêm trọng và hiện hữu đối với an ninh của đất nước chúng ta cũng như khu vực”[59].

Ngày 25.12.2011 Thủ tướng Noda Nhật Bản đến thăm Trung Quốc và đã có các cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Bắc Kinh. Trong chuyến thăm phía Nhật bày tỏ mối quan tâm cần được giải quyết liên quan đến quan hệ Nhật-Triều là hậu quả sự kiện CHDCND Triều Tiên bắt cóc con tin Nhật Bản và báo chí cho rằng phía Nhật đã nhờ các nhà lãnh đạo Trung Quốc tác động với phía CHDCND Triều Tiên. Vì Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 22.12.2011 đã nói với các nhà báo rằng chẳng cần phải nói thì ai cũng biết Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bắt cóc con tin giữa CHDCND Triều Tiên và Nhật Bản. Ông khẳng định rằng, phía Nhật Bản sẽ nhờ Trung Quốc giúp giải quyết vấn đề này.

Ngày 19.12.2011 sau khi nghe thông tin chủ tịch Kim Jong Il qua đời, Thủ tướng Nhật Noda đã triệu tập một cuộc họp khẩn với các bộ trưởng cấp cao. Ông cho hay, ông đã lệnh cho các quan chức Nhật tăng cường thu thập thông tin tình báo về CHDCND Triều Tiên, phối hợp chặt chẽ với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc và chuẩn bị cho bất kỳ diễn biến bất thường nào nữa. Tuy nhiên Nhật hi vọng cái chết của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il sẽ không có tác động tiêu cực đối với an ninh bán đảo Triều Tiên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura cho biết trong cuộc họp báo khẩn.

Như vậy có thể thấy rằng càng ngày Nhật càng nỗ lực thể hiện thiện chí muốn bình thường hóa quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Nhật Bản muốn tiến đến một quan hệ toàn diện hơn, cân bằng hơn với CHDCND Triều Tiên, phục vụ lợi ích của Nhật ở khu vực và nâng cao vị thế của Nhật trên trường chính trị quốc tế. Tuy vậy trong các chính sách chính trị của Nhật với CHDCND Triều Tiên vẫn thể hiện sự kiềm chế, thận trọng lẫn gay sức ép đối với CHDCND Triều Tiên.

Sau chiến tranh lạnh Nhật Bản cũng đã thay đổi trong chính sách kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên. Những chính sách này ít nhiều bị ảnh hưởng bởi vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố có vũ khí hạt nhân, trong chính sách kinh tế của Nhật các mặt hàng hạn chế xuất khẩu sang CHDCND Triều Tiên đã được tăng lên. Đặc biệt trong đó có những mặt hàng có thể bị dùng vào việc chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân. Đồng thời, Nhật tăng cường mức độ kiểm tra các doanh nghiệp có liên quan đến CHDCND Triều Tiên và ngăn chặn CHDCND Triều Tiên chuyển ma túy, tiền giả sang Nhật.

2. 2.2 Đối với Hàn Quốc

Mối quan hệ của Nhật Bản với Hàn Quốc cũng giống như với CHDCND Triều Tiên luôn gặp phải một rào cản lớn đó là sự thù hận của nhân dân về quá khứ cai trị của thực dân Nhật trên bán đảo Triều Tiên suốt 36 năm (1910-1945). Điều đó khiến cho việc đàm phán về bình thường hóa quan hệ hai nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến tháng 12.1965 Nhật- Hàn chính thức bình thường hóa quan hệ.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nội dung xuyên suốt chính sách của Nhật đối với Hàn Quốc chủ yếu là về mặt kinh tế. Đó là do nhu cầu tái thiết đất nước, phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai của Nhật Bản. Về mặt chính trị- an ninh Nhật chỉ duy trì những cam kết quân sự với Hàn Quốc. Nhật Bản cũng không gắn lợi ích an ninh, quân sự với việc viện trợ kinh tế và quan hệ kinh tế- thương mại với Hàn Quốc.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã thay đổi chính sách đối với hai nước bán đảo Triều Tiên, với thay đổi đó, Nhật đã tích cực đẩy mạnh chính sách ngoại giao xin lỗi với Hàn Quốc, coi đó là bước đi cải thiện và nâng cao mối quan hệ toàn diện với Hàn Quốc[7, tr160]. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay, trong tất cả các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước, các thủ tướng Nhật và cả Nhật hoàng đều chủ động xin lỗi trước những hành động mà Nhật đã làm trong quá khứ đối với nhân dân Hàn Quốc. Trong chuyến thăm Hàn Quốc ngày 10.1998, thủ tướng Nhật Keizo Obuchi (cẩm quyền năm 1998-2000) ngoài việc

công nhận sự thực lịch sử về việc thực dân Nhật đã gây ra cho nhân dân Hàn Quốc, trong Tuyên bố chung giữa hai nước còn chính thức ghi lại lời xin lỗi chân thành của Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, Nhật Bản còn thể hiện sự hối lỗi bằng những hành động cụ thể, đó là chi 100 tỷ Yên cho một chương trình dự án thời hạn 10 năm nghiên cứu lịch sử, đất nước và con người châu Á trong đó có Hàn Quốc, hỗ trợ riêng 10 tỷ Yên xây dựng các trung tâm dạy nghề cho phụ nữ Hàn Quốc và các nước châu Á. Mặc dù chưa xóa bỏ được nghi kỵ nhưng bằng những hành động đó, Nhật Bản phần nào đã cải thiện được hình ảnh của mình trong mắt người dân Hàn Quốc.

Nhật Bản cũng chú trọng mở rộng các kênh đối thoại song phương nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. Gần đây, hầu như năm nào Nhật – Hàn cũng có các cuộc gặp cấp cao chủ yếu bàn về vấn đề quan hệ quốc tế, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tại hội nghị thượng đỉnh Nhật-Hàn vào tháng 7.2004, nhân dịp thủ tướng Nhật J.Koizumi đến Hàn Quốc, hai bên đã thống nhất chọn năm 2005 là năm kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ hai nước, đồng thời thỏa thuận sẽ tổ chức thường niên các cuộc hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước.

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 8

Đối với vấn đề quá khứ để lại, nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với đảo Takeshima và vấn đề sách giáo khoa lịch sử của Nhật (phần lịch sử Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên), Nhật Bản luôn muốn cùng Hàn Quốc giải quyết một cách hòa bình thông qua các kênh ngoại giao.

Về mặt quân sự, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật đã nâng cao hơn việc hợp tác quân sự với Hàn Quốc và cả hợp tác ba bên Mỹ - Nhật – Hàn. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do mối đe dọa ngày càng gia tăng từ CHDCND Triều Tiên nhất là từ khi CHDCND Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo Taepodong qua vùng trời Nhật Bản vào ngày 31.8.1998. Nhật coi CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia Nhật. Nhật nhận thức được rằng Hàn Quốc cũng có chung lợi ích an ninh với mình. Từ đầu thập niên 90 đến nay, hai nước đã có 156 cuộc gặp gỡ, trao đổi các thông tin an ninh- quân sự, các nhà lãnh đạo quân sự cũng có 48 lần gặp gỡ [60]. Từ năm 1994 đến nay

các cuộc hội thảo về chính sách quốc phòng Nhật- Hàn giữa hai nước được tổ chức thường niên ở Seoul hoặc Tokyo. Các cuộc tập trận Mỹ- Nhật- Hàn được tổ chức đều đặn hai năm một lần. Đặc biệt, sau khi ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác mới hướng tới thế kỷ 20 (10.1998), sự hợp tác an ninh quân sự của hai nước càng phát triển. Đó là việc triển khai hệ thống liên lạc, trao đổi thông tin khẩn giữa quân đội hai nước, thiết lập ba đường dây nóng cho các lực lượng lục quân, không quân, hải quân hai bên…Các hoạt động hợp tác quân sự- an ninh còn được triển khai thông qua cơ chế hợp tác, trao đổi ba bên Mỹ-Nhật- Hàn từ năm 1997 được chính thức hóa và ngày càng thường xuyên hơn. Nhật Bản luôn khẳng định rằng việc liên minh với Mỹ về mặt an ninh- quân sự là có tầm quan trọng đặc biệt đối với Nhật và Hàn Quốc. Có thể thấy được điều này qua những hoạt động hợp tác giữa Mỹ- Nhật-Hàn trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Đó là ngoài việc cùng Hàn Quốc lập nhóm làm việc chung và trao đổi về các biện pháp an ninh để đối phó với nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên, Nhật còn hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc trong các vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Nhật Bản Machimura trong chuyến thăm Hàn Quốc đã tuyên bố Nhật sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Hàn Quốc và trong quan hệ ba bên Mỹ- Nhật – Hàn để giải quyết một cách hòa bình vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thông qua tiến trình đàm phán 6 bên và dựa trên nguyên tắc là giải trừ hoàn toàn, thực sự và chắc chắn vấn đề hạt nhân. Tháng 10 năm 2008, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã gặp nhau thảo luận khả năng và các giải pháp thúc đẩy hợp tác đa phương nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Đồng thời, hợp tác ba bên Hàn Quốc - Trung Quốc - Nhật Bản cũng được chú trọng trong các diễn đàn đa phương khác. Chẳng hạn diễn đàn thượng đỉnh Đông Á (EAC), diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), và đặc biệt hơn là cuộc gặp 3 bên Hàn Quốc - Trung Quốc - Nhật Bản lần đầu tiên tổ chức tại thành phố Fukuoka Nhật Bản tháng 12 năm 2008. Tại đây, các nhà lãnh đạo thảo luận các vấn đề hợp tác kinh tế, môi trường, chống khủng hoảng kinh tế thế giới. Cả ba nhà lãnh đạo cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực tài chính và có những nỗ lực chung

với các đối tác Đông Á trong cuộc chiến chống khủng hoảng kinh tế thế giới. Hội nghị Thượng đỉnh Nhật – Hàn – Trung lần thứ hai được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc với mục đích tìm cách đưa CHDCND Triều Tiên trở lại vòng đàm phán 6 bên, tăng cường hợp tác và tin tưởng lẫn nhau trong khu vực nhằm xây dựng khu vực Đông Á thêm vững mạnh. Như vậy hội nghị lần thứ hai đã mở ra một giai đoạn lịch sử mới, chính phủ Nhật Bản gần gũi hơn các nước Châu Á. Trước khi đến tham dự cuộc họp này, Thủ tướng Nhật BảnYukio Hatoyama đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak ở Hán Thành. Hai bên nhất trí cần có sự thay đổi căn bản trong thái độ của CHDCND Triều Tiên mới có thể giải quyết được cuộc tranh cãi xung quanh chương trình nguyên tử của nước này và còn quá sớm để nới lỏng các áp lực đối với CHDCND Triều Tiên. Ngày 29.5.2010, Hội nghị Thượng đỉnh Nhật – Trung – Hàn lần thứ ba được tổ chức tại đảo Jeju Hàn Quốc, ba nhà lãnh đạo đã thống nhất đưa ra cam kết chung tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, bảo vệ môi trường và giao lưu văn hóa. Bằng việc cam kết sẽ hoàn thành nghiên cứu tính khả thi của thỏa thuận thương mại tự do 3 bên vào năm 2012, vốn đã được tiến hành từ tháng 5.2010, và mở rộng tỉ trọng thương mại trước năm 2020 vì lợi ích tăng trưởng kinh tế khu vực và hội nhập. Cùng nhau phát huy kết quả tại hội nghị biến đổi khí hậu được tổ chức tại Mexico trong năm 2011, kể cả một khuôn khổ hợp tác quốc tế hiệu quả trong lĩnh vực này sau năm 2012, theo các nguyên tắc trong công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, đặc biệt là nguyên tắc chung nhưng có phân biệt rò về trách nhiệm tuyên bố về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là rất có lợi cho sự trường tồn của nền hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Đông Bắc Á nên Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ nỗ lực để đạt được các mục tiêu đề ra trong tuyên bố chung ngày 19.9.2005 thông qua trong cuộc đàm phán 6 bên.

Gần đây nhất, ngày 19.10.2011 trong cuộc hội đàm cấp cao, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã nhất trí sẽ phát triển quan hệ Hàn – Nhật kiểu mới hướng đến tương lai. Tại buổi họp báo được tổ chức sau khi hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, Tổng

thống Hàn Quốc Lee Myung Bak tuyên bố: "Hai bên nhất trí cho rằng việc Hàn Quốc và Nhật Bản duy trì quan hệ hợp tác mật thiết có ảnh hưởng lớn đến hòa bình và thịnh vượng tại khu vực Đông Bắc Á, hai bên nên cùng nỗ lực, phát triển quan hệ Hàn – Nhật kiểu mới hướng đến thế kỉ 20”[61]. Cũng theo Tổng thống Hàn Quốc, hiện nay, quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trên các mặt như đảm bảo an ninh, hợp tác quốc tế tốt hơn bao giờ hết, phát triển quan hệ Nhật – Hàn hướng đến tương lai là xu hướng. Theo ông, hai nước Nhật – Hàn nên lấy không quên lịch sử, hướng tới tương lai làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương. Nhật Bản nên nỗ lực vì vấn đề này. Đáp lại thịnh tình từ phía Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố: "Tuy quan hệ hai nước có lúc gặp khó khăn nhưng nếu lãnh đạo hai nước nhìn quan hệ hai nước theo hướng phát triển và xuất phát từ đại cục thì vấn đề nào cũng có thể khắc phục”[61].

Về kinh tế, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, do tác động của xu thế toàn cầu hóa khiến các quốc gia phải thay đổi chính sách đối ngoại của mình, tăng cường mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Nhật Bản cũng chịu tác động của xu thế toàn cầu hóa, với nhu cầu phát triển kinh tế, trong quan hệ với Hàn Quốc, về kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng cường phát triển quan hệ trên cả ba lĩnh vực: thương mại, đầu tư và ODA.

Trong lĩnh vực thương mại, khối lượng hàng hóa và dịch vụ hai chiều giữa hai nước ngày càng gia tăng, nếu năm 1990 là 29,164 tỷ USD, thì năm 1995 đã là 48,56 tỷ USD chiếm 32% tổng kim ngạch thương mại của Nhật với các nước NIEs. Nhật Bản luôn là nước xuất siêu sang Hàn Quốc, năm 1990 xuất siêu gần 6 tỷ USD, năm 1995 lên tới 14 tỷ USD. Trước tình hình đó, tổng thống Hàn Quốc lúc đó là Kim Young Sam đã tuyên bố phải “giảm xuất siêu mậu dịch của Nhật Bản, lập quan hệ kinh tế cân bằng và cùng có lợi giữa hai nước”. Trên thực tế Hàn Quốc đã thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu hàng hóa Nhật và đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác[15, tr23].

Trong nửa sau thập niên 90, do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ, cả Nhật Bản và Hàn Quốc cùng rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nặng nề, thương mại hai chiều bị giảm sút đáng kể, năm 1998 chỉ còn 27,518 tỷ USD

( trong đó Nhật xuất 15,401 tỷ USD, nhập 12,117 tỷ USD) mức thấp nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Để cải thiện tình trạng này, Nhật đã có nhiều nỗ lực như tổ chức các cuộc tiếp xúc, các cuộc hội đàm song phương, xóa bỏ việc điều tiết đối với nhập khẩu, đặc biệt là tích cực xúc tiến đàm phán về việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương Nhật- Hàn[15, tr23].

Trong lĩnh vực đầu tư, do Hàn Quốc vốn là một quốc gia dân tộc chủ nghĩa, có tư tưởng dân tộc rất cao và cùng với quá khứ xâm lược của Nhật Bản nên sự đầu tư của Nhật Bản rất hạn chế. Để cải thiện tình hình, cả chính phủ lẫn các doanh nghiệp Nhật Bản đã có nhiều hoạt động tích cực như tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát môi trường đầu tư, tổ chức các hội nghị chung về vấn đề thúc đẩy đầu tư. Kết quả là đầu tư của Nhật vào Hàn Quốc nhiều năm nay duy trì ở mức 400 triệu USD /năm. Hàn Quốc cũng đã bắt đầu đầu tư sang Nhật, dù khối lượng không lớn, nhưng là thành công đáng kể của Nhật trong chính phát triển kinh tế toàn diện với Hàn Quốc.

Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật cho Hàn Quốc cũng giống như những nước khác, được thực hiện dưới hai hình thức cho vay với lãi suất thấp và viện trợ không hoàn lại. Trong viện trợ không hoàn lại cho Hàn Quốc, Nhật Bản chủ yếu tập trung hợp tác kỹ thuật, hỗ trợ cho Hàn Quốc phát triển nguồn nhân lực với cách thức chuyển giao công nghệ và tri thức khoa học cho Hàn Quốc. Khi Hàn Quốc phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997-1998, Nhật Bản đã hỗ trợ cho Hàn Quốc 10 tỷ USD trong cả gói 58 tỷ USD của quỹ tiền tệ quốc tế (IFM) cho nước này. Ngoài ra Nhật Bản còn thông qua ngân hàng xuất nhập khẩu hỗ trợ thêm 4 tỷ USD nữa giúp Hàn Quốc khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính- tiền tệ[5, tr12].

Trong chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế với Hàn Quốc của Nhât Bản là những nỗ lực nhằm đi đến ký kết hiệp định mậu dịch tự do (FTA). Các nhà lãnh đạo hai nước cũng đã xúc tiến thành lập Diễn đàn doanh nghiệp FTA Nhật – Hàn tháng 9.2000, nhóm nghiên cứu chung FTA Nhật- Hàn (7.2002). Trên cơ sở nghiên cứu chung của nhóm này, tại hội nghị thượng đỉnh Nhật – Hàn được tổ

chức tại Bangkok (Thái Lan) ngày 20.10.2003, lãnh đạo hai nước đã đàm phán để đi đến ký kết FTA.

Ngày 22.8.2010 là kỷ niệm 100 năm Hàn Quốc bị rơi vào tay thực dân Nhật Bản. Kỷ niệm sự kiện này, Hàn Quốc và Nhật Bản đều bày tỏ mong muốn khép lại quá khứ hướng tới tương lai, xây dựng một mối quan hệ phù hợp với bối cảnh mới. Đặc biệt, trên phương diện kinh tế, hai nước bước vào thời kỳ được gọi là Quan hệ Hàn-Nhật giai đoạn 3.0 (giai đoạn bắt tay cùng hợp tác phát triển) sau khi đã trải qua giai đoạn 1: Kháng Nhật và giai đoạn 2: Vượt Nhật trong 1 thế kỷ qua. Có nghĩa là giai đoạn hai quốc gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh để cùng phát triển. Đây là mục tiêu quan hệ Hàn- Nhật đang hướng tới. Nếu Hàn Quốc thay đổi một chút nhận thức về Nhật Bản, thì có thể thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản và chuẩn bị cơ sở cho giai đoạn mới này.Giờ đây, Hàn Quốc đang đứng ở ngã rẽ quan trọng trong quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Đó là do thứ nhất, sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc đang thách thức cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Từ trước đến nay, hai nước đều duy trì quan hệ đối ngoại với trọng tâm là Mỹ, bởi vậy sự nổi lên của thế lực mới Trung Quốc có thể khiến hai nước rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Trong bối cảnh ấy, Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ có cách duy nhất bắt tay hợp tác với nhau, duy trì một mối quan hệ đa phương với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc. Lý do thứ hai, Hàn Quốc và Nhật Bản có cơ cấu công nghiệp tương đối giống nhau, là những nước tiêu thụ nhiều năng lượng và đặt trọng tâm công nghiệp sản xuất chế tạo. Vì vậy, cả hai nước cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự nhau như năng lượng, biến đổi khí hậu... rất cần có sự hợp tác để giải quyết hiệu quả. Cuối cùng, sự phát triển trong quan hệ Hàn-Nhật thậm chí có thể đem lại những hiệu quả phái sinh cho sự phát triển chung của khu vực châu Á. Như trường hợp của hai nước Đức và Pháp, nếu hai nước này không bắt tay với nhau thì chưa chắc bây giờ đã có sự tồn tại của Liên minh châu Âu. Bối cảnh quốc tế mới cùng sự tương đồng trên nhiều phương diện khiến cho việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trở nên quan trọng

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí