* Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Bảng 14: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Vĩnh phúc | Bình Dương | |
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho rằng các quan chức cấp tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong khuôn khổ pháp luật | 91,41 | 90,83 |
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho rằng các quan chức cấp tỉnh sáng tạo và nhanh nhạy trong khuôn khổ pháp luật để giải quyết các vấn đề doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải | 83,33 | 85,05 |
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho rằng tất cả các sáng kiến tốt đến từ chính quyền tỉnh, nhưng chính quyền Trung ương lại làm hạn chế việc thực hiện các sáng kiến này | 38,46 | 43 |
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho rằng không có sáng kiến nào có chất lượng được đề xuất ở cấp tỉnh, tất cả các chính sách tốt đều từ chính quyền | 21,55 | 22,22 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Pháp Lý Về Đầu Tư Của Một Số Quốc Gia Châu Á
- Fdi Định Hướng Thị Trường Của Hai Tỉnh Vĩnh Phúc Và Bình Dương
- Chi Phí Về Thời Gian Và Việc Thực Hiện Các Quy Định Của Nhà Nước
- Chỉ Số Thành Phần Tính Minh Bạch Cả Nước Năm 2008
- Quan Tâm Đào Tạo Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
- Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Bình Dương | |
|
|
(Nguồn: http://www.pcivietnam.org)
* Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân
Bảng 15: Chỉ số phát triển khu vực kinh tế tư nhân
Bình Dương | Vĩnh Phúc | |
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin thị trường do các cơ quan của tỉnh thực hiện | 34,86 | 29,10 |
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với chất lượng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh do các cơ quan của tỉnh cung cấp | 30,00 | 24,17 |
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với chất lượng dịch vụ công nghệ và các dịch vụ khác liên quan đến công nghệ mà các cơ quan của tỉnh cung cấp | 39,80 | 33,87 |
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với chất lượng dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại và triển lãm thương mại mà các cơ quan của tỉnh cung cấp | 47,06 | 38,10 |
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với chất lượng chính sách phát triển khu/cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh | 72,90 | 62,99 |
Tỉnh Bình dương | |
|
|
(Nguồn: http://www.pcivietnam.org)
Hai chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân cả hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương đều đứng đầu khu vực với mức điểm cao.
3.2. Các ưu đãi đầu tư và xúc tiến đầu tư mà hai tỉnh dành cho hoạt động FDI
3.2.1. Các ưu đãi và xúc tiến đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc
Ngoài những chính sách chung của cả nước mà chính phủ đã dành cho các chủ đầu tư, Vĩnh Phúc thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều chính sách ưu đãi riêng hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư như:
- Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại địa bàn huyện Lập Thạch và các xã miền núi của các huyện Tam Dương, Mê Linh, Bình Xuyên được miễn thuế thêm 8 năm; đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm.
- Các dự án thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây được miễn 100% tiền thuê đất: đầu tư khu chung cư cao tầng (từ 3 tầng trở lên) để cho thuê đô thị, phục vụ KCN, cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí phục vụ nhân dân, chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc. Hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, cụm CN được hỗ trợ 8%, sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%, Có vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên và sử dụng 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%, chế biến nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu của tỉnh Vĩnh Phúc và sử dụng từ 50% lao động trở lên được hỗ trợ 15%. Đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp vùng đồng bằng các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc được hỗ trợ 20%. Đầu tư khu chung cư cao tầng (từ 3 tầng trở lên) để cho thuê đô thị, phục vụ KCN, cụm công nghiệp ở thị xã Vĩnh Yên, các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, y tế, giáo dục được hỗ
trợ từ 50-100%. Đầu tư sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên và các cụm công nghiệp ở Vĩnh Yên được hỗ trợ 100% (không tính đất trồng lúa). Mức hỗ trợ nêu trên không vượt quá 2 tỷ đồng. Trường hợp dự án đáp ứng được nhiều điều kiện thì chỉ được hưởng ưu đãi của điều kiện có mức ưu đãi cao nhất.
- Hỗ trợ tiền vay: Dự án đầu tư trong nước để xây dựng chung cư cao tầng (từ 3 tầng trở lên) nhà ở cho thuê đô thị, phục vụ KCN, cụm CN và các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh có thể được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng cho từng dự án cụ thể.
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh: Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định này là dự án đầu tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng/người. Trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 200.000 đồng/người.
- Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng: Tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào của KCN, cụm CN, khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung, khu quy hoạch chi tiết KCN, cụm CN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự án đầu tư vào các địa bàn ngoài KCN, cụm CN theo yêu cầu của tỉnh gắn với vùng nguyên liệu được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng đường giao thông, đường cấp nước ngoài hàng rào khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán.
Xác định được bước đi đúng, Vĩnh Phúc đã trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư khi đến hoạt động tại tỉnh. Trong khi cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách hành chính, chưa thực thi cơ chế "một dấu, một cửa", Vĩnh Phúc đã tiên phong làm được điều này, các nhà đầu tư khi đến với Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian theo quy định của TW khi làm thủ tục xin cấp phép đầu tư
Cụ thể: Thời hạn cấp phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi thời gian tối đa kể từ ngày Ban Quản lý các Khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch - Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp phép đầu tư được quy định như sau:
- 03 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư;
- 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư;
- 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư.
Triển khai dự án: sau khi được cấp phép đầu tư, thời gian tối đa (không kể ngày nghỉ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi hoàn thành các công việc sau đây cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng của tỉnh được quy định như sau:
+ 50 ngày hoàn thiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng đối với dự án ngoài KCN, cụm CN hoặc trong KCN, cụm CN nhưng chưa giải phóng mặt bằng;
+ 10 ngày hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể cả khâu đo đạc, lập bản đồ địa chính tại các điểm giải phóng xong mặt bằng;
+ 8 ngày hoàn thành việc cấp mã số thuế, mã số hải quan, xác nhận kế hoạch xuất nhập khẩu;
+ 5 ngày hoàn thành việc khắc con dấu;
+ 10 ngày đối với việc giải quyết xong thủ tục xây dựng.
3.2.2. Các ưu đãi đầu tư và xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh có bề dày lịch sử trong lĩnh vực thu hút FDI. Với vị trí tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, do đó giá cho thuê đất là lợi thế so sánh của tỉnh đối với các vùng lân cận; các dịch vụ cung ứng cho các Khu công nghiệp và các dự án đầu tư như: điện, nước, lao động, thông tin…tỉnh Bình Dương đã đầu tư bảo đảm nguồn để cung cấp cho các nhà đầu tư. Đây là các yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư sẽ được hưởng giá cho thuê đất ưu đãi này.
Đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp tập trung, các nhà đầu tư nhất là trên các lĩnh vực điện tử, chế biến nông sản xuất khẩu với công nghệ kỹ thuật tiên tiến sẽ được khuyến khích với giá thuê đất giảm hơn khung giá bình quân.
Đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, quy hoạch phát triển vùng rau xanh sạch để cung cấp cho các khu đô thị, chế biến nông sản, chăn nuôi, đầu tư phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su…ở phía bắc của tỉnh sẽ được khuyến khích như: giá thuê đất giảm, nhà nước đầu tư hỗ trợ hệ thống kỹ thuật hạ tầng…
Riêng về thu nhập doanh nghiệp, tỉnh có chính sách ưu đãi như sau:
- Dự án hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ: thuế suất thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 20% thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 02 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 03 năm tiếp theo.
- Dự án xuất khẩu trên 50% sản phẩm, thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 15% thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 02 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 03 năm tiếp theo.
- Dự án thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế suất, khu công nghệ cao, doanh nghiệp chế suất: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp trong vòng 04 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo.
Như vậy rõ ràng về chính sách thu hút đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc hứa hẹn nhiều ưu đãi hơn tỉnh Bình Dương
3.3 Yếu tố khác trong hỗ trợ kinh doanh
Tính minh bạch là một trong những nhân tố quan trọng được các học giả và những nhà nghiên cứu phát triển mạnh nhằm phân biệt được môi
trường nào có lợi cho hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân. Tara Vishwanath và Daniel Kaufman định nghĩa tính minh bạch như sau: “Là sự gia tăng lưu lượng thông tin kịp thời và đáng tin cậy về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị ví dụ như việc cung cấp dịch vụ công, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa…Ngược lại việc thiếu tính minh bạch được hiểu là người nào đó cố ý kiềm tỏa khả năng tiếp cận thông tin hoặc đưa ra thông tin sai lệch hoặc không đảm bảo rằng thông tin được cung cấp là có liên quan và có chất lượng thỏa đáng”. Do vậy để đánh giá hiệu quả tính minh bạch bao gồm năm thuộc tính sau: khả năng tiếp cận, tính công bằng, sự nhất quán, khả năng dự đoán và thái độ cởi mở.
Bảng 16: Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá tính minh bạch của tỉnh
Năm | Tiếp cận tài liệu, văn bản | Tính công bằng và ổn định trong việc áp dụng các văn bản | Khả năng tiên liệu của văn bản | Độ mở trang web | Chỉ số thành phần: Tính minh bạch | |
Nhóm chỉ tiêu thành phần 1 | Nhóm chỉ tiêu thành phần 2 | Nhóm chỉ tiêu thành phần 3 | Nhóm chỉ tiêu thành phần 4 | Nhóm chỉ tiêu thành phần 1+2+3+4 | ||
Bình Dương | 2007 | 1.56 | 1.8 | 0.98 | 3.1 | 7.44 |
Vĩnh Phúc | 1.33 | 1.39 | 1.09 | 3.19 | 7 | |
cả nước max | 1.74 | 1.8 | 1.26 | 4 | 8.56 | |
cả nước min | 0.36 | 0.84 | 0.45 | 0.4 | 2.24 | |
Bình Dương | 2008 | 1.41 | 1.78 | 1.24 | 3.28 | 7.72 |
Vĩnh Phúc | 1.07 | 1.49 | 1.19 | 3.64 | 7.39 | |
Cả nước max | 1.41 | 1.78 | 1.38 | 4 | 7.92 | |
Cả nước min | 0.57 | 0.97 | 0.43 | 0.4 | 2.99 |
(Nguồn: Tự tổng hợp từ PCI 2007 và PCI 2008, theo tài liệu sẵn từ VCCI)
Nhóm chỉ tiêu khả năng tiếp cận thông tin được định nghĩa là sự công bố thông tin kịp thời. Mặc dù theo quy định của pháp luật, tất cả mọi tác nhân và tổ chức đều có quyền tiếp cận thông tin về đất đai và công tác lập kế hoạch của
tỉnh, nhưng trên thực tế, việc tiếp cận thông tin thường xuyên gặp khó khăn. Trong bối cảnh Việt Nam, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu, cản trở sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân vì các khu vực này không được hưởng lợi từ những sáng kiến của mình. Khả năng tiếp cận cũng bao gồm tính sẵn có của các văn bản pháp luật mới, văn bản hướng dẫn thi hành hay những quyết định của tỉnh. Khi những thay đổi luật pháp không dễ tiếp cận, doanh nghiệp chỉ có thể kinh doanh trong vài năm rồi phát hiện ra mình vi phạm pháp luật, đơn giản chỉ vì mình không biết. Trong hầu hết các trường hợp việc thiếu thông tin gây nhiều tổn hại cho doanh nghiệp nhưng đó luôn là cơ hội để các công chức khai thác tình trạng thông tin bất cân xứng để trục lợi. Ngược lại doanh nghiệp dù đã đủ điều kiện để kinh doanh hay đáng ra được hoàn thuế nhưng lại không được hưởng những lợi ích đó chỉ vì không biết. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong năm 2007, cả nước có chỉ tiêu tiếp cận tài liệu văn bản đạt giá trị lớn nhất ở mức 1.74 và thấp nhất ở mức 0.36. Hai tỉnh Bình Dương và Vĩnh Phúc lần lượt đạt ở mốc điểm 1.56 và 1.33. Ở ngưỡng này là khá cao so với mức chung của cả nước, và hai tỉnh dường như có lợi thế trong việc minh bạch hóa quá trình tiếp nhận thông tin của các doanh nghiệp đối với các văn bản luật pháp. Tuy nhiên nếu chỉ xét riêng hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương ta nhận thấy rõ ràng các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương được tiếp cận với các văn bản luật và nắm được sự thay đổi hay những nhân tố mới trong luật sớm hơn và chi tiết hơn các doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc. Và đến năm 2008, chỉ tiêu tiếp cận các tài liệu văn bản của cả nước đã giảm xuống, từ mức điểm 1.74 đã sụt giảm xuống mức 1.41, trong xu thế chung của cả nước mức điểm mà hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương đạt được cũng giảm chỉ còn lại mức 1.41 và 1.07, và tỉnh Bình Dương vẫn đi trước tỉnh Vĩnh Phúc. Như vậy, qua các năm chúng ta đều thấy cả hai tỉnh đều đứng ở vị trí cao so với cả nước nhưng tỉnh Vĩnh Phúc luôn ở mức thấp hơn tỉnh Bình Dương.