Lãnh Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Góp Phần Kết Thúc Thắng Lợi Cuộc Kháng Chiến (1973-1975)

2.567 hầm trú ẩn, 30.783m rào, 13.975m giao thông hào, gài 180 quả lựu đạn, 380 quả pháo cải tiến, 137 bom bi, 35 phòng tuyến chiến đấu, 39 bãi chông. Bố phòng chặt 25 đồi, 300 công sự, phát triển 118 công sự mật, vót và cắm 2.600.000 cây chông. [120; tr13]

Như vậy ba mũi giáp công quân sự, chính trị và binh vận đã được các lực lượng vũ trang trong tỉnh vận dụng một cách thành thạo đem lại hiệu suất diệt địch cao, góp phần quan trọng vào đập tan kế hoạch “bình định cấp tốc” của Mỹ và tay sai.

Sang năm 1970 địch đẩy mạnh một bước kế hoạch “bình định cấp tốc” ở Bình Định. Một mặt chúng tăng cường phòng thủ, thiết quân luật, thanh lọc quần chúng v.v ở thị xã, thị trấn, đồng thời tăng cường giải tỏa vùng ven, vùng bàn đạp, các trục đường giao thông chiến lược. Mặt khác, ra sức càn quét quy mô lớn vào vùng căn cứ, giáp ranh, nống lấn vùng giải phóng của ta với nhiều hình thức, thủ đoạn gian ác. Đặc biệt từ tháng 7 năm 1970 khi chuyển sang kế hoạch “bình định đặc biệt” thì những thủ đoạn thâm độc càng được tăng cường sử dụng. Song song với lấn đất giành dân, địch dùng hệ thống chốt điểm hòng kẹp chặt dân tại chỗ. Số chốt điểm không ngừng tăng lên theo thời gian từ 165 chốt cuối năm 1968 tăng lên 439 chốt điểm năm 1970.

Trước âm mưu và hành động của địch, Khu ủy nêu rõ: “động viên sự nỗ lực cao nhất của 3 thứ quân kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, đẩy mạnh du kích chiến tranh…”[40; tr19]

Được sự chỉ đạo của Khu ủy, Thường vụ Tỉnh ủy nhanh chóng tổ chức họp mở rộng vào ngày 30 tháng 1 năm 1970 nhằm đánh giá lại tình hình và đề ra chủ trương mới, quyết tâm đánh bại kế hoạch “bình định” của địch, giữ thế chiến trường.

Theo số liệu chưa đầy đủ, từ ngày 25 tháng 12 năm 1969 đến ngày 10 tháng 12 năm 1970 Bình Định cùng với toàn Khu tổ chức 3 chiến dịch lớn với tổng số 185 ngày. Bên cạnh đó tỉnh còn tổ chức 2 đợt hoạt động kéo dài 63 ngày.

248 ngày nằm trong chiến dịch, 3 thứ quân của tỉnh đã đánh 2.183 trận gồm

424 trận tập kích, 195 trận phục kích, 141 phản kích, 46 pháo kích, 216 đột kích, 504 đánh càn, 41 đánh lót, 93 đánh cải trang, 109 đánh mìn, 97 đánh lựu đạn, 29 đánh thuốc, 68 bắn máy bay, 145 pháo cải tiến, 125 trận bắn bia. Hầu hết các khu kho lớn, các sân bay, quận lỵ thị trấn trên địa bàn tỉnh đều bị ta tấn công. Hoạt động đều, liên tục trên khắp các địa bàn của tỉnh là thành quả của lực lượng dân quân du kích. Với 1.248 trận đánh bao gồm: 146 trận tập kích, 99 trận phục kích, 38 trận phản phục kích, 1 trận pháo kích, 152 trận đột kích, 300 trận đánh càn, 14 trận đánh lót, 27 đánh cải trang, 68 đánh mìn, 89 đánh lựu đạn, 25 đánh thuốc, 127 đánh pháo cải tiến, 120 bắn bia, 42 bắn máy bay. Lực lượng du kích tự vệ đã loại khỏi vòng chiến 6.291 địch chiếm 37% tổng số địch bị tiêu diệt trong tỉnh, thu 178 súng với 10.750 viên đạn, đánh sập 3 nhà, 4 lô cốt, 7 cầu, phá hỏng 200m ống dẫn dầu, phá hủy 165 xe quân sự, bắn rơi 50 máy bay, đốt cháy 2 bồn xăng với hơn 10 triệu lít. [121; tr7] Sôi nổi nhất là hoạt động của du kích ở các huyện phía Bắc tỉnh. Ở Hoài Nhơn, du kích đánh 355 trận, loại khỏi vòng chiến 1.624 tên địch, đánh sập 4 cầu, phá hủy 80 xe quân sự, bắn rơi 8 máy bay. Du kích huyện Phù Mỹ đánh 293 trận, loại khỏi vòng chiến 1.447 địch, phá hủy 38 xe quân sự, bắn rơi 4 máy bay. Ở Hoài Ân hoạt động của du kích lắng dịu hơn, với 31 trận đánh du kích đã loại khỏi vòng chiến 1.434 địch, thu được 39 súng, phá hủy 6 xe quân sự. Ở Phù Cát, du kích đánh 99 trận loại khỏi vòng chiến 493 địch. Ở các huyện phía Nam tỉnh, hoạt động của du kích ít sôi nổi, hiệu suất diệt địch cũng ít hơn các huyện phía Bắc tỉnh. Du kích huyện Tuy Phước đánh 33 trận loại khỏi vòng chiến 75 địch. Du kích huyện An Nhơn đánh 68 trận, loại khỏi vòng chiến 224 địch. Du kích Bình Khê đánh 36 trận loại được 516 địch. Ở thị xã Quy Nhơn, du kích đánh 46 trận loại được 307 địch. Ở các huyện miền núi du kích chủ yếu chống càn. Tiêu biểu là du kích Vĩnh Thạnh đánh 258 trận trong đó có 146 trận đánh càn, loại khỏi vòng chiến 1.305 địch, bắn rơi 29 máy bay.

Ngoài diệt địch, lực lượng du kích còn hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá kèm

giành dân làm chủ. Năm 1970 du kích đã phát động nhân dân của 53 xã trong toàn tỉnh, huy động 480.725 lượt người tham gia bắt cải tạo tề điệp, phá 4 khu dồn, 3 ấp chiến lược, đào đường, đắp ụ, cải biến địa hình v.v. Có 61 thôn, 34 xóm với 90.938 dân đã giành được quyền làm chủ; 79 thôn, 42 xóm với hơn 72.000 dân đang trong tình trạng tranh chấp; 76 thôn với khoảng 60.000 dân trong tình trạng lỏng kẹp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Song song với hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt kẹp giành quyền làm chủ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng cũng được phát động dưới nhiều hình thức như đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, chống phản kích, chống bình định, chống bắt lính gom dân v.v. Theo số liệu thống kê, đã có 781 cuộc đấu tranh tại chỗ huy động

300.530 lượt người tham gia. Có 404 cuộc nổi dậy huy động 293.215 lượt người, rải

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 12

15.020 truyền đơn, treo 391 cờ, 6000 khẩu hiệu, 4.540 báo lệnh trấn áp.

Công tác binh vận cũng được chú trọng. Với hơn 20.000 lượt người tham gia binh vận dưới nhiều hình thức đã làm nổ ra 15 vụ binh biến, làm rã ngũ 35 trung đội thanh niên chiến đấu và phòng vệ dân sự (tổng cộng 3.500 người). Tổ chức 16 lần nội ứng diệt được 57 tên, làm thương 36 tên khác, thu được 23 súng. [121; tr25]

Những thành tích cũng như hạn chế của phong trào du kích chiến tranh năm 1970 là bài học kinh nghiệm quý giá cho phong trào này trong năm 1971.

Thất bại nhục nhã ở Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và vùng Ba biên giới đánh dấu sự khủng hoảng, yếu thế của địch. Mọi cố gắng của Mỹ trước thời điểm rút cơ bản quân về nước đều không thành. Chớp cơ hội này, quân và dân Bình Định tiếp tục vùng lên theo tinh thần cuộc họp Thường vụ Tỉnh ủy mở rộng và Hội nghị du kích chiến tranh cuối năm 1970 với mục tiêu giành và giữ dân. 1.621 trận đánh, 3 thứ quân của tỉnh đã loại khỏi vòng chiến 8.843 địch. Thu 581 súng các loại. Đánh sập 172 cầu cống. Bắn cháy 296 xe quân sự. Bắn rơi 23 máy bay. Bắn chìm 3 tàu thủy. Phá hủy 142 kho bom đạn, 9 đầu máy và 42 toa tàu. Giải phóng 60 thôn với 32.750 dân, chưa tính 3 huyện miền núi. Làm chủ 78 thôn với 81.882 dân, tranh chấp 83 thôn có 67.551 dân, lỏng kẹp 71 thôn có 43.405 dân. [45; tr183] Trong nửa

đầu năm 1971 bộ đội tỉnh huyện và các đơn vị binh chủng đặc công, công binh hoạt động mạnh ở khu vực hậu cần của địch và các chốt điểm Mỹ Trang, Vạn Thiết (Mỹ Châu), Vạn Định, Tân Ốc, Vạn Phúc (Mỹ Lộc), Tam Quan, Bồng Sơn v.v. Ở nửa sau năm 1971 hoạt động diệt địch chủ yếu giao cho bộ đội huyện và dân quân du kích. Nhìn chung hoạt động của lực lượng dân quân du kích tỉnh năm 1971 lắng dịu hơn năm 1970. Với 483 trận đánh độc lập, năm 1971 là năm lực lượng du kích tỉnh tổ chức ít trận đánh nhất kể từ năm 1965 cho đến thời điểm này. Chủ yếu các trận đánh của du kích đều có sự phối hợp với bộ đội tỉnh, huyện hoặc chủ lực khu nhằm hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung.

Như vậy sự phối hợp đấu tranh của 3 thứ quân tỉnh Bình Định đã giáng một đòn mạnh mẽ vào kẻ thù Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa, góp phần quan trọng trong việc phá vỡ những chương trình “bình định nông thôn” của chúng. Từ phía kẻ thù của chúng ta, chính tờ Diễn đàn thông tin quốc tế của Mỹ số ra ngày 18, 19 tháng 9 năm 1971 nói về sự thất bại của Mỹ ở Bình Định như sau: “Tỉnh Bình Định là một chiến lũy của cộng sản. Đứng về góc độ “bình định”, tỉnh này được xếp vào hàng 44 trong số 44 tỉnh ở miền Nam Việt Nam”.[45; tr183]

Chiến thắng quân dân Bình Định giành được cho đến thời điểm năm 1971 là tiền đề quan trọng cho các lực lượng vũ trang trong tỉnh tiến lên thực hiện những nhiệm vụ chiến lược mà Trung ương Đảng, Quân khu và Tỉnh ủy đặt ra trong cuộc tấn công chiến lược năm 1972 tại đây.

Cuối năm 1971 Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Theo sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh Quân khu 5, Bắc Bình Định sẽ cùng với Bắc Kom Tum và Quảng Nam trở thành địa bàn tiến công trọng điểm của bộ đội chủ lực Quân khu.

Tại chiến trường Bình Định được chia làm hai trọng điểm: trọng điểm phía Bắc tỉnh gồm huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn và 7 xã phía Bắc huyện Phù Mỹ. Trọng điểm phía Nam tỉnh gồm huyện Phù Cát, An Nhơn, Bình Khê, Tuy Phước và các xã

phía Nam của huyện Phù Mỹ, địa bàn chủ yếu nhất là thị trấn Đập Đá và Đông Tuy Phước. Tất cả các chiến trường trọng điểm của tỉnh và Quân khu đều hướng đến mục tiêu tiêu diệt địch, giải phóng nông thôn đồng bằng.

Theo tiếng gọi của Đảng, các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định vùng lên mạnh mẽ trên khắp các địa bàn. Theo số liệu thống kê, từ 25/12/1971 đến 25/12/1972 ba loại quân trong tỉnh đã đánh 2.514 trận gồm 410 trận tập kích, 310 trận phục kích, 120 trận phản kích, 206 trận pháo kích, 19 trận lót tập kích, 211 trận lót phục kích, 504 trận đánh càn, 27 trận đánh mìn, 85 trận đánh bằng lựu đạn, 26 trận đánh cải trang, 31 trận đánh bằng thuốc nổ. Loại khỏi vòng chiến 23.688 địch. Thu 1.547 súng các loại. Phá hủy 217 nhà, 296 lô cốt, 236 xe quân sự, 4 kho xăng. Đánh sập 65 cầu. Đánh chìm 5 tàu thủy. Bắn rơi 33 máy bay, làm hỏng 11 chiếc khác. [119; tr7] Trong suốt chiến dịch Xuân Hè năm 1972, 3 thứ quân của tỉnh phối hợp chặt chẽ với nhau, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ lực của Sư đoàn 3 Quân khu quần nhau với địch ở nhiều hướng đánh: Hoài Ân, chi khu Tam Quan và căn cứ Đệ Đức (Hoài Nhơn) ở phía Bắc. Ở phía Nam tỉnh, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện cùng du kích đồng loạt tấn công tiêu diệt hàng loạt chốt điểm giải phóng hoàn toàn 5 xã thuộc huyện Bình Khê, 30 thôn của huyện Tuy Phước, bao vây quận lỵ An Nhơn, tấn công kho Phú Tài, cảng Quy Nhơn. Mạnh mẽ nhất ở phía Nam tỉnh là đòn tấn công của Tiểu đoàn 50, 52, 8, các đại đội: đặc công Đ10, pháo ĐKB, công binh, 2 đại đội huyện An Nhơn, du kích vào thị trấn Đập Đá ngày 7 tháng 6. Sang chiến dịch Thu các lực lượng vũ trang tỉnh tổ chức thế trận phòng thủ bảo vệ vùng giải phóng.

Theo số liệu thống kê của Ban tổng kết chiến tranh du kích Quảng Ngãi, Bình Định, năm 1972 du kích tỉnh Bình Định tổ chức 1.487 trận đánh độc lập, loại khỏi vòng chiến 9.007 địch. Với gần 1.500 trận đánh, du kích đã góp phần quan trọng cùng với bộ đội chủ lực Quân khu, bộ đội tỉnh, huyện trong giải phóng huyện Hoài Ân và 7 xã phía Bắc huyện Phù Mỹ, hoàn thành nhiều mục tiêu lớn mà Quân

khu đề ra trong đợt tấn công chiến lược năm 1972.

Như vậy 4 năm đương đầu với những âm mưu, thủ đoạn và hành động tàn bạo của Mỹ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, chiến tranh du kích ở Bình Định từng bước trưởng thành lớn mạnh đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của kẻ thù ở đây đồng thời tạo ra thực lực cho các lực lượng vũ trang của tỉnh tiếp tục chiến đấu trong cuộc chiến đánh bọn Việt Nam cộng hòa, đuổi Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

2.2. Lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (1973-1975)

2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử

Tính đến thời điểm đầu năm 1973 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã có sự chuyển mình mạnh mẽ và giành được thắng lợi mang tính quyết định. Sau cuộc tấn công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam, chúng ta không những khai thông được tuyến đường chi viện Bắc – Nam mà còn giáng một đòn chí mạng vào kẻ thù ở hầu khắp các mặt trận trên toàn miền Nam, kéo địch đến gần hơn bàn đàm phán ở Hội nghị Pari.

Trong lúc quân dân miền Nam đang giành được những thắng lợi to lớn ấy thì ở miền Bắc, bằng sự nỗ lực phi thường, quân và dân miền Bắc không những gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa mà còn lập chiến công vang dội trong cuộc chiến đập tan âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Điên cuồng trong cơn giãy chết, suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972 Mỹ đã huy động một khối lượng bom đạn khổng lồ cùng những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất như máy bay B52 đánh phá thủ đô Hà Nội và Hải Phòng. Mỹ hy vọng sự cố gắng cuối cùng này của chúng sẽ giúp Mỹ xoay chuyển được tình thế tại bàn đàm phán ở Pari. Tuy nhiên, 12 ngày đêm trong máu và lửa, quân dân miền Bắc đã dũng cảm kiên cường lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không” đập tan mọi tham vọng của Mỹ buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán ký hiệp định Pari về Việt Nam. Từ đây thế

và lực ở miền Nam nghiêng hẳn về phía cách mạng, tạo ra những thuận lợi căn bản cho cách mạng miền Nam tiến lên giành những thắng lợi mới.

Ngày 27 tháng 1 năm 1973 hiệp định Pari được ký kết. Theo những quy định trong hiệp định này, quân Mỹ và đồng minh sẽ rút hết về nước. Ở miền Nam quân đội Việt Nam cộng hòa chơ vơ, suy sụp và khủng hoảng song chúng vẫn liều mạng xung đột tấn công quân ta ở nhiều nơi.

Trong bối cảnh đó, tháng 10 năm 1973 Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 21 được tổ chức. Hội nghị ra Nghị quyết về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới”. Nghị quyết khẳng định: “con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công….phải kiên quyết tiến công và phản công, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta nhằm đánh bại kế hoạch “bình định” và lấn chiếm của địch, đặc biệt là vùng đồng bằng và vùng giáp ranh” [46; tr418]

Nghị quyết này của Trung ương dẫn lối chỉ đường đưa đến sự chuyển biến căn bản cục diện, tình hình của cách mạng miền Nam.

Ở Bình Định, hiệp định Pari được kí kết nhưng Bình Định chưa một ngày nguôi tiếng súng. Với âm mưu khôi phục địa bàn lấn chiếm như tình trạng trước năm 1972, đồng thời xóa thế da báo, trước ngày ngừng bắn có hiệu lực, Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa tập trung lực lượng tiếp tục đánh phá quyết liệt vào vùng giải phóng của ta, nhất là vào quận lỵ Hoài Ân. Sáng ngày 28 tháng 1 Thiệu ra lệnh cho quân đội Việt Nam cộng hòa thực hiện chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, tiếp tục thực hiện chương trình “bình định” ồ ạt tấn công vào những địa bàn trọng yếu, khu vực đông dân nhiều của của Bình Định.

2.2.2.Quá trình lãnh đạo chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh từ năm 1973 đến năm 1975

Trước âm mưu và hành động của Việt Nam cộng hòa, được sự soi sáng của

Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 21 và Nghị quyết của Quân ủy trung ương trong cuộc họp ngày 1 tháng 6 năm 1973 về “Giữ vững và phát triển chiến tranh nhân dân địa phương ở những vùng địch tiếp tục hành động lấn chiếm, chủ yếu là đồng bằng khu 5…Tập trung lực lượng, chuẩn bị tốt đánh địch những đòn tương đối giòn giã ở những nơi có điều kiện. Những địa phương khác thì duy trì và phát triển tác chiến du kích”, tháng 11 năm 1973 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ IX (Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ V trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước) được tổ chức tại Bình Sơn, Ân Nghĩa, Hoài Ân. Trên cơ sở đánh giá phong trào cách mạng tỉnh từ 1971 đến 1973 Đại hội đề ra nhiệm vụ nhiệm kỳ tới: “ra sức đánh bại chiến lược “bình định”, giành dân, giữ dân, mở rộng quyền làm chủ, phát triển lực lượng ta”… cần “ra sức xây dựng củng cố ba thứ quân ngày càng vững mạnh làm hậu thuẫn cho quần chúng đấu tranh, tham gia xây dựng căn cứ, vận động quần chúng làm kinh tế, đồng thời đánh bại địch nếu chúng liều lĩnh gây chiến tranh trở lại”. [46; tr419]

Cuộc chiến giành và giữ dân vẫn tiếp tục ác liệt trong năm 1973. Ngày 28 tháng 1 năm 1974 Tỉnh ủy Bình Định họp đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm 1974. Về lãnh đạo quân sự, Nghị quyết Tỉnh ủy nêu rõ: “Đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh lên một bước mới. Tấn công và phản công địch, diệt một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh, nhất là diệt các đơn vị đi càn quét lấn chiếm “bình định” đánh phá vùng ta, diệt bức rã, bức rút một số đồn bốt; tích cực hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy ở các vùng có điều kiện, hỗ trợ cho phong trào quần chúng đấu tranh chính trị, binh vận ở vùng địch kiểm soát. [45; tr194]

Qua hàng loạt các hoạt động quân sự trong năm 1974 quân dân Bình Định phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Sư đoàn 3 thực hiện căng kéo địch ra để đánh. Giành dân được đến đâu, Tỉnh ủy giao cho một số đơn vị của huyện và du kích cùng đặc công phối hợp giữ dân, giữ thế chiến trường đến đó.

Bình định, lấn chiếm bằng biện pháp quân sự là hoạt động chủ yếu và cơ bản

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí