Khó Khăn Khi Hỗ Trợ Người Nghèo Tiếp Cận Chính Sách Và

án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020. Mục tiêu của Kế hoạch được xác định: Cùng với cả nước, tỉnh Bình Dương phát triển công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với việc hình thành và phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, ấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội ngày một tốt hơn trên địa bàn của tỉnh, đến năm 2020, ít nhất mỗi, xã, phường thị trấn phải có 1 cộng tác viên công tác xã hội đạt đủ trình độ, năng lực, am hiểu kiến thức để giúp đỡ cộng đồng, cá nhân và nhóm người yếu thế trong xã hội.

Thực tế khảo sát cho thấy, trong 30 nhân viên xã hội được khảo sát thì chỉ có một phần ba là qua đào tạo về CTXH (33,3%). Chính vì trong hỗ trợ người người tiếp cận với các dịch vụ và chính sách xã hội điểm đánh giá ở các tiêu chí khó khăn về chuyên môn là cao nhất như trong bảng 2.9 dưới đây:


Bảng 2.9 khó khăn khi hỗ trợ người nghèo tiếp cận chính sách và

các dịch vụ xã hội:



Trung

bình

Độ

Lệch chuẩn

Bản thân nhân viên thiếu năng lực, kỹ năng, phương

pháp

4,00

1,203

Bản thân nhân viên thiếu tâm huyết với công việc

3,20

1,064

Người nghèo không dủ khả năng để tiếp nhận thông tin

3,13

1,074

Người nghèo không có vốn đầu tư khoa học kỹ thuật

3,00

1,083

Không huy động được sự hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài

2,70

1,022

Chính quyền địa phương không quan tâm

2,38

1,115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Chính sách Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 11


Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài tháng 3/2019

Thấy được thực trạng này, trong những năm triển khai đề án Trung ương về phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp và tình hình thực tế tại tỉnh, trong các năm qua tỉnh Bình Dương đã tập trung tổ chức thực hiện bốn nội

dung của chính sách này gồm: Thông tin, tuyên truyền về nghề CTXH; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn cho đội ngũ làm CTXH các cấp; củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp DV CTXH, và đang trình xây dựng thí điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH; phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH.

2.3.1. Tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề công tác xã hội

Công tác tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân hiểu về nghề CTXH là nội dung được lãnh đạo tỉnh Bình Dương xác định hàng đầu và chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động trong giai đoạn 2011-2015. Tập trung vào các nội dung:

- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mục đích, ý nghĩa của CTXH đối với các đối tượng cần trợ giúp, đặc biệt là các đối tượng: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, người tâm thần, người khuyết tật, người có công với cách mạng, người nghèo, cận nghèo,… trong các cơ sở BTXH, trường học, bệnh viện, tòa án,… và trong cộng đồng.

- Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về định hướng, nội dung, giải pháp phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp để trợ giúp tốt cho đối tượng, góp phần an sinh xã hội.

- Định hướng để người dân nhận biết về loại hình, phương thức, nội dung, tôn chỉ, mục đích hoạt động của nghề CTXH để biết sử dụng DV CTXH. Đồng thời, tuyên truyền những kinh nghiệm có liên quan đến nghề CTXH từ thực tiễn của tỉnh.

Đã sử dụng kết hợp nhiều hình thức, công cụ truyền thông trong tuyên truyền về nghề CTXH. Trong những năm qua đã phát hành 20.000 tờ rơi, tổ chức được một năm 10 lớp tập huận cho đội ngũ cộng tác viên là cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn và khu ấp. Mỗi năm 300 học viên theo học (đã tổ chức được 04 năm)

2.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn cho đội ngũ cấn bộ làm CTXH các cấp

Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo 03 lớp chuyên ngành công tác xã hội hệ Trung cấp 50 học viên, Đại học với 140 học viên tham gia, trong đó: Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Trường Đại học Thủ Dầu Một, phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ công đoàn tổ chức 01 lớp Trung cấp ngành Công tác xã hội với 50 học viên (khóa 2018-2019), 02 lớp Đại học hệ vừa làm vừa học học ngành Công tác xã hội với 140 học viên.

Tổ chức 36 lớp tập huấn về công tác xã hội với 1.210 đại biểu tham dự gồm: nhân viên công tác xã hội tại các huyện, thị, thành phố, các cơ sở Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, nhân viên làm công tác xã hội tại các xã, phường, thị trấn và nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở cai nghiện ma túy.

Ngoài ra, thực hiện Đề án Phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, để giúp cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp về nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng cần thiết thực hiện công tác giảm nghèo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức lồng ghép phối hợp tổ chức 25 lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng triển khai thực hiện Đề án cho trên 2000 đại biểu, gồm đội ngũ giảng viên nguồn cấp tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp và đại diện các Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Trưởng các ấp, khu phố của 91 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Nội dung tập huấn, gồm: triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh về thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020; hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội đối với người nghèo; hướng dẫn lập kế hoạch giảm nghèo; biểu mẫu tổng hợp, báo cáo và sổ tay ghi chép theo dõi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Hiện nay, gần 60% cán bộ xã, phường, thị trấn và các huyện, thành phố đều được đào tạo chuyên ngành CTXH. Đây là điều kiện và tiền đề quan trọng

trong việc hình thành đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.

- Tỉnh Bình Dương có 12 cơ sở BTXH cung cấp dịch vụ CTXH cho trên 2000 đối tượng yếu thế như: người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, người lang thang xin ăn, người tâm thần, người nghiện ma túy…

- Cơ sở Bảo trợ xã hội công lập: Bình Dương có 03 Cơ sở Bảo trợ xã hội công lập, và 9 cơ sở bảo trợ xã hội dân lập, hàng năm chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy nghề cho trên 2.000 đối tượng người cao tuổi cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, người nghiện ma túy. Trong đó: Ngoài chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng, thực hiện chính sách củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, tỉnh Bình Dương ngoài việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ CTXH cho nhân viên, cộng tác viên nhằm từng bước đưa phương pháp, cách tiếp cận nghề CTXH vào thực tiễn các cơ sở bảo trợ xã hội để nâng cao chất lượng dịch vụ; chỉ đạo cho các cơ sở bảo trợ xã hội công lập phong CTXH, mở rộng thêm chức năng dịch vụ CTXH

2.3.3 Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.

Tỉnh Bình Dương thành lập và duy trì hoạt động mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội cấp huyện và tỉnh bao gồm 17 thành viên, trong đó: 9 cộng tác viên của các huyện, thành phố và 8 cộng tác viên của các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; thành lập Tổ chuyên gia hướng dẫn và hỗ trợ tư vấn tâm lý phục vụ cho đối tượng tại Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội.

Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí 02 cán bộ bán chuyên trách làm công tác giảm nghèo, trẻ em và 01 công chức phụ trách công tác thương binh và Xã hội. Hiện nay, 91/91 xã, phường, thị trấn đã hoàn chỉnh được 02 cán bộ bán chuyên trách phụ trách công tác giảm nghèo, trẻ em và phụ trách công tác thương binh xã hội.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định thành lập mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội, đội CTXH tình nguyện, với 130 thành viên. Nhiệm

vụ của Đội CTXH tình nguyện là tuyên truyền, vận động, theo dõi, quản lý, giáo dục, hỗ trợ người nghiện ma túy, mại dâm, hỗ trợ người nghèo, trẻ em mồ côi, người khuyết tật và các đối tượng xã hội khác.

2.3.4. Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên công tác xã

hội

Các chính sách quy định về vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của nhân

viên CTXH đến nay đã được ban hành gồm: Quy định về mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH tại Thông tư liên tịch 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 19/8/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ gồm mã số; phân hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành CTXH; nhiệm vụ chung; nhiệm vụ cụ thể; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; việc thăng hạng đối với từng chức danh nghề nghiệp viên chức CTXH. Về tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên CTXH xã, phường, thị trấn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 quy định về đối tượng phục vụ, nhiệm vụ, tiêu chuẩn và chế độ phụ cấp đối với cộng tác viên CTXH cấp xã, phường, thị trấn. Và Thông tư số 01/2017/TT- BLĐTBXH ngày 02/2/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm CTXH. Về chế độ tiền lương đối với đội ngũ viên chức công tác xã hội được Chính phủ quy định tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 đối với chức danh nghề nghiệp viên chức CTXH chính, CTXH viên, CTXH cao đẳng, nhân viên CTXH và CTXH viên sơ cấp.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương chỉ bước đầu triển khai và áp dụng thực hiện về tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên CTXH và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm CTXH ở cấp xã, phường, thị trấn và các cơ sở bảo trợ xã hội. Về chế độ tiền lương của cộng tác viên công tác xã hội tình nguyện cấp xã thực hiện theo chế độ quy định riêng của tỉnh ; cộng tác viên công tác xã hội được hưởng phụ cấp là 1.0 so với mức lương cơ bản; Đối với cộng tác

viên công tác xã hội phụ trách trẻ em được hưởng phụ cấp 0.5 mức lươn cơ bản.

Lương theo bằng cấp và mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định. Còn nhân viên đang làm việc tại các cơ sở BTXH áp dụng theo tiêu chuẩn viên chức, bảng lương viên chức vì không đủ điều kiện về năng lực, trình độ để chuyển xếp theo các chức danh nghề nghiệp viên chức CTXH.

2.4. Chính sách đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các cách tiếp cận, phương pháp công tác xã hội đối với người nghèo

2.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn cho đội ngũ cấn bộ làm công tác xã hội các cấp

Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH các cấp là nội dung được tỉnh Bình Dương xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2011-2015. Theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội, đầu năm 2011 tỉnh Bình Dương đã tiến hành điều tra, thống kê đánh giá thực trạng đội ngũ này tại các cơ quan có chức năng trực tiếp đến CTXH ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã gồm: Lao động Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Chữ thập đỏ, Công đoàn, Dân số và Gia đình. Trên cơ sở đó, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ CTXH cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên các cấp.

Về trình độ học vấn, có thể thấy đội ngũ cán bộ xã hội của Bình Dương đa phần có trình độ Đại học. Trong 345 cán bộ cấp xã thì có tới 220 người có trình độ Đại học chiếm 63,8%. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học ở cấp huyện 73,5%. Nhìn chung, về trình độ học vấn, số liệu thống kê cho thấy mặt bằng học vấn là tương đối cao.

Biểu đồ 2: Trình độ học vấn của cán bộ, nhân viên công tác xã hội ở Bình Dương năm 2018 (người)


0

Cán bộ giảm nghèo

20

65

6

Cán bộ lao động TBXH

15

70

25

Cán bộ cấp xã

100

220

12

Cán bộ cấp huyện

20

89

Cán bộ Cấp tỉnh

10

12

38

0

50

100

150

200

250

Trung cấp Cao đẳng Đại học


Nguồn: Số liệu của Sở Nội vụ Bình Dương năm 2019


Về trình độ chuyên môn, số liệu thống kê được học viên tính toán lại dựa trên dữ liệu của sở Nội Vụ Bình Dương năm 2018 đã phản ánh thực trạng chung của cán bộ các cấp là chưa được đào tạo đúng chuyên ngành công tác xã hội. Tính trên tổng số 722 cán bộ thì chỉ có 276 cán bộ là có chuyên môn CTXH chiếm tỷ lệ 38,2%. Xét trong từng cấp thì cấp tỉnh là có số cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành thấp nhất với 3,98%. Tỷ lệ cao nhất là ở cấp xã với hơn 1/3 là có chuyên môn CTXH (39,85%). Đáng chú ý, các cán bộ làm công tác có liên quan nhiều đến CTXH như cán bộ lao động TBXH thì chỉ có 21,74% là được đào tạo CTXH. Trong khi đó, tỷ lệ này ở cán bộ giảm nghèo là 19,25%.

Bảng 2.10: Trình độ chuyên môn cán bộ, nhân viên Công tác xã hội trên địa bàn Bình Dương năm 2018 (%)



Đối tượng

Trình đô chuyên môn

CTXH

Ngành gần

Ngành khác

Tổng

Cán bộ Cấp tỉnh

11

3,98

15

8,82%

34

11,68%

60

8,31%

Cán bộ cấp huyện

40

14,50

30

17,65%

60

20,62%

130

18,0%

Cán bộ cấp xã

110

39,85

70

41,20%

170

58,42%

350

48,47%

Cán bộ lao động TBXH

60

21,74

15

8,82%

16

5,49%

91

12,6%

Cán bộ giảm nghèo

55

19,2

25

14,7%

11

3,78%

91

12,6%

Tổng

276

100

170

100%

291

100%

722

100%


Nguồn: Số liệu tính toán lại từ dữ liệu của sở Nội vụ Bình Dương

năm 2018


2.4.2. Chính sách đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các cách tiếp cận, phương pháp công tác xã hội đối với người nghèo

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện các hoạt động để cùng cà nước phấn đấu đến năm 2020 phát triển CTXH thành một nghề. Tỉnh đã bố trí được 01 cán bộ bán chuyên trách làm công tác giảm nghèo, trẻ em và công tác xã hội cấp xã, phường, thị trấn; thành lập được đội CTXH tình nguyện tại 91 xã, phường, thị trấn để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, tỉnh chưa có đội ngũ thực hiện, cộng tác viên CTXH chuyên nghiệp để trợ giúp các đối tượng nói chung và người nghèo nói riêng. Mặt khác đến nay, nhà nước chưa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023