Chính sách cổ tức cho các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT


EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phần (Earning per share) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội


HSX : Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NHTM : Ngân hàng thương mại. SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TNCN : Thu nhập cá nhân

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

TCTD : Tổ chức tín dụng.


Chính sách cổ tức cho các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 2

TCKT : Tổ chức kinh tế


TMCP : Thương mại cổ phần.


TTCK : Thị trường chứng khoán TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Bảng thống kê các ngân hàng đang niêm yết 33

Bảng 2.2: Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của các ngân hàng niêm yết (giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2011) 34

Bảng 2.3: Bảng so sánh một số chỉ số của các ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực 36

Bảng 2.4: Thống kê chi trả cổ tức của các ngân hàng niêm yết 40

Bảng 2.5: Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức tại các ngân hàng niêm yết 2008 - 2010 ...42

Bảng 2.6: Tỷ suất cổ tức tại các ngân hàng niêm yết 2008 - 2010 44

Bảng 2.7: Tỷ suất cổ tức của các ngân hàng trong S&P500 trong 2012 46

Bảng 2.8: Thống kê hình thức bán cổ phần ưu đãi và cổ phiếu thưởng của các ngân hàng niêm yết qua các năm 2008 – 2011 51

Bảng 3.1: Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức 67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 1.1: Tỷ suất cổ tức của 500 công ty niêm yết (S&P500) trong năm 2012 9


Hình 1.2: Quan hệ giữa cổ tức và lợi nhuận ở Mỹ 22


Hình 1.3: Thay đổi cổ tức của các công ty Mỹ 23


Hình 1.4: Chính sách cổ tức theo vòng đời công ty 24


Hình 1.5: Cổ tức của các công ty Mỹ phân loại theo tăng trưởng EPS 25


Hình 2.1: Cơ cấu hệ thống NHTM cổ phần theo chỉ tiêu vốn điều lệ 29


Hình 2.2: Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức tại các ngân hàng niêm yết 2008 - 2010 43


Hình 2.3: So sánh tỷ lệ EPS/mệnh giá cổ phần và tỷ lệ chi trả cổ tức của STB 48


Hình 2.4: So sánh số tiền chi trả cổ tức và lợi nhuận sau thuế các ngân hàng 50


Hình 2.5: Tăng trưởng vốn điều lệ và tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng niêm yết 58


PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Các quyết định về tài chính luôn có vai trò quan trọng trong các quyết định của doanh nghiệp vì nó sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị của doanh nghiệp, nếu nhà quản trị đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và phù hợp sẽ giúp gia tăng giá trị của doanh nghiệp, ngược lại nếu nhà quản trị quyết định sai lầm sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Có 3 quyết định cơ bản trong Tài chính Doanh nghiệp là: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ quyết định chi trả cổ tức. Cả ba quyết định này có liên quan với nhau theo một cách nào đó và đều nhất quán với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Thí dụ, các khoản đầu tư của một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và tiềm năng cổ tức tương lai, nhưng tiền dùng để đầu tư được lấy từ nguồn nào, quyết định tài trợ sẽ cho biết nguồn tài trợ, cấu trúc vốn của doanh nghiệp và qua đó ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp; đến lượt mình, chi phí sử dụng vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được; và chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (qua lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư) và mở rộng ra, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn. Khi lập các quyết định tương quan lẫn nhau này, mục tiêu là tối đa hóa tài sản của cổ đông.

Tuy nhiên, khi xém xét một cách độc lập thì quyết định chi trả cổ tức có tác động đến giá trị của doanh nghiệp hay không? Cơ sở nào để lựa chọn một chính sách cổ tức phù hợp, tối ưu cho doanh nghiệp? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức và phương thức chi trả cổ tức như thế nào?. Trên đây đều là những bài toán khó cho nhà quản trị doanh nghiệp và đáng được quan tâm. Với vai trò là đầu tàu trong sự phát triển của nền kinh tế thì các quyết định về chính sách cổ tức của các ngân hàng lại càng được quan tâm hơn nữa. Chính vì điều đó, chúng ta rất cần thiết phải có những nghiên cứu làm rõ về chính sách cổ tức, những bất cập trong chính sách cổ tức hiện tại của các ngân hàng để qua đó đưa ra các giải pháp giúp ban điều hành ngân hàng xây dựng và tiến đến hoàn thiện chính sách cổ tức của ngân hàng mình, hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị của ngân hàng.


Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học – Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh vào điều kiện Việt Nam, Luận văn này bàn về “Chính sách cổ tức cho các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:

Nghiên cứu tổng quan các lý thuyết về chính sách cổ tức;

Xem xét thực trạng chính sách cổ tức và việc chi trả cổ tức của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam trong thời gian qua;

Phân tích những bất cập trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại niêm yết;

Cuối cùng là từ việc phân tích những bất cập trong việc lựa chọn chính sách cổ tức nêu trên luận văn đề ra các giải pháp nhằm giúp các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam xây dựng và tiến đến hoàn thiện chính sách cổ tức trong thời gian tới.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các ngân hàng thương mại đang niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2011.

Sở dĩ tôi giới hạn nghiên cứu chính sách cổ tức chỉ ở các ngân hàng thương mại đang niêm yết tại Việt Nam là vì các ngân hàng đang niêm yết là những ngân hàng tiêu biểu trong việc nhận thức được tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị của ngân hàng.

4. PHẠM VI, HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU

Luận văn tổng hợp, quan sát, phân tích thực trạng chính sách cổ tức và việc chi trả cổ tức dựa trên các số liệu đã công bố trong các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng hoặc các số liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng;

Bài nghiên cứu này rõ ràng còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục, bổ sung và cần những phân tích sâu sắc hơn, mang tính ứng dụng cao hơn


nhằm một phần nào đó đóng góp vào sự phát triển chung của ngành ngân hàng cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu của luận văn đi từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam qua các năm 2008 - 2011 và từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích và cuối cùng là đưa ra những giải pháp nhằm giúp các ngân hàng thương mại niêm yết có thể xây dựng và tiến đến hoàn thiện chính sách cổ tức của mình.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dùng các phương pháp như:

Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng.

Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những chính sách cổ tức đang được áp dụng tại các ngân hàng niêm yết.

Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.

Nguồn dữ liệu của luận văn bao gồm hai nguồn chính:

Số liệu sơ cấp: Các số liệu chi trả cổ tức của các ngân hàng niêm yết đã công bố trong các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên hoặc Bản cáo bạch cũng như trong các bản tin chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) qua các năm. Trong đó, số lượng ngân hàng thương mại niêm yết được chốt tới tháng 09/2011: tương ứng 4 ngân hàng niêm yết ở HSX và 4 ngân hàng niêm yết ở HNX.

Số liệu thứ cấp: các thống kê về lạm phát, lãi suất của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các số liệu thống kê về tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức, tỷ suất cổ tức cũng như các phân tích về chính sách cổ tức của các tác giả, các chuyên gia trong và ngoài nước; và các phân tích, tổng hợp số liệu về Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, trang tin điện tử chuyên về kinh tế - chứng khoán.


6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được trình bày theo kết cấu sau:


Chương I : TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

Chương II : THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chương III : CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC NHTM


1.1 Tổng quan về cổ tức‌

1.1.1 Khái niệm cổ tức (Dividends)

Cổ tức là một phần trong lợi nhuận kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp mà mỗi một cổ đông được chia tùy theo tỷ lệ góp vốn của cổ đông.

Đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi thì mức cổ tức ưu đãi đã được xác định trước khi phát hành và ổn định qua các năm mà không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2 Các phương thức chi trả cổ tức

Thông thường có 3 phương thức chi trả cổ tức cơ bản là: cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu và cổ tức bằng tài sản. Trong đó, 2 phương thức chi trả cổ tức đầu tiên là phổ biến. Ngoài ra, hình thức mua lại cổ phần cũng có thể được xem là một phương thức chi trả cổ tức.

1.1.2.1 Cổ tức trả bằng tiền mặt

Hầu hết các doanh nghiệp đều trả cổ tức dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức được tính trên mệnh giá cổ phiếu. Mệnh giá của cổ phiếu là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, mệnh giá mỗi cổ phiếu được quy định chung là 10.000 đồng/CP.

Ưu và nhược điểm:

Ưu điểm của việc trả cổ tức bằng tiền mặt là doanh nghiệp đã phát đi tín hiệu tốt về tình hình tài chính của doanh nghiệp, rằng tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, doanh nghiệp có đủ khả năng cân đối nguồn vốn cho các nhu cầu vốn đầu tư trong tương lai và vẫn đảm bảo mức thu nhập cho các cổ đông.

Bên cạnh đó, việc trả cổ tức bằng tiền mặt có nhược điểm: làm giảm dòng tiền của doanh nghiệp, làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí