Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Tại Vqg Được Áp Dụng Tại Các Vqg Nghiên Cứu Trong Thời Gian Qua


nguyên rừng như việc mở nhà hàng ăn đặc sản rừng, bán các đồ lưu niệm cho khách du lịch (thú nhồi bông, phong lan, động vật cảnh...) là hoạt động tiếp tay cho các vụ vi phạm - đây là những vấn đề tương đối nhạy cảm. Theo một số ý kiến của người dân địa phương thì những hoạt động trên đã gây ảnh hưởng xấu đến bảo vệ tài nguyên môi trường ở các VQG. Vì vậy, cần nghiên cứu tổ chức quản lý để vừa tăng thu nhập cho người dân từ phát triển du lịch, vừa giảm áp lực vào tài nguyên của VQG.

- Khai thác tiềm năng của Vườn để phát triển DLST: Các hoạt động khai thác tiềm năng của VQG như tổ chức DLST và cho thuê môi trương rừng kinh doanh DLST chưa được quan tâm. Các VQG nghiên cứu đã thực hiện hoạt động DLST nhưng mức độ thực hiện khác nhau, các Vườn đã thành lập các Ban du lịch với chức năng khai thác tiềm năng để thu hút khách và tăng nguồn thu cho Vườn. Tuy nhiên, nguồn thu từ DLST chiếm tỷ trọng rất nhỏ, điều này chứng tỏ các VQG đang dựa vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp phục vụ cho công tác bảo tồn, chưa khai thác được vốn tự có để tăng thu nhập. Đa số các VQG tự tổ chức các hoạt động kinh doanh DLST, tuy nhiên do hạn chế về vốn dẫn đến đầu tư còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp không cao nên kết quả đạt được không tương xứng với tiềm năng của các Vườn. Đặc biệt, các VQG chưa thu hút các thành phần tư nhân tham gia khai thác dịch vụ môi trường rừng nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu cho BV&PTR.

Trong các VQG nghiên cứu, VQG Ba Vì là thực hiện tốt nhất hoạt động khai thác tiềm năng của mình để kinh doanh DLST. Bên cạnh đó, VQG Ba Vì cũng là đơn vị đầu tiên thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST nhằm vừa tận dụng tiềm năng sẵn có, thu hút vốn đầu tư của tư nhân và tạo cơ hội việc làm cho người dân đang được đánh giá là một cách làm mới để đảm bảo kết hợp giữa chức năng bảo tồn với khai thác lợi ích sẵn có của VQG. Tuy nhiên, chủ trương về triển khai thí điểm cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại các VQG bắt đầu tư năm 2002 nhưng đến nay vẫn đang triển khai rất chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Còn VQG Tam Đảo và Bến En hoạt động cho thuê môi trường rừng vẫn đang nằm trong kế hoạch và tiến độ triển khai rất chậm. Một trong những nguyên nhân do thiếu cơ chế chính sách


phù hợp nên đây là một sự lãng phí rất lớn đối với ngành Lâm nghiệp nói chung và với bản thân các VQG nói riêng. Ngoài cách thức tự khai thác dịch vụ môi trường hoặc cho thuê, các VQG còn có thể thực hiện thông qua hình thức thuê khoán hay liên doanh kiên kết. VQG Bến En có tiến hành cho thuê khoán với một vài tổ chức và cá nhân khai thác vùng hồ kinh doanh du lịch kết hợp với một số dịch vụ khác như ăn uống, câu cá, đi thuyền trên hồ đập Mẫy từ năm 2005 trở về trước. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo cơ bản nghiệp vụ du lịch, chưa có kinh nghiệm kinh doanh nên các dịch vụ được đưa ra mang tính nhỏ lẻ, không đảm bảo chất lượng dịch vụ dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao, doanh thu không đáng kể. Năm 2006, VQG Bến En chấm dứt hợp đồng khai thác lòng hồ với các tổ chức, cá nhân thuê khoán và thành lập Ban Du lịch trực thuộc VQG. Ban Du lịch được thành lập với chức năng nhiệm vụ là tổ chức cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch với nhiệm vụ chủ yếu là vận hành phương tiện vận chuyển, đón tiếp khách đến, cung cấp dịch vụ lưu trú tại nhà khách…Do thiếu trình độ chuyên môn và vốn đầu tư nên đã ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện tại VQG Bến En. Trong mấy năm gần đây, VQG Bến En đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ dưỡng với các loại hình dịch vụ và các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, các loại hình dịch vụ còn mang tính tự phát, chưa đáp ứng nhu cầu của khách. Xuất phát từ thực trạng đó, VQG Bến En bắt đầu thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại Vườn từ năm 2005 với mục đích là khai thác các tiềm năng sẵn có để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

3.3. Chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG được áp dụng tại các VQG nghiên cứu trong thời gian qua

Việc cho thuê môi trường rừng VQG là một đòi hỏi mới của thực tiễn trong tiến trình phát triển ngành lâm nghiệp nhằm khai thác các tiềm năng tự có của VQG, vừa giảm gánh nặng vào ngân sách Nhà nước cũng như tiến tới xã hội hoá dịch vụ môi trường rừng. Ở nước ta, vấn đề cho thuê môi trường rừng là rất mới mẻ và đang trong quá trình thí điểm thực hiện. Để đạt được mục tiêu này cũng như đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động thuê môi trường rừng tại các VQG, đòi hỏi phải có các chính sách mới và sửa đổi một số chính sách hiện hành cho phù hợp thực tiễn. Trong những năm gần


đây Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản luật và dưới luật nhằm tạo ra hàng lang pháp lý thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên rừng và đất rừng, tròng đó có một số định hướng đối với hoạt động cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại các VQG.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

3.3.1. Hoàn cảnh ra đời của chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG

Cho thuê môi trường rừng tại VQG là một trong những điểm mới trong chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển rừng đặc dụng đang được Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ NN&PTNT hoàn thiện. Bởi có một nghịch lý đang tồn tại là các địa phương càng có nhiều rừng đặc dụng thì càng nghèo do rừng đặc dụng không đem lại nguồn thu cho ngân sách địa phương mà lại phải tốn thêm ngân sách cho quản lý bảo vệ rừng. Các ban quản lý VQG phụ thuộc quá nhiều vào kinh phí sự nghiệp do Nhà nước cấp và nguồn kinh phí này hạn chế nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo chức năng bảo tồn cho các VQG.

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 11

Trong khi đó, do không tách được việc quản lý rừng ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh nên làm suy yếu Ban quản lý VQG. Người trực tiếp bảo vệ rừng không được hưởng lợi từ quá trình phát triển ngoài lương. Trong khi đó, rất nhiều VQG có tiềm năng, nếu xây dựng được cơ chế tốt, hoàn toàn có thể tăng thu nhập cho người làm nghề rừng. Theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 1/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư phát triển rừng đặc dụng, nguồn thu từ rừng sẽ dần thay thế vốn ngân sách cấp cho phần kinh phí sự nghiệp quản lý rừng tại các VQG; hỗ trợ tăng lương cho cán bộ, nhân viên đang làm việc tại cơ quan ban quản lý rừng đặc dụng; mức tăng tối đa không quá 2,5 lần lương cơ bản theo quy định. Vì vậy, cho thuê môi trường rừng VQG kinh doanh DLST là một biện pháp vừa nhằm bảo đảm việc BV&PTR đặc dụng, vừa tăng thu nhập cho chính ban quản lý VQG; gắn quyền lợi, thu nhập của người bảo vệ rừng với đầu tư phát triển, thực hiện mục tiêu “Bảo tồn để phát triển - Phát triển để bảo tồn”.

Để khai thác tiềm năng môi trường rừng, một số VQG đã tổ chức khai thác hoặc giao khoán cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ rừng, các đơn vị nhận khoán đã lợi dụng môi trường rừng của VQG để kinh doanh DLST nhưng các hoạt động đó


mang tính tự phát, các VQG không thu được tiền từ các công ty du lịch, ảnh hưởng đến công tác BV&PTR... Năm 2002, Chính phủ cho phép Bộ NN&PTNT xây dựng Đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST tại các VQG. Nhờ có chủ trương này đã mở ra một nhận thức mới trong công tác bảo tồn cũng như tạo nguồn thu cho các VQG từ việc khai thác các lợi thế của mình và góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hoá nghề rừng ngay tại những khu rừng thuộc sở hữu của Nhà nước. Qua thời gian thí điểm chính sách cho thuê môi trường rừng tại một số VQG, những diện tích rừng cho các doanh nghiệp thuê để kinh doanh DLST đều được bảo vệ tốt, đảm bảo được các chức năng của VQG. Diện tích tác động tới rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích cho thuê. Những diện tích đất trống được các doanh nghiệp trồng bổ sung bằng nguồn vốn do doanh nghiệp huy động, một số diện tích rừng nghèo do bị chặt phá trước đây được doanh nghiệp khoanh nuôi bảo vệ nên rừng phục hồi tốt. Đặc biệt, nhiều người dân địa phương - nơi đang thực hiện cho các doanh nghiệp thuê môi trường rừng đã được tuyển dụng vào làm việc tại các khu du lịch. Hoạt động du lịch cũng làm tăng nhu cầu sử dụng nông sản, tiểu thủ công nghiệp của địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế, phí [23].

Để phát triển hoạt động DLST và thu hút các thành phần kinh tế tham gia khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng, đòi hỏi phải có một chính sách mới ra đời. Đó là chính sách cho thuê môi trường để các tổ chức, cá nhân kinh doanh DLST trên cơ sở vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát của Nhà nước, đảm bảo chức năng bảo tồn gắn với khai thác các lợi ích kinh tế của môi trường rừng. Vì vậy, xây dựng hệ thống chính sách đầy đủ nhằm hiện thực hoá chủ trương của Nhà nước và mở rộng phạm vi áp dụng chính sách là vấn đề cần thiết.

3.3.2. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cho thuê môi trường rừng tại VQG

Chủ trương cho thuê môi trường rừng tại các VQG đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép từ năm 2002 thông qua Đề án “thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST và giáo dục hướng nghiệp” với địa điểm được chọn là


VQG Ba Vì. Từ thành công bước đầu của đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích các VQG triển khai thực hiện cho thuê môi trường rừng để các công ty du lịch kinh doanh DLST để vừa tạo nguồn thu cho công tác bảo tồn, vừa nâng cao trách nhiệm của các bên trong bảo vệ và khai thác giá trị dịch vụ môi trường rừng tại các VQG. Chủ trương này đã được cụ thể hoá bằng Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 57/2012/QĐ- TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2011 – 2020; Luật BV&PTR do Quốc hội ban hành ngày 3/2/2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật BV&PTR (Điều 23); Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng (Điều 23); Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng (Điều 22); Quyết định số 104/2007/QĐ- BNN ngày 27/12/2007 của Bộ NN&PTNT ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN đều đề cập đến việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 1/6/2012 về chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020, đây là một văn bản pháp lý rất quan trọng để các VQG triển khai thực hiện cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST với rất nhiều nội dung tương đối rõ ràng. Một số quan điểm được đưa ra như sau:

- Trong Luật BV&PTR quy định chức năng của VQG là bảo tồn nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học, cảnh quan, kết hợp nghiên cứu khoa học, thực tập, tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn văn hóa, kiến thực bản địa. Hiện nay, các VQG đã phát huy tốt vai trò bảo tồn, có tác động tích cực đối với các ngành kinh tế như nông nghiệp, du lịch, thủy điện, công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội ở cấp quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, với tiềm năng du lịch lớn, nhu cầu DLST tăng cao nên Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các VQG khai thác các tiềm năng này để phát triển DLST. Các VQG được phê duyệt quy hoạch bảo tồn đều


dành một phần diện tích cho phát triển DLST, riêng 6 VQG thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (gồm Bạch Mã, Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Yokdon, Cát Tiên) đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích là 288.791,65 ha, trong đó quy hoạch cho phát triển DLST với diện tích trên 14.000 ha, chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên của 6 VQG.

- Đánh giá hoạt động lâm nghiệp giai đoạn 1996 -2005 trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020: “Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp thấp, chưa bền vững, năng suất, lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh kém, chưa khai thác tổng hợp tiềm năng tài nguyên rừng, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường sinh thái” vì vậy biện pháp đưa ra giai đoạn tiếp theo là: “Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, DLST....”; “Khai thác tối đa các dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu cho BV&PTR. Thử nghiệm và xây dựng cơ sở pháp lý để cho các thành phần kinh tế được giao, được thuê rừng đặc dụng sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ DLST, nghỉ dưỡng” [38]

- Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng tại các VQG (trong đó có VQG Ba Vì). Kết quả thí điểm thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG đã được tổng kết đánh giá, xét trên cả hai khía cạnh là BV&PTR và lợi ích kinh tế của hai bên là rất khả quan: “Rừng được bảo vệ và phát triển hơn hẳn so với các điểm giao khoán trước đây, các khoản đóng góp cho địa phương tăng rất nhiều và trở thành nguồn thu chính của địa phương có VQG” [6].

- Nhận thức được giá trị to lớn của dịch vụ môi trường rừng, chủ trương của Nhà nước là: “Nhà nước khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh DLST trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước” (Điều 1, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg).



3.3.3. Mục tiêu của chính sách thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại VQG

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG nhằm đạt được mục tiêu như sau: Thứ nhất, nhằm xã hội hoá dịch vụ môi trường rừng VQG, huy động các nguồn lực của xã hội trong BV&PTR, giúp giảm bớt gánh nặng của Nhà nước

trong việc đầu tư vào các khu rừng với mục đích bảo tồn.

Thứ hai, nhằm bảo đảm cho người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, BV&PTR (người cung ứng dịch vụ môi trường rừng) được chi trả giá trị của rừng do mình tạo ra, đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội. Người có trách nhiệm quản lý rừng được tăng thêm thu nhập để hấp dẫn họ quan tâm đến công việc của mình.

Thứ ba, nhằm giúp tăng hiệu quả của ngành lâm nghiệp thông qua việc tiếp nhận những kỹ năng quản lý và đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt kinh nghiệm trong khai thác dịch vụ DLST.

Thứ tư, nhằm giúp phát triển DLST trên nền tảng tài sản thuộc sở hữu công cộng, vốn tự có của VQG để đảm bảo những tài sản này vẫn thu được lợi ích kinh tế những vẫn đảm bảo lợi ích sinh thái và lợi ích xã hội.

Thứ năm, nhằm tăng thu nhập cho người dân địa phương, nhằm hạn chế sự khai thác trái phép tài nguyên rừng, coi bảo vệ rừng là sự nghiệp của toàn dân, và lợi ích của rừng mang lại là lợi ích của nhiều bên liên quan trên cơ sở xã hội hóa nghề rừng.

3.3.4. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến cho thuê môi trường rừng VQG

Hiện nay ở nước ta, VQG là một loại rừng đặc dụng do Nhà nước quản lý nhằm bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng, bảo tồn các loại sinh vật đặc hữu hay đang nguy cấp cho mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và DLST. Vì vậy, cho thuê môi trường rừng trong VQG kinh doanh DLST là một điểm mới, một cách thực hiện để phát triển hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng sẵn có của VQG. Đây là hoạt động cho thuê đặc thù, với những điều kiện chặt chẽ nên đòi hỏi hệ thống chính sách phải đồng bộ, cụ thể để đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai trong thực tế. Các văn bản pháp lý đã đề cập đến những nội dung sau:

- Quy định quản lý sử dụng đất tại rừng đặc dụng: Do đặc điểm của ngành lâm nghiệp là rừng và đất rừng là tư liệu sản xuất chủ yếu và luôn đi liền với nhau.


Chính sách cho thuê môi trường rừng gắn liền với vấn đề cho thuê đất, đặc biệt là đất tại VQG. Quy định này được thể hiện trong Luật đất đai do Quốc hội ban hành vào ngày 26/11/2003, trong đó đã quy định rất chi tiết chế độ sử dụng đất rừng đặc dụng như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đối tượng được giao đất rừng đặc dụng là tổ chức được giao quản lý rừng đặc dụng (ban quản lý rừng), các tổ chức quản lý rừng có thể giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân bảo vệ rừng. Trong từng khu vực quy định đối tượng giao khoán và thời hạn giao khoán cụ thể (khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân khi chưa có điều kiện di dời ra khỏi khu vực và thời hạn giao khoán là ngắn hạn) (Điều 77, Luật đất đai 2003).

- Quy định về quản lý sử dụng rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng được giao cho ban quản lý rừng quản lý BV&PTR với chức năng là bảo tồn hệ sinh thái rừng kết hợp với nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và DLST. Ban quản lý VQG được phép kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, DLST – môi trường trong khu vực được giao quản lý (Điều 53, Luật BV&PTR).

- Quy định về thuê rừng và thuê môi trường rừng đặc dụng: Trong Luật BV&PTR do Quốc hội ban hành ngày 03/12/2004 thay thế Luật BV&PTR năm 1991. Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 về thi hành Luật BV&PTR năm 2004 trong đó có quy định: Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng để kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường với thời hạn không quá 50 năm (Điều 23, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006). Ban quản lý VQG được phép cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh DLST (Điều 61, Luật BV&PTR).

- Cơ chế đầu tư đối với VQG: VQG là một loại rừng đặc dụng do Nhà nước đầu tư, bên cạnh đó Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng rừng đặc dụng (Luật BV&PTR).

- Quy định về khai thác dịch vụ môi trường rừng tại các VQG: quy định 5 loại dịch vụ (Điều 4, Nghị định 99/2010/NĐ-CP): bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, điều tiết và duy trì nguồn nước, hấp thụ và lưu giữ các bon, giảm phát thải phí gây hiệu

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí