Thực Trạng Thực Hiện Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Tại Vqg Ba Vì, Tam Đảo, Bến En


ứng nhà kính, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và đa dạng sinh học, tạo bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống, sử dụng nguồn nước và rừng cho nuôi trồng thủy sản. Ban quản lý khu rừng đặc dụng với tư cách là chủ rừng được tổ chức, thực hiện chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, cung ứng các dịch vụ môi trường rừng(Điều 22, NĐ số 117/2010/NĐ-CP).

- Quy định về tổ chức các hoạt động DLST tại VQG: Các VQG được tổ chức hoạt động DLST nhưng phải phù hợp với quy hoạch và có đề án DLST được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phương thức tổ chức hoạt động DLST có thể đa dạng (tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê, khoán, liên doanh liên kết để kinh doanh dịch vụ và DLST) (Điều 22, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg; Điều 6, Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN; Điều 23, Nghị định số 117/2010/NĐ- CP; Điều 8, Thông tư số 117/2011/TT-BNN).

Việc khai thác môi trường rừng để kinh doanh DLST phải theo nguyên tắc nhất định (không gây ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn; không xây dựng công trình phục vụ du lịch ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái; phải đảm bảo an toàn và theo sự kiểm tra, hướng dẫn của Ban quản lý khu rừng; tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong khu rừng tham gia các hoạt động dịch vụ).

Tổ chức phát triển DLST tại các VQG phải được lập thành dự án đầu tư trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tại các khu rừng đặc dụng (Điều 23, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP). Các dự án DLST phải đảm bảo các yêu cầu về bảo tồn, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, yêu cầu về xây dựng các công trình trong từng khu vực của VQG như phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ. Ngoài ra, các dự án DLST đảm bảo những nội dung cơ bản như các yêu cầu đối với dự án, tuy nhiên các yêu cầu này còn chung chung chưa có nhiều những con số định lượng cụ thể (Điều 8, Thông tư số 78/2011/TT-BNN).

- Mức độ tác động vào môi trường rừng tại VQG: Diện tích được tác động các hoạt động DLST là phần diện tích có sự tác động của chủ doanh nghiệp và người tham gia du lịch. Mức độ tác động không quá 15% tổng diện tích được thuê; trong đó bao gồm cả phần chuyển đổi mục đích sử dụng. Phần diện tích này được xác định rõ trên bản đồ và phân định rõ ràng ngoài thực địa thông qua hệ thống biển báo.



- Xác định tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp trong VQG để xây dựng cơ sở hạ tầng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được lập các tuyến đường mòn, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra kết hợp với phục vụ dịch vụ DLST, tuyến đường mòn quy định tối đa không quá 1,5m chiều rộng. Trong phân khu phục hồi sinh thái được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để BV&PTR kết hợp phục vụ cho các hoạt động dịch vụ, du lịch với mức tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động DLST tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đối với diện tích thuê từ 50ha trở xuống, trong đó được phép sử dụng 5% diện tích thuê để xây dựng công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% diện tích còn lại làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe; đối với diện tích thuê trên 50ha, mức tác động tối đa là 15% tổng diện tích thuê, trong đó được phép sử dụng 5% diện tích thuê để xây dựng công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% diện tích còn lại làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe. Trong phân khu dịch vụ hành chính cho phép tỷ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng là không quá 20% diện tích để phục vụ du lịch (Thông tư số 99/2006/TT-BNN).

- Đối tượng cho thuê và thuê môi trường rừng: Ban quản lý VQG được Nhà nước giao quản lý rừng đặc dụng được phép cho thuê môi trường rừng cho các tổ chức, cá nhân để tổ chức kinh doanh DLST (Điều 6, Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

- Diện tích, thời gian thuê môi trường rừng: Diện tích được thuê môi trường rừng để phát triển DLST sẽ căn cứ từng địa điểm cụ thể trên cơ sở quỹ đất, căn cứ vào nguyện vọng của chủ doanh nghiệp và sự cân đối chung của Vườn… để bảo đảm mục tiêu bảo tồn, vừa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động DLST. Thời hạn cho thuê môi trường rừng VQG để phát triển DLST là 50 năm, căn cứ theo Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và theo Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp (Điều 6, Quyết định 104/2007/QĐ-BNN).

- Giá thuê môi trường rừng: Giá cho thuê môi trường rừng được thực hiện theo Nghị định số 48/2007/NĐ-CP. Giá thuê môi trường rừng được xác định cụ thể trên cơ sở địa điểm, vị trí, cảnh quan tự nhiên, hiện trạng tài nguyên rừng, cơ sở hạ tầng hiện có (Điều 6, Quyết định 104/2007/QĐ-BNN).

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 12


Đối với VQG có thể xác định giá thuê bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thu nhập (căn cứ vào thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá khi có đủ thông tin để xác định các khoản thu nhập thần tuý mang lại cho chủ rừng); phương pháp so sánh (dựa vào mức giá thực tế của diện tích rừng cùng loại, tương tự về trạng thái rừng, trữ lượng rừng, chất lượng rừng, nếu các yếu tố không đồng nhất có thể sử dụng hệ số điều chỉnh) (Nghị định số 48/2007/NĐ-CP).

Tuy nhiên, đây là các phương pháp xác định giá cho thuê rừng chứ chưa phải là phương pháp xác định giá cho thuê dịch vụ môi trường rừng. Giá thuê dịch vụ môi trường rừng mới được xác định mang tính chất độc lập cho một số VQG mang tính chất áp dụng thí điểm chứ chưa có những hướng dẫn xác định hay khung giá cho thuê dịch vụ môi trường rừng tham chiếu để áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

- Địa điểm cho thuê môi trường rừng: Địa điểm cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST được quy định có thể là các danh thắng có giá trị văn hoá lịch sử, có khu hệ thực vật rừng, động vật hoang dã phong phú, đa dạng; Hệ sinh thái có khả năng phục vụ một số lượng khách tham quan nhất định, không tồn tại những mối đe doạ với văn hoá bản địa, an toàn cho du khách, không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội (Điều 6, Quyết định 104/2007/QĐ-BNN).

- Quy định sử dụng nguồn thu từ hoạt động DLST: Các nguồn thu được quy định gồm: Thu từ hoạt động dịch vụ, cho thuê môi trường rừng, thu phí dịch vụ môi trường rừng (theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP), lợi nhuận thu từ hoạt động liên doanh liên kết, phần lợi nhuận của Ban quản lý rừng đặc dụng trong công ty cổ phần phát triển rừng đặc dụng (nếu có) và các nguồn thu hợp pháp khác. Các nguồn thu được sử dụng như sau: 25% nguồn thu trên dùng để thay thế vốn ngân sách cho phần kinh phí sự nghiệp, quản lý rừng, 75% cho phép ban quản lý dùng để hỗ trợ tăng lương cho cán bộ công nhân viên (tối đa không quá 2,5 lần lương cơ bản), hỗ trợ cho các hoạt động phát triển cộng đồng tại vùng đệm, chi cho đầu tư và hoạt động kinh doanh DLST, trích lập các quỹ của Vườn (Điều 14, Quyết định số 24/2012/QĐ – TTg).

- Quy định về xây dựng phương án, đề án cho thuê môi trường rừng: Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã có quy định về nội dung của phương án dịch vụ môi trường rừng, nội dung đề án thuê môi trường rừng, hồ sơ thẩm định, quy định về cơ quan thẩm định hồ sơ và phê duyệt, thời gian thẩm định hồ sơ và kinh phí xây dựng phương án, đề án (Điều 7, Điều 8, Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT).



- Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho thuê môi trường rừng tại VQG: Đã có quy định về trình tự thực hiện cho thuê môi trường rừng đặc dụng như sau: (1) Ban quản lý VQG tổ chức lập, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST; (2) Sau khi đề án được phê duyệt, tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng phối hợp với Ban quản lý VQG lập dự án đầu tư DLST phù hợp với quy hoạch bảo tồn (Điều 8, Thông tư 117/2011/TT- BNNPTNT). Hiện nay, mới có quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho thuê rừng, còn thuê môi trường rừng còn chưa rõ gây ra những khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Quy định về kiểm tra, giám sát: Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng đề án cho thuê môi trường rừng và quy định của pháp luật (Điều 8, Thông tư số 117/2011/TT-BNNPTNT).

Như vậy, những chủ trương chính sách của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý để các VQG tiến hành cho thuê và các doanh nghiệp có cơ hội tham gia thuê môi trường rừng. Tuy nhiên những quy định này còn nằm tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau nên chưa đảm bảo tính thống nhất để triển khai thực hiện chính sách này ở Việt Nam.

Một tồn tại hiện nay về mặt chính sách là khái niệm thuê môi trường rừng chưa rõ ràng, mới được đề cập đến trong Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 về ban hành Quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên mà chưa rõ ràng trong Luật BV&PTR. Với thuật ngữ “thuê rừng” không rõ ràng trong Luật dễ dẫn đến tình trạng nhiều địa phương và các VQG hiểu sai gây ra tình trạng “cắt xén” VQG và sẽ có những tổn thất rất lớn cho Nhà nước và xã hội, ảnh hưởng đến việc bảo tồn các khu rừng quốc gia.

Bên cạnh đó, còn một số quy định cụ thể đang thiếu như: Vấn đề xử lý tranh chấp, vấn đề chuyển nhượng hợp đồng, quyền và trách nhiệm của bên thuê và cho thuê, cơ chế góp vốn hợp đồng, các quy định đặc thù của địa phương, của từng VQG, chưa rõ đối tượng được thuê có bao gồm tổ chức, cá nhân nước ngoài , tổ chức phi chính phủ có được thuê để kinh doanh DLST tại VQG,....

Từ kết quả nghiên cứu hệ thống văn bản pháp lý liên quan, Luận án đã rút ra


những vấn đề liên quan đến chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG của Việt Nam trên hệ thống văn bản như sau (Phụ lục 06): (1) Đã có tiêu chí phân loại rừng đặc dụng, tiêu chí xác định VQG, quy chế quản lý VQG trong các văn bản pháp luật. VQG được xác định là đối tượng được ưu tiên nhất trong bảo tồn và cũng là đối tượng có thể tạo ra nhiều giá trị dịch vụ môi trường rừng; (2) Xác định chức năng VQG bao gồm cả bảo tồn và khai thác các giá trị môi trường kinh doanh DLST; (3) Đánh giá trong Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2006-2020 đã tìm ra các nguyên nhân cản trở phát triển Lâm nghiệp là dựa vào Nhà nước quá nhiều, giá trị của ngành Lâm nghiệp thấp, chưa khai thác giá trị môi trường rừng; (4) Đã có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cho thuê môi trường rừng phát triển DLST tại VQG. Đây là chủ trương của Nhà nước để khuyến khích các hoạt động cho thuê môi trường rừng tại các VQG với mục đích kinh doanh DLST.

3.4. Thực trạng thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En

3.4.1. Công tác tuyên truyền phổ biến, xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng tại VQG nghiên cứu

Sau khi có chủ trương và các chính sách liên quan đến thuê môi trường rừng đặc dụng thì các VQG đã tiến hành triển khai thực hiện chính sách tại đơn vị. Tuy nhiên, trong 3 VQG nghiên cứu thì hiện tại mới có VQG Ba Vì là đã triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng, còn VQG Tam Đảo và Bến En mới đang trong giai đoạn xin chủ trương, xây dựng kế hoạch và xây dựng đề án cho thuê môi trường rừng.

VQG Ba Vì bắt đầu thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng từ năm 2002 thông qua Đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng đặc dụng kinh doanh DLST do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT thực hiện. Do là đơn vị thí điểm nên VQG Ba Vì đã nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của Bộ NN&PTNT, chính quyền các cấp nên tình hình triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng nhanh hơn so với VQG Tam Đảo và Bến En. Sau khi có Quyết định số 5561/2002/QĐ – BNN- KL ngày 9/12/2002 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về phê duyệt đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST và giáo dục hướng nghiệp tại


VQG Ba Vì, VQG Ba Vì đã triển khai thực hiện công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho thuê. Các đơn vị đủ điều kiện thuê môi trường rừng phải xây dựng phương án thuê môi trường rừng để Giám đốc VQG phê duyệt. Các phương án thuê môi trường rừng được xây dựng đảm bảo đầy đủ nội dung của một phương án kinh doanh, nhưng do là đơn vị đi đầu trong thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng nên các chủ đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng phương án. Bên cạnh đó, VQG Ba Vì chưa quan tâm đến công tác quảng bá, tuyên truyền để có thể lựa chọn được những đơn vị thuê có đủ khả năng đầu tư cũng như có thể quản lý hoạt động kinh doanh DLST nhằm đảm bảo cho sự thành công của phương án kinh doanh.

VQG Bến En bắt đầu được triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng từ năm 2010 sau khi kết quả giao khoán cho các đơn vị kinh doanh DLST và tự tổ chức kinh doanh DLST không đạt kết quả như mong muốn do chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức du lịch, hạn chế vốn đầu tư, sản phẩm du lịch đơn điệu, các dịch vụ mang tính chất nhỏ lẻ, không đảm bảo chất lượng, đặc biệt tính chuyên nghiệp không cao. Xuất phát từ thực trạng đó, với sự động viên và hỗ trợ của UBND tỉnh Thanh Hóa, VQG Bến En đã triển khai nhiều nội dung như xây dựng quy hoạch chi tiết khu DLST và xây dựng Đề án cho thuê môi trường rừng tại VQG Bến En để trình UBND tỉnh. Dựa trên bản quy hoạch và đề án xây dựng, VQG Bến En đã được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh thông qua Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 02/02/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 khu DLST, nghỉ dưỡng cao cấp và nuôi trai lấy ngọc kết hợp bảo tồn VQG Bến En, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở đó UBND tỉnh Thanh Hóa đã gửi Công văn số 5082/UB-NN ngày 20/9/2010 của UBND tỉnh Thanh Hoá về chủ trương lập đề án cho thuê môi trường rừng VQG Bến En trình Bộ NN&PTNT. Để việc cho thuê môi trường rừng phát triển DLST có hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp để hoạt động du lịch đi đúng hướng và đạt hiệu quả thiết thực. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hoá còn thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cấp, các ngành địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến


có gắn với văn hóa bản địa, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, nhằm quản lý sử dụng môi trường sinh thái bền vững... Thuận lợi rất lớn của Vườn là được sự ủng hộ của địa phương thông qua những hỗ trợ về mặt pháp lý, xây dựng chủ trương, có sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong tỉnh để tổ chức tuyên truyền rộng rãi chủ trương này. Các phương án cho thuê môi trường rừng tại VQG Bến En được chủ đầu tư xây dựng dựa trên cơ sở điều kiện thực tế của Vườn kết hợp với tham khảo kinh nghiệm từ VQG Ba Vì.

Tại VQG Tam Đảo, hoạt động cho thuê môi trường rừng mới đang nằm trong kế hoạch, chưa được triển khai trên thực tế. Mặc dù chiến lược của tỉnh Vĩnh Phúc là xây dựng Tam Đảo trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh, nhưng cho tới nay công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch còn nhiều bất cập, chồng chéo. Ngày 27/9/2011, Giám đốc VQG Tam Đảo đã gửi Công văn số 124/VTĐ đến Tổng cục Lâm nghiệp xin tổ chức cho thuê môi trường rừng để phát triển DLST. Căn cứ vào việc đồng ý và cho phép của Tổng cục Lâm nghiệp tại văn bản số 1157/TCLN- BTTN ngày 29/8/2011, Vườn đã ban hành “Quy định tạm thời về việc cho thuê môi trường rừng VQG Tam Đảo để phát triển DLST và các dịch vụ khác kết hợp bảo vệ và phát triển rừng”. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên việc triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại Vườn vẫn chưa thực hiện được do Vườn không được giao thực hiện chức năng quản lý du lịch, chủ trương của huyện là không thu vé vào Vườn, công tác xây dựng quy hoạch cho thuê không tốt gây ra chồng chéo, không được sự đồng thuận của toàn thể cán bộ trong Vườn, việc lựa chọn đơn vị thuê chưa có tiêu chí và mang tính chất cá nhân.

3.4.2. Xác định, lựa chọn các tổ chức thuê môi trường rừng tại VQG nghiên cứu

Xác định đối tượng thuê môi trường rừng và lựa chọn được đối tượng cho thuê được coi là vấn đề quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG.

VQG Ba Vì đã đưa ra các tiêu chí đối với đối tượng thuê môi trường rừng như sau:

- Đối tượng được xác định là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh ngành nghề du lịch.


- Ưu tiên tổ chức, các nhân đang nhận khoán bảo vệ rừng; tổ chức, cá nhân đang kinh doanh dịch vụ du lịch liền kề.

- Đơn vị thuê môi trường rừng phải có phương án kinh doanh DLST phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có năng lực quản lý và khả năng tài chính để thuê môi trường rừng như có cán bộ chuyên môn nghiệp vụ quản lý du lịch, có vốn điều lệ lớn hơn kinh phí dự kiến đầu tư vào khu du lịch. Trước khi ký hợp đồng thuê môi trường rừng các đơn vị thuê phải ký quỹ tại ngân hàng khu vực VQG Ba Vì 10% kinh phí dự kiến đầu tư vào khu dịch vụ DLST để khẳng định quyết tâm đầu tư và được sử dụng dần theo tỷ lệ % vào việc xây dựng khu dịch vụ du lịch.

Tuy nhiên, VQG Ba Vì xác định đối tượng ưu tiên là các đơn vị đang nhận khoán bảo vệ rừng tại VQG, nếu các đơn vị nhận khoán không nhận thuê môi trường rừng thì mới xem xét đến các đối tượng khác. Các đối tượng nhận khoán trước đây của VQG Ba Vì là các hộ gia đình ở địa phương, từ năm 1995 các hộ này đã liên kết với nhau hoặc chuyển quyền nhận khoán bảo vệ rừng cho các cá nhân và tổ chức có khả năng để lập công ty hoạt động kinh doanh DLST. Từ năm 2000- 2002 nhu cầu DLST tăng mạnh đã thúc đẩy các đơn vị này đầu tư nhiều hơn để phát triển DLST, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Tuy nhiên, việc lựa chọn các đơn vị cho thuê chưa được đánh giá kỹ, đặc biệt là khả năng tài chính của họ và chưa quảng bá để thu hút các doanh nghiệp có kinh nghiệm là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì. Chính điều này dẫn đến tình trạng có một số đơn vị chưa đủ điều kiện để phát triển DLST, làm ăn thua lỗ, không ký được hợp đồng và chậm thanh toán tiền thuê môi trường rừng với VQG Ba Vì. Do không có điều kiện đầu tư nên có những đơn vị chưa khai thác được nguồn tài nguyên, môi trường rừng để phát triển hoạt động kinh doanh DLST. Bên cạnh đó, do chưa thống nhất giữa chủ thể cho thuê đất và thuê môi trường rừng cũng là một trong những lý do làm việc ký hợp đồng thuê không đạt được như kế hoạch xây dựng. Tại thời điểm năm 2002, VQG Ba Vì đã lựa chọn được 6 đơn vị được phép thuê môi trường rừng, nhưng đến thời điểm hiện tại mới ký được

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí