Kiểm Soát Hoạt Động Khai Thác Nguồn Lợi Sinh Vật Biển

57 phương 9 thăng nộp 2 quan tiền. Như vậy, giá thuế của Nhà nước đối với hai loại thuyền đại dịch, miễn dịch dưới triều Gia Long khá cao và mức thu khác nhau. Đến triều Minh Mạng, thuyền miễn dịch được tính chuyên tiền theo kích thước, giá thu có giảm hơn thuyền đại dịch; thuyền đại dịch vẫn chịu mức thuế cũ. Tự Đức lên ngôi quy định mức thuế chung cho hai loại thuyền thấp hơn trước.

Mặc dù đã có lệ định nhưng trong những thời điểm nhất định, ở một số địa phương, quy định lại được thực hiện một cách linh hoạt. Năm 1836, Minh Mạng chuẩn y lời nghị của bộ Hộ, cho thu thuế thuyền buôn phủ Thuận Khánh bằng thóc gạo vì “xét kho thóc tỉnh ấy chưa được thừa thãi và để tiện cho cả công tư” [56, tr.496].

Thuyền đại dịch và miễn dịch tham gia vận tải công có số lượng khá lớn, như năm 1848 có tới 300 chiếc với 271 thuyền đại dịch, 29 thuyền miễn dịch. Hai loại thuyền này khi tham gia vận tải cũng được chia đặt thành các đoàn theo khu vực tỉnh như quy định năm 1849 [56, tr.497].

Nhà nước cũng ra những lệ định cụ thể về việc vận tải cho các thuyền của dân có kích thước nhỏ hơn như thuyền ván đi buôn, thuyền nan đi buôn, thuyền đánh cá, thuyền đội nước mắm,

Thuyền ván đi buôn là hạng thuyền của dân vượt biển đi buôn, kích thước xà ngang lòng thuyền phải dưới 7 thước. Năm 1826, Minh Mạng quy định “những thuyền ván làm riêng và thuyền nan không đầy 7 thước, chịu nộp tiền thuế, thì đều đổi gọi là chinh thuyền” [55, tr.498]. Đến năm 1839, Nhà nước mới đổi gọi là thuyền ván đi buôn. Về lệ thuế, theo quy định năm 1807, thuyền từ 5 thước trở lên thu thuế theo thước tấc, dưới 5 thước được miễn thuế.

Thuyền nan đi buôn là loại thuyền buôn đan bằng tre, nứa, kích thước xà ngang lòng thuyền không được vượt quá 10 thước 9 tấc, dân gian dùng để đi buôn. Tên gọi “thuyền nan đi buôn” bắt đầu được đặt năm 1839. Theo qui định năm 1807, thuế thuyền miễn vận tải được quy định với thuyền từ 5 thước trở lên, dưới 5 thước không phải nộp thuế [56, tr.498].

Các hạng thuyền đánh cá của dân, theo quy định năm 1807, giới hạn kích thước chỉ từ 9 thước 9 tấc trở xuống; những thuyền từ 5 thước trở lên được miễn thẻ thuyền vận tải nhưng phải nộp thuế miễn vận tải. Đến năm 1815, Nhà nước quy định khắt khe hơn: thuyền xà ngang 7 thước trở xuống, nếu thực sự làm nghề đánh cá, có người bảo đảm mới được cấp thẻ thuyền đi đánh cá và được nộp tiền thuế miễn vận tải. Thuyền từ 5 thước đến 7 thước chủ thuyền không làm nghề đánh cá mà đi buôn, cùng với những thuyền từ 7 thước 1 tấc đến 9 thước 9 tấc phải nộp chuyên tiền, được cấp thẻ thuyền (giấy sở hữu thuyền)

nhưng không được làm nghề đánh cá. Như vậy, thuyền đánh cá của dân chỉ còn từ 7 thước trở xuống1 [56, tr.497- 499].

Trong khi đó, kích thước bề ngang của thuyền buôn các nước đến Đại Nam buôn bán được ghi lại trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ vào năm 1831, khi Nhà nước định lệ thuế cảng ở cửa biển Gia Định, là con số lên đến 36 thước của thuyền buôn nước Thanh và Tây dương: “thuyền bề ngang từ 30 thước đến 36 thước như các thuyền Quảng Châu, Triều Châu, Hùng Châu, Huệ Châu, Thiệu Khánh, Phúc Kiến, Chiết Giang, Ma Cao [của nước Thanh], Tây dương thời mỗi thước thuế 180 quan” [52, tr.252].

Do kích thước thuyền dân gian nhỏ, lại là những phương tiện kiếm ăn hàng ngày của dân thường nên Nhà nước chỉ thu thuế ở mức thấp [56, tr.497-499] Với cùng một kích thước (như thuyền từ 7 thước đến 10 thước 9 tấc) mức thuế thuyền nan đi buôn và thuyền đánh cá thấp hơn của thuyền đại dịch, miễn dịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Những thuyền làm trái các lệ định trên đều bị xử phạt nghiêm khắc. Năm 1816, Nhà nước quy định: thuyền đội Trưởng đà cùng các hạng thuyền công tư những năm đi tải phải đủ số. Nếu tự tiện trốn tránh, tính theo khối lượng thực tải của thuyền để nộp chuyên tiền, mỗi thùng2 3 quan tiền, chủ thuyền bị phạt 100 trượng vì tội “trốn tránh sai dịch” và phải lĩnh giấy phép vận tải bù vào năm sau. Năm sau nếu chủ thuyền lại trốn tải sẽ bị ghép vào tội “cố ý phạm tội”, bị phạt 60 trượng và “đồ”3 1 năm, thuyền bị tịch thu sung công và chủ thuyền vĩnh viễn bị cấm đóng thuyền khác. Những năm thuyền phải đi tải, các quan doanh trấn ở các hạt phủ cấp giấy phép cho chủ thuyền đi tải; những năm được đi buôn thì quan phê vào đơn thông hành 1 năm. Khi thuyền ra vào cửa biển, Tấn thủ cùng xã trưởng, trùm trưởng phải khám xét. Nếu thuyền không có dấu đơn đi buôn, các viên chức bắt giải

chủ thuyền lên quan doanh trấn, định tội trốn tải. Nếu những viên chức này vẫn để thuyền trốn tải đỗ ở bến sông và cửa biển, viên chức đều bị phạt từ 100 trượng trở xuống. Trong trường hợp nhận hối lộ, cố ý dung túng thì sẽ bị ghép vào tội “làm sai pháp luật”, xử rất nặng. Quan doanh trấn cũng bị xử phạt 50 roi, được đổi thành

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 22


1 Ngay c¶ c¸c thuyÒn cđa tµo (tham gia vËn t¶i nh­ng vÉn ®­îc chia ban ®i bu«n), kÝch th­íc xµ ngang còng chØ ®Òn 20 th­íc [51, tr.503].

2 Thïng: mét ®¬n vÞ c©n ®ong cđa triÒu NguyÔn.

3 Téi bÞ tï khæ sai tò 1 ®Òn 3 n¨m.

phạt lương 6 tháng thay cho đánh roi (là mức phạt nhẹ 6 bậc so với kẻ phạm tội) [56, tr.504].

Ngoài mức thuế mà các thuyền phải đóng để miễn vận tải (thuế cảng, thuế chuyên tiền), những khi đi buôn, thuyền chở hàng hoá ra vào cửa biển sau khi nộp thuế mới được thông thương. Năm 1836, Minh Mạng ra lệ định: khi thuyền buôn các tỉnh Nam kỳ chở hàng hoá qua cửa biển, quan coi đồn khám đo, thu thuế những thuyền từ 4 thước trở lên, nộp vào kho. Thuyền dưới 4 thước được miễn. Nhà nước

chỉ thu thuế ở sở tuần1 đầu, còn các tuần khác không phải nộp. Từ 4 đến 5 thước mỗi

chuyến nộp 1 quan 5 tiền, 5 thước đến 5 thước 9 tấc thuế 3 quan, 6 thước trở lên thuế 5 quan. Đến năm 1839, Nhà nước bổ sung thêm ngạch định, cứ 7 thước trở lên mỗi thước thêm 2 quan như 7 thước thu thuế 7 quan, 8 thước trở lên thu 9 quan, 9 thước trở lên thì dựa vào đó tính tăng thêm. Nếu 1 năm đi buôn 2 chuyến thì cũng theo lệ đó mà thu thuế. Duy “vận tải thóc gạo, cùng nhân dân đi lại tầm thường có mang đồ vật cần dùng tý ti, thì dẫu khuôn khổ thuyền đáng phải đánh thuế cũng trình chỉ qua thôi, đều cho thông hành, không được ngăn giữ sách nhiễu” [56, tr.510].

Giấy tờ bắt buộc để thuyền buôn được ra vào cửa biển buôn bán là bài thuyền do tỉnh cấp. Còn những thuyền chỉ có một đạo văn bằng (ghi rò họ, tên, tuổi, quê quán chủ thuyền, thân thuyền thước tấc dài rộng bao nhiêu) do huyện cấp thì chỉ được ở phận sông các huyện trong tỉnh tuỳ nghề kiếm sống [56, tr.511].

Đối với thuyền hộ người Thanh đã sang Đại Nam cư trú tại các doanh trấn, Nhà nước cũng chiểu theo lệ thuyền vượt biển của người Việt ở các doanh trấn để thu thuế cảng miễn nghĩa vụ vận tải. Năm 1816, Gia Long quy định những thuyền xà ngang từ 7 thước trở lên, 17 thước 9 tấc trở xuống nộp thuế cảng để làm nghề thì không phải đi tải của công. Tháng 2 hàng năm, chủ thuyền làm đơn nộp quan doanh trấn. Quan doanh trấn phái người đến đo thuyền, thu tiền thuế cảng theo lệ và nộp vào kho, cấp bài thuyền cho đi thông thương 1 năm ở trong nước. Đến tháng 6 trong năm, quan doanh trấn phải làm sổ tâu 3 bản Giáp, Ất, Bính, ghi rò họ tên, tuổi, quán chỉ, tên hiệu của bài thuyền (là chữ gì), kích thước thuyền đến thước tấc, tiền đã nộp thuế cảng và có điểm chỉ của chủ thuyền. Sau đó, quan sai người đưa về Kinh, nộp tại quan Trưởng đà để gửi tâu lên, xin đóng ấn vàng của vua, rồi bản Giáp nộp quan


1 Së tuÇn: Nhµ n­íc tæ chøc nh÷ng së tuÇn ®Ó thu thuÒ thuyÒn bu«n.

bộ Hộ, bản Ất1 nộp quan Trưởng đà, bản Bính trả về doanh trấn [56, tr.502]. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ra lệ định nghiêm cấm người nước Thanh ra biển buôn bán: “người nước Thanh đến nước ta làm ăn, thì cấm chỉ không được ra bể đi buôn. Lại nghiêm sức cho các thủ ngự ở các tấn ở thuộc các tỉnh, nếu có ai tự tiện cho người nước Thanh mượn thuyền buôn ra bể đi buôn, một khi bị tố giác ra, trị tội theo mức nặng” (năm 1836) [54, tr.419].

Dưới triều Gia Long, chính sách đối với hoạt động thông thương đường biển của dân gian, nhất là hoạt động buôn bán với bên ngoài, thông thoáng hơn các triều vua kế tiếp. Nhà nước cho phép thuyền buôn được ra nước ngoài buôn bán song phải tuân theo những thủ tục kiểm soát chặt chẽ. Năm 1819, Gia Long đặt lệ định thuyền tình nguyện đi Hạ Châu buôn bán phải làm đầy đủ thủ tục gồm đơn xin đi buôn nộp lên quan tổng trấn thành Gia Định, đóng đủ trước tiền thuế. Chỉ sau khi nhận được giấy phép có đóng ấn Tổng trấn (của quan Tổng trấn thành Gia Định) thì các thuyền mới được đi buôn. Nếu chủ thuyền xin được mang theo quân khí bảo vệ thì tính số người trong thuyền để cho mang khí giới.

Lệ thuế các thuyền buôn đến Hạ Châu cũng được thu theo kích thước thuyền (tính đến thước, tấc). Thuyền xà ngang 9 thước thì mỗi thước tiền thuế 20 quan, 10 thước trở lên mỗi thước 30 quan. Mức thuế này thấp hơn thuế cảng của thuyền buôn các nước có cùng kích thước đến Đại Nam buôn bán theo lệ định năm 1803. Lệ nộp thuế gồm nửa tiền nửa bạc. Chủ thuyền nếu buôn “vật quý” thì phải nộp thuế theo lệ “thuyền buôn thượng hạ mua của quý nộp thuế của quý”, giá mua hàng 10 quan phải nộp thuế 5 tiền, còn chỉ buôn muối và tạp hoá thì được miễn thuế. Vàng bạc, tiền đồng, khối đồng, phiến đồng, thóc gạo đều là vật cấm buôn bán. Thức ăn thuyền dùng khi đi ra biển chỉ tính số nhân khẩu mang theo gạo lương đủ 5 tháng [56, tr.509]. Thành Gia Định hàng năm cấp giấy phép cho thuyền đi buôn ở Hạ Châu, cuối năm làm sổ tâu 3 bản (số thuyền đi Hạ Châu, tiền thuế cảng thu được), nộp lên quan Trưởng đà để tâu lên vua đóng ấn vàng, sau đó 1 bản giao Trưởng đà, 1 bản giao bộ Hộ, 1 bản thành Gia Định lưu giữ [56, tr.502].

Tuy nhiên, năm 1828, Minh Mạng ra lệnh cấm: “từ nay thuyền buôn nước ta đi buôn ở Hạ Châu thì nhất thiết cấm chỉ. Những hạng thuyền ấy đều theo lệ nộp

1 Kh©m ®Þnh §¹i Nam héi ®iÓn sù lÖ chÐp nhÇm thµnh “b¶n Gi¸p”, nh­ng xÐt ®óng ra ph¶i lµ b¶n Êt.

thuế cảng, cho thông hành buôn bán ở trong nước cho sinh kế. Nếu thuyền nào cố ý phạm pháp đi buôn ra nước ngoài, hay là mượn tiếng đi buôn trong nước, mà ngầm đem gạo bán ra ngoài, một khi phát giác ra, chiếu điều luật kẻ buôn gian bán trộm thóc gạo mà xử tội” [56, tr.509]. Cũng kể từ đây, sự chủ động vượt biển giao thương với bên ngoài của dân gian bị ngăn cấm, Nhà nước đã độc quyền trong việc chủ động hướng ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, dù tồn tại lệnh cấm nhưng hiện

tượng trốn ra biển buôn bán lén lút với bên ngoài vẫn tồn tại1.

Khi chưa có lệnh cấm ra biển, không chỉ thành Gia Định mà thuyền buôn tất cả các tỉnh thành trong cả nước ra biển buôn bán đều được Nhà nước cấp vũ khí. Mục đích của việc cấp khí giới là để tăng khả năng tự vệ của thuyền buôn trước các vấn nạn trên biển, nhất là cướp biển. Lệ định năm 1835 quy định: “phàm các tỉnh có thuyền hộ thì cho quan tỉnh ấy chiểu theo số thuyền hộ trong hạt nhiều hay ít mà liệu làm súng trường, dự để ở tỉnh. Nếu thuyền hộ khi nào ra biển buôn bán thì cho thuyền hộ ấy làm đơn, lý trưởng làng ấy nhận thực, quan tỉnh ấy phê làm bằng, chiếu theo số mà cấp. Thuyền hạng lớn thì 10 cây súng trường, thuyền hạng vừa, hạng nhỏ thì trên dưới 5, 6 cây. Phàm đi qua các cửa bể mà có vào tấn để buôn bán, thì tới trình nghiệm với viên thủ ngự sở tại. Khi về đến quê, thì đem súng trường đã lĩnh ấy



1 Theo nh×n nhËn cđa Choi Byung Wook trong Vïng ®Êt Nam Bé d­íi triÒu Minh M¹ng th× “khi mét ghe thuyÒn [cđa t­ nh©n, vËn chë g¹o tò Gia §Þnh ra miÒn B¾c vµ miÒn Trung theo yªu cÇu ®Æt hµng cđa Nhµ n­íc ®Ó c©n b»ng cung ­ cÇu d­íi chÝnh s¸ch ®iÒu tiÒt l­¬ng thùc gi÷a c¸c vïng miÒn] ®· rêi bÒn vµ tho¸t khái mäi sù gi¸m s¸t, chđ thuyÒn cã thÓ quyÒt ®Þnh nªn b¸n hµng ë ®©u ®Ó thu ®­îc nhiÒu lîi nhuËn nhÊt [v× “khã cã thÓ tin r»ng c¸c chđ thuyÒn lu«n b»ng lßng víi møc gi¸ triÒu ®×nh chi tr¶”]. VÝ dô, b¸n g¹o cho Hoa th­¬ng ngoµi biÓn kh¬i thu ®­îc lîi nhuËn cao h¬n nhiÒu. Trong nh÷ng n¨m tiÒp theo, ghe thuyÒn thËm chÝ cßn ®i xa h¬n. Khi mét viªn quan triÒu ®×nh nhËm chøc ë tØnh VÜnh Long sau n¨m 1832, «ng nhËn thÊy c¸c ghe thuyÒn chđ yÒu ®i tíi vïng §«ng Nam ¸ h¶i ®¶o, Qu¶ng §«ng vµ H¶i Nam. Theo quan s¸t cđa John Crawfurd ­ ng­êi ®· gÆp 13 ghe thuyÒn mµnh lo¹i nhá khi ®ang trªn ®­êng tíi HuÒ ­ mçi thuyÒn cã träng t¶i kho¶ng “500 ®Òn 700 piculs” [1 picul = kho¶ng

60 kg]. Theo quan ®iÓm cđa Lª V¨n DuyÖt thÓ hiÖn trong b¶n b¸o c¸o n¨m 1839, tÊt c¶ c¸c chđ ghe thuyÒn vËn chuyÓn thãc g¹o lµ ng­êi ViÖt vµ lµ nh÷ng nghi ph¹m bu«n lËu thãc g¹o” [29, tr.124­125].

nộp lên tỉnh. Nếu có ai đem riêng súng trường đi ở đường sông, thì cho các viên Thủ ngự ở đấy xét hỏi, chuyển bẩm lên quan địa phương theo luật trị tội. Còn như các hạng dao găm bằng sắt, câu liên bằng sắt, quả đấm bằng đá và đùi bằng gỗ thì không thuộc lệ cấm, cho được tự làm, trong đấy nếu không muốn lĩnh súng trường của công thì cũng cho. Lại từ nay phàm các thuyền hộ không do quan tỉnh lý trưởng phê bằng, làm đơn lĩnh súng trường, mà đi tắt cửa riêng người quyền quý, cùng doanh vệ các quân, mà cấp lĩnh binh khí cho đi buôn, thì cho các viên Thủ ngự xét hỏi được sự thực, bẩm lên quan địa phương sở tại xét rò, đem người cấp và người lĩnh trưng chiếu luật “trái luật lệ” mà trị tội” [54, tr.419]. Không chỉ có súng trường, trường hợp thuyền buôn tỉnh Phú Yên còn được Nhà nước cấp cho ống phun lửa như theo lời tâu xin của trấn thần: “thuyền buôn ở tỉnh Phú Yên vẫn lo bị nạn giặc biển. Thuyền không mang binh khí, không thể tự vệ được” nên “lượng cấp cho súng trường, ống phun lửa để giúp tiện lợi cho người buôn bán” (tháng 5 năm 1841) [70, tr.166].

Chính sách cấm dân gian vượt biển buôn bán cùng lệ thuế theo kích thước, cũng như giới hạn kích thước thuyền buôn, thuyền đánh cá đã hạn chế nhu cầu đóng thuyền lớn của nhân dân. Khi đó hiệu quả các hoạt động khai thác nguồn lợi biển như thông thương, đánh bắt hải sản cũng bị hạn chế vì khó có thể đạt được quy mô và hiệu quả lớn với những loại thuyền nhỏ. Điều này phần nào lý giải hoạt động khai thác hải sản của người Việt thời kỳ này chủ yếu là ven bờ mà chưa vươn ra khơi và thương nhân Việt chủ yếu trao đổi trong nước mà chưa có vị thế đáng kể trên trường thương mại quốc tế. Khả năng khai thác bị hạn chế, nhu cầu khai thác không được đặt ra cấp thiết đã khiến cho nguồn lợi biển trên lĩnh vực giao thông vận tải và thương nghiệp đường biển không được khai thác hết, trong khi các quốc gia có biển trong khu vực lại muốn tận dụng tiềm năng này của Đại Nam. Đó là về phương diện khai thác nguồn lợi biển, còn trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng, chính sách này được coi như một “giải pháp an toàn” của nhà Nguyễn, kiểm soát và hạn chế để ngăn ngừa nguy cơ.

4.4.2. Kiểm soát hoạt động khai thác nguồn lợi sinh vật biển

4.4.2.1. Nhà nước độc quyền khai thác, sử dụng nguồn lợi tổ yến

Tổ yến là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, chỉ có ở một số đảo trên biển miền Trung và miền Nam Việt Nam1, hoạt động khai thác rất khó khăn và nguy hiểm2. Trước nguồn tài nguyên quý giá đó, nhà Nguyễn đã tiến hành độc quyền sử dụng và khai thác nguồn lợi này thông qua luật cấm tự ý khai thác trong dân gian. Năm 1807, Gia Long đặt lệ định: “các đảo có yến ở ngoài biển, đều nghiêm cấm không được tự tiện lấy; năm nào có người làm đơn xin lĩnh trưng 1 năm, hoặc xin lĩnh trưng ở đảo nào mà chịu thuế, thì quan trấn thành ấy cấp bằng

cho lấy, tới kỳ thuế, chiếu lệ trưng thu đúng số đem nộp, nếu người nào không có bằng mà tự tiện đi lấy thì bị trị tội nặng” [52, tr.210 - 211]. Mức phạt nặng nhẹ tuỳ thuộc vào tính chất phạm tội và số lượng tang vật. Theo mức nghị tội năm 1825 của bộ Hình thì số người trong nhóm phạm tội từ 40 người trở lên cộng với 50 lạng tang vật sẽ bị xử tội theo luật đào trộm nhân sâm của nhà Thanh có phân biệt thủ phạm, tòng phạm. Nếu chưa đến 40 người phạm luật và tang vật từ 50 lạng trở lên thì kẻ

đứng đầu thuê người khai thác (tài chủ), đầu mục, nhà chứa bị tội “giảo giam hậu”3,

tòng phạm bị sung quân ở cực biên lam chướng. Nếu là hơn 40 người nhưng chưa đến 50 lạng tang vật thì tài chủ, đầu mục, nhà chứa bị sung quân ở cực biên lam chướng, tòng phạm bị đánh 100 trượng và “đồ”4 3 năm. Nếu không có tài chủ thì tính theo tang vật định mức tội của người lấy trộm (xin xem phụ lục Bảng 4.5: Lệ định mức phạt về tội khai thác tổ yến trái phép). Những kẻ tòng phạm được giảm 1


1 VÝ nh­ cÁC HßN ®¶O CđA PHIªN AN Cã Tæ YÒN GåM: HßN NGHª [NGHª D÷], HßN HOA CAU [HOA LANG D÷], HßN CAU (BINH LANG D÷], HßN §ÇM TRE [TRóC §µM D÷], HßN MUèI [DIªM D÷], HßN TRE CON [TIÓU TRóC D÷], HßN TRE TO [§¹I TRóC D÷], HßN HANG ÐN [YÒN CèC D÷]. CÁC HßN ®¶O CđA Hµ TIªN Cã Tæ YÒN GåM: HßN NGHÖ [NGHÖ D÷], HßN Cæ CHU [Cæ CHU D÷], HßN CHUèI [TIªU D÷], HßN TRANH [MAO D÷], HßN SON [THæ CH©U D÷], HßN RÁI [PHÁT D÷], HßN TRE [TRóC D÷].

2 §¹I NAM THùC LôC M« T¶ Cô THÓ HO¹T ®éNG CđA NG­êI KHAI THÁC Tæ

YÒN: “CHIM YÒN LµM Tæ ë HANG CïNG, HèC TH¼M NG­êI ®I LẤY TR­íC HÒT PH¶I DïNG D©Y TO BUéC VµO GèC C©Y HOÆC VµO VIªN ®Á TO V÷NG CH¾C, RåI SAU THEO D©Y DßNG VµO, 1 TAY CÇM D©Y, 1 TAY CÇM ®UèC, Sê T×M T¹T NGANG, THÒ RẤT KHã KH¨N, KH«NG PH¶I NG­êI QUEN BIÒT KH«NG DÁM VµO” [69, TR.422].

3 “GI¶O GIAM HËU”: Lµ MøC TéI BÞ TH¾T Cæ NH­NG CßN GIAM L¹I ®îI

XÐT Xö

4 “§å”: Tï KHæ SAI

bậc tội và tất cả đều bị thích chữ vào mặt. Nếu chưa bắt được tang vật thì tội cũng được giảm bậc và được miễn thích chữ [66, tr.416].

Như vậy, dù nhà Nguyễn độc quyền khai thác song hình thức khai thác chính lại vẫn dựa vào dân bằng cách chiêu mộ các hộ dân lập làm yến hộ; còn những nơi chưa mộ được người để lập hộ yến thì Nhà nước phái người đi lấy (như các đội Tân Hiệp, Thanh Châu của Nhà nước) hoặc lấy binh đồn đóng ở các đảo có yến để khai

thác (đội binh đồn Thanh Hải ở đảo Côn Lôn, lập năm 1840). Những biện pháp an ninh đường biển khi đi khai thác1 chủ yếu do các hộ lấy yến tự chịu trách nhiệm, sự đầu tư của Nhà nước để đảm bảo an toàn trên biển không nhiều nên những thiệt hại do sóng gió đường biển là không tránh khỏi.

Đối với hoạt động mua bán tổ yến, Nhà nước quy định: “tổ yến là vật phẩm quý, không phải của người ta thường dùng, ngoại trừ thường năm số thu nộp bao nhiêu, còn có biển thừa không cứ nhiều ít, tốt xấu đều không được mua bán tư túi bên ngoài, nếu dám trái lời cấm mà phát giác ra, thời tang vật xung vào quan, và bao nhiêu người tư túi mua bán với nhau đều bị tính theo tang vật mà trị tội” [52, tr.211 - 212].

Tuy nhiên, điểm xuất phát của chính sách độc quyền khai thác tổ yến không phải là an ninh - quốc phòng biển. Mục đích chính của Nhà nước khi đưa ra chính sách này muốn độc quyền chiếm hữu và sử dụng nguồn tài nguyên quý, giàu giá trị dinh dưỡng mà khó khai thác và số lượng có hạn này. Dù không đặt mục đích an ninh - quốc phòng lên hàng đầu song với những hình phạt nghiêm khắc cho hành vi vi phạm thì sự độc quyền khai thác đã ngẫu nhiên trở thành một trong những biện pháp đảm bảo an ninh trên biển đảo. Nhà nước cấm dân gian tự ý ra các đảo khai thác tổ yến sẽ hạn chế những rủi ro, tai nạn trên biển đảo do tự nhiên (bão gió, sóng nước, đá ngầm,) và do con người (cướp biển, thậm chí là sự tranh đoạt giữa những người cùng nghề khai thác) gây ra.

Tổ yến không chỉ được nhà Nguyễn đánh giá cao mà nhiều quốc gia trong khu vực cũng nhận thức được giá trị của nguồn thực phẩm này và nhiều lần cử đoàn


1 V× CHIM YÒN LµM Tæ VµO THÁNG GIªNG NªN THêI GIAN KHAI THÁC CHØ TËP TRUNG TRONG KHO¶NG NHẤT ®ÞNH: HµNG N¨M “THÁNG HAI LôC TôC ®I LẤY, ®ÒN H¹ TUÇN THÁNG T­ Lµ HÒT, NÒU Cã GIã M­A BẤT Kú, KÐO DµI

®ÒN THÁNG 5, THÁNG 6” [69, TR.422].

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí