thuyền đến hải đảo Đại Nam để khai thác. Nhà Nguyễn dù đã tỏ rò quan điểm về hải cương “đã có ranh giới” nhưng lại chưa có biện pháp xử lý nghiêm trước hoạt động khai thác tổ yến của một số nước bên ngoài. Ví như năm 1829, thuyền của A Sinh người nước Chà Và đậu ở đảo Côn Lôn, trấn Phiên An bị lính giữ đảo bắt được khai báo rằng: thuyền A Sinh là người ở “Ba La Sa (tên đất của nước Chà Và) được Quốc trưởng phái đến đảo Câu Mạch để nhặt lấy sào yến bị bão trôi dạt”. Thế nhưng thái độ của Minh Mạng chỉ là “sai cấp gạo rồi cho về” [66, tr.882]. Điều đó thể hiện tính chưa hoàn toàn nhất quán trong chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, việc bắt giữ những thuyền này cũng phần nào chứng tỏ ý thức của Nhà nước đối với chủ quyền biển đảo và đối với việc sở hữu, kiểm soát nguồn tài nguyên trên biển đảo của đất nước thời kỳ này.
4.4.2.2. Hạn chế hoạt động đánh bắt hải sản của dân gian
Bên cạnh lệ cấm dân gian vượt biển đi buôn, để kiểm soát các hoạt động trên biển, tránh những mối tệ do ngư dân gây ra, một biện pháp được các triều vua Nguyễn đưa ra là giới hạn chặt chẽ kích thước thuyền đánh cá của dân gian. Theo lệ định năm 1807, kích thước giới hạn của thuyền đánh cá khá nhỏ, chỉ từ 9 thước 9 tấc trở xuống, nhỏ hơn nhiều so với thuyền đánh bắt hải sản của người Thanh và nhỏ hơn thuyền cướp biển. Đến năm 1815, Nhà nước quy định nghiêm ngặt hơn, thuyền đánh cá chỉ còn từ 7 thước trở xuống [55, tr.24; tr.497- 499]. Lệ định này đã hạn chế rất lớn hiệu quả khai thác nguồn lợi hải sản của dân gian. Thuyền của dân gian chỉ có thể đánh bắt ven bờ hoặc xung quanh các đảo gần do thuyền nhỏ, không đủ sức chống chọi với sóng gió biển khơi và với các lực lượng cướp biển. Theo lẽ thường, những thuyền đánh cá muốn gian trá trên biển thì phải đủ nhanh nhẹn để lẩn trốn thuyền tuần tra của Nhà nước, hoặc phải đủ lớn để có sức mạnh chống trả khi gặp những lực lượng cản trở như thuyền cướp biển, thuyền tuần tra. Điều đó cũng có nghĩa là nguy cơ của những mối tệ gây ra trên biển từ phía ngư dân được hạn chế, Nhà nước có nhiều khả năng hơn trong việc kiểm soát lực lượng này.
Bên cạnh đó, “đường biển dài suốt, lợi đánh cá không phải chỉ một nơi, từ trước người đánh cá chài lưới chung nhau từng có câu nói “ruộng là của riêng, cá là của công” nên để kiểm soát hoạt động khai thác của ngư dân miền biển, Nhà nước tiến hành thu thuế các đầm cá tôm với lệ thuế “11 phần lấy 1 phần” và ngư dân phải báo cho người lĩnh trưng trước khi đánh bắt [69, tr.35; 225]. Với quy định đó,
nguồn thu của Nhà nước từ hoạt động thu thuế không nhiều, mục đích chính vẫn là quản lý, kiểm soát hoạt động của ngư dân, phòng ngừa mối tệ khi ngăn chặn những kẻ “tiếng là chịu thuế đánh cá, nhưng kỳ thực mưu làm việc nghề khác” [69, tr.225]. Như vậy, với mục đích ngăn ngừa tệ nạn, đề phòng từ lúc chưa xảy ra, nhà Nguyễn đã tìm cách hạn chế hoạt động khai thác trên biển của dân gian như cấm thuyền buôn ra biển buôn bán và hạn chế hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân. Nhưng, các triều vua Nguyễn đã không lường tính được rằng hoạt động khai thác của ngư dân Việt mạnh thì bản thân họ sẽ có trách nhiệm kiểm soát và giám sát nguồn lợi thay cho Nhà nước bởi đó cũng chính là bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này sẽ góp phần ngăn cản sự nhòm ngó của các quốc gia láng giềng đối với nguồn lợi biển của Đại Nam và sẽ tự đảm bảo an ninh, trật tự biển. Do đó, từ ý tưởng tốt là hạn chế những tệ nạn trên biển, bảo đảm an ninh - phòng thủ biển, bảo vệ biển, các chính sách của Nhà nước về kiểm soát, hạn chế hoạt động khai thác và ra biển của dân gian lại quá khắt khe đã làm triệt tiêu đi một khả năng bảo vệ, phòng thủ biển vững chắc từ phía cư dân. Nếu khả năng bảo vệ đó được thực hiện tốt, Nhà nước có thể sẽ tốn ít công sức hơn trong việc phái quan quân đi tuần tra, bắt giặc khó nhọc mà không mấy hiệu quả, đồng thời vẫn có thể thu lợi nhuận lớn từ các hoạt động
khai thác này.
4.5. Tiêu diệt giặc biển
4.5.1. Địa bàn hoạt động chủ yếu của giặc biển1
Đặc điểm vùng biển nước ta gồm nhiều đảo, quần đảo, đầm, vịnh hiểm trở đã trở thành địa bàn lý tưởng cho các lực lượng sống ngoài vòng pháp luật ẩn nấp. Đó là những nhóm cướp biển từng tung hoành sóng gió biển Đông, những thuyền buôn giảo hoạt trong nước và nước ngoài vụng trộm mua bán, những thuyền đánh cá người Thanh lén lút kiếm lợi. Trong đó, đặc biệt phận biển Quảng Yên, Hải Dương2 (ở miền Bắc), Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi (ở miền Trung), Hà Tiên (ở
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Soát Các Hoạt Động Khai Thác Nguồn Lợi Biển
- Đối Với Hoạt Động Thông Thương Đường Biển Của Dân Gian
- Kiểm Soát Hoạt Động Khai Thác Nguồn Lợi Sinh Vật Biển
- Các Biện Pháp Tiêu Diệt Giặc Biển
- Chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 25
- Quân Chế Thủy Quân Của Nhà Nguyễn 1
Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.
1 §ÞA BµN HO¹T ®éNG CHđ YÒU CđA GIÆC BIÓN CòNG Lµ ®ÞA BµN TRIÒU NGUYÔN TËP TRUNG TUÇN TRA, TIªU DIÖT GIÆC BIÓN.
2 TØNH H¶I D¬NG DíI TRIÒU NGUYÔN BAO GåM C¶ TØNH H¶I PHßNG NGµY
NAY.
miền Nam) là những nơi có nhiều đảo, quần đảo giặc biển ẩn nấp1 nên đây cũng là khu vực được tập trung bố phòng cẩn mật.
Đặc điểm này đã được nhà Nguyễn nhận thức khi triều đình cho tập trung bố phòng và tiến hành các hoạt động tuần tra, truy quét giặc biển ở những hải phận hiểm yếu này. Ví như Minh Mạng nhiều lần ra Chỉ Dụ cho bộ Hộ và bộ Binh về việc tăng cường phòng thủ ở những vùng biển đảo trọng yếu này: “Miền đất duyên hải Hải Dương và Quảng Yên thuộc hạt Bắc Thành, phần nhiều là nơi đầm vực để cho giặc biển ẩn nấp, mà trong đó thì Đồ Sơn ở Hải Dương lại càng xung yếu, trẫm
1 THEO GHI CHÐP TRONG §¹I NAM NHẤT THèNG CHÝ, HÖ THèNG CÁC ®¶O ë QU¶NG YªN GåM 3 LíP: “CÁC ®¶O CHµNG S¬N, Lµ LíP NGOµI, CÁC ®¶O Hµ LIªN Vµ V©N §åN Lµ LíP GI÷A; CÁC ®¶O TUÇN CH©U HUYÖN YªN HNG, SµI TIªN, THANH L·NH HUYÖN HOµNH Bå, §¹I §éC CH©U YªN TIªN, VÜNH L¹I CH©U V¹N NINH Lµ LíP TRONG” [75, TR.49].
§èi víi c¸c ®¶o trong h¶i phËn Hµ Tiªn, Gia §Þnh thµnh th«ng chÝ ®· kh¶o t¶ mét c¸ch râ nÐt: “(…) ®¶o §¹i Kim D÷ vµ TiÓu Kim D÷ lµm thµnh c¸c viªn ngäc biÓn ¸n phÝa tríc, nói Ngò Hæ nh c¸i trÊn treo chËn ®»ng sau. PhÝa §«ng cã nói T« Ch©u cao ngÊt nghÓu lµm thµnh c¸i cöa ¶i lín lao b¶o vÖ vïng biÓn mªnh m«ng. PhÝa T©y cã nói Léc TrÜ nh trô ®¸ ng¨n chÆn c¸c ®ît sãng d÷. PhÝa tr¸i Hµ Tiªn cã d·y B×nh S¬n chÇu vÒ. PhÝa ph¶i cã d·y ®¶o hé vÖ, tr«ng låi thôt nh r¨ng chã, hoÆc nh c¸i ®ai ngäc, c¸nh cung n»m ngang, hoÆc nh c¸i ®µi vu«ng, c¸i ®µn n»m ngang vòa cói xuèng vòa bao trßn quanh trÊn. Cã ®¶o Phó Quèc chÇu ngoµi xa, vòa nh« cao vòa mü lÖ, nay cã thªm s«ng VÜnh TÒ míi th«ng th¬ng, thuyÒn s«ng tµu bÓ tô tËp tÊp nËp, ®êng thđy, ®êng bé ®Òu tiÖn lîi, thËt lµ mét n¬i cã h×nh thÒ tèt ®Ñp vËy” [25, tr.175]. Hay nh Hµ Tiªn “ë vÒ phÝa t©y Gia §Þnh (...) cã hßn TiÓu Thù (hßn Khoai Nhá) ®øng ngoµi ®Ó chÆn ng¨n sãng to vµ båi lÊp cån b·i; cïng nh÷ng ®¶o lín nhá kh¸c d¨ng la liÖt, th¼ng lªn phÝa t©y tiÒp liÒn víi cöa biÓn B¾c N«m cđa níc Xiªm La (…). Giã Nam vµ giã B¾c ë ®©y lµ giã nghÞch. Ngêi lµm chµi líi cø ®Òn th¸ng 3 hµnh nghÒ, thuyÒn bÌ ngêi Qu¶ng §«ng, Quúnh Ch©u (H¶i Nam), thêng ®Òn ®Ëu ë c¸c ®¶o Êy, dïng líi ®¸nh b¾t h¶i s©m, lµm c¸ kh«, cïng xen lÉn víi d©n ta, thuyÒn buåm nèi nhau. Bän cíp biÓn Tr¶o Oa cã khi ®Òn nóp trong c¸c ®¶o chê cíp cđa b¾t ngêi, cho nªn chç Êy ®Òu ®îc trang bÞ
®đ khÝ giíi ®Ó tù phßng bÞ, mçi khi giã Nam ®Òn, thuyÒn tuÇn th¸m cđa trÊn binh ®i tuÇn tiÔu rÊt cÈn mËt, nÒu chØ mét lóc s¬ hë th× thÊy n¹n cíp bãc x¶y ra ngay” [25, tr.101].
từng hạ lệnh cho thành thần chọn đất đặt đồn, đó là muốn trừ tuyệt giặc giã để dân ở yên” [66, tr.874-875]; Quảng Yên: “đất ở bờ biển, giáp với nước Thanh, có nhiều hòn đảo, dễ làm thung lũng trộm cướp, gần đây giặc biển ngầm nổi, tả kỳ, hữu kỳ, đều lấy đó làm nơi ẩn nấp” [69, tr.337]; “Côn Lôn thủ1 và Hà Tiên Phú Quốc thủ
đều là những nơi xung yếu, dân ở đông đúc, thế mà thường có giặc biển ẩn hiện liền truyền Dụ cho quan thành chọn đất 2 chỗ thủ ấy, xây đặt pháo đài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái quân đóng giữ. Những cư dân cũng cấp cho khí giới để cùng phòng giữ. Lại chuyển sức cho 5 trấn trong thành hạt, ra lệnh cho các làng sở tại ven biển đều sẵn sàng thuyền bè khí giới, nếu thấy thuyền giặc đến gần bờ, tức thì cùng nhau tiếp ứng góp sức đánh bắt” [67, tr.384]. Đặc biệt, vùng biển đảo Quảng Yên và Hà Tiên là vùng biên giới giáp ranh với nhà Thanh và nước Xiêm, yêu cầu của việc bố phòng không chỉ để đảm bảo an ninh, trật tự vùng biển mà còn
là khẳng định và bảo vệ chủ quyền, bảo vệ biên giới lãnh hải nơi đây2.
Theo ghi chép của Đại Nam thực lục và cũng theo quan điểm của triều Nguyễn, những loại giặc biển hoạt động trên phận biển Đại Nam gồm cả giặc biển trong nước và giặc biển nước ngoài, “giặc biển chính trị” và giặc cướp đơn thuần. Giặc biển mang mục đích chính trị chủ yếu là “giặc biển” trong nước như tàn quân
1 Thđ: mét vÞ trÝ qu©n sù cã ®Æt qu©n ®éi ®Ó phßng thđ. Ngµy nay Nam Bé cßn cã tªn ®Êt Thđ DÇu Mét, chÝnh lµ nghÜa ch÷ thđ nµy.
2 Theo t¸c gi¶ Yoshiharu Tsuboi trong Níc §¹i Nam ®èi diÖn víi
Ph¸p vµ Trung Hoa (18471885) th× mét nguyªn nh©n khiÒn cho “bän h¶i tÆc ho¹t ®éng chđ yÒu ë ven biÓn cđa hai níc” lµ do ®©y lµ khu vùc “c¸ch xa trung t©m quyÒn lùc quèc gia vµ biªn giíi, nh÷ng vïng nµy tho¸t khái ¶nh hëng triÒu ®×nh vµ nhµ cÇm quyÒn c¸c ®Þa ph¬ng còng khã cai trÞ, nhÊt lµ v× bän giÆc lu«n lu«n cã thÓ tho¸t khái sù truy kÝch b»ng c¸ch vît qua biªn giíi” [97, tr.181 182]. Trªn thùc tÒ, c¸c vïng biÓn gi¸p ranh “xa trung t©m quyÒn lùc quèc gia nµy” dï cã khã kh¨n cho Nhµ níc trong viÖc kiÓm so¸t nhng nhµ NguyÔn ®· hoµn toµn kh«ng ®Ó chóng “tho¸t khái ¶nh hëng cđa triÒu ®×nh”. Ngîc l¹i, dï cßn nhiÒu h¹n chÒ trong hiÖu qu¶ thùc hiÖn song víi biÖn ph¸p di d©n (trong ®ã cã lùc lîng tï ph¹m), ®a qu©n binh ra ®Þnh canh trªn c¸c ®¶o, tuÇn tra mÆt biÓn cđa thđy qu©n Kinh s (nh÷ng néi dung nµy sÏ ®îc tr×nh bµy cô thÓ h¬n ë c¸c phÇn tiÒp theo), triÒu ®×nh ®· thÓ hiÖn tham väng v¬n ra kh¼ng ®Þnh quyÒn kiÓm so¸t vµ quyÒn lµm chđ toµn bé vïng biÓn
®¶o mµ m×nh ®· th©u gi÷.
Tây Sơn hay các lực lượng muốn khôi phục quyền lực của vua Lê, chúa Trịnh. Còn các nhóm giặc biển người Việt khác chỉ là một vài nhóm lẻ tẻ, vặt vãnh nổi lên mặt biển, hoạt động cướp bóc cũng chỉ để kiếm chút mưu sinh. Trong loại “giặc biển chính trị”, đáng kể nhất là giặc biển Tề Ngôi với một số lượng khá lớn và hoạt động khá mạnh. Giặc biển Tề Ngôi vốn được quân Tây Sơn thu nạp và trở thành một bộ phận quan trọng trong lực lượng hải quân Tây Sơn, từng giao chiến quyết liệt với quân thủy Nguyễn Ánh và đã giúp thủy quân Tây Sơn trở nên hùng mạnh. Sau khi Tây Sơn sụp đổ, dưới con mắt của triều Nguyễn, Tề Ngôi trở về thân phận “giặc biển chính trị” chống đối triều đình để khôi phục nhà Tây Sơn. Vì vậy, đây là mối đe dọa lớn đối với ngôi vị vương triều và cần phải bị tập trung tiêu diệt. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, Nhà nước đã tốn rất nhiều công sức trong việc truy quét nhóm giặc biển này. Sau một thời gian dài, dù thu được những kết quả nhất định song triều đình vẫn không thể tiêu diệt hoàn toàn nhóm giặc biển này, Tề Ngôi vẫn hoạt động dai dẳng qua suốt 4 triều vua đầu nhà Nguyễn.
Đó là giặc biển trong nước còn về giặc biển nước ngoài, quốc tịch cũng khá đa dạng như giặc biển người Thanh, giặc biển Chà Và (tức Malaixia), giặc biển Gia Va (Inđônêxia). Trong các nhóm đó, cướp biển người Thanh có quy mô, tổ chức lớn nhất và tìm được nơi cư trú ổn định, lâu dài trên vùng đảo Quảng Yên trước khi bị các vị vua đầu triều Nguyễn tiêu diệt. Còn giặc biển Chà Và và Gia Va chỉ đến mùa gió nước thuận tiện mới kéo đến phận biển Đại Nam, đi lại cướp bóc trên mặt biển hoặc lẩn trốn tạm trên các đảo phía Nam như Phú Quốc, Côn Lôn mà không dám trú ẩn lâu dài.
Bên cạnh vùng biển tập trung nhiều cướp biển như Quảng Yên, Thanh Hóa, Quảng Nam, Hà Tiên, các nhóm cướp biển quốc tịch khác nhau có những sự thích ứng và mức độ tập trung hoạt động trên những phận biển khác nhau. Giặc biển người Thanh có địa bàn hoạt động rộng nhất, tung hoành từ Bắc đến Nam Đại Nam, song vẫn tập trung nhiều hơn ở phận biển miền Bắc và miền Trung, nhất là phận biển Quảng Yên. Đến năm 1838, trong Chỉ Dụ của vua Minh Mạng về việc phân định mốc giới trên biển của lực lượng tuần phòng các tỉnh vẫn ghi rằng “hải phận Nam kỳ từ trước không có giặc người Thanh ở trên biển” [54, tr.431]. Giặc biển Gia Va và Chà Và tập trung hoạt động chủ yếu ở phận biển phía Nam, mà Hà Tiên là cái nôi hoạt động quan trọng: “Giặc biển Chà Và thường nương tựa các cù lao thuộc Hà
Tiên để đón cướp thuyền buôn. Trấn thần phát binh tuần xét, bắt được rất nhiều. Sai đóng gông tướng giặc đưa về Kinh để giết” (tháng 7 năm 1817) [67, tr.958].
Nguyên nhân của sự trú ẩn có tính phân vùng đó là do đặc điểm vị trí địa lý của các phận biển này quy định. Trấn Quảng Yên cùng chung đường biên giới biển với nước Thanh trong khi Hà Tiên lại gần Xiêm La, Gia Va và Chà Và hơn. Do sự gần gũi về vị trí địa lý, phận biển các nước gần nhau sẽ có những nét tương đồng về đặc điểm gió nước, địa hình biển đảo. Điều đó giúp cư dân quen thuộc với những phận biển ở gần nước mình và sẽ dễ dàng hoạt động trên biển, lẩn trốn trên đảo hoặc giương buồm vượt khỏi phạm vi lãnh hải Đại Nam về lẩn trốn trên hải phận nước mình khi bị quan binh triều Nguyễn truy đuổi. Bên cạnh đó, cư dân các nước sang phận biển, đảo Đại Nam định cư lâu dài như người Hoa, người Chà Và cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để giặc biển có cùng nguồn gốc dễ dàng trà trộn hoạt động bởi những nét tương đồng về nhân dạng, ngôn ngữ, văn hóa,…
4.5.2. Thời gian hoạt động của giặc biển1
Việc tuần phòng, bắt giặc phải được tiến hành đúng thời điểm giặc biển hoạt động thì mới có hiệu quả. Hoạt động của giặc biển cũng như các hoạt động của thuyền bè trên biển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Nếu điều kiện gió nước thuận lợi, người lái thuyền có thể lợi dụng xuôi theo hướng gió, thuận theo dòng nước để giảm hao phí về sức người. Nếu ngược gió nước, không những thuyền không thể đi nhanh mà việc chèo chống cũng khó khăn không như ý muốn. Dưới triều Nguyễn, thời gian tuần phòng được tuân thủ theo nguyên tắc gió nước này: “Nước ta bờ biển dài suốt, việc tuần biển rất là quan trọng” nhưng “đường biển hơi xa, sóng gió bất thường, phải nên theo tiết hậu về chiều gió dòng nước mới là ổn tiện” [69, tr.85-86; tr.779]. Bên cạnh yếu tố gió, các dòng chảy trong biển không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề nguồn lợi cá tôm, nguồn lợi hải vật mà cùng với gió sẽ ảnh hưởng đến khả năng đắc dụng của thuyền bè trên biển.
Trong một năm, vùng biển Đại Nam hiện hữu hai mùa gió chính: gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (mạnh nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) và gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 (mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng
8) (xin xem sơ đồ Hình 24a. Hải lưu tầng mặt tháng 1 - Theo Trung tâm khí tượng
1 Thêi gian ho¹t ®éng chđ yÒu cđa cíp biÓn còng lµ thêi gian Nhµ níc tËp trung tuÇn tra, canh phßng ®Ó diÖt giÆc biÓn
Hải văn và Hình 24b. Hải lưu tầng mặt tháng 7 - Theo Trung tâm khí tượng Hải văn [3, tr.144; tr.145]). Những mùa gió này sẽ tác động trực tiếp đến hướng của dòng chảy. Mùa gió Đông Bắc thuận lợi cho tàu thuyền từ phận biển phía Bắc xuôi dòng xuống phận biển phía Nam của Đại Nam hoặc tàu thuyền từ ngoài khơi phía đông theo hướng Tây Nam tiến vào đất liền. Ví như trong mùa gió này, tàu thuyền từ miền Bắc tiến về miền Trung rồi xuôi xuống miền Nam hoặc tàu thuyền từ phận biển nước Thanh xuôi xuống hải phận Đại Nam rất thuận lợi. Tuy nhiên, đó lại là lực cản cho tàu thuyền miền Nam muốn ra miền Bắc và từ các nước Đông Nam Á hải đảo vào phận biển Đại Nam. Tác động của gió mùa Tây Nam lại hoàn toàn ngược lại.
Dựa vào đặc điểm mùa gió này, để việc tập trung bắt giặc biển được hiệu quả, nhà Nguyễn đã phân vùng phận biển Đại Nam thành hai khu vực với hai khoảng thời gian tập trung tuần phòng khác nhau.
Đối với phận biển miền Bắc, nhất là Quảng Yên, hàng năm “từ tháng giêng đến tháng 7, ở tỉnh theo lệ có phái thuyền đi tuần biển, nhân đó thám báo một thể; từ tháng 8 đến tháng 12, thời hậu chiều gió đã muộn, binh thuyền theo lệ rút về, thì phái người đi thuyền riêng, mỗi tháng một lần tới xét tình hình hiện tại báo về cho tỉnh” (tháng 8 năm 1840) [69, tr.779]. Còn các tỉnh phía Nam, “khi đến tháng 5, mùa gió Nam, giặc biển Đồ Bà thường xâm phạm các tỉnh phía Nam, dòm lúc sơ hở đón cướp, tất phải phái thêm quân đi tuần cho yên giặc biển” [69, tr.85-86].
Đó là đối với từng vùng phận biển cụ thể, còn trên tổng thể chung, từ tháng 2 đến tháng 8 là khoảng thời gian trong năm Nhà nước cho tập trung tuần phòng mặt biển để mở đường vận tải và bảo vệ thuyền buôn. Trong khoảng thời gian này, Nhà nước cũng đẩy mạnh công tác vận tải vật hạng công đường biển để lợi dụng yếu tố gió nước. Bên cạnh đó, thuyền buôn các nước cũng tấp nập đến Đại Nam buôn bán vào thời điểm này.
Công tác vận tải, tuần phòng vì phụ thuộc vào yếu tố gió nước nên trong những hoàn cảnh cụ thể, Nhà nước cũng linh hoạt khoảng thời gian tuần phòng, có thể sớm hoặc muộn hơn khi gió nước thuận tiện. Ví như năm 1838, lịch tuần tra được đẩy lên trước hạn lệ thông thường một tháng: “Trước đây trẫm [Minh Mạng] đã giáng lời Dụ hàng năm binh thuyền đi tuần ngoài bể cứ tháng 2 ra đi. Nay tháng giêng trời đã sáng tỏ mà đường đi thuận tiện, chính là thời kỳ thuyền buồm đi về, thời nên phái đi tuần tiễu ngay để yên vùng bể” [88, tr.206].
Tuy nhiên, khoảng thời gian trên chỉ là khoảng thời gian tập trung tuần phòng dưới vai trò chủ chốt của thủy sư Kinh kỳ trên phận biển cả nước, những khoảng thời gian còn lại công việc tuần phòng được chuyển giao sang lực lượng tuần phòng của các tỉnh. Theo lệ định năm 1836, “hàng năm những tháng từ mùa xuân đến mùa thu, chính là khi thuyền công đi vận tải và thuyền buôn qua lại thì cho theo như lời bàn mà làm. Còn không phải những tháng ấy thì cho những viên đồn biển trích lấy 1, 2 chiếc thuyền của dân đánh cá, số phu trên dưới 5, 3 người đủ dùng để kéo buồm, bẻ lái cũng được. Trừ ngày nào nhân có gió mưa đi ra không tiện, còn mỗi ngày ra cửa đi lại tuần tra, cốt cho được đều đến những nơi giáp giới. Khi gặp việc quan trọng, khẩn cấp thì lập tức chạy báo để cho việc tuần phòng ngoài bể được nghiêm. Quan địa phương ấy cần phải được nhắc rò, không được để lâu ngày sinh ra trễ nãi thì là phạm lỗi không nhỏ” [54, tr.428].
4.5.3. Lực lượng tuần tra và các thủ tục tuần tra trên biển
Để tăng cường hiệu lực phòng bị, đảm bảo an ninh vùng biển đồng thời để giám sát hoạt động tuần tra, nhà Nguyễn đã ra lệ định về các thủ tục bắt buộc đối với lực lượng tuần phòng trên biển.
Lực lượng tham gia tuần biển khá đa dạng, gồm thủy quân do Kinh thành phái đi, lực lượng tuần phòng của các tỉnh (thủy quân các tỉnh; tấn thủ, binh đồn canh giữ cửa biển, hải đảo; dân binh ven biển, trên các đảo). Vì vậy, đề phòng các lực lượng tuần biển trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho nhau, nhà Nguyễn đưa ra quy định cụ thể về ranh giới hải phận các tỉnh với chức phận cụ thể của các lực lượng. Dưới triều Minh Mạng, theo đề nghị của bộ Binh, Minh Mạng cho dựng cột mốc trên biển có ghi rò giáp giới tuần biển: “Bình Thuận trở ra Bắc đến các đồn biển ở ven biển Yên Quảng, phàm những nơi hai đồn biển tiếp giáp nhau thì đều dựng cột mốc trên bờ biển, ghi rò phía Nam thì thuộc về đồn biển này, phía Bắc thì thuộc về đồn biển kia. Lại nơi hải phận hai tỉnh tiếp giáp nhau cũng nên hội đồng ra cột mốc rò ràng, hàng năm cứ đến tháng giữa xuân đến tháng giữa thu, thuyền đi tuần của kinh phái, tỉnh phái đều nên trước kỳ chuẩn bị các hạng súng quá sơn, súng thần công, súng trường, cùng thuốc đạn, giáo dài, mác sắt, câu liêm, ống phun lửa, cầu đinh lửa, pháo thăng thiên cho đến quả đá, kim từ thạch, phàm tất cả dụng cụ thủy chiến. Lại đem theo một chiếc kính thiên lý để phòng khi đi thuyền nhìn ngắm” [54, tr.432].