Các Biện Pháp Tiêu Diệt Giặc Biển

Khi hải phận các tỉnh đã được định rò, lực lượng tuần phòng các tỉnh phải tuần phòng hết phạm vi hải phận tỉnh mình. Khi gặp đội tuần phòng của tỉnh giáp giới Nam, Bắc, hai bên phải ký nhận cho nhau để làm bằng và trao đổi tin tức: “Thuyền đi tuần của các đồn biển thì xét theo hải phận của đồn biển mà qua lại tuần thám. Mỗi khi đi tuần phải qua chỗ cột mốc giáp nhau mới được trở về. Thuyền đi tuần của tỉnh phái, thì xét theo hải phận của tỉnh mà tuần thám. Khi đi thuyền thì phía Nam cần phải đến chỗ cột mốc ghi địa giới tỉnh, phía Bắc cũng cần phải đến chỗ cây cột mốc ghi địa giới tỉnh, tổ chức qua lại, chắp nối những quãng thuyền đi tuần của các đồn biển mà đôn đốc họ” [54, tr.431-432]. Giấy ký nhận khi các thuyền tuần thám gặp nhau phải ghi rò nội dung: “ngày, tháng, giờ nào, đến đâu, nơi giáp giới hoặc cuối nơi giáp giới gặp thuyền đi tuần của đồn biển nào? Đến cuối mỗi tháng, biên đồn biển ấy đem tất cả những giấy biên từng ngày đóng thành một tập là bao nhiêu tờ, bẩm lên, do quan địa phương trình nộp. Quan địa phương sẽ xét trong tháng, trừ ngày nào đúng là có gió mưa, không thể đi được, còn những ngày nào có đồn biển nào, ngày nào không biên ký, không liên tục với nhau thì lập tức tra xét. Còn nếu cứ theo mức bình thường, liên tục không gián đoạn, thì cứ mỗi tháng 3 kỳ, tư vào bộ để lưu trữ” [54, tr.428].

Lực lượng tuần phòng các tỉnh chỉ có chức trách tuần phòng trong hải giới tỉnh mình nhưng trách nhiệm và công việc của thuyền đi tuần do Kinh phái lại nặng nhọc và vất vả hơn rất nhiều. Các thuyền này có trách nhiệm tuần phòng và đôn đốc công việc tuần phòng của tất cả các tỉnh. Đến thời điểm tuần tra, thuyền Kinh thành được chia thành hai đoàn Nam, Bắc, xuất phát từ cửa biển Kinh đô và tỏa theo hai hướng Bắc, Nam. Đoàn thuyền Bắc phụ trách việc tuần phòng từ phận biển Thừa Thiên đến các tỉnh phía Bắc. Đoàn thuyền Nam quản trách từ phận biển Thừa Thiên trở vào Nam. Lệ định năm 1838 quy định: “Thuyền đi tuần do Kinh phái thì có 2 đoàn Nam và Bắc. Mỗi đoàn phái đi đến 4, 5 chiếc, chia làm 2 chuyến mỗi chuyến cách nhau 3, 5 ngày. Đại khái chuyến trước đến giữa hải phận thì chuyến sau mới từ đầu hải phận ra đi, chuyến sau đến giữa hải phận, thì chuyến trước mới từ cuối hải phận trở lại. Lần lượt qua lại trong khoảng thuyền đi tuần của hải phận tỉnh và hải phận các đồn biển mà đôn đốc tất cả. Đi qua tỉnh nào mà không thấy thuyền tuần tra của tỉnh thì lập tức báo cho tỉnh để tham hạch trừng phạt. Thuyền đi tuần của Kinh phái, tỉnh phái, ngày nào hiện đi qua hải phận của đồn biển nào, đều phải lấy chữ

biên ký của đồn biển ấy để phòng khi tra xét. Trừ những ngày sóng gió, thuyền không thể đi được, còn thì các thuyền ấy đều phải đi chóng về chóng, không được tự tiện chần chừ đỗ lại ở chỗ nào. Khiến cho trên mặt biển thuyền đi tuần của Kinh phái, tỉnh phái liên tục theo nhau” [54, tr.432].

Khi thuyền tuần tra gặp giặc biển, ngoài trách nhiệm “tức thì tiến đến đánh bắt”, các thuyền còn phải “ban ngày thì bắn 3 phát súng lớn, ban đêm thì đốt 5 quả pháo thăng thiên để làm hiệu, cho xa gần nghe thấy, đến ngay để cứu viện”. Trong trường hợp “thuyền giặc nhân gió để chạy thì đem thuyền kiểu mới để đuổi, nếu sóng lặng gió yên, thuyền kiểu mới sức gió không tiến được thì đem thuyền Ô, Lê hay thuyền nhanh nhẹ để đuổi, lại là đắc lực, thì các quân đi bắt giặc không được vin cớ nói là vì sóng gió và sức thuyền không tiện đuổi đến cùng” [69, tr.341].

Để loại trừ khả năng thuyền giặc giả dạng, trà trộn thuyền tuần phòng, Nhà nước quy định: khi đuổi đánh giặc biển, “nếu trong biển thấy có tàu thuyền từ xa, họ [người tuần phòng] lập tức treo cờ vàng lên, thuyền lớn thì treo ở cột cờ đuôi thuyền, thuyền nhỏ thì treo ở trên cây cột buồm để nhận rò quốc hiệu của thủy quân. Nếu không có cờ, tức là thuyền của giặc, phải nhanh chóng đuổi, đánh, không được lầm lỡ” (1828) [54, tr.425].

Có những đợt tuần biển, Nhà nước đã phái “70 chiếc thuyền và 200 người thuỷ thủ ở Hoài Đức và Quảng Yên theo quan quân chia phái đi tuần phòng mặt biển” [62, tr.494]. Tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc truy bắt giặc biển nhưng với một số lượng cướp biển khá đông, gồm cả cướp biển người Thanh, cướp biển Chà Và, Gia Va, giặc biển Tề Ngôi, và một lãnh hải rộng lớn trải suốt Bắc đến Nam thì lực lượng tuần phòng này không phải là một con số lớn.

Để việc bắt giặc đạt hiệu quả tốt, năm 1838, nhà Nguyễn cho đóng một loại thuyền riêng, nhanh nhẹ chuyên dụng trong việc tuần tra trên biển: “Nay cho bộ Binh bàn bạc, đóng thuyền đi tuần, về kích cỡ không cần lớn quá như thuyền hiệu nhưng cũng không nhỏ quá như thuyền Ô, thuyền Lê. Cốt cho vừa phải giữa hai loại ấy, lại được nhanh nhẹn thuận lợi khiến cho sức thuyền có thể giúp cho sức binh. Nếu gặp giặc thì có thể ra biển đuổi cho đến cùng, kỳ bắt được mới thôi. Rồi đem kiểu mẫu trình vua xem để đợi Chỉ tuân làm” [54, tr.431]. Đó là vì, qua những lần bắt giặc biển không hiệu quả, nhà Nguyễn nghiệm ra rằng: “nếu thuyền công phái đi là loại thuyền bọc đồng nhiều dây thì bọn giặc trông thấy ắt trốn xa từ trước. Nếu

phái thuyền hiệu chữ Bình chữ Định, thì chất thuyền quá nặng, không thể chạy nhanh chóng bắt giặc được. Các thuyền Ô, Lê lại quá bé nhỏ, chỉ lợi đánh ở sông, đường biển sóng gió, gặp giặc không đuổi được đến cùng” [54, tr.431]. Vì vậy, loại thuyền đóng mới phải đảm bảo khắc phục được những hạn chế của các loại thuyền tuần biển trước đó. Kết quả cuối cùng của cuộc hội bàn năm 1838 là sự xuất xưởng của thuyền Tuần Dương bọc đồng “dài 4 trượng 4 thước 1 tấc, rộng 1 trượng 4 tấc, sâu 7 thước 2 tấc” và có sàn ngồi để chiến đấu. Các tỉnh dọc theo bờ biển được cấp phát mỗi tỉnh hai chiếc Tuần Dương, còn những nơi mặt biển “rộng mênh mông” thì được ba, bốn chiếc (dẫn theo [12, tr.49].

Lệ thưởng phạt cũng được quy định chặt chẽ trong việc tuần bắt giặc biển. Năm 1839 Minh Mạng ban Chỉ Dụ: “Nếu bắt được thuyền giặc hạng lớn thì mỗi chiếc thưởng 100 quan tiền, hạng nhỏ thì mỗi chiếc thưởng 500 quan tiền, bắt sống được 1 đứa thì thưởng 30 quan tiền, chém được 1 cái đầu thì thưởng 20 quan tiền” [54, tr.434]. Đối với lệ phạt, việc định mức được suy xét trên nhiều khía cạnh: “Hải phận nào giặc biển nổi lên một lần mà viên trấn thủ và bộ biền hoặc sơ suất không nghe biết, hoặc là xét bắt không nhanh để đến nỗi bọn giặc chạy thoát thì đem viên thủ ngự ở hải phận sở tại giáng 4 cấp; quản vệ, quản cơ do tỉnh phái đều giáng 2 cấp []. Nếu lại có giặc biển nổi lên, chồng chất đến hai lần hoặc ba lần thì một lần đều theo như thế mà xử trí. Ai có cấp kỷ (có thành tích đã được cấp kỷ lục) thì cho được xét trừ. Nếu không có cấp kỷ để khả dĩ trừ được mà kê hết số cấp bị giáng quá nhiều thì ghi giáng lưu chức để xem công hiệu ngày sau. Đợi khi xong việc tuần thám, có thực trạng cố gắng hay không lại sẽ tâu rò để làm việc” [54, tr.433].

4.5.4. Các biện pháp tiêu diệt giặc biển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Để đối phó với sự gian manh của cướp biển, các biện pháp tuần bắt giặc biển phải được tiến hành linh hoạt và mưu mẹo mới mong đắc dụng. Ngay cả trong chiến đấu trực diện, các chiến thuật bắt giặc biển cũng phải được đặt trong tính linh hoạt và tương thích với hoàn cảnh cụ thể. Năm 1835, khi xuống Dụ cho thuyền tuần biển tỉnh Quảng Nam, Minh Mạng đã nhận định: “thuyền của giặc ấy phần nhiều là nhanh nhẹn, chạy giỏi. Chiến đấu với nó, nếu là hơi xa, thì phải dùng đại bác, chỉ định vào mái chèo, bánh lái của thuyền giặc mà bắn tan, gần thì dùng câu liêm giật đứt dây buộc lái làm cho thuyền đổ nghiêng không chạy được thì tự khắc bị ta bắt được” [54, tr.427].

Những sự linh hoạt và mưu mẹo này phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của những người trực tiếp lãnh đạo cuộc truy bắt. Dưới triều Nguyễn, các vò quan được cử đi đảm trách tuần phòng chủ yếu là những người quen thuộc, thông thạo và có tài về đường biển như Nguyễn Công Trứ, Đoàn Văn Trường, Nguyễn Đăng Giai,... Họ không phải lúc nào cũng tiến hành binh pháp dàn trận, đánh trực diện để tiêu diệt cướp biển. Các biện pháp đấu trí như giả dạng thuyền buôn, thuyền đánh cá nhằm tiếp cận và đánh bất ngờ thuyền giặc cũng là một biện pháp được đề cao. Giải pháp này từng được Minh Mạng nhấn mạnh khi đưa ra lệ định năm 1838: “Lại kỳ đi tuần biển hằng năm, các địa phương xưa nay giặc nước Thanh thường vẫn ngầm đậu, liệu cho thuyền quân đi đến để đóng, hoặc bắt thuyền đại dịch giả làm thuyền buôn, tuỳ chỗ đậu yên, thấy có thuyền giặc đem đến bỏ neo hoặc nhận nhầm mà đón cướp thì lập tức xông ra ập bắt, tự khắc bắt được” [69, tr.341].

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 24

Cũng vì đặc điểm địa hình nước ta, sông ngòi chằng chịt lại nhiều cửa biển nên tính cơ động bằng thuyền bè rất cao. Thổ phỉ khi bị truy quét trong đất liền có thể dùng thuyền trốn ra biển, trở thành cướp biển. Ngược lại, cướp biển cũng có thể lợi dụng sơ hở để lẻn vào cướp bóc vùng duyên hải hoặc vượt cửa biển vào sâu trong đất liền quấy phá. Bên cạnh đó, sự bắt tay hợp tác giữa cướp biển và thổ phỉ sẽ càng làm cho việc truy bắt khó khăn hơn. Vì vậy, muốn làm yên miền biển, biện pháp canh phòng nơi cửa biển và tuần tra mặt biển phải luôn được phối hợp chặt chẽ.

Biện pháp dùng thổ dân trên đảo để tuần tra bảo vệ chính nơi họ sinh sống cũng là một giải pháp khá đắc dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhóm cướp biển lại trá hình dưới nhiều hình thức như ở lẫn với các nhà dân, giả dạng thuyền đánh cá, thuyền buôn. Thậm chí, có những nơi trên hải đảo đã được cướp biển khai canh, định cư lâu dài như trên núi Chàng Sơn của đảo Vân Đồn (Quảng Yên). Đại Nam thực lục còn chép lại sự kiện xảy ra vào tháng 7 năm 1838, khi Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ đem đại đội binh thuyền truy quét giặc biển ở hải phận đảo Vân Đồn, giặc biển liền bỏ thuyền chạy lên bờ, quan quân khám xét thấy trên núi Chàng Sơn “nhà cửa có hơn 50 nhà, đều có tang vật cướp được, khoảng núi ấy, cấy lúa được hơn 500 mẫu” [65, tr.381]. Sự khai canh nông nghiệp trên một quy mô rộng lớn đó chứng tỏ Chàng Sơn là sào huyệt sinh sống ổn định và lâu dài của nhóm cướp biển này.

Đối với những địa bàn hiểm trở, hoang vắng, vốn là sào huyệt của giặc biển như Chàng Sơn, Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc tiêu diệt mà còn tìm giải pháp ngăn cản sự tái thiết trở lại của giặc biển, duy trì sự yên ổn lâu dài cho miền hải cương. Một trong những biện pháp đó là đặt đồn binh ngay trên các đảo mới truy quét giặc biển. Ví như ngay sau khi tiêu diệt cướp biển ở Chàng Sơn, năm 1838 triều đình cho quân lính đóng đồn và tiếp quản hơn 500 mẫu đất đã được giặc biển canh tác [65, tr.381]. Nhà nước cũng tiến hành các hoạt động di dân từ đất liền ra đảo, cho dân tiếp quản cơ sở vật chất của giặc biển, phát triển thành nơi định cư lâu dài, không để những vùng hải đảo đó bị tái hoang hóa cho giặc biển có cơ hội quay lại. Bên cạnh đó, lực lượng tù phạm được nhà Nguyễn đưa ra các đảo để tiến hành khai hoang, triệt phá nơi ẩn nấp của giặc biển. Ví như năm 1840, số tù phạm phát vãng

trên đảo Côn Lôn lên đến 210 người cùng với binh dân trên đảo chỉ có 205 người khai khẩn đất đai để trồng trọt nơi đây1. Biện pháp di dân, khai hoang, lập ấp trên các đảo là một trong những cách thức để vua Nguyễn thực thi chủ quyền và kiểm soát chặt hơn vùng biển đảo. Trong một chừng mực nào đó, giải pháp này cũng góp phần ổn định trật tự xã hội nơi đất liền khi mà những bất ổn thời kỳ này đang diễn ra gay gắt.

Vùng biển phía Bắc giáp ranh giới nước Thanh với nhiều vụng đảo có nguồn lợi cá tôm dồi dào là mảnh đất màu mỡ để thuyền đánh cá gian manh người Thanh nhòm ngó. Những thuyền hộ này đã nhiều lần tìm cách xin triều đình cho phép đi


1 §¹i Nam thùc lôc cã chÐp sù kiÖn tØnh thÇn VÜnh Long t©u xin vÒ viÖc d©n binh ë ®¶o C«n L«n: “binh d©n ë ®¶o C«n L«n thuéc h¹t Êy, sè ng­êi kh¸ nhiÒu (205 ng­êi), cïng víi sè tï ph¹m tiÒt thø ph¸t v·ng ®Òn (210 ng­êi), gi¸n hoÆc cã ng­êi ®· m·n h¹n, lÖ theo vµo sæ d©n. Xin cho trong sè binh d©n Êy lùa lÊy 50 ng­êi, ®Æt lµm 1

®éi Thanh h¶i, sai ph¸i viÖc c«ng, vµ h»ng n¨m sai ®i lÊy tæ yÒn

®Ö nép ; cßn th× cho cïng víi tï ph¹m ®· lÖ thuéc vµo sæ, ®Æt lµm th«n An H¶i. Duy xÐt ra ®iÒn thæ ë ®¶o kh«ng cã mÊy (binh d©n tr­íc ®· khai khÈn thµnh ®iÒn lµ 150 mÉu, ®Êt v­ên, trång cau h¬n

8 mÉu, ®Êt trång khoai ®Ëu h¬n 21 mÉu. VÒ tï ph¹m, míi khÈn thµnh

®iÒn h¬n 23 mÉu, cßn th× bá hoang, ròng rËm cã thÓ cµy cÊy ®­îc lµ h¬n 180 mÉu), mµ n¬i d©n ë th× c¬ chØ [dùng nÒn x©y mãng] ch­a thµnh. VÒ ®inh ®iÒn theo lÖ nªn thu thuÒ thÒ nµo ch­a d¸m khinh suÊt nghÜ bµn” (th¸ng 10 n¨m 1840) [69, tr. 837].

lại đánh bắt cá tôm. Họ chủ động đón bắt giặc biển, lấy công để xin quyền lợi, và cũng chủ động xin chịu thuế sản phẩm để được đánh bắt. Ví như đoàn thuyền Khai Vĩ, Hà Cố khi không được triều đình cho cư trú và đánh bắt hải sản đã chủ động bắt giặc để lập công (tháng 3 năm 1839). Sau đó, hai nhóm ngư dân này đều được nhà Nguyễn cho phép đánh bắt cá tôm trong phạm vi hải phận các đảo ở Quảng Yên và được định cư lâu dài trên đảo Trường Sơn (tức Chàng Sơn (Quảng Yên)) để rồi lập thành làng Hướng Hóa vào năm 1841. Đổi lại cho quyền lợi đó, họ phải đóng thuế cho Nhà nước, tâu báo tin tức về phận biển và giúp triều đình đuổi bắt giặc biển. Bằng biện pháp này, cùng một lúc Nhà nước có thể đạt được nhiều mục đích: kiểm soát hoạt động của chính các lực lượng đánh bắt, không để họ tự do “ẩn hiện”, dễ sinh mối tệ, lại để họ tự kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau. Bên cạnh đó cũng sử dụng họ vào mục đích tiêu diệt giặc biển, triệt phá nơi ẩn nấp của hải tặc và nắm bắt tin tức miền biển do họ tâu báo.

Thế nhưng, trên thực tế, việc kiểm soát và lợi dụng hoạt động của những thuyền hộ này vào mục đích an ninh - quốc phòng biển lại gặp nhiều khó khăn bởi tính gian xảo của họ. Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục, hai bang Khai Vĩ, Hà Cố, từ khi được triều đình cho phép trú ngụ (năm 1841) đến năm 1847, đã trải qua 7 năm mà việc thu thuế của Nhà nước đối với bộ phận này vẫn “chưa thấy kết quả”. Trước thực trạng đó, Thiệu Trị buộc phải xuống Chỉ: “tỉnh Quảng Yên tiếp giáp nước Thanh năm trước thuyền đánh cá nước Thanh tới xin làm dân, lần lượt đã có lời bàn của bộ, thế mà từ trước tới nay đã 8, 9 năm chưa thấy có kết quả rò rệt; về kinh lý bờ biển, là việc quan trọng, nay cho viên hộ đốc tỉnh Hải An là Nguyễn Văn Nhị, cho chờ phiên ty tỉnh Quảng Yên là Nguyễn Văn Chấn đi việc công trường về, tức thời cùng tới nơi khám xét, rồi chiếu hiện tại tình hình, thương lượng với Án sát Hồ Trọng Tuấn, xem kỹ rò thêm tính toán định thế nào cho tới chỗ ổn thoả, rồi cứ thực viết vào tập tâu lên, đợi xuống Chỉ cho thi hành” [52, tr.208]. Đến khi các quan vâng lệnh Chỉ khám xét thì gặp thực tế là nơi đánh bắt của hai bang Hà Cổ, Khai Vỹ không cố định nên rất khó giám sát. Mặt khác, khi quan hỏi đến thuế lệ thì họ trả lời “khó có thể thu nộp được”, bị gọi lên bờ trách cứ lại cãi rằng “có hại đến việc sinh lý”, “lời lẽ đều là đùn đẩy vớ vẩn” [52, tr.208].

Vì nước ta có chung đường biên giới trên biển với nước Thanh, lại là vùng biển nhiều vụng đảo thuận lợi cho giặc biển ẩn nấp nên bên cạnh biện pháp phái

binh thuyền tuần thám, hộ tống thuyền vận tải, đốc suất đồn binh, tấn bảo, dân binh tuần tra, phòng thủ miền biển, triều Nguyễn còn có chính sách phối hợp với nhà Thanh để cùng đuổi bắt giặc biển. Nhà Nguyễn đã nhiều lần gửi thư yêu cầu việc hợp tác khi giặc biển vượt hải phận trốn sang bờ còi hai nước. Tuy chủ động gửi thư yêu cầu hợp tác song triều đình luôn thực hiện nguyên tắc nghiêm cấm các thuyền truy bắt giặc biển nước Thanh vượt bờ còi sang hải phận Đại Nam. Qua đó thể hiện rất rò ý thức của các triều vua Nguyễn chủ quyền về chủ quyền biển, đảo của đất nước.‌‌‌

4.6. Tiểu kết

Sở hữu một vùng lãnh hải rộng lớn, thách thức về an ninh, quốc phòng và chủ quyền biển đặt nặng lên vai những người lãnh đạo đất nước mà đứng đầu là các vị vua đầu triều. Từ sự nhận thức rò nét vai trò quan yếu của chủ quyền hải cương, nhà Nguyễn đã ban hành các chính sách nhằm khẳng định, thực thi, bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển đảo. Đó là biện pháp xây dựng cơ sở bố phòng trên các đảo và thiết lập lực lượng tuần tra, canh phòng. Lực lượng này bao gồm thủy quân; Tấn thủ, binh đồn trên đảo và vùng cửa biển; lực lượng khai thác nguồn lợi biển như dân binh trên đảo, thuyền hộ đánh cá của dân gian và thuyền hộ đánh cá người Thanh.

Chính sách an ninh - phòng thủ biển đảo được tập trung vào các hoạt động tuần tra, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền hải đảo, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh đó là các chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn lợi biển như giao thông vận tải, thương nghiệp đường biển, khai thác sinh vật biển; chính sách làm yên miền biển như diệt giặc biển. Trong khi hải vận và ngoại thương đường biển của Nhà nước được đặc biệt quan tâm thì các hoạt động khai thác nguồn lợi biển của dân gian bị hạn chế để phòng ngừa mối tệ.


KẾT LUẬN

Trải suốt chiều dài lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, vị trí địa lý giáp biển đã đặt ra cho các Nhà nước phong kiến Việt Nam nhiều vấn đề cần giải quyết như việc đảm bảo an ninh, phòng thủ biển, khai thác nguồn lợi biển và mối quan hệ giữa khai thác nguồn lợi với đảm bảo quốc phòng. Những vấn đề trên nếu không được

thực hiện tốt, ngôi vị vương triều, thậm chí là nền độc lập của quốc gia sẽ luôn có thể là cái giá phải trả. Do đó, dù ở các cấp độ khác nhau song việc quản lý Nhà nước đối với các vấn đề về biển được đặt ra và tồn tại trong suốt thời gian cai trị của các Nhà nước phong kiến Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn.

Sở hữu một vùng biển rộng lớn, một dải bờ biển dài suốt Bắc - Nam, những yêu cầu của việc quản lý vùng biển, đảo và duyên hải dưới triều Nguyễn trở nên khó khăn hơn các triều đại trước. Với mục đích bao quát, kiểm soát toàn bộ vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có vùng biển đảo Đông Bắc - nơi lần đầu tiên thuộc quyền sở hữu của nhà Nguyễn - các vị vua đầu triều đã ban hành một hệ thống chính sách khá chặt chẽ, quy củ và toàn diện, thể hiện sự quan tâm nghiêm túc, sự giám sát sát sao của triều đình đối với toàn bộ vùng biển đảo đất nước.

Xuất phát điểm cho chính sách an ninh, phòng thủ biển dưới triều Nguyễn chính là sự nhận thức sâu sắc của Nhà nước về những nguồn lợi và thách thức mà vị trí địa lý giáp biển đem lại. Từ sự nhận thức đó, trải suốt các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, hệ thống chính sách an ninh, phòng thủ biển được hình thành và hoàn thiện, nhất là dưới triều Minh Mạng. Đó là những chính sách nhằm lập định các cơ quan quản lý, kiểm soát an ninh, phòng thủ biển; là biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân hùng mạnh, vừa thực hiện nhiệm vụ của thực tiễn, vừa để phòng khi hữu sự; là các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, trật tự vùng duyên hải, biển và hải đảo như xây dựng các công trình phòng thủ nơi cửa biển và trên các đảo (tấn, bảo, sở, đồn binh, pháo đài), các biện pháp khai thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng biển và duyên hải, khơi thông cửa biển cùng những ghi chép hướng dẫn đường biển. Các biện pháp này không chỉ giúp hoạt động đường biển đạt hiệu quả mà còn góp phần khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của nhà Nguyễn. Bên cạnh sức mạnh của Nhà nước, trong một chừng mực nhất định, sức mạnh của dân gian cũng đã được Nhà nước huy động vào hoạt động an ninh, phòng thủ biển, trong đó có các đội dân binh trên đảo và vùng ven biển.

Hệ thống chính sách quy củ, chặt chẽ dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng, nhất là triều Minh Mạng, đã đặt nền tảng cho chính sách an ninh, phòng thủ biển của các triều vua kế tiếp. Tuy nhiên, dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức, khả năng kế thừa, tiếp nối và phát triển dường như không thật hiệu quả. Dù đã có nền tảng vững chắc mà các triều vua trước để lại, hiệu quả bố phòng thời kỳ này vẫn yếu kém hơn

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí