Khẳng Định Và Thực Thi Chủ Quyền Trên Các Đảo Và Quần Đảo

Còn về phía Bắc, vùng biển Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay) với các đảo thuộc châu Vân Đồn rộng lớn nằm dưới sự kiểm soát của triều đình: “tên châu Vân Đồn đặt từ đầu triều Lê, ở lánh ngoài hải đảo, giáp dương phận nước Thanh, chỉ có 2 xã. Năm Minh Mạng thứ 16 [1835] mới đặt thổ lại mục, do Tri châu Vạn Ninh kiêm quản. Năm Thiệu Trị thứ 3 [1843] mới bỏ tên châu Vân Đồn, chỉ để tổng Hải Vân, bỏ lại mục, đặt cai tổng, lệ vào huyện Nghiêu Phong” [75, tr.12]. Hay như “châu Vạn Ninh thuộc Quảng Yên có vạn Trà Cổ và vạn Mễ Sơn liền với nhà Thanh, bốn mặt đều là biển, địa thế xa cách với các tổng trong châu” [68, tr.656].

Như vậy, dưới triều Nguyễn, Đại Nam có cả một vùng biển rộng lớn trong phạm vi biển Đông với vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan cũng như hàng ngàn đảo, quần đảo thuộc vùng biển này. Đây chính là nguồn tài nguyên rộng lớn, là “biển bạc” của dân tộc.

Trước nguồn tài nguyên ấy, triều Nguyễn ý thức rất rò về chủ quyền của mình và nhiều lần khẳng định: “Hải cương là nơi quan yếu, sao lại cho người ngoài được” (năm 1803) [61, tr.546]; hay như “hải phận nước ta, dẫu giáp liền với nhà Thanh, nhưng bờ còi đã có ranh giới rò ràng sao lại nói là không phân biệt được? Ví phỏng bắt giặc, thì đôi bên đều phái binh thuyền, hải phận mình mà chặn bắt, thì giặc còn trốn đi đâu? Há nên tính sẵn đến bước phải vượt bờ còi của nhau ư?” (năm 1832) [67, tr.370]. Đặc biệt, năm 1838, Minh Mạng tiếp tục khẳng định một vùng lãnh hải rộng lớn: “Nay bản triều có cả phương Nam, bờ còi ngày càng rộng, một dải phía

đông đến tận biển Nam, vòng qua biển Tây1, phàm là người có tóc có răng, đều

thuộc vào trong đồ bản, bãi biển xó rừng khắp nơi theo về cả, trước gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam” [69, tr.262]. Mặt khác, việc nhà Nguyễn cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838 - 1875) khẳng định ý thức chủ quyền và quyền định đoạt của triều Nguyễn trên một vùng lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn.

Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển trước mọi xâm phạm, bản thân các vua Nguyễn cũng ý thức việc tôn trọng ranh giới biển đã phân chia. Khi chưa đặt trấn Tây Thành trên đất Cao Miên, Minh Mạng Chỉ Dụ cho quan quân chỉ được phép tuần phòng bắt giặc trên phạm vi phận biển nước mình mà không vượt qua hải phận



(BA NGµY). Tò ®ã TRë VÒ PHÝA NAM CÁC ®¶O SAN SÁT” [13, TR.148­ 149].

1 “BiÓn T©y” tøc vÞnh Th¸i Lan ngµy nay (xin xem b¶n ®å H×nh thÓ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

ViÖt Nam [79, tr.11]).

Hà Tiên: “quan binh Hà Tiên đi tuần biển, từ nay điều nên căn cứ theo hải phận mà Tuần phòng. Nếu gặp thuyền nước Tiêm lẻn qua hải giới, thì lập tức bắt giải. Không được vượt sang hải phận của nó, gây ra sự việc, thì ắt xét theo quân pháp mà trị tội” (năm 1834) [54, tr.426-427].

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 19

Nắm trong tay một số lượng lớn các đảo trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cùng với sự ý thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo, các vua Nguyễn, nhất là Gia Long và Minh Mạng, đã có những chính sách nhằm khẳng định vững chắc chủ quyền của mình bằng những biện pháp an ninh, phòng thủ khá chặt chẽ và quy củ.

4.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên các đảo và quần đảo

4.2.1. Xây dựng các cơ sở bố phòng

Cũng giống như ở cửa biển, các vua đầu triều Nguyễn đã xây dựng các cơ sở bố phòng như tấn, bảo, đồn binh, pháo đài trên những hải đảo trọng yếu nhằm kiểm soát, canh giữ vững chắc chủ quyền nơi đây. Trên các đảo phía Nam tổ quốc như Phú Quốc1 (Hà Tiên), Thổ Chu/Thổ Châu2 (Hà Tiên), Côn Lôn3 (trấn Phiên An), nơi từng là địa bàn trú ngụ, sinh sống của chúa Nguyễn Ánh trước ngày lên ngôi, Nhà nước vừa cho xây dựng các binh đồn, tấn, bảo, pháo đài mới lại vừa duy trì các

công trình phòng thủ đã được lập trước năm 1802. Bên cạnh đó, yêu cầu kiểm soát hoàn toàn và chặt chẽ vùng biển đảo Đông Bắc, nơi lần đầu tiên thuộc quyền sở hữu của nhà Nguyễn, cũng được đặt ra để đảm bảo sự ổn định lâu dài của nền thống trị vương triều4. Do đó, Nhà nước tăng cường xây dựng hệ thống tấn, bảo, pháo đài, đồn binh tại các đảo trọng yếu như Vân Đồn (Quảng Yên), Biện Sơn (Thanh Hóa).

Pháo đài Biện Sơn được xây dựng năm 1829 là pháo đài tiêu biểu trong số các cơ sở bố phòng trên đảo và là một trong những pháo đài quan trọng trên tuyến hải trình Bắc Nam, phòng thủ một trong hai cửa biển “trung độ” dưới triều Nguyễn. Theo


1 Nay thuéc tØnh Kiªn Giang

2 Nay thuéc tØnh Kiªn Giang

3 Nay thuéc Bµ RÞa Vòng Tµu

4 Tr­íc triÒu NguyÔn, vïng biÓn ®¶o §«ng B¾c thuéc quyÒn cai trÞ cđa vua Lª, chóa TrÞnh ë §µng Ngoµi, råi sau ®ã lµ cđa triÒu T©y S¬n mµ ch­a tòng lµ cđa c¸c chóa NguyÔn. V× vËy, Nhµ n­íc muèn kiÓm so¸t ®­îc toµn bé ®Êt n­íc theo sù qu¶n lý cđa m×nh th× ph¶i thu phôc vµ lµm chđ ®­îc hoµn toµn vïng l·nh thæ vµ l·nh h¶i §«ng B¾c nµy.

ghi chép trong Đại Nam thực lục, tháng 3 năm 1829, Minh Mạng cho đắp hai pháo đài ở đảo Biện Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trong đó “đài to gọi là pháo đài Biện Sơn (ở phường Tứ Chính), đài nhỏ gọi là pháo đài Tĩnh Hải (ở núi Lộc Dữ), đều dựng cột cờ và làm nhà quân. Ở pháo đài lớn, dựng thêm kho thuốc súng” [66, tr.841]. Pháo đài nhỏ Tĩnh Hải (ở tấn Biện Sơn) có chu vi 11 trượng 8 thước, cao 5 thước 5 tấc, “có một kì đài, một nhà quân và 4 khẩu đại bác, xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 9” [73, tr.320]. Minh Mạng cũng cho “chở ở Kinh ra 4 cỗ đại bác, 8 cỗ đồng bác quá sơn (mỗi cỗ 200 viên đạn) chia để ở đấy. Lấy Quản cơ Đặng Văn Thành lĩnh chức Thành thủ uý pháo đài Biện Sơn, kiêm quản pháo đài Tĩnh Hải và kiêm chức Tấn thủ Biện Sơn” [66, tr.841].

Các pháo đài, tấn, bảo dù ở cửa biển, trên núi cao ven biển hay ở các đảo gần bờ không cô lập, riêng rẽ mà luôn có sự phối hợp, yểm trợ lẫn nhau khi Nhà nước tính toán về vị trí xây dựng cũng như nhiệm vụ của các Tấn thủ.

4.2.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Những nơi xung yếu từ phía biển không chỉ là cửa biển mà còn là các đảo, quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Côn Lôn. Để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo, Nhà nước đã nhiều lần phái quân lính đi đo đạc, vẽ bản đồ hải đảo, tuần tra, thu lượm nguồn lợi tự nhiên trên biển, trong đó, việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa được triều Nguyễn đặc biệt quan tâm: “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được 1 nơi, cũng chưa rò ràng. Hằng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái biền binh thuỷ quân và vệ Giám thành đáp 1 chiếc thuyền Ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, bắt 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa. Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ” [68, tr. 867]. Hoạt động này một lần nữa càng khẳng định ý thức chủ quyền và các

hoạt động thực thi chủ quyền một cách mạnh mẽ của triều Nguyễn trên vùng biển đảo rộng lớn của đất nước.

Hoạt động khẳng định và bảo vệ chủ quyền ấy, nhất là đối với các vùng quần đảo giữa biển Đông, được thực hiện một cách liên tục qua các triều vua Nguyễn. Những hoạt động mạnh mẽ nhất trong việc khẳng định và thực thi chủ quyền đã được khai mở ngay từ những vị vua đầu triều. Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông là hoạt động của đội Hoàng Sa đã được vua Gia Long sử dụng khi cho tái lập trở lại đội Hoàng Sa vào năm 1803. Năm 1803, Gia Long đã “lấy Cai cơ Vò Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa” (năm 1803) [65, tr.566]. Dưới triều Nguyễn, hoạt động thu lượm nguồn lợi trên các vùng quần đảo giữa biển Đông của đội Hoàng Sa cũng không mấy hiệu quả. Một nhiệm vụ chính của đội Hoàng Sa là tiến hành các hoạt động khảo sát, đo đạc, xác định hải trình, vẽ bản đồ vùng biển

đảo1. Liên tục trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long sai đội Hoàng Sa ra đảo

Hoàng Sa “thăm dò đường biển”2. Tuy nhiên, từ năm 1836, vua phê chuẩn lời tâu của bộ Công, hàng năm tiếp tục phái người đi đo đạc các đảo Hoàng Sa để vẽ bản đồ mà không nhắc đến nhiệm vụ thu lượm nguồn lợi tại đây [68, tr.867]. Công việc vãng thám, đo đạc thủy trình,... ở quần đảo Hoàng Sa đã được nhà Nguyễn thực hiện đều đặn hàng năm cho đến cuối thời vua Thiệu Trị. Bản tâu của bộ Công ngày



1 N¨m 1834, Minh M¹ng ph¸i Gi¸m thµnh ®éi tr­ëng Tr­¬ng Phóc SÜ cïng thđy qu©n h¬n 20 ng­êi ®Òn ®¶o Hoµng Sa (tØnh Qu¶ng Ng·i) ®Ó vÏ b¶n ®å.

2 Thêi gian tiÒn hµnh c¸c ho¹t ®éng h¶i tr×nh thùc thi chđ quyÒn

t¹i quÇn ®¶o Hoµng Sa th­êng diÔn ra vµo 6 th¸ng ®Çu n¨m ©m lÞch

®Ó tr¸nh mïa m­a b·o t¹i c¸c tØnh miÒn Trung nh÷ng th¸ng sau ®ã. Yªu cÇu ®¶m b¶o sù an toµn tÝnh m¹ng cđa thuyÒn nh©n còng ®­îc ®Æt ra khi ®iÒu kiÖn giã n­íc kh«ng thuËn lîi. Tuy nhiªn, ý thøc vÒ viÖc hoµn thµnh nhiÖm vô cđa m×nh ®· lu«n ®­îc c¸c “qu©n nh©n” ®Ò cao. Vµo th¸ng 4 n¨m 1838, khi “giã §«ng thæi liªn håi, thuyÒn ch­a ra biÓn ®­îc”, tØnh thÇn Qu¶ng Nam ®· xin ®­îc lïi l¹i ngµy ra biÓn. ThÒ nh­ng, chØ h¬n ba th¸ng sau, triÒu ®×nh ®· nhËn ®­îc b¸o c¸o ®oµn “Bæn chinh thuyÒn” ®· hoµn thµnh c«ng vô Hoµng Sa “®o

®¹c gi¸p vßng tò h¹ tuÇn th¸ng 3 tíi h¹ tuÇn th¸ng 6” vµ ®· trë vÒ an toµn (Môc lôc Ch©u b¶n triÒu NguyÔn, Minh M¹ng n¨m 19, tËp 64, b¶n th¶o viÒt tay, tr.146, dÉn theo [8, tr.133­134]).

28 tháng 12 năm 1847 cho thấy ngay cả trước tình thế căng thẳng và “bận rộn” đối phó với sự quấy rối, uy hiếp vũ trang của các chiến thuyền phương Tây, nhà Nguyễn vẫn không “bê trễ” trong việc đảm bảo sự liên tục của việc thực thi các nhiệm vụ ở Hoàng Sa: “hàng năm vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà cho thành thục đường đi lối lại” (Mục lục Châu bản triều Nguyễn, Triều Thiệu Trị, năm thứ 7, tập 51, bản thảo viết tay, tr.235, dẫn theo [8, tr.134]).

Trong suốt những năm trị vì của các vị vua đầu triều Nguyễn, năm 1816 dưới triều vua Gia Long (vị vua “có một sự nghiệp lẫy lừng trên biển”) được đánh giá là năm “có ý nghĩa hết sức đặc biệt” trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà vua đã thi hành các biện pháp rất quyết liệt để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của vương triều Nguyễn ở các quần đảo này. Đó là thời điểm mà Gia Long “đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc là sẽ không có một ai sẽ tìm cách tranh giành với ông ta” (dẫn theo [46; tr.14]). Ông đã “chủ tâm đính thêm đóa hoa độc nhất vô nhị đó vào chiếc vương miện của ông, bởi vì ông đã xét thấy cần thiết phải đi tới việc đích thân chiếm giữ lấy quần đảo đó, và chính vì thế mà năm 1816 ông đã long trọng kéo lá cờ xứ Đàng Trong lên mảnh đất đó” (dẫn theo [46; tr.14-15]).

Tiếp nối và phát huy trên một tầm cao mới truyền thống và kinh nghiệm khai thác và bảo vệ biển đảo của cha ông, Minh Mạng trong suốt thời gian trị vì của mình đã đẩy hoạt động chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ cả trước ông và sau ông. Điều đó phần nào được thể hiện qua mối quan tâm đặc biệt của ông đối với các vùng quần đảo này khi phái đi một lực lượng đông đảo làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa và Trường Sa thời kỳ này như các đội Thủy quân, Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh và dân phu. Bản thân Minh Mạng đã nhiều lần trực tiếp chỉ đạo việc quyết định cho thuyền ra khơi để thi hành các nhiệm vụ trên các vùng quần đảo giữa biển Đông hay tạm dừng vì bão gió [46; tr.11].

Đội Hoàng Sa, về chức năng quân sự được tiếp tục nâng cao dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, ở thời kỳ này đã từng bước có sự thâm nhập của đội Thủy quân vào trong nội bộ đội Hoàng Sa, “hay ngược lại cũng đã có sự tham gia của người đội Hoàng Sa vào đội Thủy quân” [46; tr.10]. Cũng bắt đầu từ thời Minh Mạng trên các nguồn tư liệu chính thức của Nhà nước không còn thấy chép đến đội Hoàng sa

nữa, mà vai trò và chức năng của đội Hoàng Sa đã được chuyển hẳn sang cho đội Thủy quân. Tuy nhiên, “hình bóng của đội Hoàng Sa vẫn còn giữ lại trong cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các đội Thủy quân hoạt động ở Hoàng Sa, Trường Sa” [46; tr.11].

Bên cạnh đội Hoàng Sa, hoạt động của đội Bắc Hải cũng được duy trì và đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu của mình trên khu vực quần đảo Trường Sa và vẫn trên nguyên tắc do đội Hoàng Sa kiêm quản. Đội Bắc Hải, Hoàng Sa đời Gia Long thuộc quân Trường Đà và người của đội Hoàng Sa đều được các nguồn tài liệu ghi chép thống nhất là “quân nhân” (tức là lính của Nhà nước).

Bên cạnh hoạt động hải trình, đo đạc, vẽ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa, nhà Nguyễn còn cho cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa như một sự khẳng định vững chắc và thiêng liêng chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển đảo này. Tháng 8 năm 1833, Minh Mạng xuống Dụ cho bộ Công về việc: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một giải Hoàng Sa [tức quần đảo Hoàng Sa], xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường [mắc cạn] bị hại! Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngò hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời” [67, tr.743].

Chỉ hai năm sau đó, năm 1835, việc dựng miếu thờ, xây bình phong và lập bia chủ quyền trên Hoàng Sa đã được thực hiện: “Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn lý ba bình” [muôn dặm sóng êm] (cồn Bạch Sa [cát trắng] chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ Đông, Tây, Nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía Bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than thạch). Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây, mới sai Cai đội Thuỷ quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách toà miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá ; phía trước miếu xây bình phong. Mươi ngày làm xong, rồi về” [68, tr.674].

Tài liệu Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông (soạn năm 1877) cho biết, ngôi miếu cổ ấy lợp ngói và chung quanh ngôi miếu được quân đội nhà Nguyễn đem các

hạt giống từ đất liền ra vãi: “Có một cái miếu cổ, lợp ngói, biển ngạch khắc mấy chữ Vạn lý ba bình [muôn dặm sóng êm]. Không biết dựng từ thời nào. Các quân nhân đến đây thường đưa những quả Phương Nam mà vãi ở trong và ngoài miếu, mong cho mọc cây để làm dấu mà nhận. Từ khi quân đội Hoàng Sa bãi, gần đây không ai hỏi đến miếu ấy nữa” (Nguyễn Thông (1877) (Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang dịch), Việt sử cương giám khảo lược (Vạn ký trường sa), trích trong sách Nguyễn Thông - Con người và tác phẩm, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1984; dẫn theo [48, tr.45]).

Mốc chủ quyền được triều đình giao cho Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật mang ra cắm ở Hoàng Sa vào năm 1836 làm bằng gỗ với kích thước theo như quy định: “Sai Suất đội Thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ “Minh Mạng thứ 17, năm Bính thân, Thuỷ quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”” [68, tr.868].

4.3. Xây dựng các lực lượng tuần tra, canh phòng biển đảo

4.3.1. Lực lượng Tấn thủ, binh đồn trên các đảo

Cũng giống như cửa biển vùng duyên hải, trên các đảo, việc xây dựng tấn, bảo, sở, pháo đài không tách rời hoạt động của đội ngũ tấn thủ, binh đồn nơi đây.

Tuy nhiên, so với Tấn thủ nơi cửa biển thì phạm vi nhiệm vụ của Tấn thủ trên đảo dường như thu hẹp hơn. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là tuần tra, canh phòng biển đảo, tiêu diệt cướp biển, bảo vệ thuyền bè, làm yên miền biển. Trong khi đó, nhiệm vụ của Tấn thủ nơi cửa biển ngoài canh phòng, tuần tra trên biển còn đảm trách nhiệm vụ thu thuế, kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển, tuần tiễu vùng cửa biển. Sự khác nhau đó là bởi ngay từ thời Gia Long, Nhà nước đã đặt lệnh “cấm xuống biển” buôn bán hoặc vượt biển sang các nước, đồng thời cũng quy định những mức phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm [14, tr.563-564].

Binh luật nhà Nguyễn quy định cụ thể mức phạt đối với việc “mang lậu hàng hóa ra ngoài còi và vi phạm lệnh cấm mà ra biển”. Những người “đem ngựa, trâu, đồ sắt quân nhu (chưa thành vũ khí), tiền đồng, các loại đoạn tấm lụa mịn, tơ gấm mang lậu ra ngoài còi buôn bán và đem ra biển thì bị xử phạt 100 trượng” và “hàng hóa, xe thuyền đều phải nhập quan”. Đó là bởi những loại hàng hóa này “đều là những thứ dùng ích lợi ở trong nước, không thể mang ra nước ngoài” [14, tr.563].

Những đối tượng “mang người và quân khí ra ngoài còi và ra biển, thì xử tội giảo giam hậu” vì “những việc mang lậu hàng hóa ra ngoài còi và ra biển trên đây, chẳng qua là do không biết và tham lợi mà làm. Nếu mang theo cả người và vũ khí ra ngoài còi và ra biển, thì ắt có tâm bụng giúp cho quân giặc, đảng giặc, không phải chỉ riêng vì tham lợi, vì vậy phải xử tội giảo. Nhân việc đó mà tiết lộ tình hình trong nước thì chẳng khác gì bọn gian tế, vì vậy phải xử tội chém” [14, tr.563-564].

Với những luật định đó, hoạt động thông thương theo pháp luật của Nhà nước lúc này chỉ còn được thực hiện trên đất liền và nhiệm vụ thu thuế thuyền buôn cũng trở thành độc quyền của tấn, bảo nơi cửa biển mà không phải trên các đảo. Trong khi đó dưới triều Lý, Trần, với chính sách ngăn cản thuyền buôn nước ngoài lên đất liền vì lo sợ sự dò xét tình hình trong nước hoặc làm gián điệp, Nhà nước cho phép các thuyền buôn chỉ được buôn bán ở trên thuyền hay trên các đảo. Khi đó, các Tấn thủ luôn phải tất bật với hoạt động thu thuế tại các đảo, nhất là Vân Đồn. Điều này tạo nên một nét khác biệt trong chính sách an ninh - quốc phòng biển dưới triều Nguyễn và triều Trần.

4.3.2. Tăng cường lực lượng thủy quân tuần tra mặt biển

Bên cạnh đó, với một vùng lãnh hải rộng lớn và “việc tuần phòng ngoài biển rất quan trọng” [54, tr.430] trong khi số lượng Tấn thủ có hạn nên lực lượng thủy quân Kinh thành và các tỉnh ven biển được Nhà nước phái ra biển kết hợp tuần phòng cùng Tấn thủ: “tuần tháng 2 hàng năm, các tỉnh ven biển điều phái thuyền binh đi tuần ngoài biển để dò bắt giặc” [54, tr.430]. Chỉ Dụ năm 1832 của Minh Mạng đối với vùng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An đã phản ánh nhiệm vụ phối hợp của hai lực lượng này trong hoạt động bảo đảm an ninh - phòng thủ biển: “2 trấn Thanh Nghệ thường có giặc biển đón cướp thuyền buôn. Nay cho đình thần truyền Chỉ cho quan 2 trấn ấy, cần phải liệu phái biền binh chia đi tuần thám đánh dẹp, và chuyển sức cho các quan Thủ ngự ở các cửa biển thuộc hạt, đều phải hết lòng phòng thủ, cho yên giặc biển” [54, tr.425].

Trong số lực lượng thủy quân tuần phòng, thủy sư Kinh kỳ là lực lượng cốt cán bởi phạm vi tuần tra không chỉ trên vùng biển Thừa Thiên mà còn ở cả các tỉnh. Thủy quân các tỉnh ven biển chỉ đảm trách nhiệm vụ trong giới hạn hải phận tỉnh hạt Nhà nước quy định, chủ yếu là hải phận tỉnh hạt mình.

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí