Sự Dính Líu Của Mỹ Vào Việt Nam Từ Tháng 7- 1954 Đến Năm 1959.

Với những hoạt động trên, Mỹ chiếm đoạt dần dần các nguồn lợi của Pháp ở Đông Dương. Một công ty cao su của Mỹ đã mua hết 65% số cổ phần của công ty Pháp Michelin và thực sự làm chủ 17.000 ha cao su ở Nam Bộ, ở Lào và Campuchia. Các hầm mỏ như mỏ thiếc, mỏ tungxten, mỏ chì, mỏ kẽm… cũng đều rơi vào tay các công ty Mỹ như New Market, Oliver Market… Ngoài ra, các công ty của Mỹ còn nhằm đến những nguồn lợi khác ở Đông Dương. Chính Paul Reynaud, cựu thủ tướng Pháp trong một bài diễn văn đọc tháng 8 - 1951 gửi nhân dân Mỹ đã phải nói rằng: “Người Mỹ các ông đã chiếm 89% tổng số cao su, 50% tổng số thiếc mà các ông tiêu thụ. Chính vì quyền lợi của các ông mà chúng tôi đã phải chiến đấu bảo vệ Đông Dương” [52, tr.18].

Chính một phần lớn vì những quyền lợi kinh tế này mà Mỹ đã sức giúp Pháp về quân sự và tài chính để Pháp đẩy lùi các lực lượng cách mạng Đông Dương, tạo môi trường yên ổn cho Mỹ khai thác những nguồn lợi. Do vậy, khi thấy Pháp đang trên đà thất bại thì Mỹ ra sức giúp đỡ với hi vọng Pháp có thể đè bẹp được lực lượng cách mạng. Nhưng Pháp thất bại, đồng thời Mĩ đã nắm lấy cơ hội hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương.

Như vậy, Mỹ đã lợi dụng viện trợ quân sự và tài chính để giành giật những quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông Dương và đã đạt được một số tham vọng của mình.

Tóm lại, bước vào những năm 50, khi Pháp dần sa lầy vào cuộc chiến tranh Đông Dương, Mỹ từng bước dính líu vào Việt Nam với việc viện trợ cho cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp. Với số tiền viện trợ ngày càng tăng, Mỹ giảm dần vai trò của Pháp, tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp chính phủ Bảo Đại, nắm vai trò quan trọng trong việc điều khiển cuộc chiến tranh. Tuy nhiên với thất bại ở Điện Biên Phủ và hiệp định Geneva được kí kết, Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam, còn Mỹ thất bại trong âm

mưu kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương, nhưng chưa chịu dừng lại mà Mỹ tiếp tục chuẩn bị kế hoạch thực hiện âm mưu mới.

1.2.3. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ tháng 7- 1954 đến năm 1959.

1.2.3.1. Về chính trị, ngoại giao

Hiệp định Geneva được kí kết là một thất bại đối với chủ nghĩa đế quốc. Riêng đối với Pháp, ngoài việc sa lầy trong chiến tranh Đông Dương, Pháp còn đang lúng túng trong việc phải đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân Angiêri và các thuộc địa ở châu Phi. Do đó, đối với Pháp, Điện Biên Phủ và hiệp định Geneva chính là mốc chấm dứt đối với chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Nhưng Mỹ chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược, dù phải tuyên bố ghi nhận những điều khoản của hiệp định Geneva nhưng chỉ sau đó một ngày, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã tuyên bố ngược lại hẳn là: “Chính Mỹ không tham dự vào các quyết định của Hội nghị Geneva và không bị các quyết định đó trói buộc”. Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ, J. W. Fulbright, cũng tuyên bố hiệp định Geneva chỉ là một hiệp định ngừng chiến sẽ có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào.

Ngay từ ngày 7-7-1954, trước khi Hiệp định Geneva được kí kết 13 ngày, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm (người được Mỹ nuôi dưỡng từ lâu) về nước làm thủ tướng thay thế Bửu Lộc. Ngay sau khi Hiệp định Geneva được kí kết chưa ráo mực, ngày 8-8-1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đưa ra bốn chính sách lớn:

1- Mỹ trực tiếp viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Mỹ chỉ dành cho Pháp 100 triệu đôla trong tổng số 400 triệu viện trợ.

2- Mỹ trực tiếp chỉ huy và huấn luyện quân đội ngụy 3- Pháp rút hết quân khỏi miền Nam.

4- Loại bỏ Bảo Đại và những ảnh hưởng của Pháp.

Tháng 9 - 1954, Mỹ đã hoạt động mạnh để thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) mà thời gian trước còn đang bàn bạc và tuyên bố đặt các nước Đông Dương (miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia) dưới sự bảo hộ của khối này. Cũng trong thời gian này, Mỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm, để xây dựng chính quyền Ngô Đình Diệm thành chế độ độc tài quân sự tay sai của Mỹ, biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự của Mỹ.

Tháng 11 - 1954, Mỹ cử tướng L. Colins sang làm đại sứ ở Sài Gòn và đề ra kế hoạch 6 điểm nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Kế hoạch Colins gồm những vấn đề:

- Bảo trợ chính quyền Diệm. Viện trợ thẳng cho chính quyền Sài Gòn.

- Xây dựng quân đội miền Nam Việt Nam gồm 15 vạn người do Mỹ trang bị và huấn luyện.

- Bầu cử quốc hội ở miền Nam, hợp pháp hóa chính quyền Sài Gòn.

- Định cư cho số người công giáo miền Bắc di cư vào miền Nam và vạch kế hoạch cải cách điền địa.

- Thay đổi chế độ thuế khóa, dành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ ở miền Nam.

- Đào tạo cán bộ hành chính.

Ngày 13-12-1954, Pháp buộc phải kí với Mỹ bản hiệp ước giao trách nhiệm huấn luyện, trang bị quân ngụy ở miền Nam Việt Nam cho Mỹ.

Ngày 19-12-1954, Pháp kí hiệp định trao quyền hành chính, chính trị ở miền Nam cho chính quyền Ngô Đình Diệm.

Cũng trong thời kì này, quân Pháp rút dần khỏi Việt Nam, Lào, Campuchia. Giữa năm 1955, chính phủ Pháp tuyên bố chấm dứt chế độ cao ủy ở miền Nam Việt Nam, từ bỏ trách nhiệm thực hiện các điều khoản của hiệp định Geneva.

Còn Mỹ - Diệm tích cực thực hiện các hành động để loại bỏ ảnh hưởng của Pháp và chính quyền Bảo Đại và tạo dựng một bộ mặt “độc lập” giả hiệu cho chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam.

Được Mỹ viện trợ, giúp sức điều hành nhưng chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn bị uy hiếp từ nhiều phía: Các thế lực thân Pháp trong hàng ngũ quân đội Liên hiệp Pháp tập hợp quanh tướng Nguyễn Văn Hinh, tham mưu trưởng Ngụy quân ra sức chống Diệm, các giáo phái có lực lượng vũ trang riêng được Pháp ủng hộ cũng tìm cách móc nối với lực lượng thân Pháp âm mưu lật đổ Diệm. Mặt khác còn có lực lượng cách mạng đang tồn tại trong các thôn, xóm khắp miền Nam là lực lượng đối kháng lớn nhất đang đe dọa sự tồn tại của chính quyền Mỹ - Diệm ở miền Nam.

Để đối phó với tình hình, ngày 9-10-1954, Diệm cách chức Tổng tham mưu trưởng của Nguyễn Văn Hinh và một loạt các tướng tá thân Pháp khác. Sau đó, Mỹ - Diệm dùng bạo lực để tiêu diệt các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên và các lực lượng thân Pháp khác.

Ngày 17-7-1955, Diệm tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cử. Ngày 23-10-1955, Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại và đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống. Sau khi lên nắm chính quyền, Diệm tiến hành xây dựng miền Nam thành một “quốc gia mạnh” của “thế giới tự do”, có một “đạo quân cảnh sát” và một “đạo quân sen đầm” lớn mạnh để chống cách mạng, chống cộng sản. Để tạo chỗ dựa, Diệm đã thành lập “Đảng Cần lao nhân vị”, phong trào “cách mạng quốc gia”, “thanh niên cộng hòa”, “phụ nữ liên đới” từ trung ương đến địa phương nhằm tập hợp bọn phản động trong giai cấp tư sản, địa chủ, Thiên chúa giáo và những tên có hận thù với cách mạng, làm hậu thuẫn cho chính quyền Diệm. Ngày 4-3-1956, Diệm tổ chức bầu Quốc hội riêng rẽ và ngày 26-10-1956 cho công bố “Hiến pháp Việt Nam

cộng hòa”. Đây là việc làm hoàn toàn bất hợp pháp, trái với tinh thần Hiệp định Geneva nhằm biến miền Nam thành một “quốc gia” riêng.

Với một hệ thống cố vấn chặt chẽ cắm từ Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Nha cảnh sát, các Bộ của chính quyền Sài Gòn đến các đơn vị quân đội, các địa phương và dựa vào quyền lực của vũ khí, đôla viện trợ, Mỹ đã can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam Việt Nam. Mỹ nắm quyền quyết định từ đường lối, chính sách đến các công việc cụ thể của chính quyền miền Nam như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội và ngoại giao, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ để chống phá, tiến công miền Bắc, làm “con đê” ngăn chủ nghĩa xã hội và không cho phong trào cách mạng tràn xuống vùng Đông Nam Á.

Song song với việc xây dựng chính quyền, quân đội, tiêu diệt các giáo phái, Mỹ - Diệm tập trung khủng bố dã man những người kháng chiến cũ, những người yêu nước miền Nam. Lợi dụng lúc Quân đội nhân dân Việt Nam rút khỏi các vị trí đóng quân, các vùng tự do cũ về nơi tập kết, đồng bào còn ngỡ ngàng, tổ chức Đảng chưa ổn định, Mỹ - Diệm tiến hành đánh phá ngay, hòng gây không khí khủng bố trong nhân dân, nhằm làm cho hàng ngũ Đảng viên và quần chúng nhân dân bị rối loạn.

Từ tháng 5 - 1955 đến 5 - 1956, Mỹ - Diệm phát động chiến dịch “tố cộng giai đoạn I” trên quy mô rộng lớn toàn miền Nam. Mục đích của “chiến dịch tố cộng” Mỹ - Diệm nhằm “gây uất hận trong dân chúng đối với Việt cộng”:

1- Để cho nhân dân tố giác Việt cộng còn ở lại hoạt động.

2- Khủng bố tinh thần Việt cộng làm cho Việt cộng nghi ngờ quần chúng mà không dám hoạt động nữa.

3- Đánh lệch tư tưởng các phần tử lừng khừng còn hướng về cộng sản phải ngả hẳn về phía chính phủ quốc gia.

4- Thêm phương tiện để kiểm soát cán bộ cộng sản còn ở lại hoạt động trong vùng quốc gia kiểm soát. [55, tr.80]

Trong chiến dịch này, Mỹ - Diệm cưỡng bức nhân dân học tập “tố cộng” liên miên, vu khống, tố cáo những người cách mạng, đề cao Ngô Đình Diệm. Thủ đoạn của chúng là vừa mua chuộc, lừa bịp, mị dân vừa đàn áp tàn bạo, trắng trợn. Để hỗ trợ cho việc “tố cộng”, Mỹ - Diệm còn tiến hành các cuộc càn quét vào các vùng căn cứ cách mạng. Mỹ - Diệm chia từng ô làng xã, phân loại từng gia đình theo A, B, C để kìm kẹp, khống chế, cho bắt tất cả đàn ông, đàn bà từ 18 đến 54 tuổi phải vào tổ chức bảo vệ hương thôn để tuần tra, canh gác, phát hiện những người theo cách mạng.

Tháng 4 - 1957, chính quyền Diệm triển khai kế hoạch lập dinh điền, đưa dân miền Bắc di cư và đồng bào ở các tỉnh đồng bằng lên vùng rừng núi, dọc biên giới từ tỉnh Kon Tum đến Đông Nam Bộ. Mỹ - Diệm dồn đồng bào các dân tộc miền núi vào những khu trù mật, trại dinh điền ở dọc các trục đường giao thông và căn cứ quân sự. Mục đích của Mỹ - Diệm là nhằm bảo đảm an ninh cho những vùng nghi ngờ là có lực lượng cách mạng thâm nhập.

Tháng 5 - 1957, Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Không khí khủng bố, chết chóc bao trùm khắp nông thôn, thành thị miền Nam. Phong trào đấu tranh của quần chúng bị Diệm cho quân đàn áp dã man.

Tháng 3 - 1959, Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh. Tháng 5 - 1959, Diệm lại ra luật 10-59, thiết lập 3 tòa án quân sự đặc biệt, công khai chém giết đồng bào miền Nam. Các chính sách của Diệm gây nên sự phẫn uất lớn trong quần chúng nhân dân, đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam lên cao, đặc biệt là phong trào Đồng khởi.

Như vậy, từ tháng 7 - 1954 đến năm 1959, Mỹ đã can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của

Mỹ. Chính quyền Ngô Đình Diệm trở thành công cụ của Mỹ, thi hành những chính sách chính trị phản động vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của Hiệp định Geneva, đi ngược lại với lợi ích của toàn thể nhân dân Việt Nam.

1.2.3.2. Về quân sự

Mỹ trực tiếp nắm lấy việc xây dựng, tổ chức, huấn luyện, chỉ đạo đội quân của Diệm. Mỹ - Diệm đã kí kết các hiệp nghị tay đôi ngày 21 - 2 đến 7- 3-1955 và ngày 22, 23-4-1955 dưới danh nghĩa “viện trợ kinh tế bổ sung” nhưng thực chất là để cho Mỹ toàn quyền nắm lấy quân đội miền Nam và biến miền Nam thành một căn cứ quân sự của Mỹ.

Phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) chính là cơ quan đầu não đại diện cho chính phủ Mỹ để tiến hành các hoạt động về quân sự. Điều kiện cơ bản của hiệp nghị cấp “viện trợ tài chính bổ sung” cho quân đội miền Nam đã ghi rằng: “Trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ sẽ giữ hoàn toàn trách nhiệm về tổ chức và huấn luyện quân đội miền Nam”. Trong thời kì này bất chấp sự quy định của Hiệp định Geneva, phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ đã tăng cường mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động. Điều 16 của Hiệp định Geneva đã quy định không được tăng thêm vào Việt Nam mọi bộ đội và nhân viên quân sự. Nhưng từ năm 1954 đến năm 1959 số lượng của phái đoàn cố vấn quân sự ngày càng tăng lên (từ 35 người năm 1950 lên 699 người năm 1956) và trở thành một bộ máy to lớn, phức tạp, toàn diện về mọi mặt: cung cấp vũ khí, tiền bạc, huấn luyện, tham mưu, chỉ đạo kĩ thuật và cả chỉ đạo tác chiến. Bộ máy đó bao gồm một hệ thống “cố vấn” từ trung ương xuống địa phương. Có “cố vấn” từ bộ Quốc phòng, bộ Tổng Tham mưu xuống tận các đơn vị quân khu, tiểu đoàn của quân đội miền Nam. Guồng máy đó nắm tất cả các lực lượng chính quy, cảnh sát, biệt kích của chính quyền Sài Gòn. Tổ chức này gồm các tổ chức chỉ đạo các loại binh chủng: lục quân, không quân, hải quân, pháo binh, quân y, giao thông, vận tải, hậu cần.

Cùng với việc bộ máy viện trợ quân sự đó phình lên, viện trợ quân sự Mỹ đối với miền Nam cũng rất to lớn.

Bảng 1.1: Viện trợ quốc phòng Mỹ trong ngân sách quốc phòng miền Nam. (Đơn vị: năm 1955: triệu đồng tiền Đông Dương. Kể từ năm 1956: triệu đồng miền Nam.)

Năm

Ngân sách quốc phòng miền Nam. (A)

Viện trợ Mỹ (B)

% B/A

1955

10.622,1

7.037,6

66,3

1956

6.967,7

5.643,9

81

1957

6.598,6

5.699,2

86,3

1958

6.082

5.051,6

83

1959

6.137,2

5.051

81,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 5

(Nguồn [60, tr.138])

Qua bảng số liệu, số tiền mà Mỹ cung cấp để nuôi quân đội miền Nam dưới danh nghĩa viện trợ quốc phòng luôn chiếm khoảng 80% của ngân sách miền Nam.

Chính dựa vào số tiền viện trợ vũ khí và viện trợ quốc phòng đó mà đến tháng 6 - 1955, Mỹ đã xây dựng cho chính quyền Sài Gòn một đội quân dưới sự điều khiển trực tiếp của Mỹ gồm 10 sư đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp và 54.000 quân địa phương… Đội quân đó được trang bị hiện đại và được huấn luyện theo chương trình do cố vấn Mỹ đặt ra. Mỹ còn xây dựng một hệ thống sân bay, quân cảng, đường giao thông chiến lược nhằm biến miền Nam Việt Nam thành một căn cứ quân sự khổng lồ.

Viện trợ quân sự và lực lượng quân sự đã qua huấn luyện được sử dụng vào các chiến dịch “tố cộng”, Mỹ - Diệm dùng thủ đoạn đánh phá tràn lan, tiến hành các cuộc càn quét cỡ đại đội, tiểu đoàn gây ra những vụ thảm sát đẫm máu

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí