Bối Cảnh Quốc Tế Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai

- Tài liệu mật Lầu Năm Góc, Trung tâm thông tin khoa học – kĩ thuật dịch, thư viện quân đội sao.

- Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

(bản dịch của Việt Nam thông tấn xã phát hành năm 1971).

- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960.

- Văn kiện Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ nhất.

- Những văn kiện của Đảng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập 1 (1954-1969), Lưu trữ Viện Lịch sử quân sự.

- Hồ Chí Minh (1985), Miền Nam thành đồng Tổ quốc, NXB Sự thật.

- Lê Duẩn (1986), Thư vào Nam, NXB Sự thật.

- Văn Tiến Dũng (1989), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Bước ngoặt lớn, NXB Sự thật.

- Vò Nguyên Giáp (1974), Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

NXB Quân đội nhân dân.

- Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia.

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 3

2. Các sách chuyên khảo

Tác giả sử dụng nhiều sách chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước, có thể kể đến một vài cuốn sách tiêu biểu:

Sách của các tác giả ngoài nước: Gabrien Kolko (1976), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, NXB Quân đội nhân dân; Joseph A.Amter (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân,; Patti L.A (1995), Tại sao Việt Nam? NXB Đà Nẵng; Peter A. Poole (1978), Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon, Thư viện quân đội sao lục; Robert S. Mc Namara (1995), Nhìn lại quá khứ tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, NXB

Chính trị quốc gia; Anatôli Đôbrưnhin (2001), Đặc biệt tin cậy, NXB Chính trị quốc gia… (Sử dụng qua bản dịch).

Sách của các tác giả trong nước: Phạm Thành Vinh (1963), Các văn tự bán nước của Ngô Đình Diệm hay là các Hiệp nghị xâm lược và bất bình đẳng của đế quốc Mỹ, NXB Sự thật; Trần Văn Giàu (1996), Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập II, NXB Khoa học xã hội; Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tập I. II, NXB Sự thật; Cao Văn Lượng (1991), Lịch sử cách mạng miền Nam Việt Nam (1954- 1965), NXB Khoa học xã hội; …

3. Các tạp chí: Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử quân sự, Tạp chí Cộng sản, Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam, Nghiên cứu quốc tế, Châu Mỹ ngày nay, Các vấn đề quốc tế, Khoa học quân sự nước ngoài…

4. Các luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ về các vấn đề có liên quan.

Phương pháp nghiên cứu cơ bản của luận văn này là: phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Đồng thời tác giả có cố gắng tiếp cận phương pháp liên ngành trong nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh các nguồn tư liệu để rút ra được những thông tin, sự kiện cơ bản và chính xác nhất.

5. Đóng góp của luận văn

- Tập hợp và xử lý một cách có hệ thống các tài liệu, tư liệu liên quan tới chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963.

- Tìm hiểu các chính sách về Việt Nam của chính quyền Kennedy và quá trình thực hiện các chính sách, những hậu quả, thất bại và nguyên nhân thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1960 – 1963.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề về chính sách của Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam…

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Nhìn lại sự dính líu của Mỹ đối với Việt Nam từ năm 1950 đến

1959.

Chương 2. Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 – 1963).

Chương 3. “Ở Việt Nam, chúng ta đang ở trong một đường hầm mà chưa thấy lối ra” (Kennedy) – Sự phá sản nặng nề của chính quyền Kennedy trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Chương1. NHÌN LẠI SỰ DÍNH LÍU CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1959.‌

1.1. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện quốc tế chuyển sang một bước ngoặt lớn. Trật tự thế giới hai cực được hình thành trên cơ sở so sánh lực lượng giữa các bên tham chiến chủ chốt vào cuối chiến tranh.

Từ ngày 4 đến 11-2-1945, Hội nghị tam cường – Liên Xô, Mỹ, Anh đã họp ở Yalta (Liên Xô) nhằm giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ phe Đồng minh chống phát xít. Hội nghị đã diễn ra gay go, quyết liệt, cuối cùng đã đi tới những quyết định quan trọng về việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản sự nhất trí giữa năm cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới sau chiến tranh. Bên cạnh đó, hội nghị cũng đi tới thỏa thuận việc đóng quân ở các nước bại trận và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở châu Âu, châu Á. Để tránh tổn thất lớn khi đổ bộ đánh Nhật, phía Mỹ và Anh đã đáp ứng các điều kiện để Liên Xô tham chiến chống quân phiệt Nhật. Đó là: duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông.

Những quyết định của hội nghị đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947, thường được gọi là “trật tự hai cực Yalta”.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, hình thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa. Liên Xô ngày càng phát triển, trở thành cường quốc mạnh nhất châu Âu, giữ vị trí quan trọng trên vũ đài chính trị thế giới. Với uy tín và ảnh

hưởng mạnh mẽ, Liên Xô trở thành trung tâm của phong trào cộng sản quốc tế, là lực lượng chủ yếu chống lại âm mưu bá chủ thế giới của Mỹ.

Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa bị chấn động: ba đế quốc Đức, Italia, Nhật Bản đã bị lực lượng Đồng minh đánh bại; Anh, Pháp suy yếu. Chỉ có Mỹ vượt lên mạnh mẽ sau chiến tranh, đứng đầu thế giới tư bản chủ nghĩa với thực lực kinh tế hùng hậu, ưu thế hạt nhân áp đảo. Mỹ ra sức lôi kéo, tập hợp lực lượng chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới.

Tháng 3 - 1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống Truman chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Truman cho rằng các nước Đông Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính”, “Chủ nghĩa cộng sản đang đe dọa thế giới tự do”… Vì vậy, Mỹ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do”, “giúp đỡ” các dân tộc trên thế giới chống lại “sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”.

Với sự ra đời của “chủ nghĩa Truman”, mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô với Mỹ và các nước phương Tây trong thời kì chiến tranh chống phát xít tan vỡ, thay vào đó là cuộc “chiến tranh lạnh”.

Để lôi kéo các nước Đồng minh vào cuộc “chiến tranh lạnh”, tháng 6 - 1947, Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch Marshall – một kế hoạch viện trợ cho các nước Tây Âu. Tháng 4 - 1948, Quốc hội Mỹ thông qua “Đạo luật viện trợ nước ngoài” với những quy định như: các nước nhận viện trợ phải kí với Mỹ những hiệp định tay đôi có lợi cho Mỹ, phải thi hành các chính sách kinh tế, tài chính mà Mỹ yêu cầu, phải bảo đảm quyền lợi cho tư nhân Mỹ đầu tư kinh doanh, phải thiết lập tài khoản đặc biệt mà muốn sử dụng tài khoản này phải được Mỹ đồng ý… Ngoài ra đạo luật còn buộc các nước nhận viện trợ chấm dứt việc buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa, hủy bỏ kế hoạch “quốc hữu hóa” và gạt lực lượng tiến bộ ra khỏi chính phủ. Trong thời gian thực hiện kế

hoạch Marshall từ 4-1958 đến 12-1951, Mỹ đã chi 12,5 tỉ đôla. Kế hoạch này đã giúp các nước tư bản Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh và phát triển nhanh chóng trong những năm 50, 60. Nhưng mặt khác, kế hoạch Marshall đã giúp Mỹ xâm nhập về kinh tế, tiến tới can thiệp về chính trị, quân sự đối với các nước Tây Âu.

Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, từ tháng 7 - 1947, Liên Xô tiến hành kí kết các hiệp ước liên minh kinh tế với các nước Đông Âu, chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức kinh tế chung. Ngày 8-1-1949, hội nghị kinh tế gồm đại diện các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc quyết định thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), một tổ chức liên minh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, trên thế giới đã hình thành hai khối kinh tế đối lập nhau và đi kèm theo đó là hai khu vực thị trường riêng rẽ.

Thêm vào đó, tháng 4 - 1949, tại Washington, 12 nước Tây Âu và Bắc Mĩ quyết định thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Mặc dù nội dung bản Hiệp ước nói về mục đích “bảo vệ hoà bình” nhưng thực chất đây là một khối quân sự phục vụ cho lợi ích của chủ nghĩa đế quốc, chĩa mũi nhọn vào Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới. Năm 1955, Mĩ đưa Tây Đức vào khối NATO, làm cho tình hình thế giới thêm căng thẳng, nền hòa bình của các nước châu Âu bị đe dọa.

Trong bối cảnh đó, tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava nhằm bảo vệ an ninh của các nước thành viên, duy trì hoà bình ở châu Âu, trở thành một đối trọng với NATO.

Như vậy, sau khi chiến tranh kết thúc chưa đầy một thập niên, ở châu Âu hình thành hai khối quân sự đối đầu ráo riết chạy đua vũ trang. Cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai cực Xô - Mĩ, sự đối đầu giữa hai khối Đông - Tây ngày càng trở nên gay gắt.

Bên cạnh việc tranh giành phạm vi ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo thế giới của các nước lớn, sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa còn có cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược, hiếu chiến với nhân dân các nước, các dân tộc bị áp bức. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh trở thành trào lưu cách mạng rộng lớn, sôi sục, làm cho hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc bị tan vỡ từng mảng. Thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng Đồng minh trong các cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mỹ Latinh bước vào một thời kì phát triển mới. Nhiều nước đã giành được thắng lợi và tuyên bố nền độc lập của mình. Đặc biệt, ngày 1-10- 1949, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Hoa thắng lợi, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập. Với diện tích bằng ¼ châu Á và chiếm ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã phá vỡ một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc…

Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh dẫn đến sự hình thành các quốc gia độc lập từng bước làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, làm rạn nứt những quy định của “trật tự hai cực Yalta” và đưa các nước Á, Phi, Mĩ Latinh bước lên vũ đài quốc tế, góp phần giải quyết những công việc trọng đại của cục diện thế giới.‌

1.2. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1959

1.2.1. Ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam.

Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, là nước có vị trí chiến lược quan trọng, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Chính vì vậy, khi chủ nghĩa tư bản phát triển khao khát tìm kiếm thị trường thì Việt Nam nhanh chóng được chú ý đến.

Mặc dù cách xa nửa vòng trái đất, bị ngăn trở bởi Thái Bình Dương song Mỹ đã chú ý đến Việt Nam từ rất lâu. “Năm 1819, nhiều chiến thuyền Mỹ đã đến Việt Nam, dò dẫm luồng lạch trên sông Đồng Nai và tìm đường đến Sài Gòn. Năm 1832, Mỹ lại cho thuyền vào vùng biển Việt Nam, thả neo ngoài khơi Phú Yên, Vũng Tàu. Năm 1836, chiến thuyền Mỹ lại có mặt ở Sơn Trà (Đà Nẵng)” [49, tr.26]. Tuy nhiên, thời gian này Mỹ chưa có điều kiện để tiến hành những hoạt động xâm lược Việt Nam vì vẫn chỉ là một đế quốc khu vực trong khi Việt Nam lại ở xa.

Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Mỹ trở thành một trong những cường quốc tư bản thế giới. Bằng cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, Mỹ chiếm được Philippin – một thuộc địa lớn của Tây Ban Nha, từ đây Mỹ chú ý hơn đến Việt Nam, nhưng nơi này thuộc sự cai trị của thực dân Pháp. Cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ chưa có điều kiện để đặt chân vào Việt Nam, nhưng Mỹ đã có nhiều hành động thể hiện sự quan tâm “đặc biệt”: như khi Pháp thua Nhật và Nhật sắp đầu hàng, chính quyền Mỹ đã dự định đặt Đông Dương dưới chế độ “ủy trị quốc tế” trực thuộc Mỹ và Tưởng để thay thế cho chế độ bảo hộ của thực dân Pháp, nhưng không thực hiện được.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đưa ra nhiều đề nghị có lợi cho Mỹ để lấn sâu vào Đông Nam Á, trong đó đặc biệt chú ý đến Việt Nam. Mỹ nhận thấy cần đạt được hai mục tiêu: chống phá phong trào cách mạng đang lên trong vùng và gạt chân các đế quốc Tây Âu để nhảy vào thay thế. Thực tế lịch sử đã không cho phép Mỹ đạt được điều đó khi phong trào cách mạng lên cao buộc Mỹ phải chấp nhận cho các nước Tây Âu kiểm soát Đông Nam Á.

Khi Cách mạng tháng Tám thành công, các phái đoàn Đồng minh lúc đó do tướng Mỹ Gallagher đứng đầu đã tỏ rò thái độ muốn “giúp đỡ” Việt Nam về mặt kinh tế mà cụ thể là yêu cầu chính phủ để cho tư bản Mỹ đầu tư

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí