Chính Quyền Kennedy Và Chiến Lược Toàn Cầu Của Mỹ

nước Thị trường chung giành được ưu thế hơn hẳn trong kinh tế thương mại, thúc đẩy nền kinh tế của họ tăng trưởng rất mạnh.

Trong thời gian này, nội bộ hai hệ thống chính trị bắt đầu phân hóa, thế hòa hoãn chiến lược bắt đầu hình thành trong quan hệ giữa hai hệ thống chính trị đối lập. Xuất phát từ lợi ích khác nhau, các nước lớn đều triệt để khai thác tình hình này để quyết định chính sách. Tuy nhiên tình trạng hòa dịu trong quan hệ giữa các nước lớn chưa vững chắc, thậm chí có lúc tình hình lại căng thẳng lên, nảy sinh nhiều trở ngại do ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh lạnh và do quan điểm và chính sách khác nhau đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Chi phí tốn kém về quân sự trong cuộc chạy đua vũ trang làm cho cả Mỹ và Liên Xô phải tăng cường ngân sách quốc phòng, ít chú ý đến công nghệ sản xuất phục vụ dân sinh, khiến hai nước không còn ưu thế về mặt này để cạnh tranh với các nước khác. Trong khi nền công nghiệp các nước Tây Âu, Nhật Bản do áp dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật mới nên ngày càng phát triển nhanh chóng. Những nhân tố đó thúc đẩy xu hướng giảm bớt chạy đua vũ trang và hòa dịu trong quan hệ Xô – Mỹ. Từ năm 1961 đến 1963, Xô – Mỹ đã có nhiều cuộc thương lượng về vấn đề cấm thử vũ khí hạt nhân. Ngày 5-8-1963, Liên Xô, Mỹ, Anh đã kí Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trên không, trong vũ trụ và dưới nước. Đây là hiệp ước đầu tiên về giải trừ quân bị và ngăn ngừa vũ khí giết người hàng loạt đạt được giữa Liên Xô, Mỹ, Anh kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hòa dịu quốc tế.

Các nước trong cả hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trước tình hình mới của thế giới cũng bắt đầu có những điều chỉnh về chính sách đối ngoại theo hướng đa phương hóa. Họ bắt đầu một chính sách cân bằng trong quan hệ quốc tế bằng cách cải thiện quan hệ với các nước trước kia là

đối địch. Pháp sau khi De Gaulle trở lại cầm quyền 1958 đã tăng cường quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Quan hệ giữa Đức và Liên Xô cũng được cải thiện….

Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ từ sau khi nhân dân Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954. Chủ nghĩa thực dân không thể duy trì ách thống trị ở các thuộc địa cũ, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ từng mảng lớn. Ở châu Phi, phong trào phát triển mạnh mẽ, trong vòng 5 năm từ năm 1957 đến 1962, hầu hết các nước châu Phi đều giành được độc lập, đặc biệt là năm 1960 có đến 17 quốc gia giành được độc lập và được coi là “Năm châu Phi”.

Ở Mỹ Latinh, cách mạng Cuba thành công năm 1959 đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Mỹ Latinh đấu tranh chống ách áp chế của Mỹ. Cũng từ đó, cơn bão táp cách mạng bùng nổ, hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang như Vênêzuêla, Bôvilia, Columbia, Nicaragoa. Mỹ Latinh không còn là “sân sau” yên ổn của Mỹ, khắp nơi đều có phong trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh và đòi chính phủ phải có chính sách bớt lệ thuộc vào Mỹ.

Năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Tuyên bố phi thực dân hóa”, trao trả độc lập cho các nước thuộc địa. Tuyên bố này có ý nghĩa to lớn cổ vũ tinh thần đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Tóm lại, trong những năm đầu thập niên 60, có sự chuyển biến sâu sắc trong cả hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Các nước xã hội chủ nghĩa có sự phát triển khá mạnh, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kĩ thuật. Đặc biệt Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới và đạt được thế cân bằng hạt nhân với Mỹ. Các nước tư bản chủ nghĩa cũng có sự phát triển mạnh, tuy nhiên sự phát triển của các nước Tây Âu và Nhật Bản nhanh hơn Mỹ, dần tìm cách thoát khỏi sự khống chế của Mỹ. Ưu thế của Mỹ trên trường quốc tế giảm xuống. Cuộc chạy đua

vũ trang khiến Liên Xô và Mỹ đang đánh mất ưu thế cạnh tranh về kinh tế, nhận thấy nguy cơ đó nên xu hướng hòa hoãn đang hình thành giữa hai cực đối đầu. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, độc lập dân tộc trở thành xu thế tất yếu của thời đại.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

2.2. Chính quyền Kennedy và chiến lược toàn cầu của Mỹ

2.2.1. Kennedy trúng cử Tổng thống và nội các chính quyền Kennedy.

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 7

John Fitzgerald Kennedy sinh ngày 29 tháng 5 năm 1917 tại số nhà 83 phố Brookline bang Massachusetts. Ông là tổng thống thứ 35, tổng thống đầu tiên sinh ở thế kỉ XX và cho đến nay là tổng thống trẻ nhất nước Mỹ.

Ông sinh ra trong một gia đình giàu có ở bang Massachusetts. Cha ông, Joseph Patrick Kennedy (1888 - 1969), là một thương nhân, một quan chức nhà nước và một nhà ngoại giao. Bà mẹ là Rose Fitzgerald Kennedy (1890), sinh ra trong một gia đình có truyền thống chính trị, vì thế bà cũng tham gia tích cực trong cuộc tranh cử tổng thống của con trai. Năm 36 tuổi, Kennedy kết hôn với Jacqueline L. Bouvier 24 tuổi. Bà là người phụ nữ xinh đẹp, có tài năng về nghệ thuật và được bình chọn là một trong những “đệ nhất phu nhân” được dân chúng yêu mến nhất.

Năm 1947, Kennedy đã vượt qua 10 ứng cử viên khác và trở thành người đứng đầu chiếm 42% số phiếu bầu trong lần bầu cử của Đảng Dân chủ để chọn một Hạ nghị sĩ cho bang Massachusetts. Đây là một thắng lợi quan trọng, sau đó 2 lần Kennedy được bầu lại là nghị sĩ Quốc hội, ông giữ mức phiếu bầu đều đặn và làm việc trong Uỷ ban giáo dục và lao động.

Năm 1953, Kennedy trúng cử thượng nghị sĩ vượt thượng nghị sĩ Henry Cabot Lodge 70.000 phiếu. Năm 1958, ông lại tái cử với 74% trong tổng số 100% số phiếu. Trong quá trình làm việc, ông còn giữ nhiều chức vụ trong các tổ chức khác nhau như: Uỷ ban điều hành Chính phủ, Uỷ ban lao động phúc lợi xã hội, Uỷ ban ngoại giao và Uỷ ban kinh tế. Ông kiên trì bảo

vệ dự luật lao động, lên tiếng phê phán chính sách ngoại giao thời kì chiến tranh lạnh của Bộ trưởng ngoại giao lúc bấy giờ là John Foster Dulles. Nhưng ông cũng lưu ý mọi người về “làn sóng thuỷ triều của cộng sản” có nguy cơ đe dọa Đông Nam Á. Năm 1956, Kennedy là một ứng cử viên của Đảng Dân chủ được đưa vào ghế Phó Tổng thống nhưng sau đó lại để vị trí đó rơi vào tay của thượng nghị sĩ Estes Kefauver.

Năm 1960, Trong cuộc bầu ứng cử viên Tổng thống của Đảng dân chủ, Kennedy đã thắng cử trong 7 cuộc bầu cử cơ sở, ông vượt lên trên đối thủ là Thượng nghị sĩ Hubert Humphrey ở 2 bang Wiconsin và West Virginia. Hai đối thủ khác là trong cuộc chạy đua là thượng nghị sĩ Lyndon B. Johnson của bang Texas và thượng nghị sĩ Adlai Stevenson của bang Illinois. Kennedy giành được 806 phiếu trong khi Johnson chỉ giành được 409 phiếu, còn lại là các ứng cử viên khác. Kennedy hứa hẹn ủng hộ nhân quyền, tăng chi phí quân sự trong khi hạn chế sử dụng vũ khí, tăng thêm viện trợ cho các nước đang phát triển, bảo hiểm sức khoẻ cho người già, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, tăng chi phí của Chính phủ để xoá các khu nhà ổ chuột và một số vấn đề khác của khu thị dân, đẩy nhanh việc mở rộng các chương trình nghiên cứu vũ trụ, hạn chế chi tiêu đóng góp cho các cuộc tranh cử và thành lập một hội đồng bảo vệ người tiêu dùng.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1960, Kennedy đã nắm bắt được những vấn đề nổi bật của tình hình nước Mỹ và thế giới lúc bấy giờ, ông tuyên bố trước toàn thể dân chúng Mỹ: “Hãy để cho nước Mỹ tiếp tục tiến lên”. Điểm quan trọng của cuộc bầu cử là cuộc tranh luận trên truyền hình trong 4 ngày: 26-7, 7-10, 14-10 và 21-10, trong đó buổi tranh luận đầu tiên quan trọng nhất vì nó đặt ra những quan điểm cơ bản của hai ứng cử viên và thu hút số khán giả đông nhất với khoảng 70 triệu người. Luận điểm mà Nixon đưa ra là Kennedy thiếu kinh nghiệm và còn quá trẻ đã bị đập tan khi

Kennedy thể hiện khả năng bình tĩnh nắm bắt vấn đề nhanh nhạy trước một đối thủ dày dặn kinh nghiệm hơn mình.

Ngày 8-11-1960, cuộc tổng tuyển cử tổng thống diễn ra. Kennedy giành được 34.227.096 phiếu bầu phổ thông (chiếm 49,7%), Nixon giành được 34.108.546 phiếu bầu (chiếm 49,5%). Với số phiếu đại diện, Kennedy đạt 303 phiếu, Nixon đạt 219 phiếu.

Kennedy trúng cử Tổng thống, trong diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961 ông nói: “Hãy để cho tất cả mọi dân tộc, dù là bạn hay là thù của chúng ta biết là chúng ta sẽ trả bất cứ một giá nào, gánh vác bất cứ trách nhiệm nào, vượt qua bất cứ gian nan nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào, đấu tranh với bất cứ kẻ thù nào, để cho tự do của chúng ta và thế giới tồn tại và hưng thịnh…

Vì vậy, hỡi các bạn: Đừng hỏi đất nước có thể làm được gì cho các bạn. Hãy hỏi bạn có thể làm gì cho đất nước…”

Ngay sau khi nhận chức tổng thống, Kennedy nhanh chóng bổ nhiệm Phó tổng thống và thiết lập nội các chính quyền.

Lyndon Baines Johnson (1908 - 1973) giữ chức vụ Phó Tổng thống từ năm 1961 đến năm 1963. Trong thời gian giữ chức vụ Phó Tổng thống, Johnson làm Chủ tịch Hội đồng kỹ thuật hàng không và không gian quốc gia, Hội đồng cố vấn các tổ chức hoà bình. Ông tham gia vào các đoàn đại biểu cấp Tổng thống và các cuộc tham viếng tới trên 30 quốc gia.

Trong nội các chính quyền Kennedy, Dean Rusk (1909), bang New York, giữ chức vụ Bộ trưởng ngoại giao từ năm 1961 đến năm 1963. Dưới thời Truman, ông làm trợ lý Bộ trưởng về các vấn đề đối ngoại của khu vực Viễn Đông. Tháng 7 - 1962, tại Hội nghị quốc tế họp tại Geneva, ông là người kí hiệp định công nhận độc lập và trung lập chính trị của Lào. Ông cũng là người đưa ra chủ trương cô lập Cuba về mặt ngoại giao và thương mại

ở Tây bán cầu. Trong thời kì khủng hoảng Cuba, Rusk là người triệu tập và kêu gọi mọi sự giúp đỡ của Tổ chức các tiểu bang nước Mỹ để cô lập Cuba về mặt quân sự. Ông cũng là người kí Hiệp ước chấm dứt thử vũ khí hạt nhân năm 1963 của Mỹ.

Giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Robert S. Mc Namara (1916- 2009), người bang Michigan. Ông giữ chức vụ này từ năm 1961 đến năm 1968. Mc Namara là người phản đối chính sách “Trả đũa ào ạt” của chính quyền Eisenhower và ủng hộ chiến lược “Phản ứng linh hoạt” mà chủ yếu chiến lược này dựa vào việc tăng thêm khả năng chiến đấu của cuộc chiến tranh hạn chế. Ông đã điều tiết lại các hoạt động về quốc phòng, tập trung hoá quyền lực làm cho hoạt động của Lầu Năm Góc trở nên có hiệu quả hơn. Ông là người sáng lập ra Cơ quan tình báo quân sự và Cơ quan thông tin quân sự.

Bộ trưởng Ngân khố là C.Douglas Dillon (1909), người bang New Jersey, giữ chức vụ này từ năm 1961 đến năm 1965. Ông từng là Đại sứ của Mỹ tại Pháp, giữ quyền thư kí của các Bộ trưởng phụ trách về vấn đề kinh tế dưới thời Eisenhower. Ông ủng hộ chính sách tự do thương mại, là người yêu cầu chính phủ giảm thuế để khuyến khích phát triển kinh tế. Ông cũng tham gia vào việc thúc ép ngành công nghiệp trở lại mức giá cũ.

Ngoài ra, còn có những chức vụ quan trọng khác trong chính phủ như: Stewart L.Udall (1920) giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ năm 1961 đến năm 1969, Luther H. Hodges (1898 - 1974) giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương mại từ năm 1961 đến năm 1964, Oriille L.Freeman (1918) giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp từ năm 1961 đến năm 1969, Robert Kennedy giữ chức Bộ trưởng bộ tư pháp từ năm 1961 đến năm 1963 …

Tóm lại, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Kennedy nhanh chóng thành lập nội các chính phủ mới. Sự thay đổi lớn trong những chức vụ chủ

chốt của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những chính sách đối nội, đối ngoại mới của chính quyền Kennedy.

2.2.2. Chiến lược toàn cầu của Mỹ trong giai đoạn Kennedy cầm quyền

2.2.2.1. Cơ sở và nội dung cơ bản của chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mỹ là một cường quốc kinh tế - chính trị - quân sự hàng đầu trên thế giới. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới nay, siêu cường này đề ra và nhiều lần điều chỉnh chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện những mục tiêu và tham vọng đế quốc chủ nghĩa của mình.

Với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, từ khi chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc, Mỹ trở thành một quốc gia giàu có, hùng mạnh, có vị trí quan trọng trên thế giới. Những điều kiện đó kích thích tham vọng đế quốc chủ nghĩa của Mỹ nhất là khi Mỹ hầu như không có chút thuộc địa nào. Dưới tác động của quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, các nước chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ngày càng trở nên tương đối suy yếu so với Mỹ. Năm 1898, cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha chính là mốc đánh dấu chủ nghĩa đế quốc Mỹ lần đầu tiên dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

Hai cuộc chiến tranh thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ làm giàu nhanh chóng, vươn lên vị trí cường quốc số một thế giới với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ. Tham vọng bá chủ thế giới là mục tiêu cơ bản nhất của chiến lược toàn cầu của Mỹ đã xuất hiện ngay từ trước và ngày càng mạnh trong lúc Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Mỹ với những tham vọng to lớn mang tính chất bành trướng, xâm lược nhằm thống trị thế giới, là cơ sở kinh tế - xã hội, phản ánh bản chất chính trị phản động của chiến lược toàn cầu Mỹ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyển biến sâu sắc trong cục diện quốc tế, trong so sánh lực lượng trên thế giới khiến chủ nghĩa đế quốc Mỹ đứng trước những cơ hội và thách thức mới, kích thích những tham vọng mới của giới tư bản cầm quyền Mỹ.

Các thế lực tư bản độc quyền Mỹ cho rằng với sức mạnh hùng hậu về kinh tế, quân sự và chính trị của nước Mỹ, trong khi các đối thủ và đồng minh phương Tây đều bị suy yếu, kiệt quệ trong chiến tranh, họ có khả năng khống chế các nước tư bản Tây Âu trong quỹ đạo của Mỹ, giành giật thuộc địa của các nước tư bản già cỗi, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, mở rộng sự kiểm soát của Mỹ trên thế giới. Mặt khác, Mỹ cũng có thể ngăn chặn, đẩy lùi lực lượng xã hội chủ nghĩa, các lực lượng vì hòa bình, dân chủ và độc lập dân tộc, thiết lập một PAX AMERICANA – một nền hòa bình kiểu Mỹ, từng bước thực hiện giấc mộng làm bá chủ thế giới.

Căn cứ vào tình hình thực tế của nước Mỹ và thế giới sau chiến tranh, các nhà cầm quyền và giới nghiên cứu chiến lược Mỹ nhận thấy Mỹ có các yêu cầu chiến lược: Thứ nhất, lợi dụng cơ hội mới, giải quyết các khó khăn nhằm đảm bảo nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ mà không gặp khủng hoảng lớn. Xây dựng nước Mỹ hùng mạnh về các mặt, mở rộng ảnh hưởng trên thế giới, từng bước thực hiện kế hoạch bá chủ toàn cầu. Thứ hai, ngăn chặn, đẩy lùi Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế. Thứ ba, khống chế các nước đồng minh phương Tây trong quỹ đạo của Mỹ. Thứ tư, đẩy lùi, làm thất bại phong trào giải phóng dân tộc. Tranh chấp, giành giật thuộc địa với các nước đế quốc khác bị suy yếu để biến thành nước chư hầu, thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Căn cứ vào các yêu cầu cơ bản nói trên, chiến lược toàn cầu của Mỹ được xây dựng có 4 mục tiêu sau:

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí