Sự Dính Líu Của Mỹ Vào Việt Nam Từ Năm 1950 Đến Tháng 7 - 1954

vào Việt Nam nhưng không được sự hưởng ứng. Vì vậy âm mưu đầu tiên của Mỹ nhằm hất cẳng và thay thế thực dân Pháp, đầu tư xâm lược kinh tế Việt Nam đã không thành.

Việt Nam ở Đông Nam Á có vị trí là giao điểm của các đường giao thông quốc tế, là đầu cầu thuận lợi để tiến vào hai tiểu lục địa ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, là nơi xuất phát thuận lợi để tiến ra châu Đại Dương và hai đại dương. Với tầm quan trọng chiến lược đó, Việt Nam có vị trí quan trọng trong con mắt các nhà chiến lược Mỹ và ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới cầm quyền Mỹ.

1.2.2. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến tháng 7 - 1954

1.2.2.1. Về chính trị - ngoại giao

Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giành được những thắng lợi to lớn về chính trị, ngoại giao, quân sự. Sức mạnh và uy tín của Việt Nam được tăng cường rò rệt.

Lực lượng xã hội chủ nghĩa trên thế giới được củng cố và tăng cường. Cách mạng Trung Quốc thành công, ngày 1-10-1949, nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Liên Xô hoàn thành việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và phát triển vững mạnh. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

Ngày 18-1-1950, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau đó các nước khác ở Đông Âu lần lượt công nhận chính phủ Việt Nam. Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, các nước xã hội chủ nghĩa đã tích cực ủng hộ Việt Nam về tinh

thần và vật chất. Nhờ đó, vị thế của Việt Nam dân chủ cộng hòa mạnh hẳn lên.

Trong khi đó, Pháp ngày càng trở nên lúng túng khi cuộc chiến tranh kéo dài, Pháp từng bước đánh mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường, còn lực lượng cách mạng Việt Nam ngày càng trưởng thành.

Tháng 5 – 1950, Tổng thống Mỹ Truman chính thức quyết định viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, ủng hộ chính phủ Bảo Đại. Thông cáo chung của Pháp – Mỹ tháng 6 – 1950 thừa nhận cuộc chiến tranh Đông Dương là một bộ phận của cuộc chiến đấu chung của Pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

– Mỹ chống chủ nghĩa cộng sản.

Do chiến tranh kéo dài và ngày càng trở thành gánh quá nặng, Pháp buộc phải chấp nhận cho Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương vì cần viện trợ của Mỹ để tiếp tục cuộc chiến. Còn Mỹ nhận thấy Đông Dương là một vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế trong lợi ích quốc gia Mỹ, cùng với Triều Tiên, Đông Dương là một trong hai gọng kìm then chốt để “ngăn chặn cộng sản” ở Đông Á. Mỹ muốn can thiệp và từng bước hất cẳng Pháp để độc chiếm khu vực này.

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 4

Trước tình hình cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam lên cao, Pháp và Mỹ đi tới thống nhất dùng “con bài Bảo Đại” nhưng mục đích của Mỹ và Pháp là hoàn toàn khác nhau. Pháp chỉ muốn dùng Bảo Đại như một tên bù nhìn và nuôi hi vọng dùng sức mạnh quân sự đánh thắng nhân dân Việt Nam. Còn Mỹ lại muốn dùng Bảo Đại gây nên một phong trào độc lập dân tộc giả hiệu vừa chống phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, vừa để chống lại và từng bước thay chân thực dân Pháp ở Đông Dương.

Tháng 9 – 1951, Mỹ trực tiếp kí với Bảo Đại hiệp ước tay đôi, gọi là “Hiệp ước kinh tế Việt – Mỹ”, nhằm chuyển thẳng một phần viện trợ Mỹ cho

chính phủ Bảo Đại, trực tiếp ràng buộc chính phủ đó vào Mỹ. Tháng 12 – 1951, Mỹ lại kí với Bảo Đại một bản “Hiệp nghị an ninh chung”.

Năm 1952, Mỹ đề ra một bản kế hoạch mới mang tên: “Chính sách của Hội đồng an ninh quốc gia về các mục tiêu và đường lối hành động của Mỹ ở Đông Nam Á”. Mục tiêu của chính sách này được nêu rò là: “Ngăn ngừa các nước Đông Nam Á chuyển vào quỹ đạo cộng sản”. Bản kế hoạch dự tính những việc Mỹ phải xúc tiến như: tiếp tục viện trợ quân sự cho Pháp; tăng cường hợp tác với Pháp, củng cố chính phủ thân Pháp ở Đông Dương nhằm hướng tình hình theo mục tiêu mà Mỹ mong muốn; giảm bớt mức độ tham gia của Pháp vào công việc quân sự, kinh tế, chính trị của “các quốc gia liên kết”. Kế hoạch trên nhằm dần thay thế Pháp để thực hiện chính sách thực dân mới của Mỹ ở Đông Dương.

Pháp biết âm mưu hất cẳng của Mỹ nhưng vẫn phải dựa vào viện trợ Mỹ để tiếp tục cuộc chiến tranh. Với yêu cầu của Mỹ, đầu tháng 5 - 1953, chính phủ Pháp cử tướng Navarre sang Đông Dương. Sau một tháng, Navarre nhanh chóng có một bản chiến lược nhằm kết thúc chiến tranh thắng lợi trong vòng 18 tháng với sự hài lòng từ phía Mỹ. Căn cứ vào kế hoạch Navarre, ngày 30-9-1953, tại Washington và Paris đồng thời công bố Hiệp ước Pháp – Mỹ về việc Mỹ viện trợ tài chính bổ sung cho Pháp 385 triệu đôla để đẩy mạnh hoạt động quân sự tại Đông Dương.

Từ sau khi các bản Hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế, an ninh được kí kết, viện trợ Mỹ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách của Pháp ở Đông Dương. Năm 1951, viện trợ Mỹ chiếm 19% ngân sách chiến tranh, năm 1952

– chiếm 35%, năm 1953 – chiếm 43%, năm 1954 – chiếm 73% [22, tr.85]

Tháng 3 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm kiên cố này nhanh chóng bị san bằng trước sự tấn công của quân đội Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đề

nghị thực hiện “Kế hoạch Diều Hâu”, trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, “sơ khởi” sẽ tiến hành một cuộc tập kích ồ ạt của không quân Mỹ vào Điện Biên Phủ với khoảng 60 máy bay B29 cất cánh từ căn cứ Clark của Mỹ ở Philippin, với 150 máy bay của hạm đội 7 hộ tống, yểm trợ. Tuy nhiên khi Eisenhower tỏ ra do dự chưa quyết định thực thi kế hoạch này thì số phận Pháp ở Đông Dương đã được quyết định bởi thất bại của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Sau khi mất Điện Biên Phủ, Anh và Pháp tìm một giải pháp ngừng bắn ở Hội nghị Geneva còn Mỹ lại chủ trương giới hạn ở vai trò quan sát viên. Mỹ không tán thành Hiệp định Geneva và nhận định “giải pháp Geneva” là một thảm họa, hoàn thành một bước tiến quan trọng của chủ nghĩa cộng sản. Mỹ không kí vào bản Tuyên bố chung của Hội nghị để khỏi bị ràng buộc về sau.

1.2.2.2. Về quân sự

Ngày 8-5-1950, Mỹ quyết định viện trợ quân sự và kinh tế cho Pháp ở Đông Dương bắt đầu bằng một khoản 10 triệu đôla. Ngày 27-6-1950, Tổng thống Truman ra lệnh xúc tiến nhanh chóng việc cung cấp viện trợ quân sự cho Pháp, các chính phủ bù nhìn Đông Dương và cử một phái đoàn quân sự sang cộng tác với các lực lượng ấy.

Ngay sau đó, ngày 10-8-1950, Mỹ đã gửi chuyến dụng cụ chiến tranh đầu tiên đến miền Nam Việt Nam.

Trong ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, viện trợ Mỹ chiếm tỷ trọng ngày càng cao, thể hiện mức độ can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào cuộc chiến tranh này. Năm 1950, Mĩ viện trợ 37 triệu đôla cho chi phí quân sự của Pháp ở Đông Dương, năm 1951 tăng lên 216 triệu đôla, năm 1952 tăng lên 278 triệu đôla, năm 1953 tăng lên 478 triệu đôla và năm 1954 là 815 triệu đôla. Tổng số từ năm 1950 đến năm 1954, Mỹ viện trợ cho Pháp

1.724 triệu đôla trong lĩnh vực quân sự. Mỹ cung cấp cho Pháp 350 máy bay,

1.400 xe bọc thép, xe tăng, 16.000 ô tô vận tải, 175.000 súng hạng nhẹ [44, tr.68]…

Mỹ cũng chú trọng xây dựng, củng cố các căn cứ quân sự như Vịnh Cam Ranh, Phú Quốc, củng cố và mở mang thêm sân bay Cát Bi, Gia Lâm, Tân Sơn Nhất,… Trong đó Mỹ đặc biệt chú ý xây dựng sân bay Cát Bi thành một trong những sân bay lớn nhất ở Đông Dương để có thể nhận được cả máy bay hạng nặng của Mỹ.

Tháng 9-1950, phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) được thành lập. Phái đoàn Blink và sau đó là O. Danien được cử sang thường trực hẳn ở Đông Dương để phân phối, sử dụng những dụng cụ chiến tranh của Mỹ gửi sang. Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc ấn định, giám sát và đốc thúc thực hiện mọi kế hoạch quân sự. Mỹ đã lợi dụng quyền kiểm soát việc sử dụng viện trợ để can thiệp một cách trực tiếp vào các lĩnh vực tổ chức quản lý của quân đội Pháp, thậm chí trong cả lĩnh vực tác chiến. Ngay cả chính phủ Pháp cũng phải chấp nhận điều đó. Tháng 9 - 1953, Bộ Ngoại giao Pháp đã phải cam kết với chính phủ Mỹ “chú trọng đến những ý kiến của nhà cầm quyền Mỹ về việc triển khai và thi hành các kế hoạch chiến lược của Pháp ở Đông Dương” [3, tr.32]. Chính vì vậy mà Navarre đã đau đớn nói rằng “vai trò của chúng ta đã chuyển dần xuống vai trò của những kẻ đánh thuê đơn giản” và “người chủ thực sự ở Đông Dương là trưởng phái đoàn Mỹ MAAG” [59, tr.32].

Tháng 12 - 1950, được sự chỉ đạo của Mỹ, Pháp cử tướng De Lattre de Tassigny sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh kiêm cao ủy Pháp ở Đông Dương. Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, Tassigny đề ra một kế hoạch chuẩn bị lực lượng cơ động mạnh, tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực giành lại quyền chủ động chiến lược ở chiến trường Bắc Bộ. Nhờ viện trợ Mỹ, Pháp xây dựng được 7 tiểu đoàn cơ động chiến lược, 4 tiểu đoàn dù bố trí ở các tỉnh phía Bắc

đồng bằng Bắc Bộ. Kế hoạch xây dựng phòng tuyến “boong ke” gồm khoảng 800 lô cốt, lập thành hàng chục cứ điểm lớn và “vành đai trắng” ở vòng ngoài kéo dài từ Hòn Gai đến Ninh Bình nhanh chóng được xúc tiến. Cuộc “chiến tranh tổng lực” với các cuộc càn quét, đánh phá cũng được đẩy mạnh. Đến cuối năm 1951, Pháp đã đưa tổng số quân lên 338.000, mở trên 100 cuộc càn quét.

Cuối năm 1952, Mỹ đề ra bản kế hoạch mang tên “Chính sách của Hội đồng an ninh quốc gia về các mục tiêu và các đường lối hành động của Mỹ ở Đông Nam Á”. Trong bản kế hoạch này có đề cập đến việc “phát triển các quân đội quốc gia liên kết”, tức là quân đội tay sai ở Đông Dương. Từ đây, Mỹ tích cực xúc tiến xây dựng và nắm lấy ngụy quân.

Sự nỗ lực chiến tranh của Pháp nhờ viện trợ Mỹ cũng không xoay chuyển tình thế trên chiến trường. Càng kéo dài chiến tranh xâm lược, Pháp càng gặp khó khăn và phụ thuộc vào Mỹ. Mỹ càng trực tiếp tham gia điều khiển cuộc chiến tranh Đông Dương và từng bước gạt Pháp, nắm lấy ngụy quân, ngụy quyền. Năm 1953, trước những thất bại liên tiếp của Pháp ở Việt Nam, Mỹ cùng Pháp vạch ra kế hoạch Navarre nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định trong vòng 18 tháng làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có “danh dự” cho Pháp. Để đạt được mục đích đó, Mỹ ép Bảo Đại ra lệnh “tổng động viên”, cưỡng bức thanh niên vào quân đội, sử dụng 400 triệu đôla để tổ chức ngụy quân Việt Nam. Từ tháng 5 - 1953 đến tháng 3 - 1954, Mỹ đã giúp Pháp tăng thêm 9,5 vạn quân ngụy, 107 tiểu đoàn, đưa số ngụy quân lên mức cao nhất: 334.000/480.000 quân Pháp ở Đông Dương [5, tr.592]. Đến cuối năm 1953, thành phần ngụy quân trong quân đội Pháp đã chiếm tới 65%.

Kế hoạch Navarre dựa trên sự nỗ lực cao nhất của chính phủ Pháp và sự viện trợ lớn nhất của Mỹ, với quân số đông nhất, khối quân cơ động chiến lược mạnh nhất và số phương tiện chiến tranh nhiều nhất. Bước vào thu –

đông năm 1953, Navarre đã tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên tới 44 tiểu đoàn và liên tiếp mở những cuộc hành quân càn quét dữ dội ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, Nam Bộ.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch Navarre, quân Pháp ngày càng yếu thế. Các đợt tiến quân mạnh mẽ và rộng khắp của quân dân Việt Nam trong thời kì đông – xuân 1953 – 1954 đã làm cho kế hoạch Navarre bước đầu bị phá sản. Navarre tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Mỹ và Pháp đều thống nhất đánh giá đây là một “pháo đài khổng lồ không thể công phá”. Tuy nhiên, đến mùa xuân năm 1954, trước sức tấn công của quân đội Việt Nam tình hình Pháp ở Điện Biên Phủ đã rất gay go. Mỹ ra sức tăng gấp thêm cho Pháp 100 máy bay chiến đấu, 50 máy bay vận tải, cho Pháp mượn 29 máy bay hai thân (C119) và cả người lái. Mỹ còn lập cầu hàng không chở dù từ Nhật và Mỹ sang. Nhưng mọi cố gắng của Pháp và Mỹ cũng không cứu nguy được cho sự thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ.

Sau thất bại này Pháp đã phải kí hiệp đinh Geneva về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Như vậy, trong giai đoạn 1950 – 1954, Mỹ đã tăng cường can thiệp, đặc biệt là can thiệp về mặt quân sự vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam. Song Mỹ đã thất bại trong âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương.

1.2.2.3. Về kinh tế

Mỹ rất chú trọng về phương diện kinh tế của Việt Nam, coi đây là một khu vực giàu có và có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Ngay trong Hiệp ước quân sự ngày 23-1-1950 kí giữa Pháp – Mỹ và chính phủ Bảo Đại có ghi rò một khoản là: “phải giao cho Mỹ những nguyên liệu và sản phẩm mà Mỹ cần” [52, tr.17]. Ngày 17-9-1951, Mỹ bắt chính phủ

Bảo Đại kí một hiệp ước kinh tế cho Mỹ đặc quyền sử dụng nguyên liệu của Việt Nam.

Đồng thời với những hoạt động ngoại giao, các phái đoàn kinh tế Mỹ lần lượt đến Đông Dương để xúc tiến quan hệ buôn bán, khai thác kinh tế ở Đông Dương.

Tháng 3 - 1950, phái đoàn kinh tế Mỹ do Griffin cầm đầu sang nghiên cứu tình hình kinh tế Đông Dương và viện trợ kinh tế cho Đông Dương.

Tháng 5 - 1950, Mỹ lại cử phái đoàn kinh tế Blum sang Đông Dương. Blum tổ chức các phái đoàn kinh tế ở Lào, Campuchia, Việt Nam và đặt trụ sở ở Sài Gòn. Phái đoàn này công khai phụ trách việc phân phối viện trợ kinh tế của Mỹ nhưng thực chất có trách nhiệm tìm mọi cách giúp đỡ các công ty độc quyền Mỹ chiếm các tài nguyên dồi dào ở ba nước Đông Dương.

Tháng 1 - 1953, Hendrick được chính quyền Mỹ cử làm cố vấn cho Nguyễn Hữu Trí, thủ hiến bù nhìn Bắc bộ Việt Nam, về vấn đề hợp tác kinh tế và thực hiện việc lập những trại tập trung dân.

Kinh tế Mỹ dần lấn át kinh tế Pháp ở Đông Dương. Về phương diện buôn bán, Mỹ mỗi ngày một tăng mức hàng hóa bán vào Đông Dương. Năm 1938, số thuốc lá Mỹ xuất khẩu vào Đông Dương chỉ là 1% tổng số thuốc lá mà Đông Dương phải nhập khẩu thì đến năm 1950 con số này là 24,5%; cũng trong thời gian này, ô tô đang từ 700 tấn lên tới 3.480 tấn, máy móc từ 225 tấn lên 3.764 tấn. Ngoài ra, các mặt hàng như vải, tơ, sợi đều tăng mạnh [52, tr.15].

Mỹ chèn lấn Pháp, muốn nắm cả nền ngoại thương của Pháp ở Đông Dương. Mặt khác, Mỹ cũng tích cực đầu tư, góp vốn vào các ngành phát hành giấy bạc, xây dựng và mở mang giao thông, sân bay, bến bãi, điện thoại, điện tín… của Pháp. Tư bản Mỹ dần dần gạt hẳn tư bản Pháp, kể cả trong những công ty liên doanh Pháp – Mỹ ở khu vực này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022