Vài Nét Về Tình Hình Thế Giới Đầu Những Năm 60.

nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Với khẩu hiệu “tiêu diệt cán bộ nằm vùng”, “tiêu diệt cộng sản tận gốc”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, Mỹ - Diệm đã kích thích những tên ác ôn tay sai tàn sát đẫm máu những người yêu nước, kháng chiến cũ, những người có cảm tình với cách mạng hoặc bị tình nghi. Trong năm 1954, Mỹ - Diệm đã gây ra hàng loạt những vụ thảm sát ở Kim Đôi làm 17 người chết, 67 người bị thương, ở Chợ Được 31 người chết và nhiều người bị thương, ở Ngân Sơn 80 người chết, 50 người bị thương; ở Mỏ Cày 17 người chết, 500 người bị thương, ở Quảng Nam 105 người chết, 186 người bị thương… Sang năm 1955, mức độ thảm sát của Mỹ - Diệm ngày càng dã man, cùng với khủng bố ở cơ sở, Mỹ - Diệm còn mở các chiến dịch đánh phá để chuẩn bị cho cuộc “tố cộng” quy mô lớn: như các chiến dịch Phan Chu Trinh (2

- 1955) đánh phá các tỉnh ở Trung Bộ, trong đó lấy Quảng Nam làm trọng điểm; “chiến dịch giải phóng” (4 - 1955) đánh phá Quảng Ngãi và Bắc Bình Định; chiến dịch Trịnh Minh Thế (5 - 1955) đánh phá các tỉnh khu V… Chỉ từ tháng 7

- 1955 đến tháng 2 - 1956, Mỹ - Diệm đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước. Cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng bị tổn thất nặng nề.

Từ tháng 7 - 1956, Mỹ - Diệm tiến hành giai đoạn II của “chiến dịch tố cộng” nhằm tiêu diệt tận gốc “cộng sản”, “thanh lọc dân cư”, bắt nhân dân miền Nam phải theo ý Mỹ - Diệm. Với mục đích đó, Mỹ - Diệm liên tiếp tổ chức những cuộc hành quân quy mô vừa và lớn trên khắp miền Nam.

Để đảm bảo hiện đại hóa quân đội Sài Gòn và củng cố chính quyền tay sai, Mỹ đã cung cấp tiền của, vũ khí chiếm tới 70 – 80% toàn bộ ngân sách của Diệm. Số lượng vũ khí, quân dụng ngày càng tăng lên: năm 1956, Mỹ chở sang miền Nam 82 chuyến, 1957: 109 chuyến, 1958: 104 chuyến, 1959: 187 chuyến. Nhờ viện trợ Mỹ, tháng 6 – 1957, chính quyền Diệm đưa ra “luật quân dịch” để

ép buộc thanh niên đi lính thực hiện kế hoạch xây dựng quân đội làm cho số lượng ngụy quân ngày càng tăng lên và được trang bị vũ khí ngày càng hiện đại.

Trong năm 1957, Mỹ - Diệm mở các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn và kéo dài vào các vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây, Trung Nam Bộ. sang năm 1958, Diệm lại tập trung quân chủ lực tiến hành 2 cuộc càn quét lớn Nguyễn Trãi và Hồng Châu vào 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ và ngoại ô Sài Gòn. Tính đến cuối năm 1958, trên toàn miền Nam, Mỹ - Diệm đã giết hại khoảng 68.800 cán bộ, đảng viên, bắt giam 466.000 và tra tấn thành thương tật 680.000 người.

Cùng với việc thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, tháng 4 - 1957, Mỹ - Diệm còn triển khai kế hoạch lập khu “dinh điền”, khu “trù mật” nhằm tách quần chúng nhân dân ra khỏi lực lượng cách mạng. Để lôi kéo và dồn ép quần chúng nhân dân vào các khu dinh điền, Mỹ - Diệm ra sức tuyên truyền lừa gạt, và tăng cường khủng bố, bóc lột một cách thậm tệ làm nhân dân luôn căng thẳng, đời sống vật chất khó khăn vất vả.

Trước những hành động khủng bố và chính sách ngày càng tàn bạo của Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam ngày càng bất bình với sự cai trị của chính quyền Diệm. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam lên cao với thắng lợi của phong trào Đồng khởi làm cho chính quyền Diệm lâm vào tình trạng khủng hoảng, chiến lược “chiến tranh đơn phương” của Eisenhower đi tới thất bại.

1.2.3.3. Về kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Dựa trên các hiệp nghị và thỏa hiệp mới về kinh tế, tài chính và các hiệp nghị về “viện trợ quân sự”, đế quốc Mỹ đã tích cực đẩy mạnh “phương thức viện trợ thương mại bất bình đẳng và bóc lột”. Các điều cam kết về viện trợ trực tiếp, về tiền tệ, chế độ quan thuế, vận tải, thanh toán ngân hàng… trong các hiệp nghị và thỏa hiệp đó lần lượt được thi hành và tạo cho hàng

hóa của Mỹ hoặc chư hầu Mỹ một lợi thế đặc biệt. Do lợi thế đó, hàng hóa của Mỹ được tung vào miền Nam theo một quy mô và nhịp độ lớn chưa từng thấy, đặc biệt là hàng hóa ế thừa.

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 6

Trong thời kì 1955 – 1960, tỷ trọng của Mỹ trong hoạt động ngoại thương của miền Nam tăng vọt lên từ 7,6% trong thời kì 1951 – 1954 lên tới trên 20% tổng giá trị xuất nhập khẩu của miền Nam (đạt 13.433,7 triệu đồng miền Nam trong số 65.680,7 triệu). Tính trung bình thì hoạt động ngoại thương của Mỹ với miền Nam tăng gấp hơn 2,5 lần so với trước kia (1951 – 1954: 876,7 triệu Đông Dương một năm; 1955 – 1960: 2.238,9 triệu). Riêng trong tổng giá trị hàng nhập vào miền Nam thì Mỹ từ một tỷ trọng tương đối thấp so với Pháp (1955: Pháp chiếm 52,4% giá trị hàng nhập, Mỹ: 12,1%) đã dần tiến lên hàng đầu (1960: Pháp chiếm 22%, Mỹ: 25,4%, Nhật: 21,9%) [60, tr.144]. Hoạt động ngoại thương của Mỹ với miền Nam, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu được tăng cường nhanh chóng như vậy là do quy mô của “viện trợ Mỹ” dưới mọi hình thức: quân sự, kinh tế, nông phẩm thừa đã tăng lên, và nhất là do việc thực hiện “viện trợ quân sự” trực tiếp cho chính quyền Diệm không qua Pháp theo tinh thần của các hiệp nghị “kinh tế - tài chính bổ sung” ngày 21 - 2 đến ngày 7-3-1955 và ngày 22, 23-4-1955. Tổng số tiền viện trợ Mỹ cho miền Nam Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1955 – 1960 khoảng 2 tỷ đôla trong đó ¾ bằng hàng hóa [60, tr.145].

Trong khi hàng nhập vào tăng cao thì hàng xuất khẩu lại rất ít ỏi do nền kinh tế miền Nam chưa phục hồi và phát triển. Sau 15 năm chiến tranh, Mỹ - Diệm lại tiếp tục con đường quân sự hóa nền kinh tế, do đó mặc dù Mỹ - Diệm thi hành chính sách vơ vét để xuất khẩu những mặt hàng chính như gạo, cao su, cà phê… tổng giá trị xuất khẩu vẫn giữ một tỷ lệ rất thấp so với nhập khẩu. Đó chính là hậu quả của “viện trợ thương mại hóa”. Nó làm cho cán cân thương mại luôn bị nhập siêu: trung bình xuất khẩu chỉ bằng khoảng 30%

nhập khẩu (1955: 26,2%, 1956: 20,7%, 1957: 27,3%, 1958: 23,5%, 1959:

35,4%, 1960: 35,5%) [60, tr.146]. Chỉ trong vòng 6 năm, cán cân ngoại thương thiếu hụt tới gần 37 tỷ đồng miền Nam. Điều nghiêm trọng nhất của việc tung hàng hóa vào miền Nam Việt Nam qua các hiệp nghị thương mại chính là Mỹ tung các loại hàng mà đại bộ phận là hàng tiêu dùng và là nông sản phẩm đối với một nơi mà bản thân là một nền kinh tế nông nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chính sách “viện trợ” của Mỹ trong giai đoạn này dựa trên hai loại sản phẩm ế thừa: một là các dụng cụ trang bị chiến tranh dự trữ quá nhiều, hai là các nông sản phẩm ế thừa do khủng hoảng nông nghiệp ở Mỹ và do chính sách thu mua giữ giá nông nghiệp do Mỹ tạo nên. Việc xuất khẩu nông sản thừa của Mỹ vào miền Nam Việt Nam ngày càng được tăng cường do mối đe dọa về khủng hoảng nông nghiệp Mỹ, gây nên một trạng thái khủng hoảng thừa về nông sản khi sản xuất nông nghiệp của miền Nam Việt Nam vẫn chưa được phục hồi. Chính sách của Mỹ làm cho nền kinh tế miền Nam bị lũng đoạn và ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ.

Ngoài việc tăng cường phương thức viện trợ thương mại hóa bất bình đẳng và bóc lột, Mỹ cũng kí với Diệm các hiệp nghị và thỏa hiệp để tạo ra những đặc quyền, đặc lợi cho việc tư bản Mỹ vào khai thác tài nguyên, nhân công ở miền Nam. Tuy nhiên trong thời gian này, số tư bản tư nhân Mỹ đầu tư vào miền Nam còn rất ít ỏi và hạn chế. Chỉ có một vài công ty đầu tư vào miền Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,3 triệu đôla. Khu vực kinh doanh đầu tư chủ yếu của tư bản tư nhân Mỹ là thương mại, tín dụng ngân hàng và thầu khoán. Đó là những khu vực tương đối đảm bảo, thu lợi nhuận nhanh. Việc đầu tư của các tư bản Mỹ vào các ngành công nghiệp khai thác và chế biến còn rất dè dặt, mặc dầu có chính sách khuyến khích của Mỹ - Diệm. Tình trạng đó chủ yếu là do tình hình chính trị, quân sự miền Nam không ổn định.

Trái hẳn với việc bỏ vốn còn dè dặt của tư bản Mỹ, việc bỏ vốn của nhà nước Mỹ hay do nhà nước Mỹ đảm bảo lại được thực hiện tương đối mạnh. Các số tiền viện trợ chính là một sự vận dụng vốn tài chính của nhà nước để xuất khẩu tư bản. Mỹ đã dùng các số tiền đó để xây dựng những cơ sở cần thiết về mặt chính trị, quân sự, kinh tế - tài chính của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

Tóm lại, sau khi Pháp thất bại ở Đông Dương, Mỹ nhanh chóng thực hiện âm mưu độc chiếm miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Từ năm 1954 đến 1959 là thời kì Mỹ thực hiện các chính sách, thủ đoạn điển hình của chủ nghĩa thực dân mới về chính trị, quân sự và kinh tế. Mỹ tích cực dùng chính sách viện trợ để xây dựng chính quyền Ngô Đình Diệm thành công cụ tay sai đắc lực với đội quân đông đảo được trang bị vũ khí hiện đại của Mỹ. Để bình định miền Nam, Mỹ thực hiện chính sách khủng bố, đàn áp nhân dân miền Nam, tiêu diệt lực lượng cách mạng. Bên cạnh đó, Mỹ tích cực thực hiện phương thức viện trợ thương mại hóa bất bình đẳng và bóc lột, tung hàng hóa ế thừa phá hoại nền kinh tế nông nghiệp, biến kinh tế miền Nam thành nền kinh tế phụ thuộc. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào Đồng khởi làm cho chính sách về Việt Nam của Eisenhower đi đến phá sản.

Chương 2. CHÍNH QUYỀN KENNEDY VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT‌

NAM (1960 – 1963).

2.1. Vài nét về tình hình thế giới đầu những năm 60.

Bước vào những năm 60 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc.

Sau hơn 10 năm xây dựng hòa bình, các nước xã hội chủ nghĩa phát triển với tốc độ cao, đạt được những thành tựu to lớn trong việc phục hồi và phát triển kinh tế, đặc biệt là về mặt khoa học – kĩ thuật. Hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế và song phương đã giúp các nước có điều kiện phát triển nhanh. Cuối những năm 50 đầu những năm 60, tỷ lệ sản xuất công nghiệp của các nước xã hội chủ nghĩa tăng đáng kể trong toàn bộ nền công nghiệp thế giới. Đến năm 1964, sản lượng công nghiệp của các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt gần 38% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

Cũng trong thời gian này, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Liên Xô đạt 9,3%, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tháng 10 - 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên; năm 1961, phóng con tàu vũ trụ “phương Đông” đưa con người đầu tiên bay vào vũ trụ thành công, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Bên cạnh đó, Liên Xô cũng nhiều lần phóng thử thành công tên lửa vượt đại châu được điều khiển từ xa. Điều đó chứng tỏ Liên Xô có tên lửa tầm xa và có thể mang đầu đạn hạt nhân tới bất cứ nơi nào trên thế giới. Sự kiện này làm cho Mỹ không còn có ưu thế hạt nhân như trước, vì thế lãnh thổ Mỹ không còn là nơi bất khả xâm phạm nếu nổ ra chiến tranh, tạo một cuộc khủng hoảng tâm lý trong giới cầm quyền và dân chúng Mỹ.

Về mặt chính trị, Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân thế giới năm 1957 đánh dấu quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa được củng cố một bước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và hợp tác tương trợ lẫn nhau vì sự nghiệp hòa bình, dân tộc, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Năm 1959, cách mạng Cuba thắng lợi chấm dứt 5 thế kỉ thống trị của chủ nghĩa thực dân, tuyên bố đi theo con đường chủ nghĩa xã hội làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng sang Tây bán cầu, vốn là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ.

Với chính sách kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã giành được tín nhiệm ngày càng lớn đối với nhân dân thế giới. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa cũng bắt đầu nảy sinh những vấn đề khó khăn khi thực hiện các kế hoạch kinh tế và xuất hiện những bất đồng quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội và đường lối đối ngoại.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, mặc dù tốc độ phát triển chậm hơn các nước xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế thế giới. Do có sẵn nền công nghiệp phát triển cao và nhờ sự phát triển khoa học

– kĩ thuật nên các nước tư bản dễ dàng vượt qua cuộc khủng hoảng chu kì năm 1957 – 1958 để đưa nền kinh tế tiếp tục phát triển. Nhưng so sánh giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau thì tốc độ phát triển của các nước Tây Âu và Nhật Bản nhanh hơn Mỹ. Nhờ có thiết bị công nghệ mới nên tỷ trọng GDP của các nước trong thế giới tư bản luôn thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho Mỹ. Từ cuối những năm 50, tuy Mỹ vẫn là nước mạnh nhất về kinh tế, tài chính và quân sự trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, nhưng dần dần không chiếm được ưu thế tuyệt đối nữa. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của Mỹ từ

năm 1956 đến 1964 là 3,6% trong lúc toàn thế giới tư bản là 5,25%, trong đó Tây Đức là 7,3%, Pháp là 6,2%, Italia là 8,2%, đặc biệt Nhật là 15,8%. Nếu như tỷ trọng công nghiệp của Mỹ trong thế giới tư bản năm 1948 là 53,4% thì đến năm 1958 còn 46,6% và ngày càng có xu hướng giảm dần, trong khi Nhật Bản và Tây Âu không ngừng tăng lên. Khoảng cách giữa Mỹ với Tây Âu và Nhật Bản càng ngày càng thu hẹp, do đó tình trạng cạnh tranh trong buôn bán quốc tế ngày càng không có lợi cho Mỹ. Đồng đôla Mỹ trước đây vẫn là đồng tiền ổn định, được nhiều nước dùng làm cơ sở thanh toán quốc tế nhưng dần dần mất giá nghiêm trọng do Mỹ bị khủng hoảng trong cán cân thanh toán, dự trữ vàng giảm sút không còn đủ khả năng đảm bảo cho đồng đôla làm đơn vị thanh toán quốc tế.

Trong bối cảnh so sánh lực lượng kinh tế giữa các nước tư bản chủ nghĩa thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ, các nước Tây Âu có xu hướng tập hợp nhau lại để giành lại vai trò và địa vị chính trị của họ đã bị Mỹ lấn át. Tổng thống Pháp De Gaulle là người khởi xướng ý đồ này. Ông tham vọng tập hợp các nước Tây Âu về kinh tế và chính trị, xoa dịu những tư tưởng chống Đức trong nhân dân Pháp, tiến hành liên minh với Tây Đức, hạn chế vai trò của Anh vốn là đồng minh được Mỹ ưu đãi và có những mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. Ngày 25-3-1957, khối Thị trường chung Châu Âu (EEC) được thành lập gồm 6 nước: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà lan và Lúcxămbua. Mục đích của tổ chức này là thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên để phát triển kinh tế bằng cách thủ tiêu hàng rào thuế quan giữa các nước; định ra một biểu thuế thống nhất đối với hàng nhập khẩu không phải từ các nước thành viên; định ra chính sách nông nghiệp chung cho các nước thành viên. Những biện pháp của khối Thị trường chung là một thách thức đối với ngoại thương của các nước không phải thành viên, đặc biệt là Mỹ - Anh, gây ra một cuộc “chiến tranh thương mại” thực sự giữa các nước tư bản phương Tây. Các

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí