dính líu của Mỹ vào Việt Nam; Cuộc chiến tranh của Johnson; Cuộc chiến tranh của Nixon; Thảm họa Việt Nam và cuối cùng là phần kết ngắn: Lời phán quyết của một công dân Mỹ. Trong cuốn sách, tác giả đã khẳng định cuộc chiến tranh của Mỹ là một thảm họa cho Việt Nam và là một thảm kịch đối với nước Mỹ. Với những thông tin, cách nhìn nhận đánh giá từ phía một công dân Mỹ, cuốn sách là một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu cuộc chiến tranh Việt Nam nhìn từ phía Mỹ.
Giáo sư sử học Mỹ Gabriel Kolko, người đặc biệt quan tâm đến cuộc chiến tranh Việt Nam đã dày công nghiên cứu và viết tác phẩm “Giải phẫu một cuộc chiến tranh – Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại” từ năm 1964 và xuất bản năm 1985 tại New York. Dựa vào những quan sát tại chỗ ở Washington, Paris và những chuyến thăm Việt Nam, Gabriel Kolko đã phân tích chi tiết, sâu sắc các đối tượng trong cuộc chiến tranh, đồng thời từ đó phân tích, trình bày triển vọng của những cuộc chiến tranh hạn chế của Mỹ trong thời hiện đại. Tác phẩm gồm có 6 phần: Những nguồn gốc của chiến tranh cho đến năm 1960; Cuộc khủng hoảng ở Nam Việt Nam và sự can thiệp của Mỹ, 1961 – 1965; Chiến tranh tổng lực, 1965 – 1967 và sự biến đổi của Nam Việt Nam; Cuộc tiến công Tết và các sự kiện năm 1968; Chiến tranh và ngoại giao, 1969 – 1972; Cuộc khủng hoảng của Việt Nam cộng hòa và sự kết thúc chiến tranh, 1973 – 1975; và phần kết luận. Tác phẩm được đánh giá là một “công trình phong phú về tư liệu có thể trở thành một điểm then chốt để bắt đầu tất cả các cuộc thảo luận tương lai về chiến tranh Việt Nam” (Pantheon books, New York); là “một cuốn sách rất sinh động hấp dẫn về một cuộc chiến tranh có tác động sâu sắc đến toàn thế giới. Bất cứ nhà nghiên cứu nghiêm túc nào về cuộc chiến tranh Đông Dương cũng cần phải đọc nó…” (Tạp chí cuối tuần Australia).
Nghiên cứu rộng hơn về quan hệ giữa Mỹ và Đông Dương, học giả Peter A. Poole đã xuất bản cuốn sách “Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon”. Nội dung của cuốn sách đề cập, phân tích mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Dương qua 6 đời tổng thống từ Roosevelt đến Nixon, các chính sách của Mỹ đối với Lào, Campuchia, trong đó đặc biệt chú ý phân tích về cuộc can thiệp chính thức bằng quân sự của Mỹ vào Đông Dương mà chủ yếu là Việt Nam từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7-1954) đến khi kí Hiệp định Paris 1973.
Ngoài ra, do tầm ảnh hưởng rộng lớn của cuộc chiến tranh Việt Nam do Mỹ gây ra, có rất nhiều học giả nước Mỹ và thế giới quan tâm nghiên cứu về đề tài này, có thể kể đến cuốn sách “Nguồn gốc sự dính líu của Mỹ” của Marvin Kalb và Allive Abe, “Những bí mật về chiến tranh Việt Nam” của Daniel Ellsberg… Các cuốn sách này cũng là những tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu những đề tài liên quan.
2. Về phía Việt Nam, sau khi thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định Geneva công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, thì ngay lập tức nước ta lại phải đối phó với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam kiên trì thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Mỗi chặng đường của cuộc kháng chiến đều có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống văn kiện Đảng chính là tài liệu gốc quan trọng để nghiên cứu cuộc chiến đấu chống Mỹ của dân tộc. Bộ sách “Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước” gồm ba tập: Một số bài viết quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đăng ở phần đầu tập I, tiếp đó là các nghị quyết về chống Mỹ, cứu nước của Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975. Đây là một tập
sử liệu gốc quý giá để nghiên cứu nhiều vấn đề về chính trị, quân sự trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Các văn kiện được tập hợp, sắp xếp theo trình tự thời gian không chỉ giúp người đọc nắm được những diễn biến của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn phát triển mà còn thấy được việc nhận định đánh giá tình hình của Đảng để định ra những đường lối chiến lược, phương pháp cách mạng đúng đắn lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng.
Đảng chỉ đạo chung về đường lối chiến lược, nhưng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt trận được coi là người đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam trên các diễn đàn quốc tế. Cuốn tài liệu “Về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam” là một tư liệu quan trọng trong nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam, cung cấp những thông tin cơ bản về sự thành lập, các hoạt động của Mặt trận trong quá trình lãnh đạo cách mạng miền Nam. Bên cạnh đó cuốn sách còn trích dẫn những tuyên ngôn, văn kiện đại hội, các chương trình, lời kêu gọi của Mặt trận và của các đoàn thể, đảng, nhóm phái trong Mặt trận.
Tư liệu về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam còn phải kể đến cuốn sách “Năm năm chiến đấu anh dũng thắng lợi vẻ vang của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam”. Cuốn sách tập hợp các văn kiện: điện chúc mừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, diễn văn của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhân kỉ niệm ngày thành lập Mặt trận 20-12- 1965 và bản Thông cáo của Thông tấn xã giải phóng giới thiệu thành tích đoàn kết, đấu tranh anh dũng và những thắng lợi vẻ vang của trong năm năm 1960 – 1965 của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận. Đây chính là những tư liệu lịch sử có giá trị.
Trong cách mạng Việt Nam, miền Nam luôn được sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người luôn chú ý theo dòi từng bước chuyển biến của cách mạng miền Nam, để kịp thời động viên và chỉ đạo. Nhân kỉ niệm 10 năm thống nhất đất nước, năm 1985, Nhà xuất bản Sự thật đã tập hợp những bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng thành cuốn sách “Miền Nam thành đồng Tổ quốc”. Những bài nói và viết của Người từ năm 1945 đến 1969 được tập hợp lại trong cuốn sách không chỉ thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ với đồng bào miền Nam, những người đi trước về sau, mà còn là những chỉ đạo kịp thời, quý giá đối với cách mạng miền Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 1
- Bối Cảnh Quốc Tế Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai
- Sự Dính Líu Của Mỹ Vào Việt Nam Từ Năm 1950 Đến Tháng 7 - 1954
- Sự Dính Líu Của Mỹ Vào Việt Nam Từ Tháng 7- 1954 Đến Năm 1959.
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Bên cạnh những văn kiện của Đảng, của Bác, những cuốn sách, hồi kí của các vị tướng lĩnh trực tiếp tham gia lãnh đạo cách mạng miền Nam cũng chính là những tài liệu gốc quý giá, trong đó phải kể đến cuốn sách “Thư vào Nam” của đồng chí Lê Duẩn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Lê Duẩn là một trong những người có vai trò quan trọng nhất trong việc hoạch định và hoàn chỉnh đường lối cách mạng miền Nam và cũng là người chịu trách nhiệm chủ yếu trước Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương Đảng về phong trào cách mạng miền Nam. “Thư vào Nam” là tập hợp thư và một số điện của đồng chí (lúc đó là Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng) gửi các đồng chí lãnh đạo ở chiến trường miền Nam. Những văn kiện này được hệ thống theo thời gian từ chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. “Thư vào Nam” được coi như “tài liệu mật” của Việt Nam được “tiết lộ” sau khi cuộc chiến tranh kết thúc 10 năm. Cuốn sách cho người đọc thấy rò ràng, cụ thể và sinh động sự phát triển và hoàn chỉnh đường lối chiến lược, phương pháp cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam trong đường lối chống Mỹ cứu nước của Đảng, cùng sự chỉ đạo tài
tình, sắc bén, táo bạo, đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đường lối quân sự trong kháng chiến chống Mỹ được xây dựng một cách khoa học trong tác phẩm “Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước” của Đại tướng Vò Nguyên Giáp. Cuốn sách tập hợp và chọn lọc một số bài nói và viết của Đại tướng về đường lối quân sự của Đảng trong Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Trong toàn bộ nội dung cuốn sách, Đại tướng đã phân tích một cách khoa học, có hệ thống, có căn cứ lý luận và cơ sở thực tiễn tập trung vào các vấn đề về khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng và sự lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh cách mạng.
Bộ sách “Cuộc kháng chiến chống Mỹ” của Đại tướng Văn Tiến Dũng cũng là một tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Bộ sách gồm 2 tập: Tập đầu có tiêu đề: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ - Bước ngoặt lớn” viết về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong thời kì trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tập thứ hai có tiêu đề: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ - Toàn thắng” viết về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống Mỹ từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đến khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, miền Nam được giải phóng. Những tư liệu, sự kiện trong cuốn sách chính là nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam buộc nhân dân Việt Nam phải đứng lên chiến đấu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, dù nhiều đau thương, mất mát nhưng thực sự là những trang hào hùng nhất trong lịch sử dân tộc. Để ghi lại cuộc chiến đấu anh dũng của cả dân tộc, nhiều công trình nghiên cứu có quy mô về cuộc
kháng chiến chống Mỹ đã được thực hiện. Bộ sách nhiều tập “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” của Viện Lịch sử quân sự chính là sự dày công nghiên cứu, tập hợp các tư liệu trong thời gian dài của tập thể các tác giả quân đội. Bộ sách đề cập quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, lý giải nguyên nhân Mỹ tiến hành xâm lược Việt Nam, diễn biến của cuộc chiến tranh với sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, cuối cùng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Các tập sách được phân chia theo các mốc thời gian hợp lý, trong mỗi giai đoạn lại có những sự kiện quan trong tương ứng với cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Trong đó tập 3 với nhan đề “Đánh thắng chiến tranh đặc biệt” chỉ rò âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” tương ứng với giai đoạn cầm quyền của Kennedy và Johnson, trình bày cụ thể quá trình từng bước đánh bại chiến lược này trên cả hai miền Bắc, Nam. Cả bộ sách chính là nguồn tư liệu phong phú, cần thiết cho việc nghiên cứu về những chủ đề có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.
Bộ sách “Miền Nam giữ vững thành đồng” của tác giả Trần Văn Giàu được bắt đầu biên soạn từ năm 1964 khi cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn đang diễn ra. Chính vì vậy những sự kiện trong cuốn sách được tác giả ghi chép mang tính chất cập nhật và sống động. Cả bộ sách trình bày một cách có hệ thống những sự kiện lịch sử quan trọng của miền Nam Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, trong đó đặc biệt chú trọng tới quá trình đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam chống Mỹ - Diệm.
Đề tài về cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là giai đoạn chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” cũng được nhiều tác giả Việt Nam quan tâm đề cập đến trong các sách chuyên khảo. Cuốn sách “Các văn tự bán nước của Ngô Đình Diệm hay là các Hiệp nghị xâm lược bất bình đẳng của
đế quốc Mỹ” của Phạm Thành Vinh. Tác giả đã trích dẫn nguyên văn hoặc một phần các hiệp nghị được kí kết giữa Mỹ và Diệm, phân tích và làm rò những âm mưu của Mỹ trong các hiệp định này. Cuốn sách là một tài liệu chuyên khảo có giá trị trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Diệm. Cuốn sách “21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam” của Đặng Phong cho chúng ta cái nhìn khái quát nhất về viện trợ Mỹ ở miền Nam Việt Nam: ý đồ, quá trình xâm nhập, các giai đoạn, các hình thức viện trợ và vai trò của viện trợ đối với những biến chuyển ở miền Nam Việt Nam… Ngoài ra còn nhiều tác phẩm chuyên khảo khác về từng khía cạnh của cuộc chiến tranh xâm lược Mỹ ở Nam Việt Nam cung cấp cho người đọc những tư liệu lịch sử có giá trị.
Ngoài ra, trên các báo, tạp chí như: tạp chí Cộng sản, Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân sự, Nghiên cứu quốc tế, Thông tin khoa học quân sự, Kiến thức quốc phòng hiện đại, Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam… cũng có nhiều bài viết có liên quan.
Với ý nghĩa quốc tế quan trọng, cuộc chiến tranh Việt Nam ngay từ khi xảy ra đã được sự quan tâm của nhiều tác giả không chỉ người Mỹ, người Việt Nam mà còn của các tác giả nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nguồn tư liệu để nghiên cứu về chính quyền Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam rất phong phú.
Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến luận văn (mà tác giả đã tập hợp, hệ thống được) có thể thấy rằng quan điểm nhận thức của các tác giả là rất khác nhau:
- Các công trình nghiên cứu, tư liệu của các tác giả người Mỹ chủ yếu nói về các chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong toàn bộ cuộc chiến tranh từ 1954 đến 1973 (hoặc 1975).
- Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, tư liệu của các tác giả người Việt chủ yếu đề cập đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ.
- Các bài viết ngắn của các tác giả Mỹ, Việt và các nước khác chủ yếu đề cập riêng đến từng mặt của cuộc chiến tranh Việt Nam, từng vấn đề trong chính sách của Mỹ về Việt Nam.
- Một số bài viết có quan điểm thiếu khách quan khi nhìn nhận vai trò của Mỹ hoặc Việt Nam trong cuộc chiến tranh.
Qua hệ thống các tài liệu, người viết nhận thấy ở trong nước chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1960 – 1963. Vì lẽ đó, người viết đã chọn vấn đề trên làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử của mình mong góp phần khắc phục khoảng còn thiếu vắng đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách, quá trình thực hiện các chính sách về Việt Nam của chính quyền Kennedy, những hậu quả và những thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963, nguyên nhân của những thất bại đó.
Phạm vi nghiên cứu: Mục đích của đề tài là tập trung nghiên cứu những chính sách về Việt Nam của chính quyền Kennedy và việc thực hiện những chính sách đó ở Việt Nam trong những năm 1960 – 1963. Để làm nổi bật vấn đề và mang tính hệ thống, luận văn giới thiệu một cách khái quát về sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1959. Từ việc nghiên cứu, đánh giá rút ra những thất bại và nguyên nhân của những thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu: Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng những nguồn tư
liệu:
1. Các tư liệu, văn kiện: