Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 12

và 1.350 hòm dụng cụ chiến tranh, 7 tàu chiến trong đó không kể khu trục hạm của hạm đội thứ 7 của Mỹ nói là đến để huấn luyện… Không quân được đặc biệt chú ý, hàng trăm máy bay đủ loại được đưa vào miền Nam như: máy bay phóng pháo B26, khu trục AD6, A565, máy bay chiến đấu T28, liên lạc L20, lên thẳng kiểu H21… thậm chí cả loại máy bay phản lực kiểu KF101, F101, F4D-1, F101B. Trong kế hoạch của Taylor, để tăng cường tính cơ động của quân đôi Diệm và thích hợp với điều kiện của cuộc “chiến tranh đặc biệt”, máy bay, đặc biệt là máy bay lên thẳng giữ một vị trí chiến lược. Tính hết năm 1962, số lượng máy bay của Mỹ đưa vào miền Nam lên gần 500 chiếc, trong đó có 300 chiếc đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Mỹ, gần 200 chiếc thuộc không quân Diệm. Theo tổng kết đầu năm 1963 của phái đoàn quân sự Mỹ và Wheeler - tham mưu trưởng lục quân Mỹ - thì trong năm 1962 đã có tới 50.000 chuyến bay phục vụ hành quân và 25.000 chuyến bay đi chiến đấu (tức là gần 140 chuyến bay hành quân và 70 chuyến bay chiến đấu bình quân một ngày).

Trong các loại vũ khí mới được đưa vào Việt Nam có những loại rất hiện đại và giết người hàng loạt dã man như: chất nổ hơi, hỏa tiễn cỡ nhỏ, chất hóa học và nhiều chất độc khác.

Bên cạnh đó để củng cố quân đội, Mỹ tăng cường số cố vấn tới cấp tiểu đoàn. Những cố vấn này không chỉ nắm quân đội mà còn len lỏi vào tất cả các ngành của bộ máy chính quyền nhằm đảm bảo cho toàn bộ guồng máy được điều hành một cách thống nhất.

* Tăng cường các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.

Theo Thông tấn xã giải phóng trong năm 1960, quân chủ lực Mỹ - Diệm mở khoảng 700 cuộc hành quân càn quét, trong số này có khoảng 20 cuộc hành quân lớn với số lượng từ 1 trung đoàn tới 1 sư đoàn. Trong năm

1961, số lượng cuộc hành quân càn quét lên tới 1.000, trong đó có 80 cuộc hành quân sử dụng lực lượng từ 1 trung đoàn tới 1 sư đoàn, 400 cuộc sử dụng lực lượng từ 1 tiểu đoàn trở lên.

Trong năm 1961, Mỹ - Diệm sử dụng chiến thuật bắn pháo, ném bom tàn phá các làng mạc nhằm gây ra tình trạng bất ổn thường xuyên trong nhân dân.

Bước sang năm 1962, quy mô thực hiện chiến tranh của Mỹ - Diệm được tăng cường. Bên cạnh việc tăng cường viện trợ cho Diệm, tăng cường thêm các “cố vấn quân sự”, các phương tiện chiến tranh hiện đại, Mỹ còn từng bước nắm lấy việc trực tiếp điều hành cuộc chiến tranh. Thêm vào đó, Mỹ lôi kéo các nước đồng minh và chư hầu tham gia vào cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, dù sự tham gia của các nước này chỉ ở mức độ thấp nhưng nó góp phần làm giảm thế cô lập của Mỹ ở Việt Nam.

Với việc tập trung đẩy nhanh việc xây dựng lực lượng vũ trang của Diệm, nhìn chung về mặt quân số trong năm 1962, Mỹ - Diệm đã thực hiện được 90% chương trình xây dựng lực lượng được đặt ra. Việc tăng cường trang bị vũ khí và mức độ tập trung quân chủ lực của Diệm cũng được đẩy mạnh. Trên thực tế thì nhịp độ các cuộc càn quét lớn của Mỹ - Diệm trong năm 1962 so với năm 1961 tăng 4 lần, tuy rằng quân chủ lực không tăng lên nhiều nhưng chủ yếu là do việc tăng cường cơ động hóa đội quân này.

Trong năm 1962, việc áp dụng các phương pháp thông tin liên lạc hiện đại nhất cũng được tăng cường hơn hẳn năm trước nhằm ứng phó kịp thời với những trận tập kích mau lẹ của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, phát hiện kịp thời những cuộc họp, các cuộc trú quân, hành quân của quân giải phóng. Riêng năm 1962, đã có trên 200 chuyên gia tình báo Mỹ đến Sài Gòn, các cuộc trinh sát bằng mã thám, ra đa, máy bay cũng được tăng cường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Sau khi đã chuẩn bị khá đầy đủ về mọi mặt, tháng 3 – 1962, Mỹ - Diệm bắt đầu “giai đoạn phản công” với nhiều chiến dịch, nhiều trận càn lớn và nhiều cuộc hành quân chớp nhoáng nhằm giành lại thế chủ động, chiếm lại vùng giải phóng và tiêu diệt quân giải phóng, tiến tới thực hiện “bình định miền Nam”. Trong năm 1962, số lượng các cuộc càn quét tăng lên tới 19.711 trận, so với số 1.000 trận năm 1961 thì số trận càn quét năm 1962 đã tăng lên gấp gần 20 lần. Trong số hơn 19.000 trận càn quét này, có tới 750 trận huy động từ 1 tiểu đoàn trở lên. Chủ yếu các trận càn quét, các chiến dịch Mỹ - Diệm mở ở vùng đồng bằng Nam Bộ, vùng rừng núi tiếp giáp với đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

Các trận càn quét được Mỹ - Diệm tổ chức thực hiện bằng hai hình

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 12

thức:

- Một là càn quét dài ngày: thường được thực hiện từ 3 đến 6 tháng ở

một vùng. Mỗi cuộc càn quét thường dùng từ 2; 3 tiểu đoàn chủ lực trở lên đến 1 sư đoàn, phối hợp với lực lượng bảo an, dân vệ địa phương tiến hành “rà đi, soát lại” nhằm làm mệt mỏi, kiệt quệ, tiêu tan sức chiến đấu của nhân dân trong vùng, phá cơ sở cách mạng, gom dân lập “ấp chiến lược”. Một số chiến dịch được thực hiện bằng biện pháp càn quét dài ngày như: chiến dịch “Mặt trời mọc” kéo dài 9 tháng ở miền Đông Nam Bộ, chiến dịch “Hải Yến” kéo dài 9 tháng ở Phú Yên, chiến dịch “Châu Thổ” ở miền Trung Nam Bộ, chiến dịch “Đồng Tiến” ở Bình Định, chiến dịch “Phượng Hoàng” ở Quảng Ngãi, chiến dịch “An Lạc” ở Buôn Ma Thuột… Tất cả có khoảng 20 chiến dịch càn quét dài ngày, trong đó có 2 chiến dịch Mỹ - Diệm tập trung nhiều quân lính và phương tiện nhất là chiến dịch “Bình Tây” ở Cà Mau với 10 tiểu đoàn chủ lực và khoảng 10 tiểu đoàn bảo an, dân vệ và chiến dịch “Thu đông” ở khu Đ cũ với 15 tiểu đoàn chủ lực.

- Hai là chiến thuật hành quân chớp nhoáng: thực hiện bằng cách đánh biệt kích, thường là với lực lượng tương đối nhỏ, từ 1, 2 đại đội đến 1, 2 tiểu đoàn, số quân biệt kích này được vận chuyển bằng máy bay lên thẳng, hành động hết sức mau lẹ trong khoảng 1, 2 giờ đến nửa ngày rồi trở lại căn cứ. Cũng có một số trường hợp hành quân tuy thuộc vào loại chớp nhoáng nhưng thực hiện với một lực lượng lớn từ 7, 8 tiểu đoàn tới 10, 12 tiểu đoàn, vận chuyển bằng phương tiện cơ giới phối hợp (xe, tàu chiến, máy bay), gồm nhiều loại quân khác nhau (bộ binh, lính dù, lính thủy đánh bộ, biệt kích) hoạt động tại một khu vực nhất định, từ một vài ngày đến một tuần. Ví dụ như: chiến dịch “Sao mai”, trận đánh Nà Niu (Quảng Ngãi), Phường Lụa (Phú Yên), những trận đánh đó nhằm tiêu diệt các đơn vị tập trung của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, hoặc đánh úp các cơ quan đầu não của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Thông thường, trong những cuộc hành quân chớp nhoáng, Mỹ - Diệm kết hợp máy bay ném bom với hỏa lực của đại bác và kết hợp với xe bọc thép mở đường cho bộ binh phía sau.

Bước sang năm 1963, tình hình chiến sự vẫn diễn biến theo hướng đã được vạch ra bởi toàn bộ chiến cuộc năm 1962, cuộc “chiến tranh đặc biệt” vẫn được đẩy mạnh, các cuộc càn quét của Mỹ - Diệm cũng tăng thêm nhiều, thêm mạnh và thêm ác liệt. Trong 6 tháng đầu năm, Mỹ - Diệm mở tới 10.470 trận càn quét, số trận càn quét trong nửa năm 1963 gần bằng của cả năm 1962. Nếu trong 6 tháng cuối năm 1962, Mỹ - Diệm mở khoảng 500 cuộc càn quét sử dụng từ 1 tiểu đoàn trở lên thì 6 tháng đầu năm 1963, Mỹ - Diệm đã mở khoảng 800 trận càn quét cỡ đó. Mỗi tháng có từ 1500 đến 2000 trận càn quét lớn nhỏ, chưa kể các trận oanh tạc, bắn phá bằng không quân [21, tr.123]. Những trận càn quét dài ngày ở một vùng diễn ra nhiều hơn trước, ác liệt hơn trước.

* Quốc sách lập “ấp chiến lược”.

Dồn dân lập ấp chiến lược là biện pháp chiến lược cơ bản trong kế hoạch Staley – Taylor, nó là sự kế thừa của chính sách lập khu dinh điền, khu trù mật từ khoảng cuối những năm 1950. Thực chất của ấp chiến lược chính là một trại tập trung. Ở ngoài ấp chiến lược là một hàng rào bằng tre hay gỗ cao hơn đầu người, dày, tua tủa những mũi nhọn; ở trong là một hàng rào bằng dây thép gai có trụ bê tông cốt thép, cao khoảng đầu người, càng gần đất thì càng dầy; hàng rào dây thép gai thường được giăng ở trên mặt và phía ngoài của một bức tường đất cao chừng 2m, mặt rộng 2m, chân dày 4m; tường này đắp lên bằng đất lấy khi đào một hào sâu rộng nằm giữa hàng rào cây và hàng rào kẽm, hào đó đầy chông tre cắm bên hông và dưới đáy. Ấp chiến lược thường chỉ có 2 cửa, hay một cửa ra vào, còn lại thì bịt kín. Cửa ra vào có cổng, đóng mở có giờ, có lực lượng vũ trang gác, có lô cốt bảo vệ; cứ khoảng 100m dọc theo rào thì có một chòi canh cao 15m, 20m. Ấp có lực lượng vũ trang ngày đêm luân phiên canh gác và hoạt động khủng bố. Nhà cửa của dân chen nhau trong vòng thành đó, trong đó khu dân cư phân biệt với khu chợ và khu hành chính; khu hành chính là nơi đặt trụ sở ban trị sự ấp và các tổ chức chính trị của Mỹ - Diệm. Năm, bảy nhà hợp thành một “liên gia”; năm, bảy ấp chiến lược hợp thành “liên ấp chiến lược”. Mỹ - Diệm định lập một thế liên hoàn giữa các ấp chiến lược gần nhau để chống lại phong trào du kích.

Đời sống của nhân dân trong các ấp chiến lược vô cùng khổ cực. Vào ấp chiến lược, người dân phải làm nhà ở nơi được chỉ định không còn những thứ quen thuộc với cuộc sống của nhân dân như: vườn tược, rau cỏ, ao mương… Mỹ - Diệm thực hiện kiểm soát ngặt nghèo: từ em bé mới sinh đến cụ già đều phải chụp ảnh, dán ảnh vào sổ hộ tịch và treo ảnh ở trước nhà; trong nhà, mỗi người phải có một chỗ ngồi có khắc tên, có người đến kiểm tra thì phải ngòi đúng chỗ của mình. Mỗi người dân phải lĩnh một thẻ bọc nhựa có lăn tay, dán ảnh. Sự lưu thông của ấp chiến lược được quy định: mỗi ấp

đều phải thiết lập cho mỗi người dân từ 10 tuổi trở lên 2 thẻ lưu thông, một thẻ màu vàng, một thẻ màu xanh. Thẻ màu vàng dùng để đi lại trong vòng rào ấp chiến lược, cấp cho mỗi người dân luôn giữ trong mình, các liên gia trưởng, trưởng ấp, phụ tá an ninh, ban trị sự ấp đều có quyền xét hỏi khi nghi ngờ là người lạ mặt. Những người dân muốn ra khỏi ấp, bất kì là đi đâu đều phải đem thẻ màu vàng đến trạm kiểm soát ở cổng ấp để đổi lấy thẻ màu xanh. Có cầm thẻ màu xanh và xuất trình thẻ căn cước cho ban kiểm soát thường trực đối chiếu thì mới được ra khỏi ấp. Ai không được đổi thẻ màu vàng lấy thẻ màu xanh thì không được ra khỏi ấp. Khi về phải xuất trình thẻ màu xanh cho kiểm soát viên ở cổng, kiểm soát viên thu thẻ xanh và trả lại thẻ màu vàng sau khi đã nhân diện qua ảnh dán trên 2 thẻ và căn cước. Một quyển sổ được lập ra ghi chép mọi sự đi lại của người dân trong ấp để giữ làm tài liệu khi cần thiết điều tra. Như vậy, việc đi lại của người dân trong ấp bị hạn chế đến mức tối đa. Việc đi làm và trở về theo tiếng trống treo ở cổng ấp. Nông dân vào ấp chiến lược thì chỉ được làm ruộng ở gần ấp, ruộng xa dù tốt cũng phải bỏ hoang, thu nhập thấp hơn hẳn, bên cạnh đó người dân trong ấp còn phải thường xuyên đi làm sưu xây dựng các trụ sở, đồn bốt, bị bắt tập quân sự, tập báo động, bị bắt luôn phiên canh gác, đi họp, đi “học tố cộng”… Ban trị sự quản lý tất cả thóc lúa của nhân dân thu nhập được mỗi vụ, ăn bao nhiêu phát bấy nhiêu. Vì vậy đời sống ở ấp chiến lược vô cùng khó khăn và tù túng, chẳng khác gì những trại tập trung khắc nghiệt.

Ngay từ khi kế hoạch Staley được soạn thảo, Mỹ đã tính đến số chi phí 40 triệu đôla cho việc lập các ấp chiến lược.

Tháng 7 – 1961, thi hành chủ trương của Mỹ, Diệm bắt đầu lập ấp chiến lược thí điểm ở các tỉnh Vĩnh Long, Quảng Ngãi. Đến tháng 4 - 1962, Diệm đưa vấn đề ấp chiến lược ra trước quốc hội và nhanh chóng quyết định

ấp chiến lược là “quốc sách” của chính quyền Sài Gòn. Thực hiện chủ trương gom dân lập ấp chiến lược, Mỹ - Diệm nhằm mục tiêu:

- Thứ nhất, tách rời quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân ra khỏi các lực lượng vũ trang, làm cho du kích không còn chỗ tuyển mộ chiến sĩ, cung cấp lương thực, thông tin tình báo, trà trộn ẩn nấp.

- Thứ hai, buộc các lực lượng vũ trang nhân dân phải bỏ chiến thuật du kích, phải chiến đấu có trận tuyến và chiến đấu trên những trận địa mà Mỹ - Diệm đã chuẩn bị sẵn.

- Thứ ba, hệ thống ấp chiến lược là một hệ thống gồm hàng ngàn, hàng vạn pháo đài nối tiếp nhau, bên trong có nhân dân tích cực chống du kích, việt cộng, bên ngoài có bảo an, quân chính quy yểm trợ thì du kích Việt cộng sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt.

Mỹ - Diệm đều cho rằng chủ trương ấp chiến lược chính là kế hoạch sắc bén để bình định miền Nam Việt Nam. Toàn bộ miền Nam Việt Nam có khoảng 17.000 thôn, ấp. Chương trình công bố của Mỹ - Diệm dự định lập tất cả khoảng 17.000 ấp chiến lược, không kể các thành phố và phải làm xong trong vòng một năm, hoặc một năm rưỡi. Việc thực hiện chương trình này được chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Vận động tuyên truyền và chuẩn bị vật liệu, đồng thời mở chiến dịch bình định, càn quét bằng các quy mô khác nhau nhằm dồn dân vào một nơi.

- Giai đoạn 2: Rào ấp, lập công sự phòng thủ. Bắt nhân dân học tập. Lập các tổ chức chính trị của Mỹ - Diệm, lập ban trị sự ấp tụ họp lại những tay chân của Mỹ - Diệm.

- Giai đoạn 3: “phát giác nội tuyến”, “tấn công toàn diện”. Dựa vào các tổ chức chính trị, Mỹ - Diệm mở những cuộc tố cộng, bắt bớ, giam cầm, quản chế, thủ tiêu những người bị tình nghi là Việt cộng.

- Giai đoạn 4: “củng cố tổ chức”, “ban hành các quy chế”, xây dựng thêm sự bố phòng, huấn luyện quân sự, lập kế hoạch tác chiến.

Trong năm 1962, Mỹ bỏ ra 40 triệu đôla để lập ấp chiến lược. Một số nước chư hầu viện trợ rất nhiều dây thép gai. Chính quyền Diệm bắt nhân dân góp tiền, góp của và ngày công để lập ấp chiến lược. Việc dồn dân lập ấp chiến lược của Mỹ - Diệm gặp rất nhiều khó khăn do sự chống đối của quần chúng nhân dân, vì vậy chúng buộc phải dùng đến biện pháp ép buộc bằng vũ lực: 1- Đưa quân đội đến càn quét, tàn sát dồn dân vào các ấp chiến lược. 2- Thực hiện cuộc chiến tranh kinh tế: đốt mùa màng, phá vườn tược, giết trâu bò rồi tuyên truyền rằng vào ấp chiến lược mới được đảm bảo tài sản không bị đốt phá. 3- Thực hiện chiến tranh hóa học: rải chất độc hóa học xuống các vùng “thiếu an ninh”, nhất là các vùng “không an ninh” và cũng tuyên truyền và ấp chiến lược mới thoát khỏi chất độc hóa học.

Sau hơn một năm thực hiện chương trình ấp chiến lược, Mỹ - Diệm đã đạt được một số kết quả nhất định. Theo tổng kết của R. Thompson, nếu tháng 7 - 1962, số ấp chiến lược hoàn thành ở miền Nam là 2.559 ấp, thì đến tháng 12 - 1962 đã lên tới 4.080 ấp và đến tháng 8 - 1963 đã đạt tới 8.095 ấp; trong đó có những tháng đạt khá cao như: tháng 9 - 1962 đạt 428 ấp, tháng 12

– 1962 đạt 530 ấp, tháng 2 – 1963 đạt 608 ấp, tháng 6 – 1963 đạt 646 ấp. Tuy nhiên so với kế hoạch Mỹ - Diệm đặt ra trong năm 1962 phải lập được 16.332 ấp thì số lượng thực tế thấp hơn rất nhiều. Cho dù Mỹ - Diệm hạ mức kế hoạch xuống còn 6.000 ấp thì vẫn không thể thực hiện được do vấp phải sự đấu tranh quyết liệt của quần chúng nhân dân miền Nam.

* Thực hiện chiến tranh hóa học:

Chiến tranh hóa học của Mỹ ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ 1961, sang năm 1962 được mở rộng hơn, đặc biệt sau chiến thắng Ấp Bắc của quân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022