chiến thắng Ấp Bắc 1-1963, với phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, hệ thống ấp chiến lược của Mỹ - Diệm bị tấn công toàn diện trên khắp miền Nam. Dù hết sức cố gắng khôi phục các ấp chiến lược nhưng đến cuối năm 1963, 80% ấp chiến lược của Mỹ - Diệm bị phá hoàn toàn, các ấp còn lại cũng chỉ được duy trì một cách lỏng lẻo không vững chắc. Như vậy, cuộc đấu tranh chính trị, vũ trang sôi nổi của quân dân miền Nam đã bẻ gãy “xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Cuộc đấu tranh chính trị, vũ trang mạnh mẽ của nhân dân miền Nam làm cho chính quyền Sài Gòn ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng, khoét sâu vào mối mâu thuẫn nảy sinh giữa Mỹ - Diệm và trong nội bộ chính quyền Diệm. Từ năm 1960 – 1963, cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang của quân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tiến triển một cách mạnh mẽ. Chính quyền Sài Gòn tỏ ra ngày càng yếu thế trong việc đàn áp các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. Đặc biệt là phong trào Phật giáo tháng 8 - 1963, hành động khủng bố, tàn sát các tăng ni, phật tử của chính quyền Diệm càng thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị sôi suc rộng khắp và lan nhanh ra cả miền Nam, vượt qua sự kiểm soát của Mỹ - Diệm. Ngọn lửa đấu tranh của nhân dân miền Nam càng thổi bùng mâu thuẫn vốn có trong nội bộ chính quyền Diệm và trong quan hệ Mỹ - Diệm. Cuộc đảo chính ngày 1-11-1963, chấm dứt chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô, đánh dấu sự khủng hoảng triền miên ngày càng trầm trọng của chính quyền Sài Gòn. Đây chính là một thành công lớn của cuộc đấu tranh giải phóng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận.
Với những hoạt động tích cực của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam ngày càng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới. Tính chất xâm lược phi nghĩa của Mỹ và chế độ cai trị độc tài đi ngược lợi ích của quần chúng nhân dân của
chính quyền Sài Gòn ngày càng bị phơi trần. Tiếng nói phản đối sự can thiệp của Mỹ vào miền Nam Việt Nam và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa ngày càng đông đảo của bạn bè trên thế giới cũng chính là một thành công lớn về chính trị của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm.
Sau 3 năm thi hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Kennedy đã huy động tới 16.000 cố vấn quân sự, nâng số lượng quân đội Sài Gòn lên tới hơn 50 vạn quân, huy động hàng tỷ đôla cùng một khối lượng khổng lồ các phương tiện chiến tranh hiện đại, áp dụng những chiến thuật tân kì… cũng không thể bình định nổi miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng. Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã từng bước làm phá sản kế hoạch Staley – Taylor, bẻ gãy những mũi nhọn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam được bạn bè thế giới ủng hộ mạnh mẽ, cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ngày càng bị lên án gay gắt.
3.2.2. Phong trào nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ.
3.2.2.1. Tiếng nói phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam trong nước Mỹ.
Tổng thống Kennedy lên nắm chính quyền ở Mỹ quyết định thực hiện thí điểm chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. Trong quá trình thực hiện chiến lược này chính trong nội bộ chính quyền Kennedy đã có những tiếng nói phản đối việc dính líu vào Việt Nam.
Năm 1961, khi tướng Maxwell Taylor và Walt Rostow kiến nghị thành lập một đội đặc nhiệm 8.000 người đưa sang Việt Nam “phục vụ như quân đội nhưng chủ yếu là về hậu cần, kinh tế, chính trị…” thì thứ trưởng ngoại giao Georges Ball phát biểu thẳng ngay với Kennedy: “Địa lý Đông Dương
không thích hợp với người lính Mỹ, nếu chúng ta cứ đi theo con đường đó thì sẽ phải hứng lấy những hậu quả bi thảm nhất sau này. Trong khoảng năm năm nữa, chúng ta sẽ phải có 300.000 lính Mỹ trên những đồng ruộng và trong những rừng rậm Việt Nam, và chúng ta sẽ không thể nào tìm lại được họ nữa…” [43, tr.21]
Có thể bạn quan tâm!
- Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 12
- Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 13
- Những Thất Bại Của Chính Quyền Kennedy Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam .
- Mâu Thuẫn Giữa Giới Cầm Quyền Mỹ Với Nam Việt Nam Và Trong Nội Bộ Chính Quyền Sài Gòn.
- Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 17
- Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 18
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Tháng 4 - 1962, W. Averell Harriman, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Viễn Đông, khi nhận xét về tình hình Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn đã cho Kennedy biết: “Ngô Đình Diệm sẽ là một con ngựa thua trong cuộc chạy đua dài này”. Georges Kennan, đại sứ Mỹ tại Nam Tư cũng lưu ý Kennedy đừng nhầm lẫn chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc, phải thận trọng hiểu rằng ở Đông Nam Á, chủ nghĩa dân tộc chứ không phải chủ nghĩa cộng sản là sức mạnh hành động thực sự.
Đầu năm 1963, sau khi trận càn quét của Mỹ - Diệm ở Ấp Bắc thất bại, thượng nghị sĩ Mỹ có tiếng và thế lực, Mike Mansfield, đã lên tiếng đòi “xét lại” chính sách viện trợ của Mỹ ở Nam Việt Nam. Ngày 26-9-1963, Mc Govern trong một bài phát biểu đã nhấn mạnh Mỹ phải sớm cắt đứt mọi dính líu vào Việt Nam để tránh thảm họa mà ông đã nhìn thấy những dấu hiệu bắt đầu xuất hiện.
Tất cả những nhận xét, phê phán đó cho thấy ngay trong nội bộ chính quyền Kennedy đã có những ý kiến trái ngược về chiến tranh Việt Nam, nhiều nhân vật đã nhìn thấy nguy cơ sa lầy không lối thoát của Mỹ ở Việt Nam. Tuy những ý kiến đó chưa nhiều nhưng nó đã là những tiếng chuông cảnh báo sớm cho những người hoạch định chính sách đối với Việt Nam.
Những chính sách tàn bạo của Mỹ - Diệm tiến hành ở miền Nam Việt Nam trong việc dồn dân lập ấp chiến lược, sử dụng chất hóa học làm phương tiện chiến tranh, đàn áp Phật giáo và phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam… bộc lộ rò bộ mặt phi nghĩa của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam
trước dân chúng Mỹ. Trong xã hội Mỹ, nhiều người đã lên tiếng vạch rò cuộc chiến tranh mà Mỹ theo đuổi ở miền Nam Việt Nam đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân Mỹ và đòi hỏi phải chấm dứt hành động xâm lược đó.
Tháng 4 - 1962, 16 nhân sĩ trí thức Mỹ đã viết thư gửi đến Tổng thống Kennedy phản đối việc can thiệp vũ trang vào miền Nam Việt Nam. John Kenneth Galbraith, giáo sư kinh tế học trường Đại học Harvard đã nói: “Việt Nam sẽ từng bước dẫn Mỹ vào một sự dính líu quân sự lớn rất hao người, tốn của mà kết quả không chắc chắn, phải mất nhiều năm mới rút ra được” [43, tr.22]
Tiêu biểu nhất cho tiếng nói của nhân dân Mỹ là bức thư của 62 nhân sĩ, trí thức Mỹ gửi Kennedy ngày 1-3-1963. Bức thư đã vạch trần: “Sự thật là lục quân Mỹ với 12.000 binh sĩ đã ở miền Nam Việt Nam, nơi cách xa Mỹ một vạn dặm, đang chiến đấu để bảo vệ một chế độ độc tài công khai và tàn bạo – chế độ của Tổng thống Diệm – trong một cuộc chiến tranh không tuyên bố, chưa hề được Hiến pháp và Quốc hội Mỹ cho phép”. Bức thư cũng nhắc đến lời tuyên bố của chính Kennedy đã nói 9 năm trước, khi công kích chính sách của Eisenhower can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương: “Tung tiền bạc, trang bị và người vào trong núi rừng Đông Dương mà không có một chút hi vọng xa xôi về sự thắng lợi có thể là một điều nguy hiểm, vô ích và là một hành động tự sát. Tôi thành thật tin rằng không có một sự tăng cường viện trợ quân sự nào của Mỹ ở Đông Dương có thể chinh phục được một kẻ địch mà ở đâu cũng có và đồng thời không thấy ở đâu cả, một kẻ địch của nhân dân, được nhân dân có cảm tình, ủng hộ và che chở”. Các tác giả bức thư cũng chỉ rò ngày nay Kennedy lại đi theo vết xe đổ của Eisenhower, nhưng “Mỹ không thể nào thắng được”. [50, tr.93]
Sự phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của một số nhân vật trong chính quyền, của nhân dân Mỹ trong giai đoạn cầm quyền của Kennedy
tuy chưa mạnh, chưa trở thành một phong trào rộng rãi, nhưng nó đã thể hiện được sự phản đối của công chúng Mỹ đối với chính sách về Việt Nam của chính quyền Kennedy, tạo tiền đề cần thiết cho phong trào phản chiến sau này bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ.
3.2.2.2. Nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
Trong thời kì cầm quyền của Kennedy, cuộc chiến tranh ở Việt Nam càng làm bộc lộ rò tính chất phi nghĩa của Mỹ. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hoạt động tích cực trên trường quốc tế, vạch rò âm mưu xâm lược và tội ác của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhân dân nhiều nước trên thế giới ngày càng đồng tình và lên tiếng ủng hộ nhân dân Việt Nam, phản đối chính sách chiến tranh của Mỹ.
Tháng 2 – 1961, Hội nghị của Ban thư kí Hội Luật gia dân chủ quốc tế đã ra nghị quyết với nội dung bảo vệ quyền đấu tranh chính đáng của nhân dân Việt Nam. Trong bản nghị quyết nêu rò, chính sách chiến tranh của Mỹ - Diệm đã đặt nhân dân miền Nam vào “tình trạng có quyền sử dụng quyền tự vệ chính đáng của mình để bảo vệ quyền sống và làm ăn yên ổn như đã ghi trong Lời nói đầu của bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc”. Như vậy, tính chất chính nghĩa trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã được quốc tế khẳng định, chính sách chiến tranh của Mỹ là chính sách xâm lược phi nghĩa, vi phạm quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Cũng từ đây tiếng nói ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam ngày càng được nhiều nước ủng hộ và trở thành một phong trào mạnh mẽ trên thế giới. Nhiều cuộc hội nghị, mít tinh, biểu tình được tổ chức để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của Mỹ đối với Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam: Tiêu biểu là khóa họp thứ 4 của Hội đồng đoàn kết Á – Phi từ ngày 10-4 đến 13-4-1961 tại Băngđung (Inđônêxia)
đã thông qua nghị quyết hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bản nghị quyết, Hội đồng đoàn kết Á – Phi đã lên án mạnh mẽ âm mưu và hành động của đế quốc Mỹ phá hoại hiệp định Geneva về Việt Nam, ngăn cản việc thống nhất nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở Đông Nam Á. Bản nghị quyết đòi Mỹ chấm dứt ngay sự can thiệp thô bạo ở miền Nam, rút tất cả các cố vấn quân sự và dụng cụ chiến tranh Mỹ ra khỏi miền Nam, và đòi chính quyền Diệm chấm dứt ngay chính sách khủng bố, đàn áp dã man ở miền Nam Việt Nam, nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Geneva. Hội đồng đoàn kết Á – Phi quyết định lấy ngày 20-7-1961 là ngày nêu cao sự đoàn kết của nhân dân Á – Phi với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, thống nhất đất nước.
Xung quanh ngày 20-7-1961, Hội đồng hòa bình thế giới và Ủy ban đoàn kết nhân dân Á – Phi đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam bằng những cuộc vận động, biểu tình, triển lãm, mít tinh, nói chuyện và những buổi phát thanh đặc biệt với quy mô rộng lớn. Nhân ngày này, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã nhận được 50 bản tuyên bố, điện văn của các tổ chức quốc tế, của đoàn thể nhiều nước ủng hộ nhân dân Việt Nam.
Trước hành động can thiệp của đế quốc Mỹ vào Việt Nam, chà đạp hiệp định Geneva, uy hiếp nghiêm trọng nền hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á. Chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối đế quốc Mỹ xâm phạm chủ quyền, độc lập của Việt Nam: Ngày 8-1-1962, Chính phủ Liên Xô, nhân danh Chủ tịch Hội nghị Geneva năm 1954, đã gửi cho chính phủ Anh, một bức thư kịch liệt lên án hành động can thiệp sâu rộng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và tuyên bố hoàn toàn ủng hộ những yêu cầu chính đáng của nhân dân Việt Nam đòi chấm dứt sự can thiệp của đế quốc
Mỹ, đòi đình chỉ chính sách khủng bố của chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Cũng như Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã ủng hộ cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Cuối năm 1961 – đầu năm 1962, Chính phủ Trung Quốc, Triều Tiên, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Anbani đã lên tiếng tố cáo những hành động vũ trang xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và tuyên bố ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ngày 29-11- 1961, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố: “Chính phủ Trung Quốc không thể làm ngơ trước hành động vũ trang can thiệp và xâm lược miền Nam Việt Nam của Mỹ… Chính phủ Trung Quốc nghiêm khắc cảnh báo Mỹ rằng: nếu chính phủ Mỹ không chấm dứt hành vi xâm lược nói trên, thì họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc phá hoại hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á…”. Cùng với sự ủng hộ của chính phủ, nhân dân Trung Quốc cũng đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam. Cuộc mít tinh lớn của nhân dân Bắc Kinh ngày 14-11-1961 phản đối đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam đã gửi tới nhân dân Việt Nam một bức điện nói rò: “Nhân dân Trung Quốc vô cùng phẫn nộ và nghiêm khắc lên án hành động xâm lược của đế quốc Mỹ… Nhân dân Trung Quốc tin chắc với truyền thống cách mạng vẻ vang, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu của đế quốc Mỹ, thực hiện thống nhất Tổ quốc”.
Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã dùng chất độc hóa học rải xuống nhiều nơi kể cả những vùng dân cư đông đúc, giết hại nhân dân, phá hoại mùa màng. Chính tờ báo Mỹ “Cộng hòa” số ra ngày 23-3-1963 đã viết: “Mỹ đang dùng một số loại chất độc hóa học rất độc, điều này được những dòng chữ trên giấy gói chứng minh. Mục đích của việc rải chất này là để phát hiện du kích và phá hủy mùa màng của họ. Việc đó sẽ giáng một đòn vào những nông dân bất hạnh, những đàn ông, đàn bà và
trẻ em…”. Hành động đó khiến nhân dân miền Nam phẫn nộ, nhân dân thế giới kịch kiệt phản đối và lên án gay gắt. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh đã biểu tình, kí tên vào các bản nghị quyết hoặc gửi điện cho các đoàn thể nhân dân miền Bắc, miền Nam Việt Nam kịch liệt phản đối hành động độc ác của đế quốc Mỹ và chính quyền Diệm dùng thuốc độc giết người và phá hoại mùa màng. Các đoàn thể nhân dân Liên Xô, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ Đức, Triều Tiên, Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới đã gửi thuốc và dụng cụ y tế giúp nhân dân miền Nam. Liên hiệp Công đoàn thế giới xúc tiến thành lập “Ủy ban Công đoàn quốc tế đoàn kết với nhân dân miền Nam Việt Nam”. Hội đồng đoàn kết Á – Phi, các tổ chức quốc tế của phụ nữ, thanh niên, sinh viên, luật gia, nhà báo, 11 tổ chức chính trị ở châu Phi… đã ra tuyên bố, nghị quyết hoặc gọi điện cho hai Chủ tịch hội nghị Geneva, Ủy ban quốc tế ở Việt Nam, Liên hợp quốc, cho Kennedy và Ngô Đình Diệm, đòi Mỹ - Diệm phải chấm dứt ngay việc rải chất độc hóa học. Nhiều nhà bác học, bác sĩ, nhiều luật gia, nhân sĩ nổi tiếng của các nước trên thế giới (như nhà bác học B. Rútxen)… đã nghiêm khắc lên án Mỹ dùng chất độc hóa học làm phương tiện chiến tranh, trái với công pháp quốc tế và những nguyên tắc nhân đạo. Báo chí khắp nơi trên thế giới kịch liệt phản đối sự tàn bạo của Mỹ - Diệm. Chính nghĩa của nhân dân Việt Nam càng được làm sáng tỏ, bộ mặt xâm lược của Mỹ và bán nước của Diệm càng lộ rò và bị vạch trần.
Mỹ càng dính líu sâu vào cuộc chiến tranh càng bộc lộ rò tính chất phi nghĩa và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong dư luận thế giới và trong chính nước Mỹ. Sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân thế giới đã góp phần quan trọng nâng cao tinh thần chiến đấu của đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Sự phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam của dân chúng Mỹ đang âm ỉ trong giai đoạn này chính là cơ sở để bùng nổ những cuộc đấu