Chương 3. “Ở VIỆT NAM, CHÚNG TA ĐANG Ở TRONG MỘT ĐƯỜNG HẦM MÀ CHƯA THẤY LỐI RA…” (KENNEDY) – SỰ PHÁ SẢN NẶNG NỀ CỦA CHÍNH QUYỀN KENNEDY TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM.
3.1. Những thất bại của chính quyền Kennedy trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Kennedy lên cầm quyền ở Mỹ quyết định lấy miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, một loại hình chiến tranh hạn chế, với hi vọng có thể dùng hình thức chiến tranh này chống phá có hiệu quả phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, sự thành bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” không chỉ có tính chất quan trọng đối với miền Nam Việt Nam mà còn có ý nghĩa sống còn đối với chiến lược quân sự toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” và chiến lược toàn cầu mới điều chỉnh của chính quyền Kennedy.
Sau 18 tháng, dù đã cố gắng nhưng Mỹ - Diệm không thể bình định được miền Nam. Những mục tiêu của kế hoạch Staley – Taylor không thực hiện được không chỉ đánh dấu sự phá sản căn bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà quan trọng hơn nó đánh dấu sự thất bại mang tính chất chiến lược trong chiến lược quân sự “Phản ứng linh hoạt”.
“Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản về căn bản thể hiện rò ở mấy điểm sau:
3.1.1. Chính quyền Sài Gòn – chỗ dựa chủ yếu về chính trị của “chiến tranh đặc biệt” lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
Trong chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ, chính phủ tay sai bản xứ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để Mỹ thiết lập sự thống trị của mình ở thuộc địa. Chính vì vậy, sự ổn định vững chắc của chính quyền Sài Gòn thân Mỹ là
điều kiện tiên quyết có ý nghĩa sống còn về chính trị của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để thi hành các chính sách của Mỹ.
Từ năm 1960, sau cuộc đảo chính thất bại, chính quyền Diệm lâm vào khủng hoảng. Với chính sách tăng cường chế độ độc tài cá nhân, gia đình trị của Diệm, mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn không mất đi mà càng gia tăng.
Thêm vào đó, phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang của nhân dân miền Nam trong những năm 1960 - 1963 phát triển ngày thêm mạnh làm cho chính quyền Sài Gòn chao đảo. Hàng chục triệu lượt quần chúng nhân dân đã tích cực tham gia đấu tranh chống chính quyền Diệm khủng bố, càn quét, bắt lính, gom dân lập ấp chiến lược…Đặc biệt, tháng 8 - 1963, sự đàn áp dã man Phật giáo của chính quyền Diệm đã thổi bùng lên làn sóng đấu tranh phản đối ở Sài Gòn và nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam. Cuộc đấu tranh kéo dài suốt 3 tháng làm ngưng trệ hoạt động của chính quyền Diệm. Mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn trở nên đặc biệt sâu sắc dẫn tới cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 lật đổ anh em Ngô Đình Diệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Thực Hiện Đường Lối Và Các Chính Sách Của Chính Quyền Kennedy Ở Việt Nam.
- Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 12
- Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 13
- Phong Trào Nhân Dân Thế Giới Phản Đối Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam Của Đế Quốc Mỹ.
- Mâu Thuẫn Giữa Giới Cầm Quyền Mỹ Với Nam Việt Nam Và Trong Nội Bộ Chính Quyền Sài Gòn.
- Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Bắt đầu từ đây chính quyền Sài Gòn càng lao sâu vào cuộc khủng hoảng triền miên không có lối thoát với liên tiếp những cuộc đảo chính, thanh trừng lẫn nhau – chỗ dựa về chính trị cho cuộc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ không còn ổn định để tập trung thực hiện chiến lược do Mỹ đề ra.
Sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm chính là sự thất bại về mặt chính trị của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” trong việc sử dụng chính phủ bản xứ làm công cụ chiến tranh để thực hiện chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ.
3.1.2. Quân đội Sài Gòn, công cụ chủ yếu của “chiến tranh đặc biệt” suy yếu.
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” được thực hiện với công thức: ngụy quân + phương tiện chiến tranh hiện đại + “cố vấn” quân sự Mỹ. Chính vì thế
quân đội Sài Gòn có vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt của Mỹ”. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” không thể thực hiện nếu quân đội Sài Gòn không đủ mạnh.
Từ năm 1960 đến 1963, lực lượng quân đội Sài Gòn suy yếu một cách nhanh chóng, một phần do bị lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam tiêu diệt, một phần do đào ngũ. Điều nhận thấy rò ràng nhất trong quân đội Sài Gòn là tinh thần chiến đấu giảm sút nghiêm trọng dù Diệm có dùng nhiều chính sách để củng cố tinh thần binh sĩ.
Năm 1961, Mỹ - Diệm thiệt hại nặng nề: 11.000 quân bị giết chết, khoảng 2.000 quân bị thương, trên 3.000 quân bị bắt sống, 17.000 quân đảo ngũ, trả súng về quê, hoặc đi theo Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam [21, tr.92]. Tổng số tổn thất của Ngụy quân Diệm lên tới khoảng 30.000 quân trong năm 1961 lớn hơn quân số 20.000 tân binh mà kế hoạch Staley định tuyển thêm trong năm đó.
Trong năm 1962, tổn thất của Mỹ - Diệm tăng lên nhiều so với năm 1961: có đến 35.000 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu. Việc đào ngũ trở thành phong trào, mang tính tập thể lôi cuốn cả sĩ quan. Năm 1961, có 17.000 lính Diệm đảo ngũ. Năm 1962, số lính đào ngũ lên tới hơn 32.000 lính. [22, tr.186]
Sang năm 1963, quân giải phóng và quân du kích miền Nam Việt Nam diệt 78.900 tên (có 600 lính Mỹ), số lượng lính đào ngũ cũng tăng cao lên tới
40.000 tên. [35, tr.48]
Trong thời gian 1960 – 1963, tuy Mỹ - Diệm tăng cường đàn áp nhưng quân giải phóng, dân quân du kích miền Nam Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên về số lượng, trang bị và kĩ thuật tác chiến. Năm 1961, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và phát triển nhanh
chóng về số lượng, trong khi đó quân đội Mỹ - Diệm ngày càng suy yếu, tinh thần chiến đấu ngày càng sa sút.
Như vậy, công cụ chủ yếu trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là lực lượng quân đội Sài Gòn tỏ ra ngày càng suy yếu. Cùng với sự khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn, sức chiến đấu của bộ máy quân sự Mỹ - Diệm giảm sút nghiêm trọng, trong khi lực lượng kháng chiến của nhân dân miền Nam ngày càng được tăng cường và phát triển mạnh mẽ.
3.1.3. Ấp chiến lược, xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” cũng đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Mỹ - Diệm trong quá trình hoạch định kế hoạch thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” cho rằng ấp chiến lược chính là biện pháp then chốt để bình định nhanh chóng miền Nam và tiêu diệt lực lượng cách mạng theo kiểu “tát nước bắt cá”. Nhưng đến cuối năm 1963, ấp chiến lược đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn.
Phong trào nhân dân đấu tranh chống , phá ấp chiến lược sôi nổ i từ cuối năm 1961 sang 1962, tuy cuộc đấu tranh trong giai đoạn này nhằm trì hoãn việc thực hiện các kế hoạch lập ấp chiến lược, hạn chế sự thiệt hại của nhân
dân một cách thấp nhất những cũng đã buôc
Mỹ – Diêm
phải ha ̣mứ c kế
hoạch lập ấp chiến lược từ 16.332 ấp xuống còn 6.000 ấp trong năm 1962.
Năm 1963, trận Ấp Bắc (2-1-1963) loại khỏi vòng chiến 450 quân Mỹ - Diệm, trong đó có 13 sĩ quan Mỹ, còn Quân giải phóng thì an toàn rút khỏi vòng vây. Chiến thắng này đã mở ra cho Quân giải phóng miền Nam khả năng đánh tan các ấp chiến lược, đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, làm cho tổng thống Kennedy và giới cầm quyền ở Washington “kinh hoàng”, “bực dọc” và “hết sức phiền muộn”.
Từ đây, phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” diễn ra mạnh mẽ, hàng ngàn ấp chiến lược bị phá, hàng trăm ấp chiến lược của Mỹ - Diệm trở thành xã chiến đấu của nhân dân.
Vào cuối năm 1963, 80% tổng số ấp chiến lược đã bị phá rã hoàn toàn, kể cả những ấp chiến lược nằm ở vùng phụ cận thành phố và trên các trục giao thông quan trọng; 3.900 ấp chiến lược biến thành xã chiến đấu của nhân dân miền Nam. Các ấp chiến lược còn lại cũng đã bị phá lỏng, bị sứt mẻ và không bao giờ vắng bóng lực lượng du kích.
Như vậy, “xương sống ấp chiến lược” trong kế hoạch Staley – Taylor đã bị bẻ gãy. Cùng với sự suy yếu của quân đội Sài Gòn, Mỹ - Diệm không còn khả năng thiết lập ấp chiến lược để bình định miền Nam, tiêu diệt lực lượng cách mạng. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đi tới phá sản về căn bản. Tóm lại, với sự chiến đấu kiên trì, bền bỉ của quân dân miền Nam, những yếu tố cấu thành để có thể thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đã bị bẻ gãy hoặc suy yếu nghiêm trọng: chính quyền Sài Gòn mâu thuẫn lục đục, lâm vào khủng hoảng tan vỡ từng mảng, quân đội Sài Gòn ngày càng suy yếu, mất tinh thần chiến đấu trong khi lực lượng cách mạng ngày càng phát triển mạnh, còn xương sống của “chiến tranh đặc biệt” là các ấp chiến lược hầu hết bị phá tan, các ấp còn lại cũng không vững chắc. Tất cả đánh dấu sự thất bại nặng nề trong chính sách thực hiện thí điểm chiến lược “chiến tranh
đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam của chính quyền Kennedy.
Không chỉ có vậy, thất bại này còn đánh dấu sự thất bại cả về chiến lược và chiến thuật chiến tranh của chính quyền Kennedy, khẳng định chiến lược quân sự toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” với mũi nhọn là chiến tranh hạn chế không phải là một biện pháp “sắc bén” để chống lại phong trào cách mạng thế giới. Do vậy, sự thất bại của “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam
Việt Nam chính là sự thất bại có ý nghĩa chiến lược quốc tế trong đường lối chiến lược toàn cầu của chính quyền Kennedy.
3.2. Nguyên nhân
3.2.1. Cuộc kháng chiến kiên cường của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam cơ bản đi đến thất bại do vấp phải cuộc kháng chiến anh dũng, kiên cường của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam luôn có sự theo sát, lãnh đạo kịp thời của Đảng và trực tiếp chỉ đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Kennedy lên nắm chính quyền ở Mỹ quyết định thực hiện thí điểm chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bằng kế hoạch Staley – Taylor ở miền Nam Việt Nam. Lúc này, tình hình miền Nam có nhiều biến chuyển. Ngày 31-1-1961, Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng họp ra quyết định về “Những nhiệm vụ, công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”. Bộ chính trị đã nhận định chế độ Mỹ - Diệm ở miền Nam đã bước vào thời kì khủng hoảng, tuy nhiên chúng vẫn tìm mọi cách để chống phá cách mạng. Phong trào cách mạng miền Nam, đấu tranh vũ trang đang phát triển với quy mô ngày càng lớn, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. Đối với miền Nam, nhiệm vụ trước mắt là: “Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng của ta cả về 2 mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc giải phóng, phát động một phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng của ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ vùng rừng núi, giành lại toàn bộ vùng đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở các đô thị, tạo
mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam” [56, tr.28].
Cuối năm 1961 – đầu năm 1962, Mỹ - Diệm tăng cường thực hiện kế hoạch Staley – Taylor gây cho phong trào cách mạng nhiều tổn thất và khó khăn. Tháng 2 - 1962, Bộ chính trị ra nghị quyết vạch rò: đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, củng cố và mở rộng căn cứ địa, giành và giữ thế chủ động, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, nhất là lực lượng vũ trang tập trung của miền, đẩy mạnh tác chiến tập trung, tích cực xây dựng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ làm lực lượng hỗ trợ cho đấu tranh chính trị cơ sở, phá cho kì được “ấp chiến lược”, coi đây là công tác cấp bách đồng thời là nhiệm vụ lâu dài, đẩy mạnh cách mạng miền Nam lên một bước mới. Kế hoạch quân sự năm 1962 là phá cho bằng được “chương trình bình định” 18 tháng của Mỹ - Diệm.
Để tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với cách mạng miền Nam, tháng 10 - 1961, Trung ương cục miền Nam được thành lập. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam làm thêm chức năng của chính quyền cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo kịp thời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, phong trào cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ.
Phong trào đấu tranh chính trị lên cao ở cả nông thôn và thành thị, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động, trí thức, học sinh, sinh viên và các giáo phái tham gia. Ở nông thôn, nổi bật là phong trào đấu tranh chống địch càn quét, gom dân lập ấp chiến lược. Ở thành thị, là phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ của công nhân, học sinh, sinh viên chống bắt lính, đòi bình đẳng tôn giáo của các tăng ni, phật tử…
Phong trào đấu tranh vũ trang có bước phát triển vượt bậc. Ngày 15-2- 1961, các lực lượng vũ trang ở miền Nam thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng vũ trang. Đấu tranh vũ trang được đưa lên phát triển song song với đấu tranh chính trị. Lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân (dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực) được hình thành, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng.
Do đặc điểm phát triển không đều của cách mạng miền Nam, so sánh lực lượng giữa ta và địch ở mỗi vùng khác nhau nên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã chỉ đạo cách thức đấu tranh linh hoạt, phù hợp với mỗi vùng cụ thể. Vùng rừng núi lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu, có nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng căn cứ, xây dựng lực lượng. Vùng nông thôn, đồng bằng kết hợp song song hai hình thức đấu tranh vũ trang và chính trị và tùy tình hình cụ thể mà đẩy mạnh từng mặt, tích cực tiêu hao lực lượng địch, bồi dưỡng lực lượng ta. Còn vùng đô thị lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu. Trong đấu tranh phải giữ thế hợp pháp, đồng thời phải kết hợp cả hình thức đấu tranh bất hợp pháp.
Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận phát triển nhanh chóng và giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Trong những năm 1961 - 1963, nhân dân miền Nam đã tiến hành đấu tranh chính trị, vũ trang rộng khắp. Hàng chục triệu lượt người đã tham gia đấu tranh chính trị, làm công tác binh vận. Quân giải phóng miền Nam đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, loại khỏi vòng chiến đấu hơn một triệu địch, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, căn cứ địa cách mạng ngày càng vững chắc. Sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào nổi dậy của quần chúng trong ấp chiến lược với lực lượng vũ trang tấn công từ bên ngoài vào làm cho hệ thống ấp chiến lược bị phá tan từng mảng. Đặc biệt sau