Quá Trình Thực Hiện Đường Lối Và Các Chính Sách Của Chính Quyền Kennedy Ở Việt Nam.

Một đặc điểm lớn khác của kế hoạch Taylor là đề ra những biện pháp tăng cường việc thông tin liên lạc và khả năng cơ động của quân đội miền Nam và việc thành lập một tổ chức để bộ máy quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương có thể trực tiếp tham chiến ở chiến trường miền Nam. Như vậy tinh thần cơ bản của kế hoạch Taylor bổ sung cho các kế hoạch quân sự của Mỹ - Diệm trước kia là yêu cầu để các lực lượng quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương trực tiếp nắm lấy lực lượng vũ trang của chính quyền Diệm, đẩy Diệm xuống vị trí phụ thuộc hơn nữa. Tất cả những điều đó đều nhằm tăng cường vai trò chỉ huy trực tiếp của Mỹ.

Tóm lại, nội dung cơ bản của kế hoạch Staley – Taylor chính là cụ thể các biện pháp để thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, bao gồm:

- Thực hiện việc tăng cường các nhân viên quân sự Mỹ, nắm toàn bộ quân đội Sài Gòn, trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh ở miền Nam.

- Tăng cường mạnh lực lượng quân sự và bán quân sự của Diệm: quân chính quy, bảo an, dân vệ, thanh niên cộng hòa…

- Tăng cường nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh mới thích nghi với hoàn cảnh và yêu cầu của cuộc chiến tranh đặc biệt.

- Thực hiện các biện pháp chiến tranh bình định: tổng động viên nhân tài, vật lực; tiến hành càn quét, khủng bố…, trong đó nổi bật nhất là quốc sách dồn dân lập “ấp chiến lược”

Quy mô và mục tiêu của kế hoạch được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất: Bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng (kể từ năm 1961 đến cuối năm 1962) và gây cơ sở ở miền Bắc Việt Nam, đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích, chiến tranh tâm lý… chống phá miền Bắc.

- Giai đoạn thứ hai: Dự kiến trong năm 1963, củng cố những kết quả đạt được trong giai đoạn một bằng cách tập trung và khôi phục kinh tế, hoàn tất chương trình “bình định” tiếp tục tăng cường quân ngụy, đẩy mạnh hoạt động chống phá miền Bắc.

- Giai đoạn thứ ba: Dự kiến trong hai năm 1964 và 1965, hoàn tất các mục tiêu của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bằng việc chuyển hẳn trọng tâm sang phát triển kinh tế trong khi vẫn tiếp tục tăng cường quân ngụy nhằm làm cho miền Nam trở thành một quốc gia mạnh về quân sự, phồn vinh về kinh tế của “thế giới tự do”

Toàn bộ kế hoạch này đã được Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ và Kennedy chấp thuận trừ việc đưa lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào miền Nam Việt Nam và dùng không quân ném bom miền Bắc tạm gác lại.

2.3.3. Quá trình thực hiện đường lối và các chính sách của chính quyền Kennedy ở Việt Nam.

2.3.3.1. Chính trị - ngoại giao

Ngay khi lên cầm quyền, Kennedy vẫn thi hành chính sách viện trợ trực tiếp và ngày càng tăng cho chính quyền Ngô Đình Diệm để can thiệp ngày càng sâu hơn vào nội bộ chính trị miền Nam. Với viện trợ rộng rãi của Mỹ, mọi chủ trương, đường lối của chính quyền Ngô Đình Diệm đều do Mỹ quyết định và Diệm chỉ việc thi hành.

Trong thời gian Diệm nắm quyền ở miền Nam Việt Nam từ 1960 – 1963, dù chính phủ Kennedy không thực sự hài lòng về Diệm và Diệm cũng có những điểm bất đồng với Mỹ, nhưng sự viện trợ từ phía Mỹ buộc Diệm phải thi hành nghiêm chỉnh các chính sách Mỹ đề ra đối với miền Nam Việt Nam. Chính quyền Diệm được xây dựng với đầy đủ bộ máy có nội chính, ngoại giao, kinh tế, quân sự, văn hóa… nhưng đi kèm theo là hệ thống cố vấn Mỹ có mặt ở tất cả mọi lĩnh vực và trở thành nơi ra quyết định chính cho mọi

chính sách được ban hành của chính phủ Diệm. Sự can thiệp này ngày càng trở nên mạnh và sâu, khi số lượng “cố vấn quân sự” của Mỹ ngày càng được tăng cường. Các vị “cố vấn” Mỹ có tư cách ngoại giao và đặt dưới sự lãnh đạo tập trung của Đại sứ quán Mỹ. Tướng H. Navarre đã từng nói rò vai trò tối hậu quyết định mọi việc của Đại sứ quán Mỹ ví như Toàn quyền, Cao ủy Pháp trước kia, các vị “cố vấn” Mỹ quản lý, quyết định mọi khoản tiền của ngân sách viện trợ theo đơn thỉnh cầu của Diệm để thực hiện các chính sách của Mỹ. Ngoài ra Mỹ còn dành riêng 10% làm “quỹ đen”, dựa vào quyền lực đồng đôla Mỹ và “quỹ đen” đó mà Mỹ đã lũng đoạn chính trị miền Nam, mua chuộc báo chí và dư luận thân Mỹ.

Nhằm che giấu sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã tích cực lợi dụng khẩu hiệu “chống cộng sản”, “bảo vệ thế giới tự do”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người châu Á đánh người châu Á”. Chính vì vậy, Mỹ tiến hành viện trợ quân sự, cung cấp vũ khí, công cụ chiến tranh, cấp tiền nuôi quân đội đánh thuê, đưa một hệ thống “cố vấn, chuyên viên quân sự” vào miền Nam Việt Nam để huấn luyện, tổ chức, chỉ huy quân đội Diệm. Với hoạt động của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, các binh lính và sĩ quan Mỹ đã tham chiến ở miền Nam Việt Nam nhưng chính quyền Kennedy vẫn muốn che giấu nhân dân Mỹ là vai trò của họ chỉ là “huấn luyện, tổ chức, hỗ trợ” để bảo vệ “bộ mặt” của chính quyền Kennedy.

Ngay khi lên cầm quyền, Kennedy đã nhanh chóng quyết định chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Xây dựng lực lượng quân ngụy mạnh chính là mục tiêu chính trị quan trọng của Mỹ để tiến hành chiến tranh chống các lực lượng cách mạng miền Nam.

Để xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn, Mỹ buộc Diệm phải thực hiện chương trình “động viên nhân tài, vật lực”. Chương trình này được thực

hiện qua một hệ thống sắc lệnh, nghị định mà chính quyền Diệm đã ban hành vào tháng 7 – 1961, trong đó có các biện pháp chính:

- Tăng thời hạn “quân dịch” từ 1 năm lên 2 năm, rồi lại tăng thêm “6 tháng hoặc dài hơn nữa nếu quân đội xét cần”.

- Gọi nhập quân ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính trù bị (dự tính của Diệm là 115.000 người).

- Động viên toàn thể nam giới từ 20 đến 33 tuổi, trong đó kể cả những người có bằng tú tài hay có bằng cấp tương đương theo học lớp sĩ quan trù bị. Thời gian động viên bắt đầu từ 15-8-1961.

- Thanh niên từ 18 đến 20 tuổi đều phải đăng kí nhập ngũ.

- Các công chức đều phải huấn luyện quân sự.

- “Quân sự hóa phụ nữ”. Bước đầu 1961 – 1962 một trung tâm đặc biệt ở Sài Gòn sẽ được huấn luyện cho khóa thứ nhất gồm 1.500 cán bộ những người đó sẽ phụ trách huấn luyện quân sự cho phụ nữ miền Nam.

- Các “thanh niên” cộng hòa được huấn luyện quân sự và vũ trang để bảo vệ các ấp chiến lược. [60, tr.227]

Chương trình động viên nhân lực, huấn luyện và trang bị quân sự đại quy mô này đã động viên được một nguồn lớn nhân lực cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Diệm. Bên cạnh đó khả năng tập trung quân chủ lực cơ động nhanh cũng tăng cao hơn trước.

Để “động viên tài lực” chi tiêu cho ngân sách “chiến tranh đặc biệt” ngày càng lớn, Diệm sử dụng biện pháp: tăng thuế, thay đổi hối suất đồng tiền và tăng số tiền phát hành cho ngân sách. Do các biện pháp đó mà Diệm cho thông qua một dự toán ngân sách năm 1962 lên tới 23 tỷ đồng miền Nam, năm 1963 tăng lên 27 tỷ đồng.

Về phía Mỹ, tháng 2 – 1962, Mỹ thiết lập Bộ chỉ huy quân sự ở Sài Gòn do Paul D. Harkins, Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương cầm đầu. Bề ngoài thì chính phủ Mỹ tuyên bố đây là “Bộ chỉ huy viện trợ quân sự” nhưng thực tế đây là một bộ chỉ huy quân sự mạnh bao trùm lên cả phái đoàn quân sự MAAG và bộ Tổng tham mưu của quân đội Diệm. Harkins có một bộ tham mưu lớn gồm 200 sĩ quan các cấp, có đủ các bộ phận như cơ quan nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến, cơ quan tình báo, chiến tranh tâm lý… Bộ chỉ huy quân sự này phụ trách mọi việc như cố vấn, huấn luyện, cung cấp chuyên viên, chỉ đạo tác chiến cho quân đội Diệm, đồng thời còn chỉ huy cả những lực lượng chiến đấu riêng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; những lực lượng này có thể phối hợp tác chiến với quân Diệm, hoặc có thể hoạt động riêng. Trong những năm 1962 - 1963, lực lượng riêng của Mỹ gồm có 300 máy bay, 200 chiến xa, chưa kể hải quân. Tất cả quân nhân của Mỹ có mặt ở Nam Việt Nam vào cuối năm 1962 lên tới 12.000, cuối năm 1963 lên tới 15.000.

Mục tiêu của Mỹ trong việc tăng cường viện trợ cho Diệm và chính sách “động viên nhân lực, tài lực” là chuẩn bị lực lượng và kinh tế trang trải cho việc thực hiện các mục tiêu quân sự của kế hoạch Staley – Taylor.

Chế độ Ngô Đình Diệm xây dựng ở miền Nam Việt Nam chính là “sản phẩm” do Mỹ tạo ra và điều khiển.

Nhưng ngay từ năm 1960 đã có những sự lục đục, mâu thuẫn giữa Mỹ và Diệm. Khi Mỹ tham gia ngày càng sâu vào miền Nam Việt Nam thì mâu thuẫn này càng trở nên gay gắt. Mối mâu thuẫn đó được đẩy lên đến đỉnh cao với cuộc đàn áp Phật giáo dã man của Diệm mặc cho những khuyến cáo của Mỹ nên giải quyết bằng thỏa hiệp. Hàng loạt các vụ nhà sư tự thiêu, hành động đốt phá các ngôi chùa, giết hại dã man các nhà sư của quân đội Sài Gòn đã phơi bày sự thối nát của chính quyền Ngô Đình Diệm trước công chúng

Mỹ, gây ra những ảnh hưởng có hại đối với chính quyền Kennedy. Mỹ không thể tiếp tục ủng hộ Diệm nên đã đồng ý với đề nghị của Dương Văn Minh ngừng viện trợ cho Diệm, ngấm ngầm ủng hộ cuộc đảo chính do Minh tiến hành.

Ngày 1-11-1963, cuộc đảo chính tiến hành thành công, Ngô Đình Diệm bị giết chết. Sự kiện này đánh dấu một sự khủng hoảng chính trị nghiêm trọng trong chính quyền miền Nam Việt Nam.

Tóm lại, cuối năm 1960, khi Kennedy trúng cử Tổng thống, chính quyền Diệm ở miền Nam Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng. Mỹ - Diệm tích cực thực hiện các biện pháp đẩy mạnh chiến lược “chiến tranh đặc biệt” nhằm bình định miền Nam. Nhưng càng can thiệp sâu vào Việt Nam mâu thuẫn giữa Mỹ - Diệm ngày càng sâu sắc. Sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm đánh dấu sự khủng hoảng chính trị trầm trọng trong chính quyền Nam Việt Nam.

2.3.3.2. Quân sự

* Quá trình tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm.

Để tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ tăng cường viện trợ cho Diệm, tăng cường lực lượng và phương tiện chiến tranh, từng bước nắm lấy việc điều khiển cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ 7 - 1961 đến cuối năm 1963, ngân sách viện trợ của Mỹ cho Diệm rất cao, đặc biệt là viện trợ về quân sự.

Bảng 2.1: Viện trợ quân sự Mỹ trong thời kì “chiến tranh đặc biệt”


Năm

Số lượng (triệu USD)

1961 – 1962

750,0

1963

211,5

1964

216,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 11

(Nguồn:[4, tr.563])

Theo thống kê, trong thời gian năm 1961 – 1962, viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm đã lên tới 750 triệu đôla, so với con số ngân sách dự định về viện trợ quân sự của Mỹ trước kia thì đã vượt mức dự định rất nhiều (dự định từ năm 1-7-1960 đến 30-6-1961 là 101 triệu đôla, và từ 1-7-1961 đến 30- 6-1962 là 151 triệu đôla). Sở dĩ khoản viện trợ tăng vượt dự định với con số lớn như vậy do Mỹ đưa dồn dập nhân viên quân sự Mỹ và vũ khí tối tân vào miền Nam Việt Nam nhằm giúp chính quyền Diệm xây dựng và củng cố quân đội mạnh để thực hiện kế hoạch Staley - Taylor.

Mỹ đã chi phí rất lớn về viện trợ quân sự nhằm tăng cường bộ máy chiến tranh cho chính quyền Diệm thực hiện “chống chiến tranh du kích”. Đầu năm 1962, một phái bộ cố vấn quân sự Mỹ được thành lập gọi là Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ cho Việt Nam (MACV), viện trợ quân sự Mỹ lại càng được gia tăng cho chính quyền Sài Gòn. Lúc này Phái đoàn cố vấn quân sự (MAAG) chỉ lo việc huấn luyện và vận tải, còn phái đoàn MACV thì lo cố vấn cho quân Diệm trong các cuộc hành quân. Ngoài ra CIA còn có những lực lượng đặc biệt dù do MACV lo về tài chính, CIA sử dụng đội quân này biệt lập với quân đội Diệm nhằm chống chiến tranh du kích ở các vùng biên giới Lào – Việt mà CIA thường cho là có sự xâm nhập của miền Bắc. Năm 1963, Tổng thống Kennedy quyết định tăng thêm cố vấn quân sự lên tới

12.000 người, cùng với đó là sự gia tăng viện trợ quân sự.

Nhờ khoản viện trợ lớn này mà Diệm đã tăng cường bắt thêm lính và giữ vững quân ngũ. Hàng loạt chế độ lương bổng, phụ cấp, đãi ngộ mới đã được ban hành. Số lượng quân đội Diệm tới hết năm 1962 tăng lên nhanh chóng:

- Quân đội chính quy: từ 15 vạn lên 20 vạn; trong đó: bộ binh từ 7 lên 9 sư đoàn; lính thủy đánh bộ từ 4 lên 6 sư đoàn, không quân có từ 150 tới 200 máy bay các loại. Các lực lượng khác cũng được tăng cường như

công binh, biệt động quân, các đội giang thuyền, các đội thiết giáp, nhất là xe lội nước.

- Bảo an: từ 6 vạn lên 8 vạn, tổ chức thành 4 tiểu đoàn và 235 đại đội.

- Dân vệ: từ 4,5 vạn lên gần 7 vạn. Ngoài lực lượng dân vệ xã, ở mỗi quận còn có một đại đội dân vệ tập trung và một số tỉnh còn có một tiểu đoàn dân vệ tập trung. [60, tr.228]

Đồng thời với việc bắt lính tăng cường lực lượng, Mỹ - Diệm tăng khả năng vận chuyển bằng máy bay lên thẳng, tàu chiến nhỏ, xe lội nước…; tăng cường việc thông tin nhanh chóng bằng cách xây dựng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại bằng siêu tần số, truyền chữ ở trong các lực lượng quân sự bằng vô tuyến điện thường ở các thị xã và “ấp chiến lược”; và tăng cường tình báo và gián điệp. Do đó, Mỹ - Diệm đã có khả năng tập trung quân chủ lực cơ động nhanh và cao hơn trước nhiều. Nhịp độ tấn công tăng, khả năng hành quân vào các vùng rừng núi, sông ngòi, lầy lội cũng tăng lên.

Ngoài việc tăng cường thêm nhiều nhân viên quân sự Mỹ tham gia trực tiếp và thực sự chỉ huy cuộc “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đồng thời đưa dồn dập vũ khí, dụng cụ quân sự và đặc biệt là các vũ khí, trang bị hiện đại vào miền Nam. Các hàng không mẫu hạm, các máy bay hạng lớn liên tục chở vũ khí và phương tiện chiến tranh vào miền Nam. Số lượng vũ khí đưa vào rất lớn, trước hết là vì ngân quỹ viện trợ trực tiếp về vũ khí và dụng cụ quân đội tăng lên gấp bội. Chỉ tính riêng từ tháng 12-1961 đến 5-5- 1962, theo bản “Báo cáo đặc biệt” ngày 2-6-1962 của 2 phái đoàn Ấn Độ và Canada trong Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát ở Việt Nam (khoản 16), thì số dụng cụ chiến tranh đưa vào Việt Nam là khoảng: 127 trực thăng, 10 máy bay thám thính, 34 máy bay phản lực, 34 máy bay khu trục hoặc máy bay khu trục phóng pháo, 21 máy bay vận tải, 45 máy bay khác chưa rò loại, 40 xe thiết giáp và 20 xe trinh sát, nhiều ca nô bọc sắt và lội nước, 2.700 tấn

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí