3.2.2.5 Thẩm mỹ mũi do bệnh nhân tự đánh giá
Tuy không phải là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả phẫu thuật chỉnh hình van mũi trong nhưng vấn đề thẩm mỹ mũi lại góp phần tạo nên sự hài lòng cho bệnh nhân nên chúng tôi vẫn ghi nhận sự tự đánh giá kết quả này của bệnh nhân (Bảng 3.17).
Bảng 3.17 Cải thiện thẩm mỹ mũi sau phẫu thuật
Đẹp hơn so trước phẫu thuật | Không thay đổi so với trước phẫu thuật | Xấu hơn so với trước phẫu thuật | |
Sau phẫu thuật 1 tháng | 40 (95,24%) | 2 (4,76%) | 0 |
Sau phẫu thuật 6 tháng | 41 (97,62%) | 1 (2,38%) | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đường Mổ Hở Bộc Lộ Toàn Bộ Sụn Mũi Bên Và Vách Ngăn. Lấy Sụn Tứ Giác Làm Mảnh Ghép: Tạo Sg Và Mảnh Ghép Sg Hình L
- Đặt Mảnh Ghép Sg Và Sg Hình L Vào Đúng Vị Trí, Dùng Kim Cố Định
- Phân Loại Kết Quả Phẫu Thuật Dựa Trên Thay Đổi Trị Số Nose
- Đánh Giá Nghẹt Mũi Của Bệnh Nhân
- So Sánh Các Loại Mảnh Ghép Sử Dụng Trong Phẫu Thuật
- So Sánh Đánh Giá Nghiệm Pháp Cottle Sau Phẫu Thuật
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Tỉ lệ bệnh nhân tự đánh giá hài lòng với thẩm mỹ mũi sau mổ là rất cao, đạt 95,24% sau phẫu thuật 1 tháng và 97,62% sau phẫu thuật 6 tháng. Không có bệnh nhân nào thấy hình dạng mũi xấu hơn và không hài lòng so với trước phẫu thuật.
Tất cả hình ảnh bệnh nhân trước và sau phẫu thuật đều được chúng tôi chụp hình lại và so sánh khách quan.
Kết quả trên một bệnh nhân chỉnh hình van mũi trong: (phụ lục 3)
3.2.3 Tính ổn định
Chúng tôi xem xét tính ổn định kết quả phẫu thuật nhóm nghiên cứu dựa vào: Độ nghẹt mũi bệnh nhân tự đánh giá (NOSE), CSAmin trên kết quả đo AR và Góc van mũi trong đo trên CT scan.
3.2.3.1 Độ nghẹt mũi (NOSE)
Dùng phương pháp phân tích ANOVA thống kê cho kết quả: có sự khác biệt về độ nghẹt mũi giữa 3 thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Phân tích sự khác biệt về nghẹt mũi tại 3 thời điểm, sử dụng paired t-test có hiệu chỉnh p cho so sánh nhiều lần bằng phương pháp Holm. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thồng kê về độ nghẹt mũi ở thời điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tháng (p<0,0001) và sau phẫu thuật 6 tháng (p<0,0001). Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa sau phẫu thuật 1 tháng và sau phẫu thuật 6 tháng (p=0,26).
Điều này chứng tỏ kết quả phẫu thuật giúp cải thiện rõ rệt sự nghẹt mũi và hiệu quả này bền vững sau 6 tháng. (Biểu đồ 3.11)
Biểu đồ 3.11 Trị số NOSE thay đổi theo thời gian
3.2.3.2 CSAmin
Dùng phương pháp phân tích ANOVA thống kê cho kết quả: có sự khác biệt về CSAmin giữa 3 thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Phân tích sự khác biệt CSAmin tại 3 thời điểm: sử dụng paired t-test có hiệu chỉnh p cho so sánh nhiều lần bằng phương pháp Holm.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CSAmin ở thời điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tháng (p<0,0001) và sau phẫu thuật 6 tháng (p<0,0001); và cả sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng (p=0,0002).
Điều này cho thấy kết quả phẫu thuật giúp tăng CSAmin và hiệu quả này còn được cải thiện tốt hơn sau 6 tháng. (Biểu đổ 3.12)
Biểu đồ 3.12 CSAmin thay đổi theo thời gian
3.2.3.3 Góc van mũi trong
Dùng phép kiểm paired t-test thống kê cho kết quả: có sự khác biệt về góc van mũi trong giữa 2 thời điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).
Điều này chứng tỏ phương pháp phẫu thuật giúp mở rộng tốt góc van mũi trong, hiệu quả ổn định sau 6 tháng. (Biểu đồ 3.13)
Biểu đồ 3.13 Góc van mũi thay đổi theo thời gian
3.2.4 Tính an toàn
Sau phẫu thuật bệnh nhân được lưu lại bệnh viện trung bình 1 tuần với chăm sóc hậu phẫu gồm dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, rút meche mũi và cắt chỉ vết mổ trước xuất viện.
Theo dõi hậu phẫu ghi nhận:
Thời gian sưng nề sống mũi trung bình: 8,76 1,23 ngày
Mất cảm giác vùng mũi trung bình: 1,88 0,34 ngày
Sưng nề vùng mắt trung bình: 1,3 0,35 ngày (ghi nhận ở những trường hợp có làm osteotomie)
Thống kê các biến chứng sau phẫu thuật:
Chảy máu/Tụ máu sau mổ: 0 bệnh nhân
Nhiễm trùng/ Abcess vùng phẫu thuật: 0 bệnh nhân
Sẹo dính hốc mũi: 1 bệnh nhân (tỉ lệ 2,38%)
Sẹo xấu vùng mũi: 0 bệnh nhân
Vẹo lệch sống mũi: 0 bệnh nhân
Thải trừ mảnh ghép: 0 bệnh nhân
Nói chung diễn biến hậu phẫu nhóm nghiên cứu thuận lợi, chủ yếu là tình trạng sưng nề vùng mũi và mắt sau phẫu thuật, cải thiện đáng kể sau 1-2 tuần và hoàn toàn không còn sau 1 tháng. Chúng tôi chỉ gặp 1 trường hợp bị sẹo dính hốc mũi sau phẫu thuật phát hiện qua khám nội soi ở lần tái khám sau 1 tháng. Bệnh nhân này được tách dính tại phòng soi và không còn sẹo dính ở lần tái khám sau 6 tháng.
3.2.5 Đánh giá kết quả chung
Chúng tôi đánh giá kết quả phẫu thuật dựa vào khám Cottle và Cottle cải tiến, đo AR và CSAmin, đo góc van mũi trong trên CT scan và điểm tự đánh giá nghẹt mũi của bệnh nhân NOSE.
Tại thời điểm khám sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng chúng tôi ghi nhận kết quả sau (Bảng 3.18):
Bảng 3.18 Kết quả phẫu thuật dựa theo từng thông số
Cottle-Cottle cải tiến | NOSE | CSAmin | Góc van mũi trong | |
Sau phẫu thuật 1 tháng | 42 bệnh nhân kết quả (-) | 41 rất tốt 1 xấu | 34 tăng 4 không đổi 4 giảm | |
Sau phẫu thuật 6 tháng | 42 bệnh nhân kết quả (-) | 42 rất tốt | 38 tăng 3 không đổi 1 giảm | 40 tăng 2 không đổi |
So sánh với tiêu chí phân loại kết quả phẫu thuật chúng tôi có được kết quả phẫu thuật của nhóm nghiên cứu như sau (Bảng 3.19):
Bảng 3.19 Kết quả phẫu thuật chung của nhóm nghiên cứu
Rất tốt | Tốt | Không thay đổi | Xấu | |
Sau phẫu thuật 1 tháng | 33 (78,58%) | 4 (9,52%) | 4 (9,52%) | 1 (2,38%) |
Sau phẫu thuật 6 tháng | 36 (85,71%) | 5 (11,91%) | 1 (2,38%) | 0 |
Một bệnh nhân có CSAmin giảm, hết nghẹt mũi, góc van mũi tăng và nghiệm pháp Cottle/Cottle cải tiến âm tính sau phẫu thuật 6 tháng nên được xếp loại kết quả không thay đổi. 3 bệnh nhân có CSAmin và 2 bệnh nhân có góc van mũi trong không thay đổi sau phẫu thuật 6 tháng mặc dù các chỉ số khác đều cải thiện tốt nên được xếp loại kết quả tốt. Còn lại 36 bệnh nhân có cải thiện tốt ở tất cả các chỉ số nên được xếp loại kết quả rất tốt.
Kết quả phẫu thuật thay đổi ở thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật so với 6 tháng sau phẫu thuật theo chiều hướng ngày càng cải thiện hơn. Có 1 bệnh nhân tự đánh giá nghẹt mũi nhiều hơn ở thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật đã được chúng tôi tư vấn lại chế độ làm việc không tiếp xúc hóa chất. Sáu tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân không còn nghẹt mũi, các số đo CSAmin và góc van mũi trong đều tăng so với trước phẫu thuật nên được xếp vào nhóm kết quả tốt. Kết quả rất tốt chiếm tỉ lệ cao nhất 85,71%, tốt là 11,91% và không thay đổi là 2,38% tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1 Tuổi, giới và nơi cư trú
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 29,61, tỉ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ (Biểu đồ 3.1)
Tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm ưu thế so với bệnh nhân nữ với 88,1% và nguyên nhân do tai chấn thương –tai nạn giao thông lên đến 73,81%
Việt Nam có dân số trẻ, phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy, tỉ lệ tai nạn giao thông hàng năm luôn ở mức cao. Bệnh nhân bị chấn thương sọ não và chấn thương vùng mũi cũng gia tăng, chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi lao động và còn trẻ. Những bệnh nhân này khi bị chấn thương mũi có kèm tình trạng hẹp van mũi sẽ bị ảnh hưởng cả thẩm mỹ bên ngoài và chức năng mũi gây khó thở. Họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội, sinh hoạt và lao động.
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có nơi cư trú theo tỉ lệ như sau ở cả ba vùng: thành phố Hồ Chí Minh (42,86%), đồng bằng sông Cửu Long (35,71%), miền Trung (21,43%). Chủ yếu bệnh nhân của chúng tôi tập trung từ miền Trung trở vào và nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí minh và các tỉnh phía Nam. Việc tuyên truyền đến các địa phương khác sẽ giúp tăng số bệnh nhân điều trị và phong phú hơn đặc điềm về địa lý.