Trị số NOSE giảm có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng (p<0.005) ở cả 2 nhóm. Dùng phương pháp phân tích ANOVA thống kê cho thấy không có sự khác biệt về đánh giá nghẹt mũi theo chỉ số NOSE giữa 2 nhóm (p=0,9). Điều này chứng tỏ hiệu quả điều trị giúp cải thiện triệu chứng nghẹt mũi ở cả hai nhóm là tương đương (Biểu đồ 3.5).
CSAmin tăng có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng (p<0,005) ở cả 2 nhóm. Dùng phương pháp phân tích ANOVA thống kê cho kết quả sự thay đổi CSAmin trước và sau phẫu thuật giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p=0,58). Điều này cho thấy kết quả phẫu thuật giúp tăng CSAmin và hiệu quả này tương đương ở cả hai nhóm (Biểu đồ 3.6).
Góc van mũi trong tăng có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật 6 tháng (p<0,005) ở cả 2 nhóm. Dùng phương pháp phân tích ANOVA thống kê cho kết quả sự thay đổi về góc van mũi trong trước và sau phẫu thuật giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p=0,16). Điều này cho thấy kết quả phẫu thuật giúp mở rộng góc van mũi trong và hiệu quả này tương đương ở cả hai nhóm (Biểu đồ 3.7).
Thời gian đặt mảnh ghép trung bình ở nhóm SG là 22,5 2,87 phút, nhóm SG cải tiến hình L là 12 1,44 phút. Dùng phương pháp phân tích t-test thống kê cho kết quả sự thay đổi về thời gian đặt mảnh ghép giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Điều này cho thấy thời gian đặt mảnh ghép ở nhóm dùng mảnh ghép cải tiến hình chữ L được rút ngắn hơn hẳn so với nhóm đặt mảnh ghép SG (Biểu đồ 3.8).
Hậu phẫu ở cả hai nhóm có quy trình chăm sóc giống nhau: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, rút meche mũi sau 1 tuần và có thể xuất viện. Tái khám nội soi kiểm tra mũi sau 1 tuần và định kỳ sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng.
Diễn tiến hậu phẫu của cả 2 nhóm chủ yếu là tình trạng sưng nề sống mũi, sưng nề mắt trong trường hợp có làm osteotomie, mất cảm giác mũi (Bảng 3.8). Chỉ có 1 trường hợp nhóm SG cải tiến hình chữ L có sẹo dính hốc mũi, trở lại bình thường sau tách dính. Làm thống kê t-test cho kết quả thời gian sưng nề sống mũi ở hai nhóm như nhau (p=0.1). Như vậy diễn tiến hậu phẫu ở cả hai nhóm là tương đương và không có biến chứng.
Tóm lại:
Hiệu quả phẫu thuật chỉnh hình van mũi trong của hai loại mảnh ghép SG và SG cải tiến hình chữ L là tương đương về: cải thiện tình trạng nghẹt mũi NOSE, mở rộng góc van mũi trong và tăng diện tích CSAmin.
Thời gian đặt mảnh ghép ở nhóm đặt mảnh ghép SG cải tiến hình L là 12 phút ngắn hơn so với 22,5 phút của nhóm đặt SG, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Do mảnh ghép SG hình L lớn nên dễ dàng trong việc khâu đính và tiết kiệm thời gian cố định mảnh ghép.
Diễn tiến sau mổ và biến chứng của 2 nhóm tương đương nhau.
Chất liệu tạo mảnh ghép từ sụn vách ngăn nên dễ làm, không có hiện tượng thải ghép và giá thành rẻ.
Ứng dụng mảnh ghép SG cải tiến hình L giúp tiết kiệm thời gian phẫu thuật, vững chắc thêm khung sụn nâng đỡ mũi, là một loại mảnh ghép an toàn và hiệu quả trong chỉnh hình van mũi.
4.2.2 Tính hiệu quả
Chúng tôi đánh giá hiệu quả phẫu thuật dựa vào các phương pháp đo lường khách quan trước & sau phẫu thuật như nghiệm pháp Cottle-Cottle cải tiến, CSAmin, góc van mũi trong và kết quả tự đánh giá chủ quan theo thang diểm NOSE cũng như độ hài lòng thẩm mỹ mũi của bệnh nhân.
4.2.2.1 Nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến
Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được làm lại nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến vào 1 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật đều cho kết quả âm tính. Kết quả này chứng tỏ sau phẫu thuật, bệnh nhân không còn hẹp van mũi trong. Chúng tôi cũng loại trừ trường hợp âm tính giả và dương tính giả trước phẫu thuật và sau phẫu thuật do không có trường hợp nào bị xẹp cánh mũi (dương tính giả) hay sẹo hẹp vùng van mũi (âm tính giả). Nghiệm pháp Cottle cải tiến đáng tin cậy hơn nghiệm pháp Cottle trong chẩn đoán vị trí hẹp, thành phần hẹp cũng như hiệu quả sau phẫu thuật do giúp đánh giá được từng thành phần ảnh hưởng cấu trúc vùng van mũi.
Nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến cũng được thực hiện trong hầu hết các nghiên cứu ở nước ngoài tại các thời điểm trước và sau phẫu thuật để đánh giá hiệu quả điều trị. Phương pháp điều trị đạt kết quả tốt đều có nghiệm pháp dương tính trước và âm tính sau phẫu thuật. So sánh với các nghiên cứu khác (Bảng 4.3) [10],[14],[124],[139]:
Bảng 4.3 So sánh đánh giá nghiệm pháp Cottle sau phẫu thuật
Số bệnh nhân | Thời gian theo dõi | Nghiệm pháp Cottle âm tính sau phẫu thuật | |
Ziljker (1994) | 27 | 18 tháng | 81% |
Stucker (1994) | 56 | 18 tháng – 10 năm | 100% |
Becker (2003) | 51 | 1-30 tháng | 96% |
Boccien (2005) | 60 | 17 tháng | 100% |
Nguyễn Thị Thanh Thúy (2015) | 42 | 6 tháng | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm Mỹ Mũi Do Bệnh Nhân Tự Đánh Giá
- Đánh Giá Nghẹt Mũi Của Bệnh Nhân
- So Sánh Các Loại Mảnh Ghép Sử Dụng Trong Phẫu Thuật
- Cải Thiện Chức Năng Thẩm Mỹ Do Bệnh Nhân Tự Đánh Giá
- Phương Pháp Phẫu Thuật Và Qui Trình Kỹ Thuật Chỉnh Hình Van Mũi Trong Qua Đường Mổ Hở:
- Karl Rexer, Heather Allen, Paul Gearan (2011),2011 Data Miner Survey Summary, Presented At Predictive Analytics World.
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Các nghiên cứu có kết quả nghiệm pháp Cottle-Cottle cải tiến âm tính sau phẫu thuật cao, kể cả các nghiên cứu có thời gian theo dõi dài. Chúng tôi mới chỉ theo dõi kết quả 6 tháng sau phẫu thuật nên nhận thấy thời gian theo dõi cần dài hơn để kiểm chứng tốt hiệu quả phẫu thuật theo thời gian.
4.2.2.2 Đo AR và CSAmin
Bệnh nhân được đo mũi bằng sóng âm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng, đánh giá trị số CSAmin. Chúng tôi thu được kết quả CSAmin trước và sau phẫu thuật (Bảng 3.13). CSAmin mũi phải trước phẫu thuật là 42,62 14,79 mm2, sau phẫu thuật 1 tháng là 61,48 14,93 mm2 và sau 6 tháng là 68,17 13.56 mm2. CSAmin mũi trái trước phẫu thuật là 45,52
16,36 mm2, sau phẫu thuật 1 tháng là 54,42 12,59 mm2 và sau 6 tháng là
60,48 14,83 mm2. Tính trung bình hai mũi, CSAmin trước phẫu thuật là 44,12 15,56 mm2, sau phẫu thuật 1 tháng là 57,83 14,11 mm2 và sau 6
tháng là 64,20 14,63 mm2.
Trị số CSAmin hai bên mũi đều tăng tại thời điểm 1 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật và sự tăng này không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,28) (Biểu đồ 3.6). So với trị số CSAmin trung bình của người Việt Nam theo nghiên cứu trước đây của chúng tôi là 54 12 mm2 thì trị số 6 tháng sau mổ tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [2].
Chúng tôi ghi nhận đa số bệnh nhân có CSAmin tăng so với trước phẫu thuật nhưng cũng có trường hợp trị số này không thay đổi hoặc thậm chí giảm so với trước phẫu thuật mặc dù bệnh nhân có giảm nghẹt mũi (Bảng 3.11). Cụ thể chùng tôi có 4 trường hợp (tỉ lệ 9,52%) sau 1 tháng và 3 trường hợp (tỉ lệ 7,14%) sau 6 tháng, trị số CSAmin không thay đổi. Có 4 trường hợp (tỉ lệ 9,52%) sau 1 tháng và chỉ còn 1 trường hợp (tỉ lệ 2,38%) sau 6 tháng, trị số CSAmin giảm so với trước phẫu thuật. Điều này cho thấy CSAmin rất có giá
trị và là trị số khách quan đánh giá tình trạng hẹp van mũi cũng như hiệu quả phẫu thuật nhưng vẫn phải phối hợp với các trị số khác như Góc van mũi trong, nghiệm pháp Cottle cải tiến, thang điểm đánh giá NOSE trong đánh giá tổng thể vùng van mũi, tránh sai sót tối đa trong việc đánh giá này.
Trong các nghiên cứu nước ngoài, có các kết quả trái ngược nhau về trị số CSAmin trước và sau phẫu thuật. Kết quả thu được thay đổi với biên độ rộng ở các nghiên cứu từ 43%-90% [11].
Chúng tôi có bảng so sánh sau về CSAmin trong các công trình nghiên cứu (Bảng 4.4) [37],[60],[95],[118],[119].
Bảng 4.4 So sánh CSAmin sau và trước phẫu thuật
Năm nghiên cứu | CSAmin sau phẫu thuật | |
Grymer | 1989 | Có liên quan CSAmin và hiệu quả điều trị hết nghẹt mũi |
Sipila & Suonpaa | 1997 | CSAmin tăng tương ứng hiệu quả phẫu thuật |
Reber | 1998 | CSAmin không tăng, không liên quan CSAmin trước phẫu thuật |
Kemker | 1999 | CSAmin tăng sau phẫu thuật |
Skouras | 2009 | CSAmin tăng đáng kể sau phẫu thuật |
Nguyễn Thị Thanh Thúy | 2015 | CSAmin tăng sau phẫu thuật |
Đa số các nghiên cứu cho thấy CSAmin tăng sau phẫu thuật và có mối tương quan giữa CSAmin và triệu chứng nghẹt mũi của bệnh nhân. CSAmin tăng chứng tỏ diện tích góc van mũi trong được mở rộng hơn sau phẫu thuật.
4.2.2.3 Chụp CT scan và đo góc van mũi trong
Bệnh nhân được chụp CT scan và đo góc van mũi trong trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng. Số đo góc van mũi trong trước và sau phẫu thuật 6 tháng đo được trong phần kết quả (Bảng 3.15). Góc van mũi trong bên phải trung bình trước phẫu thuật là 16,500 3,710, sau phẫu thuật 6 tháng là 22,970 1,380. Góc van mũi trong bên trái trung bình trước phẫu thuật là 16,400 4,140, sau phẫu thuật 6 tháng là 22,770 1,490. Góc van mũi trong tính chung hai bên mũi trung bình trước phẫu thuật là 16,450 3,910, sau phẫu thuật 6 tháng là 22,870 1,440.
Qua phân tích thống kê cho thấy trung bình góc van mũi trong bên phải và trái đều tăng khi so sánh sau phẫu thuật 6 tháng và trước phẫu thuật, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa bên phải và trái (p=0,91) (Biểu đồ 3.10).
Đa số bệnh nhân có tăng góc van mũi trong trên CT scan 6 tháng sau phẫu thuật đáng kể so với trước phẫu thuật. Tuy nhiên có 2 bệnh nhân góc này không tăng sau phẫu thuật (tỉ lệ 4,76%) (Bảng 3.16). Không có bệnh nhân nào góc van mũi trong giảm so với trước phẫu thuật. Điều này chứng tỏ phẫu thuật đạt hiệu quả mở rộng góc van mũi trong sau 6 tháng trên 95,24% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu.
Chúng tôi không so sánh góc van mũi trong đo được trong nhóm nghiên cứu với các tác giả khác vì số liệu trên bệnh nhân Việt Nam không có, các nghiên cứu nước ngoài thì đa số là nghiên cứu trên người da trắng với góc van mũi trong bình thường nhỏ hơn trên người châu Á. Mặt khác, các nghiên cứu nước ngoài đánh giá hiệu quả phẫu thuật dựa trên chỉ số tự đánh giá nghẹt mũi của bệnh nhân, nghiệm pháp Cottle – Cottle cải tiến, nội soi mũi, đo khí áp mũi và đo mũi bằng sóng âm nên chúng tôi không có số liệu thay đổi góc van mũi trong sau phẫu thuật [8],[27],[30],[70],[85],[129].
4.2.2.4 Thang điểm NOSE
Bệnh nhân tự đánh giá tình trạng nghẹt mũi theo thang điểm NOSE sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng, so sánh với trước phẫu thuật (Bảng 3.11).
Trước phẫu thuật, điểm NOSE trung bình là 55,60 19,20, 1 tháng sau phẫu thuật là 2,40 12,80 và 6 tháng sau phẫu thuật là 0,00 0,40.
41/42 (tỉ lệ 97,62%) bệnh nhân giảm nghẹt mũi rất nhiều tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật và 100% không nghẹt mũi 6 tháng sau phẫu thuật.
Có 1 bệnh nhân tự đánh giá nghẹt mũi nhiều hơn so với trước phẫu thuật tại thời điểm tái khám sau 1 tháng. Lý do là bệnh nhân tiếp xúc hóa chất sau phẫu thuật. Sau khi dặn lại chế độ làm việc sinh hoạt, hướng dẫn sử dụng thuốc và hẹn tái khám, chỉ số NOSE tự đánh giá sau 6 tháng là 0, bệnh nhân hết nghẹt mũi.
mũi:
Theo phân loại kết quả phẫu thuật dựa trên thay đổi tình trạng nghẹt
Rất tốt: NOSE giảm > 20 điểm so với trước phẫu thuật
Tốt: NOSE giảm < 20 điểm so với trước phẫu thuật
Không thay đổi: NOSE giữ nguyên so với trước phẫu thuật
Xấu: NOSE tăng so với trước phẫu thuật
Chúng tôi có kết quả theo phân loại giảm nghẹt mũi trong nhóm nghiên cứu (Bảng 3.12): 1 tháng sau phẫu thuật có 97,62% kết quả rất tốt và 2,38% xấu; 6 tháng sau phẫu thuật có 100% kết quả rất tốt.
So sánh với các tác giả khác (Bảng 4.5) [8],[27],[30],[70],[85],[129].
Bảng 4.5 So sánh kết quả tự đánh giá nghẹt mũi NOSE
Thời gian theo dõi | Kết quả rất tốt | Kết quả tốt | Kết quả không thay đổi | Kết quả xấu | |
Ozturan (2000) | 14 tháng | 57,5% | 32% | 10.5% | |
Daniel (2003) | 1-30 tháng | 100% | |||
Maurice (2004) | 12 tháng | 89% | - | 11% | |
Arsharf (2004) | 5 tháng | 79,2% | 20,8% | ||
(tỉ lệ 97,62%). | |||||
D Heath Stacey (2009) | 3 tháng | 97,44% | - | 2,56% | - |
Tasca (2013) | 8 tháng | 92,75% | 7,25% | ||
Nguyễn Thị Thanh Thúy (2015) | 6 tháng | 100% | - | - | - |
Các tác giả trong nghiên cứu có so sánh đặt mảnh ghép sụn tự thân với khâu đóng vùng van mũi đơn thuần như Ozturan, Arsharf, Tasca có tỉ lệ bệnh nhân có kết quả nghẹt mũi không thay đổi hay xấu hơn sau phẫu thuật do kỹ