Đặt Mảnh Ghép Sg Và Sg Hình L Vào Đúng Vị Trí, Dùng Kim Cố Định


Hình 3 3 Đặt mảnh ghép SG và SG hình L vào đúng vị trí dùng kim cố định Hình 1


Hình 3.3 Đặt mảnh ghép SG và SG hình L vào đúng vị trí, dùng kim cố định


Hình 3 4 Khâu cố định mảnh ghép SG và SG hình L vào vách ngăn sụn cánh mũi bên 2


Hình 3.4 Khâu cố định mảnh ghép SG và SG hình L vào vách ngăn & sụn cánh mũi bên trên; giúp mở rộng van mũi trong, làm vững chắc & thẳng vách ngăn.


Với những bệnh nhân có chỉ định dùng mảnh ghép SG trong chỉnh hình van mũi trong mà có đủ sụn vách ngăn làm nguyên liệu, chúng tôi áp dụng mảnh ghép cải tiến SG hình chữ L. Đặc biệt áp dụng với những bệnh nhân có vẹo lệch sống mũi nhiều, sa chóp mũi, sụn vách ngăn mỏng và yếu.

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả mảnh ghép SG cải tiến hình chữ L chúng tôi đã tiến hành thống kê so sánh hai nhóm đặt SG thường quy (18 bệnh nhân)


và nhóm có đặt SG cải tiến hình chữ L (15 bệnh nhân). Chúng tôi lưu ý về tính hiệu quả và thời gian phẫu thuật cố định mảnh ghép bằng việc đo thời gian phẫu thuật đặt mảnh ghép tính từ lúc bắt đầu tiến hành và đến khi kết thúc việc đặt mảnh ghép SG hay SG cải tiến hình chữ L.

3.2.1.2.1 Đặc điểm hai nhóm bệnh nhân (Bảng 3.4) Bảng 3.4 Đặc điểm hai nhóm bệnh nhân



Nhóm đặt SG

Nhóm đặt SG cải tiến hình L

Số lượng bệnh nhân

18

15

Tuổi trung bình

29,72 4,21

27,8 3,75

Giới: Nam

Nữ


16 (88,89%)


2 (11,11%)


13 (86,67%)


2 (13,33%)

Tiền căn – Nguyên nhân: Chấn thương

Sau mổ


Bẩm sinh


15 (83,33%)


1 (5,56%)


2 (11,11%)


11 (73,33%)


4 (26,67%)

Có can thiệp phẫu thuật trước

2 (11,11%)

1 (6,67%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


Hai nhóm bệnh nhân có độ tuổi tương đương nhau và đều có số bệnh nhân nam chiếm ưu thế. Chấn thương là nguyên nhân chính gây hẹp van mũi ở cả hai nhóm.


3.2.1.2.2 Các loại mảnh ghép được sử dụng và số bệnh nhân làm osteotomy (Bảng 3.5)

Bảng 3.5 Loại mảnh ghép được sử dụng phẫu thuật



Loại mảnh ghép

Nhóm đặt SG (n=18)

Nhóm đặt SG cải tiến hình L (n=15)

Spreader graft

18 (100%)

15 (100%)

SG cải tiến hình L

0

15 (100%)

Butterfly graft

1 (5,56%)

0

Alar Batten graft

2 (11,11%)

2 (13,33%)

Columellar strut graft

18 (100%)

15 (100%)

Osteotomy

8 (44,44%)

8 (53,33%)

Loại mảnh ghép được sử dụng tương đương ở cả hai nhóm, nhiều nhất là CSG (100%), SG (100%). Số bệnh nhân cần đặt mảnh ghép ABG và làm osteotomy giống nhau.


3.2.1.2.3 Loại vật liệu tạo mảnh ghép (Bảng 3.6)

Bảng 3.6 Nguyên liệu được sử dụng tạo mảnh ghép:



Nơi lấy mảnh ghép

Nhóm đặt SG (n=18)

Nhóm đặt SG cải tiến hình L (n=15)

Sụn vách ngăn

17 (94,44%)

15 (100%)

Sụn vành tai

1 (5,56%)

2 (13,33%)

Sụn sườn

0

0


Hai nhóm cần sử dụng nguyên liệu chính từ sụn vách ngăn để tạo mảnh ghép, đặc biệt nhóm đặt SG cải tiến tỉ lệ sử dụng là 100%. Ở nhóm đặt SG có 1 bệnh nhân đặt mảnh ghép BG và nhóm đặt SG cải tiến có 2 bệnh nhân cần loại mảnh ghép ABG nên cần lấy nguyên liệu từ sụn vành tai.


3.2.1.2.4 Các trị số đo được trước và sau mổ ở hai nhóm (Bảng 3.7) Bảng 3.7 Các trị số đo được trước và sau mổ


Trị số

Trước mổ

Sau mổ 1 tháng

Sau mổ 6 tháng

Nhóm SG

Nhóm L

Nhóm SG

Nhóm L

Nhóm SG

Nhóm L

NOSE

57,60


± 12,60

52,80


± 9,60

4,80


± 18,80

0,20


± 1,00

0

0

CSAmin (mm2)

41,62


± 12,21

42,14


± 5,75

56,09


± 12,04

59,57


± 9,40

65,62


± 12,86

60,86


± 10,35

Góc van mũi trong

15,250

± 2,300

16,600

± 2,000

-

-

22,110

± 1,420

23,570

± 1,460


Các trị số trên phản ánh kết quả điều trị ở cả hai nhóm. Kết quả này cho thấy có sự cải thiện tốt hơn ở thời điểm 1 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật.


3.2.1.2.5 Hậu phẫu và biến chứng

Hậu phẫu ở cả hai nhóm có quy trình chăm sóc giống nhau: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, rút meche mũi sau 1 tuần và có thể xuất viện. Tái khám nội soi kiểm tra mũi sau 1 tuần và định kỳ sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng (Bảng 3.8).

Bảng 3.8 Diễn tiến hậu phẫu



Diễn tiến

Nhóm đặt SG

(n=18)

Nhóm đặt SG cải tiến hình L (n=15)

Thời gian sưng nề sống mũi (ngày)

16,67

8

Mất cảm giác vùng mũi (ngày)

3,05

1,6

Sưng nề vùng mắt (ngày)

2,11

1,13

Làm thống kê t-test cho kết quả thời gian sưng nề sống mũi ở hai nhóm như nhau (p=0.1)

Diễn tiến hậu phẫu và biến chứng ghi nhận ở hai nhóm (bảng 3.9):

Bảng 3.9 Thống kê diễn tiến hậu phẫu và biến chứng



Nhóm

Sưng nề sống mũi


Sưng nề mắt


Mất cảm giác mũi

Dính hốc mũi


Tụ máu


Nhiễm trùng


Sẹo xấu

Thải trừ mảnh ghép

SG

(n=18)

18

(100%)

5

(28%)

4

(22%)


0


0


0


0


0

SG

hình L (n=15)


14

(93%)

2

(13%)


3

(20%)

1

(6%)


0


0


0


0

Không so sánh biến chứng bằng thống kê vì số mẫu nhỏ và tỉ lệ có biến chứng thấp. Quan sát trên bảng thấy biến chứng ở 2 nhóm tương đương nhau.


3.2.1.2.6 Thời gian đặt mảnh ghép


Chúng tôi thống kê thời gian đặt mảnh ghép ở cả hai nhóm. Thời gian đặt mảnh ghép được tính từ lúc bắt đầu đặt đến khi kết thúc khâu cố định mảnh ghép SG và SG cải tiến hình L vào sụn vách ngăn và sụn cánh mũi trên hai bên. (Bảng 3.10)

Bảng 3.10 Thời gian đặt mảnh ghép



Nhóm


n

Thời gian trung bình (phút)

Thời gian ngắn nhất (phút)

Thời gian dài nhất (phút)


sd

Nhóm SG

18

22,5

18

28

2,87

Nhóm L

15

12

10

14

1,44


Thời gian đặt mảnh ghép giữa hai nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).


3.2.1.2.7 Hiệu quả phẫu thuật


So sánh hiệu quả phẫu thuật ở hai nhóm dựa vào phân tích kết quả thay đổi NOSE, CSAmin, Góc van mũi trong, thời gian phẫu thuật.

Độ nghẹt mũi (NOSE)


Dùng phương pháp phân tích ANOVA thống kê cho thấy không có sự khác biệt về đánh giá nghẹt mũi theo chỉ số NOSE giữa 2 nhóm (p=0,9).

Điều này chứng tỏ hiệu quả điều trị giúp cải thiện triệu chứng nghẹt mũi ở cả hai nhóm là tương đương (Biểu đồ 3.5).


Biểu đồ 3 5 Thay đổi độ nghẹt mũi trước và sau mổ CSAmin Dùng phương pháp 3


Biểu đồ 3.5 Thay đổi độ nghẹt mũi trước và sau mổ


CSAmin


Dùng phương pháp phân tích ANOVA thống kê cho kết quả sự thay đổi CSAmin trước và sau mổ giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p=0,58).

Điều này cho thấy kết quả mổ giúp tăng CSAmin và hiệu quả này tương đương ở cả hai nhóm. (Biểu đồ 3.6)


Biểu đồ 3 6 Thay đổi CSAmin trước và sau mổ Góc van mũi trong Dùng phương pháp 4


Biểu đồ 3.6 Thay đổi CSAmin trước và sau mổ


Góc van mũi trong


Dùng phương pháp phân tích ANOVA thống kê cho kết quả sự thay đổi về góc van mũi trong trước và sau mổ giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p=0,16).

Điều này cho thấy kết quả mổ giúp mở rộng góc van mũi trong và hiệu quả này tương đương ở cả hai nhóm. (Biểu đồ 3.7)


Biểu đồ 3 7 Thay đổi góc van mũi trong trước và sau mổ 5


Biểu đồ 3.7 Thay đổi góc van mũi trong trước và sau mổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2024