Phân Loại Kết Quả Phẫu Thuật Dựa Trên Thay Đổi Trị Số Nose


Thời gian đặt mảnh ghép


Dùng phương pháp phân tích t-test thống kê cho kết quả sự thay đổi về thời gian đặt mảnh ghép giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).

Điều này cho thấy thời gian đặt mảnh ghép ở nhóm dùng mảnh ghép cải tiến hình chữ L được rút ngắn hơn hẳn so với nhóm đặt mảnh ghép SG. (Biểu đồ 3.8)


Biểu đồ 3 8 So sánh thời gian đặt mảnh ghép ở 2 nhóm Kết quả phẫu thuật 1


Biểu đồ 3.8 So sánh thời gian đặt mảnh ghép ở 2 nhóm


Kết quả phẫu thuật trên 1 trường hợp có đặt mảnh ghép SG cải tiến hình chữ L (Hình 3.5):







Hình 3.5 Hình bệnh nhân trước và sau mổ


3.2.2 Tính hiệu quả

Hiệu quả điều trị được xét trên kết quả các nghiệm pháp và xét nghiệm thu được sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng: nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến, thang điểm NOSE, đo AR và CSAmin, chụp CT scan và đo góc van mũi trong

3.2.2.1 Nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến

Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được làm lại nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến vào 1 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật đều cho kết quả âm tính. Kết quả này chứng tỏ bệnh nhân không còn hẹp van mũi trong sau phẫu thuật.

3.2.2.2 Thang điểm NOSE

Bệnh nhân tự đánh giá tình trạng nghẹt mũi sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng, so sánh với trước phẫu thuật (Bảng 3.11).

Bảng 3.11 Trị số NOSE trước và sau phẫu thuật


Trước phẫu thuật

Sau phẫu thuật 1 tháng

Sau phẫu thuật 6 tháng

55,60 19,20

2,40 12,80

0,00 0,40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


Hầu hết bệnh nhân giảm nghẹt mũi rất nhiều tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật và không nghẹt mũi 6 tháng sau phẫu thuật.

Theo phân loại kết quả phẫu thuật dựa trên thay đổi tình trạng nghẹt mũi:

Rất tốt: NOSE giảm > 20 điểm so trước phẫu thuật

Tốt: NOSE giảm < 20 điểm so trước phẫu thuật

Không thay đổi: NOSE giữ nguyên so trước phẫu thuật

Xấu: NOSE tăng so trước phẫu thuật

Chúng tôi có kết quả theo phân loại giảm nghẹt mũi trong nhóm ngiên cứu như sau (Bảng 3.12)


Bảng 3.12 Phân loại kết quả phẫu thuật dựa trên thay đổi trị số NOSE


Thời gian

Rất tốt

Tốt

Không thay đổi

Xấu

Sau phẫu thuật 1 tháng

41


(97,62%)

0

0

1


(2,38%)

Sau phẫu thuật 6 tháng

42


(100%)

0

0

0


3.2.2.3 Đo AR và CSAmin


Bệnh nhân được đo mũi bằng sóng âm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng. (Bảng 3.13)

Bảng 3.13 Thay đổi CSAmin trước và sau phẫu thuật



Trị số


Trước phẫu thuật

Sau phẫu thuật 1 tháng

Sau phẫu thuật 6 tháng

CSAmin mũi phải (mm2)


42,62 14,79


61,48 14,93


68,17 13.56

CSAmin mũi trái (mm2)


45,52 16,36


54,42 12,59


60,48 14,83

CSAmin chung bình 2 mũi (mm2)


44,12 15,56


57,83 14,11


64,20 14,63


CSAmin giữa hai bên mũi phải và trái không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0.28) tại thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng (Biểu đồ 3.9).


Biểu đồ 3 9 So sánh khác biệt CSAmin giữa 2 bên mũi tại 3 thời điểm Chúng tôi 2

Biểu đồ 3.9 So sánh khác biệt CSAmin giữa 2 bên mũi tại 3 thời điểm


Chúng tôi ghi nhận đa số bệnh nhân có CSAmin tăng so với trước phẫu thuật nhưng cũng có trường hợp trị số này không thay đổi hoặc thậm chí giảm so với trước phẫu thuật mặc dù bệnh nhân có giảm nghẹt mũi. (Bảng 3.14)

Bảng 3.14 Cải thiện CSAmin sau phẫu thuật


Thời gian

CSAmin tăng

CSAmin không đổi

CSAmin giảm

Sau phẫu thuật 1 tháng

34

(80,95%)

4

(9,52%)

4

(9,52%)

Sau phẫu thuật 6 tháng

38

(90,48%)

3

(7,14%)

1

(2,38%)


3.2.2.4 Chụp CT scan và đo góc van mũi trong


Bệnh nhân được chụp CT scan và đo góc van mũi trong trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng.(Bảng 3.15)

Bảng 3.15 Số đo góc van mũi trong trước và sau phẫu thuật 6 tháng


Trị số

Trước phẫu thuật

Sau phẫu thuật 6 tháng

Góc van mũi trong phải

16,500 3,710

22,970 1,380

Góc van mũi trong trái

16,400 4,140

22,770 1,490

Góc van mũi trong chung

16,450 3,910

22,870 1,440


Phân tích phương sai cho thấy có sự khác biệt hai bên phải và trái. Tuy nhiên phân tích này chỉ cho biết có sự khác biệt tổng thể theo tất cả các mốc thời gian (cả trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng) do đó cần kiểm định lại từng thời điểm.

So sánh góc van mũi bên phải và trái thời điểm trước phẫu thuật cho thấy khác biệt không có ý nghĩa (p=0.91)

So sánh góc van mũi bên phải và trái thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật cho thấy khác biệt không có ý nghĩa (p=0.91)

Tóm lại, sau khi làm hậu kiểm thì không có sự khác biệt về góc van mũi trong giữa hai bên mũi phải và trái ở cả hai thời điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng. (Biểu đồ 3.10)


Biểu đồ 3 10 Khác biệt góc van mũi trong hai bên mũi trước và sau phẫu thuật 6 3


Biểu đồ 3.10 Khác biệt góc van mũi trong hai bên mũi trước và sau phẫu thuật 6 tháng

Đa số bệnh nhân có góc van mũi trong trên CTscan sau phẫu thuật 6 tháng tăng đáng kể so với trước phẫu thuật. Có một số bệnh nhân góc này không tăng sau phẫu thuật. (Bảng 3.16)

Bảng 3.16 Cải thiện góc van mũi trong sau phẫu thuật



Thời gian


Tăng so trước phẫu thuật

Không thay đổi so với trước phẫu thuật


Giảm so với trước phẫu thuật

Sau phẫu thuật 6 tháng

40

(95,24%)

2

(4,76%)

0

Hình chụp CT scan và góc van mũi trong đo được trên bệnh nhân trước và sau phẫu thuật 6 tháng: cho thấy có sự gia tăng đáng kể góc van mũi trong ở cả hai bên mũi (Hình 3.6, 3.7)



Hình 3.6 Góc van mũi trong đo được trước phẫu thuật (P)=14,60; (T) = 11,20



Hình 3.7 Góc van mũi trong đo được sau phẫu thuật 6 tháng (P)=23,40; (T) = 23,10

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2024