trưng mua của họ trong cải cách ruộng đất còn thiếu bao nhiêu sẽ tính vào khoản mà Chính phủ phải giúp đỡ đền bù. Đồng thời phải đề phòng, ngăn ngừa những trưòng hợp khác như mất ít khai nhiều, khai cả ruộng công được sử dụng, ruộng mới khai hoang, ruộng nhận giao canh.
4. Việc đền bù trâu bò cho những nông dân lao động bị quy sai và giátrâu bò:
- Nếu bị thiệt từ 2 con trâu hoặc từ 4 con bò trở xuống thì sau khi nhan dân đã đền bù được một phần rồi. Phần trâu bò còn thiếu, Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù tất cả phần còn thiếu đó.
- Nếu bị thiệt từ 3 con trâu đến 5 con trâu, hoặc từ 5 con bò đến 10 con bò thì sau ki nhân dân đã đền bù được một phần rồi, phần còn thiếu Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù thêm cho họ có đủ 2 con trâu hoặc 4 con bò (như thế nghĩa là cộng cả nhân dân đền bù với phần Chính phủ giúp đỡ thêm, người bị quy sai có 2 trâu hoặc 4 bò).
- Nếu bị thiệt hại từ 6 con trâu trở lên hoặc từ 11 con bò trở lên thì sau ki nhân dân đã đền bù được một phần rồi, phần còn thiếu Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù thêm cho họ có đủ 3 con trâu hoặc 6 con bò (như thế nghĩa là cộng cả phần nhân dân đã đền bù với Chính phủ giúp đỡ bù thêm, người bị quy sai sẽ có 3 con trâu hoặc 6 con bò).
Theo tinh thần điều quy định trên, thì giá 2 con bò bằng 1 con trâu. Các địa phương căn cứ vào tinh thần trên đây mà tính đền bù cho những người bị thiệt hại cả hai thứ trâu, bò. Ví dụ: một người bị thiệt hai 3 con trâu, 2 con bò thì coi như 4 con trâu hoặc 8 con bò, Chính phủ sẽ giúp đơ đền bù cho họ bằng 2 con trâu hoặc 4 con bò.
Về giá cả, nên phân làm 3 loại: 1 – Trâu đã già yếu,
2 – Trâu đang tuổi cày bừa,
3 – Trâu nghé đã xâu sẹo hoặc đến tuổi xâu sẹo (con trâu bé thì tính kèm với mẹ nó, không tính riêng thành một con).
Căn cứ vào sự phân loại trên mà trị giá mỗi con trong mỗi loại trung bình đáng bao nhiêu, không nên phân thành nhiều loại quá và nhất loạt tính theo giá thị trường hồi cải cách ruộng đất, cũng không nên quy theo giá hiện nay.
5. Đối với những gia đình nông dân lao động bị quy sai lên địa chủ hay bị quy oan là phản động mà có người bị chết oan trong giảm tô hay trong cải cách ruộng đất (bị xử bắn oan, bị chết trong trại cải tạo, hoặc trong khi bị giam giữ) và đối với những gia đình liệt sĩ thì dù thuộc loại chiếm hữu quá nhiều ruộng đất, trâu bò như đã quy định ở điểm 3 và 4 cũng không vận động những gia đình đó chỉ nhận đền bù một phần ruộng đất, trâu bò. Ngoài ra đối với những gia đình có công với cm và kháng chiến bị quy sai thuộc loại chiếm hữu quá nhiều, nếu hiện nay sinh hoạt khá thì có thể vận động chỉ nhận đền bù một phần ruộng đất, trâu bò.
6. Giải quyết một số trường hợp rút ruộng của trung nông:
Trong luật cải cách ruộng đất đã quy định những trung nông nào nhận ruộng phân tán của địa chủ mà trong cải cách ruộng đất bị rút ra để chia cho những nông dân thiếu ruộng hoặc không có ruộng thì được Chính phủ đền bù bằng tiền hay hiện vật theo nguyên giá lúc mua.
Căn cứ vào tinh thần điều quy định trên, nay giải quyết một số trường hợp rút ruộng của trung nông như sau:
- Đối với những trung nông trong cải cách ruộng đất bị rút ruộng đất cho là của địa chủ phân tán, nhưng đến nay qua sửa sai xét ra số ruộng đất đó không phải là của địa chủ phân tán, mà địa phương không thể giả lại số ruộng đất đó cho họ thì Chính phủ sẽ đền bù bằng cách mua phần ruộng rút đó, giá mua và thời hạn trả cũng như đối với những trung nông bị quy sai thành phần.
Song có trường hợp trung nông bị rút ruộng phân tán nhưng đã giữ phần ruộng phân tán lại và đưa ruộng tư của họ ra thì nay không phải trả hoặc đền bù lại phần ruộng đã rút trong cải cách ruộng đất.
- Đối với một số trung nông vì lẽ này hay lẽ khác đã giao canh một số ruộng cho người khác, trong cải cách ruộng đất người trung nông có ruộng giao canh bị quy sai thành phần là địa chủ, cho nên phần ruộng giao canh đó đã bị rút để chia cho nông dân, thì nay sẽ tính số ruộng đó vào số ruộng của người bị quy sai thành phần có ruộng giao canh để đền bù chứ không phải đền bù cho người nhận ruộng giao canh. Song cũng cần chú ý: trong thực tế có một số trung nông chiếm hữu nhiều ruộng, trong một thời gian nào đó đã cho người khác, trong cải cách ruộng đất người trung nông đó bị quy sai là địa chủ, nên phần ruộng đất trên ta cho là ruộng đất của địa chủ giao canh, đã rút đem chia thì không tính vào loại ruộng Chính phủ giúp đỡ đền bù.
- Đối vứi một số trung nông trong cải cách ruộng đất bị quy sai lên phú nông, đã trưng mua phần ruộng phát canh của họ, nay sửa sai không có ruộng đền bù lại cho họ, thì Chính phủ vẫn mua số ruộng đó, giá cả và thời hạn trả cũng như đối với trung nông bị quy sai thành phần.
- Đối với những nông dân lao động và người có nghề khác vì hoàn cảnh kháng chiến, hoặc vì lẽ này hay lẽ khác mà có một thời gian bỏ địa phương đi làm ăn nơi khác, số ruộng ở nhà gửi lại bà con, anh em hoặc gửi lại nông hội, trong cải cách ruộng đất vẫn không trở về địa phương, những người hiến canh đã tự báo hoặc được chia nguyên canh, nay người có ruộng trở về đã đền bù số ruộng này, thì cần nghiên cứu kỹ và phân biệt giải quyết như sau:
- Nếu người chủ ruộng trong cải cách ruộng đất tuy không tuyên bố chính thức nhưng đã có ý định không trở về địa phương và nhượng số ruộng đó cho những người hiện canh ở nhà tự báo làm của sở hữu của họ, hoặc có
người được chia ruộng ở nơi cư trú mà nay sửa sai lại trở về quê mình đòi đền bù thì không giải quyết nhưng giải thích cho họ.
- Nếu trường hợp không có ý kiến người chủ ruộng, mà người nhận giao canh cứ tự báo làm của tư của mình, thì đó là người tự báo làm sai. Song nếu người chủ ruộng đó hiện nay đã có ruộng đất làm ăn ở nơi cư trú hoặc đã có nghề nghiệp khác bảo đảm điều kiện làm ăn sinh sống thì nay giải thích cho họ vui lòng nhường số ruộng đó cho những người đã tự báo, không đòi lại số ruộng đó hoặc đòi đền bù những ruộng đất đó nữa.
- Nếu nghề nghiệp và cơ sở làm ăn nơi cư trú của người chủ ruộng không đủ đảm bảo đời sống mà thực tế họ đã trở về địa phương và đòi lại số ruộng cũ để làm ăn sinh sống thì Chính quyền và nông hội sẽ căn cứ vào tình hình ruộng đất thực tế của địa phương và thương lượng, thu xếp giữa những người nhận ruộng giao canh của họ và giữa những người được chia, làm sao giải quyết được một phần ruộng cho họ làm ăn sinh sống, Chính phủ không đặt vấn đề giúp đỡ đền bù trong trường hợp này.
7. Đối với những người là nông dân lao động, là thợ thủ công hoặc nông dân lao động khác, trong giảm tô hay cải cách ruộng đất rõ ràng bị uy sai là phản động hoặc bị nghi oan là giư quy phản động, do đó đã bị tịch thu, trưng thu ruộng đất, trâu bò, hoặc tuy không bị tịch thu, trưng thu nhưng tài sản đó nhưng vì bị truy quy phản động mà đã phải bán ruộng đất, trâu bò đề nộp quỹ đó cho nông dân nay cần vận động nông dân đền bù cho họ về ruộng đất, trâu bò như những người bị quy sai thành phần. Phần ruộng đất, trâu bò còn thiếu, nông dân không thể đền bù được thì Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù như những người nông dân lao động bị quy sai thành phần.
8. Việc Chính phủ giúp đỡ đền bù phần ruộng đất, trâu bò còn thiếu củanhững người là nhân dân lao động khác bị quy sai thành phần:
Nay cần thống nhất nhận định và giải quyết như sau:
Trước hết cần nhận rõ những người thuộc thành phần nhân dân lao động khác hoặc có nhiều loại khác nhau, cơ sở nghề nghiệp và đời sống của họ cũgn có nhiều điểm khác nhau, có người bị quy sai thành phần nhưng vẫn tiếp tục làm nghề cũ, có người đã trở về làm ruộng. Do đó cần phân biệt giải quyết như sau:
a. Nếu những tài sản bị tịch thu, trưng thu, trưng mua của họ là công cụ sản xuất thuộc về phần công thương nghiệp, như khung cửi, máy khâu, máy ép mía… mà nay họ vẫn tiếp tục nghề cũ thì thi hành theo tinh thần thông tư số 1197-TTg, nghĩa là: cố gắng vận động đền bù cho họ một phần công cụ sản xuất (khung cửi, máy khâu, máy ép mía…) ví dụ: 2 khung cửi thì trả 1 về phần còn thiếu nông dân không thể đền bù được thì giải thích cho họ bằng lòng chịu thiệt một phàn. Người nào quá túng thiếu, thật cần thiết thì Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù một phần.
b. Nếu những tài sản bị tịch thu, trưng thu, trưng mua của họ là ruộng đất, trâu bò mà hiện hay họ đã bỏ nghề cũ quay về làm ruộng thì cần vận động đền bù ruộng đất, trâu bò cũng như đền bù cho nông dân lao động. Phần ruộng đất, trâu bò còn thiếu thì nếu thành phần của họ là công nhân, thợ thủ công, hoặc dân nghèo (kể cả những người đã về làm ruộng và người đang tiếp tục nghề cũ) Chính phủ cũng giúp đỡ đền bù nhưn những người nông dân lao động bị quy sai thành phần; song nếu thành phần của họ là tiểu thương, tiểu chủ… trước đây cũng như hiện nay nguồn sống chính vẫn dựa vào nghề nghiệp khác, cơ sở làm ăn sinh sống vẫn bảo đảm được mức độ bình thường, hoặc tương đối khá giả, thì vận động họ thông cảm khó khăn của nông dân, của Nhà nước mà bằng lòng chịu thiệt, không nhận đền bù nữa.
9. Đối với phú nông:
- Đối với phú nông bị quy sai lên địa chủ, sau khi đã vận động nông dân thương lượng đền bù cho họ một phần thuộc 4 thứ tài sản chính để làm ăn sinh sống, phần ruộng đất, trâu bò còn thiếu thì vận động họ hiến.
- Trong cải cách ruộng đất, ta trưng mua phần ruộng đất phát canh của họ, hoặc đã rút phần ruộng của địa chủ phân tán (bán) vào tay phú nông, nay sửa sai, phú nông đó vẫn đúng là phú nông, còn người địa chủ phân tán nay vẫn đúng là địa chủ hoặc không đúng là địa chủ thì đối với phần ruộng phân tán trong cải cách ruộng đất ta đã rút của họ, nay vẫn thi hành theo đúng luật cải cách ruộng đất đã quy định, nghĩa là đối với phần ruộng phân tán, Chính phủ trưng mua theo nguyên giá lúc mua và trả bằng tiền hay là hiện vật trong thời hạn không quá 5 năm; đối với phần ruộng đất phát canh, Chính phủ cũng trưng mua, giá trưng mua bằng một năm giá sản lượng thường niên của ruộng đất (tính theo lúc trưng mua) và sẽ trả trong thời hạn 5 năm./.
ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH KIẾN AN K/T CHỦ TỊCH U.B.H.C TỈNH KIẾN AN PHÓ CHỦ TỊCH PHẠM VĂN VIỄN (Đã ký) |
Có thể bạn quan tâm!
- Phụ Lục 1: Một Số Văn Bản Về Thực Hiện Cải Cách Ruộng Đất Sau Miền Bắc Giải Phóng.
- Đối Với Những Xã Có Nhiều Người Làm Nghề Thủ Công Và Làm Nghề Buôn Bán
- Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 13
- Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 15
- Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
3. Phụ lục 3: Thống kê tình hình mức độ công tác của đoàn 3 và đoàn 4 trong cải cách ruộng đất đợt 5 [38].
Số xã | Nhân khẩu | Hộ | S ruộng đất | S ruộng đất TT,TT,TM của địa chủ , công điền, nhà chung, nhà chùa | S ruộng đất TT,TT,TM nhà chung, nhà chùa | Tỷ lệ so với r.đ nhà chung, chùa | |
Đoàn 3 | 75 | 258.311 | 63.411 | 104.775m | 64.999m | 362m9s | 70% |
Đoàn 4 | 59 | 213.570 | 49.613 | 81.757m | 32.299m | 155m3s | 62% |
Số hộ địa chủ | Tỷ lệ vạch địa chủ | Số hộ có ít ruộng đất phát canh | Tỷ lệ vạch ít ruộng đất phát canh | Tỷ lệ thu tô | Số người bắt | Tỷ lệ so với dân số | Số người quản huấn | Tỷ lệ so với dân số | |
Đoàn 3 | 2.820 | 4.4% | 320 | 5.0% | 75% | 1.760 | 6.8% | 1.136 | 7.8% |
Đoàn 4 | 2.192 | 4.4% | 153 | 3.9% | 41% | 3.033 | 14.2% | 1.672 | 4.4% |
Số bá quy trong CCRĐ | Tỷ lệ quy bá | Số bá xử trong CCRĐ | Tỷ lệ xử bá | Số người xử trong CCRĐ | Tỷ lệ so với dân số | Số người tử hình | Tỷ lệ so với dân số | |
Đoàn 3 | 721 | 25.5% | 554 | 19.6% | 796 | 0.3% | 71 | 0.28% |
Đoàn 4 | 624 | 28.4% | 449 | 20% | 875 | 0.4% | 79 | 0.37% |
Số chi bộ trước CCRĐ | Số chi bộ giải tán trong CCRĐ | Tỷ lệ | Số đảng viên trước CCRĐ | Số đảng viên bị xử trí trong CCRĐ | Tỷ lệ | Số dân quân du kích trước CCRĐ | Số dân quân du kích xử trí trong CCRĐ | Tỷ lệ | |
Đoàn 3 | 75 | 16 | 21.3% | 3.150 | 1.136 | 36% | 6.073 | 3.915 | 64.4% |
Đoàn 4 | 46 | 5 | 6.5% | 329 | 214 | 65% | 2.469 | 1.818 | 73.6% |
Số người trong UBHC trước CCRĐ | Số người trong UBHC xử trí trong CCRĐ | Tỷ lệ | Số dân quân du kích hiện có | Số người trong nông hội hiện có | Số cốt cán hiện có | Số cán bộ bị kỷ luật | |
Đoàn 3 | 363 | 284 | 78.2% | 7.617 | 87.931 | 1.191 | 35 |
Đoàn 4 | 214 | 188 | 87.8% | 6.227 | 63.268 | 1.043 | 65 |
4. Phụ lục 4: Một số Quyết nghị của UBHC các Huyện ở Kiến An về việc quy định lại thành phần giai cấp