Tổ Chức Thực Hiện, Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Thu Được Và Điều Chỉnh Chiến Lược Cho Phù Hợp

4. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thu được và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp

Các kế hoạch chiến lược với các mục tiêu và nội dung triển khai cụ thể sau khi được xây dựng sẽ đưa vào thực hiện. Để tiến hành kế hoạch một cách hiệu quả cần lập thời gian biểu và lịch trình hoạt động, xây dựng ngân sách thực hiện chiến lược một cách cụ thể.

Kiểm tra kế hoạch là việc đánh giá các tình huống thực sự diễn ra trên thị trường, so sánh các kết quả đạt được trên thực tế và kết quả mà doanh nghiệp mong muốn trong kế hoạch của mình, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Do vậy, kiểm tra là một yêu cầu bắt buộc trong tổng thể chiến lược.

Sự thành công của một chiến lược được đánh giá thông qua mức độ đạt được các mục tiêu đề ra. Ở đây, nó được tính bằng tiền, lượng du khách, số lượng người biết đến dịch vụ du lịch.

Sau khi tiến hành thực hiện, kiểm tra, đánh giá chiến lược đã đề ra doanh nghiệp sẽ biết được những thành tựu cũng như những điểm hạn chế của chiến lược đó. Căn cứ vào những đổi mới của môi trường kinh doanh, những biến động của thị trường, doanh nghiệp sẽ lập ra được một chiến lược mới phù hợp với mục tiêu trong giai đoạn mới.

Tóm lại, chiến lược thu hút khách du lịch thông qua marketing dịch vụ du lịch là một loạt phương pháp và kỹ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách và đem lại lợi nhuận cho các công ty du lịch, góp phần phát triển ngành du lịch Việt Nam. Quy trình của chiến lược thu hút khách du lịch bao gồm tổng hợp các bước từ nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược cho đến tổ chức thực hiện chiến lược và kiểm tra, đánh giá. Đây là hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Vậy thực trạng của hoạt động này hiện nay ra sao, Việt Nam đã có những chính sách chiến lược thu hút du khách như thế nào… chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở chương II của đề tài.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU‌‌

I. Giới thiệu chung về ngành du lịch Việt Nam

1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam

Ngày 09/07/1960, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Từ năm 1960 đến 1975, Du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách Du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư. Quản lý nhà nước về Du lịch thuộc chức năng của Bộ Ngoại thương với một Phòng chuyên trách 4 người; năm 1969 chức năng này chuyển về Phủ Thủ tướng; sau đó chuyển sang Bộ Công an. Từ năm 1975 đến 1990, hoà vào khí thế chung của đất nước đã được thống nhất, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quan, bảo toàn và phát triển các cơ sở Du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Du lịch. Giai đoạn từ 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên đôi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất luợng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hoá – Thông tin, rồi vào Bộ Thương mại, tháng 11 năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính phủ. Tổng cục Du lịch đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, khắc phục khó khăn, vươn lên về mọi mặt để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố [26].

Những năm qua, ngành du lịch đã huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, từng bước khẳng định vị trí là một ngành kinh tế quan trọng. Từ chỗ chưa có vị thế trên thị trường quốc tế, du lịch Việt Nam đã vươn lên, chủ động hội nhập thế giới, thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, trong khu vực và trên thế giới bằng các hiệp định song phương, đa phương…

Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, đồng thời thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn , đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các trung tâm du lịch như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu), một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long…

Du lịch phát triển cũng tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và nước ngoài, giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 334.000 lao động trực tiếp và khoảng 790.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ [31]. Thông qua du lịch, nhiều di tích, di sản đã được trùng tu, tôn tạo từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Toàn ngành đã chú trọng xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, các tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Hình thành các loại hình du lịch mới, đặc thù như đi bộ, leo núi, lặn biển, hang động, du lịch đường bộ xuyên Việt bằng xe đạp, mô tô, caravan, du lịch đồng quê, về cội nguồn… Chú trọng khai thác giá trị nhân văn giàu bản sắc dân tộc, tổ chức các hội thi nấu ăn, thi hướng dẫn viên du lịch… để nâng cao chất lượng sản phẩm. Mỗi năm đều có chủ đề riêng, không tách rời các sự kiện lớn của dân tộc.

Việt Nam được đánh giá là điểm đến mang nhiều nét Á Đông hấp dẫn , thân thiện và khá an toàn . Theo kết quả khả o sá t độ c lậ p của công ty FreshMinds , khu vực châu Á là nơi thân thiệ n nhấ t trên thế giới để ngườ i nướ c ngoà i đến sinh số ng và là m việ c , trong đó, Việt Nam, Thái Lan, Hồng Kông và Malaysia là 4 điểm đến hàng đầu [30]. Như vậy, từ những bước đi chập chững đầu tiên, Việt Nam đã không ngừng vươn lên và có triển vọng góp mặt trong top 10 quốc gia đứng đầu về du lịch của cả thế giới.

2. Thực trạng hoạt động của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua

Trải qua gần 50 năm phát triển, Du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, có tốc độ tăng trưởng khá trong thời gian vừa qua, kể cả trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh và khủng bố ở nhiều nơi trên thế hiới những năm gần đây.

2.1. Về khách du lịch

2.1.1 Số lượng khách du lịch

Lượng khách năm 1990 đạt một triệu, đã về trước kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 1990 đến 2007 lượng

khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng với 2 con số. Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008) và năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Khách du lịch nội địa ước tăng 20 lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008, và đạt 25 triệu lượt năm 2009, tăng 25% so với năm 2008. Số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, bình quân giai đoạn 2000 - 2009, trên 30.000 người/năm. Lượng khách qua các năm được thể hiện trong bảng 2.1.


Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế)

Đơn vị: lượt người


Năm

Khách quốc tế

Khách nội địa

1990

250.000

1.000.000

1995

1.351.300

6.900.000

2000

2.140.100

11.200.000

2001

2.330.050

11.700.000

2002

2.627.988

13.000.000

2003

2.428.735

13.500.000

2004

2.927.873

14.500.000

2005

3.477.500

16.100.000

2006

3.583.486

17.500.000

2007

4.229.349

19.200.000

2008

4.253.740

20.500.000

2009

3.772.359

25.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu - 5


Nguồn: Tổng cục Du lịch


Biểu đồ 2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2009

(Đơn vị: triệu lượt người)


4.50

4.00

3.50

3.00

2.50

2.00

1.50

1.00

0.50

0.00


1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Nguồn: Tổng cục Du lịch, tổng hợp số liệu thống kê giai đoạn 1995-2009


Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, mức tăng trưởng về lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu theo chiều hướng đi lên. Ngoài sự sụt giảm nhẹ vào năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á và vào năm 2003 một phần do ảnh hưởng của đại dịch SARS, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đều có mức tăng khả quan qua các năm. Đáng chú ý, năm 2007 lượng khách du lịch quốc tế lần đầu tiên vượt mức 4 triệu lượt và tiếp tục tăng nhẹ tới hết năm 2008, đạt trên 4,2 triệu khách. Đây là con số khá ấn tượng với một ngành du lịch được xem là còn non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới như Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu lượng khách quốc tế bị ảnh hưởng, ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Nếu nhìn vào kế hoạch đề ra là đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế và nhìn vào lượng khách quốc tế giảm so với năm trước thì năm 2009 là một năm không thành công của ngành du lịch. Tuy vậy, những con số này cũng cho thấy tỷ lệ giảm sút lượng khách

đang được ngăn chặn và có nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng lượng khách sẽ được khôi phục. Sáu tháng đầu năm, tỷ lệ giảm sút so với cùng kỳ năm 2008 là 19,6%, sang tháng 11 tỷ lệ đó rút xuống 12,4%. Lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 11 đã đạt hơn 387 nghìn lượt người, tăng 70% so với tháng trước và đạt tốc độ tăng hơn 38% so với tốc độ tăng của tháng 11-2008. Trước những khó khăn chung của du lịch thế giới và các nước trong khu vực thì kết quả này thể hiện nỗ lực và cố gắng lớn của ngành du lịch Việt Nam trong việc triển khai các giải pháp khắc phục.

2.1.2. Cơ cấu khách du lịch

Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2008 – 2009

Đơn vị: lượt người


Năm

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

2009 so với 2008 (%)

Tổng số

4.253.740

3.772.359

89,1

Chia theo mục đích chuyến đi

Du lịch, nghỉ ngơi

2.432.912

2.226.440

85,2

Đi công việc

844.332

783.139

99,8

Thăm thân nhân

3.277.243

517.703

101,4

Các mục đích khác

268.029

245.077

91,4

Chia theo một số thị trường

Trung Quốc

643.344

527.610

82,0

Mỹ

414.851

403.930

97,4

Hàn Quốc

449.043

362.115

80,6

Nhật Bản

393.091

359.231

91,4

Đài Loan (TQ)

303175

271.643

89,6

Úc

234.692

218.461

93,1

Pháp

182.068

174.525

95,9

Malaisia

174.545

166.284

95,3

Thái Lan

182.385

152.633

83,7

Các thị trường khác

1.257.948

1.135.927

90,3

Nguồn: Tổng cục Du lịch, tổng hợp số liệu thống kê 2008 – 2009

Cơ cấu khách đến theo mục đích biến động trái ngược nhau

Kết quả thống kê du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2008 cho thấy số khách đến vì các mục đích khác nhau đã biến động không giống nhau, trong khi số khách đến thuần túy du lịch tăng nhẹ thì số khách đến vì mục đích công việc kết hợp du lịch tăng rất mạnh và ngược lại số khách đến với mục đích thăm thân kết hợp du lịch đã giảm xuống rõ rệt, cụ thể:

+ Số khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích thuần túy du lịch, nghỉ ngơi ước tính cả năm đạt hơn 2,6 triệu lượt người, chỉ tăng 1,2% so với năm 2007, tuy nhiên về tỷ trọng vẫn chiếm 61,6% trong tổng số khách quốc tế đến, cao hơn 0,3% so với năm 2007 và 3,4% so với bình quân 4 năm từ 2004 - 2007. Điều này cho thấy, mặc dù có nhiều khó khăn do kinh tế thế giới suy giảm, thu nhập và chi tiêu cá nhân thu hẹp, giá cả thị trường và giá các tour du lịch leo thang làm hạn chế rất nhiều nhu cầu đi du lịch thế giới, nhưng thị trường Việt Nam vẫn thu hút được một lượng khách khá lớn và đặc biệt là số khách đến thuần túy mục đích du lịch, nghỉ ngơi vẫn giữ vững và tăng.

+ Ước tính tổng số khách quốc tế đến vì mục đích công việc kết hợp du lịch cả năm nay đạt hơn 850 ngàn người, tăng 29,2% so với năm 2007 và chiếm 20,1% trong tổng số du khách quốc tế đến, cao hơn 4,5% và 4,3% so với 2007 và bình quân 4 năm trước đó.

Mặc dù số lượng khách đến vì mục đích công việc kết hợp du lịch có xu hướng giảm tốc khá mạnh trong những tháng cuối năm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nhìn chung số khách này vẫn tăng lên với tốc độ khá cao so với năm 2007 và nhiều năm trước. Kết quả này là do thị trường nước ta cho đến nay vẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường có tiềm năng và hấp dẫn. Cụ thể số dự án và vốn FDI đăng ký vào nước ta trong 11 tháng năm này đã tăng lên với tốc độ kỷ lục, đạt hơn một nghìn dự án với số vốn đăng ký hơn 59 tỷ USD, tăng gần 3 lần so với con số 20,3 tỷ USD của cả năm 2007.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí