Chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu - 2

LỜI MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch đã trở thành một thành tố quan trọng trong bức tranh kinh tế chung của cả nước. Sự phát triển của du lịch không chỉ góp phần cải thiện tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động mà còn thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành du lịch càng được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mở rộng quy mô hoạt động theo chủ trương đã nêu ra từ đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX là “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [13].

Tuy đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tốc độ tăng trưởng du lịch trong một thời gian ngắn (chủ yếu từ năm 1990 trở lại đây) nhưng hội nhập quốc tế bên cạnh việc mở ra những cơ hội phát triển mới cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức với ngành du lịch Việt Nam. Bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng. Ngành công nghiệp không khói đóng góp vào GDP hơn 70 nghìn tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động này có dấu hiệu chững lại. Để vực lại tốc độ tăng trưởng nhanh và tiếp tục phát triển bền vững, cạnh tranh được với những ngành du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam là phải xác lập được cho mình chiến lược thu hút khách du lịch một cách hiệu quả. Chỉ bằng cách đó, ngành du lịch Việt Nam mới có thể phát triển trong dài hạn và bắt kịp tốc độ phát triển của các quốc gia có ngành du lịch tiến bộ hơn trong khu vực, từng bước đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Ngành du lịch Việt Nam tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhưng phát triển vẫn chưa tương xứng với tài nguyên sẵn có. Tại sao khách du lịch chưa thấy Việt Nam thực sự là một điểm đến hấp dẫn? Do cơ sở hạ tầng, nhân lực ngành còn hạn chế hay do sản phẩm du lịch chưa phong phú, độc đáo…? Và đâu là hướng đi đúng đắn cho ngành trước tình hình kinh tế hiện nay. Những câu hỏi cấp thiết này chính là nguyên nhân để em chọn đề tài “Chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.‌‌

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về chiến lược thu hút khách du lịch.

- Phân tích và đánh giá thực trạng các chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam giúp ngành du lịch phát triển bền vững trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong đó tập trung vào các thành phần của chiến lược Marketing-mix dịch vụ du lịch của ngành du lịch.

- Thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Khóa luận sử dụng phương pháp quan sát thực tế, phân tích thống kê, tổng hợp so sánh để đưa ra các đánh giá, nhận định.

5. Kết cấu khóa luận

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về chiến lược thu hút khách du lịch trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

Chương 2: Phân tích chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những góp ý, phê bình của thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn và cũng là để có thêm luận cứ, cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa về vấn đề này trong thời gian tới.

Để có thể hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo - ThS Trần Hải Ly trong suốt thời gian qua.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU‌‌

I. Khái quát chung về chiến lược thu hút khách du lịch trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

1. Chiến lược thu hút khách du lịch

Chiến lược trong kinh doanh đã trở thành một yếu tố chủ chốt đóng góp vào sự thành công của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Khái niệm chiến lược được định nghĩa như sau.

Theo tập đoàn tư vấn Boston: “Chiến lược kinh doanh là những xác định sự phân bổ nguồn lực sẵn có với mục đích làm thay đổi thế cân bằng cạnh tranh & chuyển lợi thế về phía mình” [9].

Còn theo Michael Porter - giáo sư chiến lược hàng đầu của Havard thì: “Chiến lược kinh doanh để đương đầu với cạnh tranh là sự kết hợp giữa những mục tiêu cần đạt tới và những phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm để đạt tới mục tiêu” [9].

Có thể chia chiến lược theo các cấp độ:

- Tầm nhìn chiến lược (Vision)

- Sứ mệnh chiến lược (Mission)

- Mục tiêu chiến lược (Objective/Goal) Chia chiến lược theo thời gian:

- Chiến lược ngắn hạn (2-3 năm thường là chiến lược chức năng)

- Chiến lược trung hạn (5-10 năm, là các chiến lược khá quan trọng bao gồm nhiều hoạt động, dự án)

- Chiến lược dài hạn (từ 10 năm trở đi, chiến lược trở thành một định hướng, dự báo cho doanh nghiệp trong tương lai)

Chiến lược chia theo chức năng

- Chiến lược bộ phận (chiến lược cho bộ phận của ngành)

- Chiến lược tổng thể (chiến lược cho toàn ngành)

Tới thập kỷ 60 của thế kỷ 20, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng. Chiến lược thu hút khách du lịch cũng nằm trong số đó.

Như vậy, chiến lược thu hút khách du lịch là một chiến lược tổng thể cho toàn ngành và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành. Trong khuôn khổ bài khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chiến lược thu hút du khách thông qua các chiến lược marketing – mix du lịch áp dụng cho ngành.

2. Bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

2.1. Nguyên nhân

Có thể nói, bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do các nguyên nhân cơ bản:

Một là, sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng nhà đất, của các khoản cho vay thế chấp nhà đất hay còn gọi là tín dụng dưới chuẩn.

Quá trình sụp đổ (từ 2007) diễn ra nhanh hơn quá trình hưng thịnh (2000 – 2006). Cho đến tháng 8/2008, chỉ số giá nhà ở Mỹ đã xuống gần mức âm 20% và vẫn còn xuống thấp. Trong khi đó, các ngân hàng lại cho vay mua nhà hết sức dễ dãi cùng sự đánh giá tín nhiệm thiếu trách nhiệm của nhiều tổ chức đánh giá khiến người vay không trả được lãi và môt phần gốc đến hạn, dẫn đến đổ vỡ.

Hai là, sự đổ vỡ của hệ thống tín dụng.

Tại đỉnh điểm, tổng dư nợ thế chấp nhà đất ở Mỹ vào khoảng 11 nghìn tỷ USD còn tổng mức dư nợ tín dụng là gần 3,5 lần GDP tức khoảng 48 nghìn tỷ USD. Nợ thế chấp chỉ chiếm khoảng 23% tổng dư nợ nhưng đã tăng gấp đôi từ năm 2001 đến năm 2007.

Ba là, khuyết tật của hệ thống ngân hàng – tài chính.

Có thể thấy đây là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng cho vay thế chấp. Sự quản lý lỏng lẻo, không theo kịp các hoạt

động của tất cả các tổ chức tài chính – ngân hàng đã tạo điều kiện cho các tổ chức này lạm dụng các sản phẩm phái sinh mới một cách thái quá dẫn đến những hậu quả khôn lường.

2.2. Diễn biến

Bong bóng nhà đất ở Mỹ giai đoạn 2005 – 2006 với những khoản vay dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao và các khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh dẫn đến sự thất bại trong kinh doanh nhà đất năm 2007. Đã có 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản, gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006.

Tất cả góp phần đẩy Mỹ và thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Sau khi các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính thế giới báo cáo thua lỗ đến 435 tỷ USD vào tháng 7 thì Mỹ phải chi hàng trăm tỷ USD để tiếp quản hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac, chính phủ tiếp quản ngân hàng Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhất nước Mỹ, FED cung cấp 30 tỷ USD để trợ giúp các khoản lỗ của Bear Steams và cho AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, vay 85 tỷ USD để tránh phá sản. Sauk hi Lehnam Borthers tuyên bố phá sản vào 15/9 thì cả 3 loại chỉ số Down Jones, NASDAD và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự kiện 11/9/2001… Mỹ đã phải chi lần lượt 700 và 800 tỷ USD cho các gói hỗ trợ kinh tế và thừa nhận đã suy thoái kinh tế từ cuối năm 2007.

Ở Anh, sau khi ngân hàng Braford & Bingley sụp đổ đã cho 88 tỷ USD để cứu hệ thống ngân hàng nước này. Nhật và 15 nước châu Âu thừa nhận đã lâm vào suy thoái. Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế còn IMF cũng phải bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế.

2.3. Tác động

2.3.1. Đối với thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này là cuộc khủng hoảng sâu rộng nhất kể từ sau Đại suy thoái 1929 – 1933 và để lại những hậu quả nặng nề đối

với nền kinh tế thế giới. Bắt đầu từ Mỹ, cuộc khủng hoảng đã lan nhanh sang châu Âu, châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới. Theo số liệu công bố ngày 28/1/2009 của IMF tại hội nghị thường niên lần thứ 39 của WEF, năm 2008 các định chế tài chính toàn cầu đã thiệt hại tới 2,2 nghìn tỷ USD do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Hầu hết các nước phát triển đều có mức tăng trưởng âm trong năm 2009, các nước OECD được cảnh báo về 3 hiểm họa là suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng và nguy cơ giảm phát. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tăng cao và nguy cơ khủng hoảng tài chính lại đang rình rập các nước đang phát triển.

Tại các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, hậu quả nặng nề là tín dụng bị thu hẹp, lãi suất liên ngân hàng tăng, nguy cơ suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, mức tiêu dùng giảm, sản xuất sa sút. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) dự báo trong hoàn cảnh kinh tế thế giới phục hồi tốt nhất sẽ vẫn có thêm 18 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu là 6,1%.

Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 ở một số nước

Đơn vị: %


Quốc gia

2006

2007

2008

2009

Mỹ

4,6

4,6

5,6

6,9

EU

8,7

7,4

7,6

8,3

Nhật Bản

4,1

3,8

4,1

4,5

Anh

5,4

5,4

5,4

6,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu - 2

Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế

Chỉ số chứng khoán Mỹ sụt giảm đã gây tác động dây chuyền, kéo theo chỉ số chứng khoán của các nước châu Á và châu Âu sụt giảm. Niềm tin vào thị trường tài chính lung lay và “bong bóng” bất động sản toàn cầu có nguy cơ bị xì hơi. Khi thị trường tín dụng đóng băng, màu đỏ tràn ngập trên mọi thị trường chứng khoán.

Mức tăng trưởng về trao đổi thương mại quốc tế năm 2008 chỉ đạt 4,5%, thấp hơn nhiều so với 8,5% năm 2006 và 5,5% năm 2007. Trong khi đó, giá hàng hóa thế giới lại biến động cực mạnh, tăng và giảm rất nhanh.

2.3.2. Đối với Việt Nam

Gia nhập WTO, hội nhập vào kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu tác động tới Việt Nam là không thể tránh khỏi.

Lạm phát đã chậm lại do sự sụt giảm về giá trên rất nhiều mặt trong tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Nó đòi hỏi những chính sách thích hợp để vừa kích cầu đầu tư và tiêu dùng để kiềm chế giảm phát cũng như đề phòng nguy cơ lạm phát trở lại.

Khủng hoảng tài chính tác động đến lĩnh vực xuất – nhập khẩu khiến thâm hụt thương mại gia tăng. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc biệt là ở các mặt hàng dầu thô, nông - thủy sản… Lượng đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt giảm trong hai tháng cuối năm 2008. Tiêu biểu là dệt may giảm 20 -30% về số lượng đơn hàng và giá, thủy sản giảm 30% đơn hàng và giá…Trong khi đó, nước ta vẫn nhập siêu đến 17,5 tỷ USD trong cả năm 2008.

Khủng hoảng tài chính cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dân, lo ngại đồng USD mất giá và rút USD khỏi hệ thống ngân hàng hoặc bán USD lấy tiền Việt gửi vào khiến cơ cấu tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi.

Ngoài ra, khủng hoảng lan rộng cũng ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Vốn FDI giảm, thậm chí vốn đã cam kết thực hiện trễ hơn do tới khoảng 80% vốn của các nhà đầu tư vào Việt Nam là nguồn vốn đi vay.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí