Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 4


chiến tàng hình, Nhảy đàn hồi, Đấu bò... là điểm đến lý tưởng để tổ chức các tour du lịch dã ngoại cắm trại, hội nghị.

Trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai hiện có 18 di tích lịch sử cách mạng và 5 di tích thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ. Các di tích lịch sử tập trung phần lớn tại thành phố Biên Hoà.

Các di tích lịch sử văn hoá Tỉnh Đồng Nai


Stt

Tên địa phương

Loại di tích

Cấp xếp hạng

Tổng số

Lịch sử,

cách mạng

Kiến trúc, nghệ

thuật ,khảo cổ

Tỉnh

Quốc

gia

1

Thành phố Biên Hồ

11

4

1

14

15

2

Huyện Long Thành

1

1


2

2

3

Huyện Nhơn Trạch

1



1

1

4

Huyện Vĩnh Cửu

2



2

2

5

Thị Xã Long Khánh

1



1

1

6

Huyện Cẩm Mỹ


1


1

1

7

Huyện Định Quán

1

1


2

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 4

(Nguồn: Sở Văn Hoá Thông Tin Đồng Nai-Năm 2006)

Các di tích lịch sử, cách mạng bao gồm các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như chùa, đình, đền (chùa Bửu Phong, chùa Gia Lào, chùa Cô Hồn, Đình Tân Lân, Đền Nguyễn Hữu Cảnh, Văn Miếu Trấn Biên…) và các công trình từng là chứng nhân lịch sử về một thời quá khứ hào hùng của miền đất Đồng Nai anh dũng (Nhà xanh, nhà lao Tân Hiệp, Căn cứ uỷ Miền Đông, Địa đạo Nhơn Trạch, khu căn cứ rừng Sác…) Nhóm di tích lịch sử, cách mạng là cơ sở để phát triển những tour chuyên đề về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng, học tập và nghiên cứu lịch sử.

Chùa Bửu Phong: nằm ở trên núi Bửu Long, thuộc xã Tân Bửu, cách thành phố Biên Hồ 6 km. Đây là ngơi cổ tự rêu phong cổ kính được xây dựng vào thế kỷ 17, lúc đầu chỉ là thảo am nhỏ sau do Thiền sư Pháp Thơng xây cất


tôn nghiêm, được trùng tu mở rộng vào những năm 1829 trở lại đây. Bên trong chùa có những pho tượng cổ với những nét điêu khắc mang đậm tính chất Á Đông. Đây là điểm hấp dẫn để tổ chức các tour du lịch hành hương, kết hợp tham quan thắng cảnh tuyệt đẹp của Bửu Long.

Chùa Gia Lào: nằm trên ngọn núi Chứa chan, là một trong những điểm du lịch tham quan, phục vụ đời sống tín ngưỡng đang thu hút khách ở huyện Xuân Lộc. Vào những dịp như Rằm tháng Giêng âm lịch, rằm tháng Tư, tháng Bảy…các đồn khách tham quan từ nhiều nơi đổ về đây rất đơng. Tuy nhiên dịch vụ phục vụ khách chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, chưa rõ nét quy hoạch và khai thác. Dự án cáp treo núi Chứa Chan đã cĩ, nhưng chưa chính thức khởi cơng.

Chùa Đại Giác: thuộc xã Hiệp Hịa, TP. Biên Hịa, được xếp hạng là di tích lịch sử và nghệ thuật cấp quốc gia năm 1990. Ngày nay, du khách đến thăm chùa Đại Giác sẽ được chiêm ngưỡng một cơng trình kiến trúc tơn giáo khá quy mơ hiện hữu trong khơng gian thống rộng nên thơ, đồng hành với thời gian nhiều biến cố vẫn giữ được nét cổ kính xa xưa, nét đẹp cảnh trí và sự trang nghiêm của chốn thanh tịnh.

Chùa Long Thiền: được xây dựng vào năm 1664, là một trong ba ngơi chùa cĩ niên đại sớm nhất ở Đồng Nai. Chùa là cơng trình kiến trúc tơn giáo theo kiểu chữ "Tam", ở điện Phật cĩ nhiều pho tượng cổ bằng đất nung và bằng đồng được chạm trổ cơng phu. Chùa là nơi truyền bá Phật giáo đầu tiên ở miền Nam. Chùa Long Thiền hiện nay là trụ sở Giáo hội phật giáo Việt Nam.

Chùa Ông: thuộc xã Hiệp Hòa (Cù lao Tân Vạn), Tp.Biên Hòa, cách đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh khoảng 100 mét, là ngôi chùa Hoa sớm nhất ở Nam bộ (khoảng năm 1684). Xung quanh chùa là cả một công trình độc đáo các tượng gốm men xanh của thợ gốm Cây Mai (Chợ Lớn) với các đề tài như hát bội, hát


tuồng, múa hát cung đình, tượng ông Nhật bà Nguyệt...cộng với các tác phẩm bằng đá ở mặt tiền chùa do thợ đá Bửu Long tạo ra đã tạo nên nét kiến trúc đặc trưng cho ngôi chùa.

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh: thuộc địa phận xã Hiệp Hịa (Cù lao Tân Vạn). Mặt đền nhìn ra sơng Đồng Nai theo hướng Tây Nam. Mặt trước đền cĩ gắn đơi rồng chầu pháp làm bằng gốm men xanh, hai bên là cặp lân. Hàng cột mặt tiền đắp rồng cuốn mây cĩ đơi liễn chữ nho khắc chìm vào tường. Năm 1998, Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã xây dựng nhà bia ghi lại lịch sử 300 năm của vùng đất Biên Hịa Đồng Nai trong khuơn viên của đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Đền là di tích lịch sử-văn hĩa đã được nhà nước xếp hạng, cĩ thể phát triển thành sản phẩm du lịch văn hố lịch sử.

Đình Tân Lân: thuộc phường Hịa Bình, TP Biên Hịa. Do người dân thơn Tân Lân dựng lên từ thời Minh Mạng (1820 - 1840) để tỏ lịng tơn kính Trấn Biên Đơ đốc Trần Thượng Xuyên. Đình được làm từ các vật liệu chuyên dùng cho kiến trúc tơn giáo thế kỉ XVIII - XIX của người Hoa. Đây là một cơng trình nghệ thuật đặc sắc, trên nĩc mái cĩ hàng trăm tượng người, vật bằng gốm sứ men xanh màu lưu ly thể hiện các đề tài cổ điển phương Đơng một cách sinh động. Hàng năm, từ ngày 12 đến 14 tháng 12 âm lịch, đình tổ chức Lễ Kỳ Yên, cũng là ngày lễ trọng thu hút đơng đảo người dân khơng kể Hoa, Việt qui tụ về dâng hương cầu an, cầu phước.

Văn miếu Trấn Biên: phường Bửu Long, TP.Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở phương Nam. Nơi đây khơng chỉ thờ Khổng Tử mà cịn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hĩa, giáo dục của đất nước. Văn Miếu là điểm đến của nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu văn hĩa lịch sử Đồng Nai. Văn Miếu đang tiếp tục quá trình thi cơng xây dựng giai đoạn 2 là khu dịch vụ. Điểm thuận lợi là Văn Miếu rất gần Khu Du Lịch


Bửu Long nên có thể kết hợp với khu du lịch này tạo thành một quần thể du lịch danh thắng rất lý tưởng.

Nhà xanh: thuộc phường Thống Nhất, thành phố Biên Hồ, nơi trước đây là Sở chỉ huy Tiểu khu Biên Hịa của thực dân Pháp. Khuơn viên Nhà Xanh rộng hơn 1ha, xây dựng theo lối biệt thự Pháp gồm hai tầng, cấu trúc các tầng đều giống nhau, nĩc nhà lợp ngĩi vảy cá, xung quanh là các trại lính canh gác chặt chẽ ngày đêm. Tại đây ngày 7/7/1959 đã diễn ra trận đánh gây tiếng vang lớn trong nước và thế giới, thể hiện tinh thần, ý chí tiến cơng của quân dân Biên Hịa, vạch trần âm mưu xâm lược của Mỹ và bản chất tay sai của chính quyền bù nhìn Sài Gịn. Nhà Xanh được Bộ VH-TT cơng nhận là di tích quốc gia năm 1986.

Nhà lao Tân Hiệp: thuộc phường Tân Tiến, thành phố Biên Hịa, nay được gọi là Trung tâm Cải huấn Biên Hịa. Tại đây, chiều chủ nhật ngày 02/12/1956, khi tiếng kẻng vang lên để lính gác tháp đổi phiên, các tù nhân - Đảng viên Cộng sản đã chia nhau chiếm lĩnh các mục tiêu quan trọng, khống chế Giám đốc trại, các giám thị, yểm trợ cho hơn 400 cán bộ, đảng viên nổi dậy chạy thốt ra ngồi, trong đĩ cĩ một số Đảng viên sau này giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng và nhà nước Việt Nam. Đây là địa điểm cĩ tiềm năng phát triển du lịch nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.

Căn cứ uỷ Miền Đông (chiến khu Đ): thuộc địa phận Lâm trường Hiếu Liêm, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu. Chiến khu Đ là căn cứ kháng chiến nổi tiếng ở miền Đơng Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc Việt Nam. Chiến khu Đ là nơi ra đời kỹ thuật đặc cơng và lực lượng đặc cơng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiến Khu Đ là di tích quốc gia, là niềm tự hào, là biểu tượng truyền thống cách mạng kiên cường của người Đồng Nai và của cả Miền Đơng Nam Bộ.


Bên cạnh đó là các di tích được xếp vào nhóm thắng cảnh, kiến trúc, nghệ thuật khảo cổ chứa đựng những giá trị to lớn về nhiều mặt. Nổi bật trong nhóm này là Mộ Cổ Hàng Gòn (di tích khảo cổ).

Mộ cổ Hàng Gòn: nằm ở xã Xuân Tân, huyện Xuân Lộc, trên độ cao 250m về phía tây tỉnh lộ 2 (Long Khánh đi Bà Rịa), tiêu biểu cho nền văn hố cổ đại xuất hiện cách đây khoảng hơn 2.500 năm. Mộ cổ Hàng Gịn do ơng Bouchot J. một kỹ sư cầu đường người Pháp phát hiện vào năm 1927. Nét đặc biệt của ngơi mộ cổ là được ghép bởi những tấm đá hoa cương nặng hàng tấn, riêng nắp mộ ước tính khoảng 10 tấn. Cĩ nhiều phiến đá lớn bằng phẳng, xếp cân đối, tinh vi, khoa học, biểu trưng cho nền văn minh của người xưa. Đây là ngơi mộ cổ nhất và cĩ quy mơ nhất tại Việt Nam cịn được bảo tồn đến ngày nay. Năm 1984, Bộ Văn hĩa xếp hạng mộ cổ Hàng Gịn là di tích quốc gia, một trong mười di tích quan trọng ở Nam Bộ. Đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật lẫn kỹ thuật của người Việt cổ. Khu mộ cổ thích hợp phát triển tour du lịch khám phá văn hố, lịch sử.

Nhà cổ: hiện trên địa bàn Đồng Nai cịn một số ngơi nhà cổ tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, và tại thành phố Biên Hồ. Một số ít ngơi nhà cổ được trùng tu và giữ nguyên vẹn đến ngày hơm nay, nổi bật nhất là nhà từ đường họ Đào – Nhơn Trạch, nhà từ đường họ Trần – phường Tân Vạn , Tp. Biên Hồ. Nhà cổ là cơng trình văn hố cĩ giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật cao và cĩ thể xếp vào hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. Do đĩ cần cĩ sự điều tra, hệ thống lại các ngơi nhà cổ để cĩ thể kết hợp với các danh thắng khác thực hiện tour du lịch văn hố lịch sử độc đáo.

Nhìn chung các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Đồng Nai tập trung với mật độ tương đối cao ở thành phố Biên Hoà. Do vậy khi xây dựng các chương


trình du lịch của Đồng Nai cần dựa trên quan điểm phát triển hài hoà giữa các địa phương.

Lễ hội: là một hình thức sinh hoạt văn hố đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Các hoạt động lễ hội thường thu hút nhiều khách hành hương và khách du lịch tham gia. Cĩ thể chia các lễ hội đặc trưng của Tỉnh ra thành các loại sau:

Lễ hội làng xã truyền thống: cúng đình, cúng vía trời đất, cúng bà…

Lễ hội của các dân tộc ít người: cúng lúa mới, cầu được mùa, đâm trâu, cầu an…

Lễ hội kỷ niệm những sự kiện lịch sử: lễ hội truyền thống cách mạng tại Chiến khu Đ, Chiến thắng La Ngà, Chiến thắng Xuân Lộc, chiến thắng sân bay Biên Hồ…

Lễ Kỳ Yên: các lễ hội truyền thống làng xã vẫn cịn khá phổ biến ở Đồng Nai. Lễ hội cúng đình mà một trong hình thức của nĩ là lễ Kỳ Yên thường diễn ra tại các đình làng trên địa bàn thành phố Biên Hồ và huyện Long Thành, nơi cĩ số lượng đình chùa tập trung rất lớn. Lễ Kỳ Yên là lễ chính của đình với mục đích vía thần nhưng thực chất là lễ hội nơng nghiệp cầu mưa thuận giĩ hồ, cầu được mùa, quốc thái dân an… Lễ hội thường diễn ra trong ba ngày, mỗi đình mỗi khác, gồm 3 lễ chính Túc Yết, Đàn Cả, Tiền Hiền-Hậu Hiền và các nghi lễ khác như rước sắc thần, xây chầu, đại bội… Diễn ra cùng lúc với lễ hội là các hoạt động ca hát, vũ điệu mang ý nghĩa nghi lễ, tạo nên sự trang nghiêm, long trọng cho lễ hội.

Lễ cúng bà: được tổ chức tại các miễu tuỳ vào ngày vía của mỗi bà. Tiêu biểu là Lễ cúng Bà Thiên Hậu (Chùa Thiên Hậu – Bửu Long). Đi kèm với các hoạt động nghi thức của lễ hội này còn có các tiết mục ca hát, diễn xướng tổng hợp.


Lễ hội cúng đình và lễ hội cúng bà là những sinh hoạt văn hoá truyền thống mang tính tín ngưỡng của một bộ phận không nhỏ người dân Đồng Nai. Các hoạt động lễ hội này thu hút sự tham gia của rất nhiều người dân địa phương. Việc chọn lọc các yếu tố mang tính văn hoá truyền thống từ các lễ hội này sẽ tạo môi trường tốt cho các hoạt động du lịch văn hoá mang tính cộng đồng cao.

Điểm đặc sắc của các hoạt động lễ hội còn được thể hiện thông qua các loại hình lễ hội của các dân tộc ít người. Trong số đó phải kể đến một số lễ hội hiện vẫn còn tồn tại như lễ hội đâm trâu của dân tộc Châu Mạ – huyện Tân Phú, lễ hội cầu an của dân tộc Hoa – xã Phú Vinh, huyện Vĩnh Cửu… và một số lễ hội đã thất truyền nhưng có khả năng khôi phục như lễ hội cúng lúa mới của dân tộc Châu Ro – huyện Xuân Lộc, lễ hội Ramadam của dân tộc Chăm – huyện Xuân Lộc. Đây là những nét sinh hoạt văn hoá, là tinh hoa của các dân tộc anh em sống trên địa bàn Đồng Nai, mang tính đặc thù cao, rất thích hợp tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc vì đối với các tài nguyên văn hoá phi vật thể này giá trị của nó được thể hiện qua các điệu múa, trường ca, nhạc cụ, món ăn… vốn rất đặc trưng của dân tộc. Vì cậy cần thiết phải có sự thu thập, điều tra các lễ hội của các dân tộc ít người, qua đó chọn lọc, khôi phục các lễ hội kết hợp vào các tour du lịch văn hoá truyền thống của Tỉnh.

Ngoài ra, Đồng Nai còn là nơi tập trung hai tôn giáo lớn là Phật giáo (Biên Hoà, Long Thành) và Thiên Chúa giáo (Biên Hoà, Thống Nhất) , thể hiện rõ qua số lượng và mật độ các công trình tôn giáo (chùa, nhà thờ…) trên các địa bàn. Vì thế các lễ hội mang tính tôn giáo như lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, Phật Đản, Vu Lan… đã trở thành những ngày lễ lớn, là dịp vui chơi giải trí của đông đảo tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, kể cả những người không có tôn giáo. Hằng năm lượng khách từ các tỉnh lân cận đổ về Đồng Nai để tham gia


các ngày lễ hội này rất đông. Đây là cơ hội để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí kết hợp ăn uống…

Làng nghề truyền thống: nghề, làng nghề truyền thống cũng là tài nguyên du lịch cĩ sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo khơng chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà cịn thể hiện những tư duy triết học, tâm tư tình cảm của con người.

Làng bưởi Tân Triều: Khu du lịch sinh thái Làng bưởi Tân Triều thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai. Diện tích Khu du lịch là 5 ha, đặc điểm nổi bật của Khu du lịch này là cĩ nhiều vườn cây ăn trái miệt vườn Nam Bộ đặc trưng, được bao quanh bởi một vùng sơng nước bao la, mang đầy phù sa với nhiều trái ngon, quả ngọt, đặc biệt là bưởi Tân Triều nổi tiếng khắp nơi. Hiện Khu du lịch đang được quy hoạch và đầu tư trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Tỉnh.

Làng gốm Hóa An : hiện nay, tại các phường Tân Vạn, Bửu Hịa, xã Hĩa An cĩ gần 100 xưởng gốm mỹ nghệ lớn nhỏ. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hịa đã được triển lãm ở nhiều nước, được tặng nhiều huy chương, bằng khen danh dự ở Pháp, Nhật, Thái Lan, Indonesia, Campuchia. Biên Hịa cũng là nơi khai sinh gốm mỹ nghệ hiện đại (năm 1963) với cha đẻ là cựu giáo sư Lê Bá Đáng của trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hịa. Làng gốm phù hợp với việc phát triển các tour du lịch tìm hiểu làng nghề truyền thống, kết hợp bán các sản phẩm gốm sứ độc đáo, mang đậm dấu ấn địa phương.

Ngoài ra, trên địa bàn Đồng Nai còn có một số nghề, làng nghề truyền thống khác như: đan lát, mây tre, đan sọt (P.An Bình, Biên Hoà; huyện Tân Phú); Trồng dâu, nuôi tằm (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú; xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc); May thêu, kết cườm, dệt vải (phường Tân Mai, Biên Hoà); Dệt thổ cẩm (huyện Tân Phú); Gỗ mỹ nghệ (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom);

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí