Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 2


Việt Nam: kinh tế nước ta đã gặp rất nhiều khĩ khăn do nhiều nguyên nhân nhưng với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010 và một số văn kiện khác của Đảng và Nhà Nước, chúng ta đã vượt qua những khĩ khăn bước đầu và từng bước đạt được những thắng lợi nhất định. Từ đĩ đến nay chúng ta cũng đã vạch ra những chiến lược cụ thể như: giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phịng, mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thành tựu mà chúng ta đạt được là rất quan trọng và thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà Nước.

1.1.2. Chiến lược phát triển ngành:

Chiến lược phát triển ngành là loại chiến lược mà nội dung của nó cũng bao gồm các yếu tố chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, xã hội, cách thức phát triển của một đất nước, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ngành. Chiến lược phát triển ngành cũng phải xác định mục tiêu chính cần đạt đến dựa trên nguồn lực, cơ cấu kinh tế, phương thức và cơ chế quản lý kinh tế, trong đó phải xem xét con người là nhân tố quan trọng mang tính quyết định. Khi xây dựng chiến lược chúng ta phải xét đến tính đa dạng và khác nhau giữa các chiến lược do nhiều yếu tố ảnh hưởng:

Hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ở từng giai đoạn của đất nước gắn với những yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đó, như: Chiến lược thời kỳ hậu chiến tranh, khôi phục kinh tế, giai đoạn tiền đề cho công nghiệp hóa… Ở những nước phát triển, họ rất chú trọng đến những chiến lược ứng với những giai đoạn cụ thể trong tiến trình phát triển.


Dựa theo mục tiêu chính cần đạt đến của chiến lược, chúng ta có những chiến lược như chiến lược xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chiến lược thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước…

Gắn với nguồn lực, chúng ta có thể có các loại chiến lược ứng với những nội dung khác nhau: Chiến lược nội sinh (dựa vào nội lực), chiến lược ngoại sinh (dựa vào ngoại lực) hoặc chiến lược hỗn hợp, chiến lược dựa vào cách mạng khoa học công nghệ…

Căn cứ vào cơ cấu kinh tế, chúng ta có thể xây dựng các chiến lược như: chiến lược ưu tiên phát triển một số ngành then chốt, chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược hướng về xuất khẩu, chiến lược hỗn hợp…

Căn cứ vào phương thức và cơ chế quản lý kinh tế (mô hình quản lý), ta có thể có các chiến lược kế hoạch hóa tập trung, chiến lược theo cơ chế thị trường hoặc chiến lược phát triển theo cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết của nhà nước, định hướng XHCN.

Con người là nhân tố cơ bản đóng vai trò quyết định đối với việc thực hiện chiến lược. Mọi chiến lược được xây dựng là nhằm phát triển đất nước, đáp ứng nhu cầu của con người. Phải phát huy được nhân tố con người như là một chủ thể, một động lực cơ bản của chiến lược.

1.1.3. Quy trình hoạch định chiến lược:

1.1.3.1. Xác định mục tiêu:

Mục tiêu là khái niệm dùng để chỉ những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong một giai đoạn nhất định và là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng, hình thành chiến lược. Mục tiêu phải phù hợp với thực tế và phải xác định được thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc cũng như những căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên trong việc phân bổ nguồn lực.

1.1.3.2. Phân tích môi trường hoạt động:


Phân tích mơi trường bên ngồi: Bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô:

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: bao gồm các yếu tố như yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa-xã hội, công nghệ… Trong quá trình xây dựng chiến lược chúng ta không thể bỏ qua phân tích các yếu tố này.

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: Đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến ngành như yếu tố nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các đối thủ tiềm năng, các sản phẩm thay thế.

Phân tích môi trường bên trong: Đây là các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố này ta cĩ thể kiểm sốt được. Các yếu tố như tình hình sản xuất, tài chính, kỹ thuật, nhân sự, phân phối, tiếp thị… sẽ giúp cho nhà hoạch định chiến lược thấy được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh.

1.1.3.3. Lựa chọn chiến lược :

Căn cứ vào chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của mình mà tổ chức lựa chọn các phương án chiến lược phù hợp trong số những chiến lược được hình thành. Ngoài ra chiến lược còn phải đáp ứng hiệu quả kinh tế, xã hội mà tổ chức yêu cầu. Việc lựa chọn chiến lược đúng đắn, phù hợp với tổ chức sẽ là “kim chỉ nam” cho sự thành công của tổ chức đó.

1.2. Đặc điểm của ngành du lịch:

1.2.1. Sản phẩm du lịch:

Khái niệm: Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, tùy thuộc vào cách tiếp cận của tác giả. Theo từ điển du lịch của nhà xuất bản Berlin 1984 [13,101]: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”

Đặc tính: Sản phẩm du lịch có các đặc tính như sau:


Sản phẩm được bán cho du khách trước khi họ nhìn thấy sản phẩm.

Sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước.

Sản phẩm được hình thành từ các ngành kinh doanh khác nhau.

Sản phẩm du lịch luôn ở xa khách hàng.

Sản phẩm du lịch khơng cĩ tính tồn kho.

Sản phẩm du lịch thường có tính thời vụ và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố như chính trị, văn hóa, kinh tế, điều kiện tự nhiên.

Trong thời gian ngắn thì lượng cung là cố định.

Khách mua hàng thường ít trung thành với sản phẩm.

Thành phần: Cách sắp xếp theo tổ chức du lịch thế giới:

Di sản thiên nhiên.

Di sản năng lượng.

Di sản về con người.

Hình thái xã hội.

Hình thái về thiết kế chính trị, pháp chế.

Dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất.

Những hoạt động kinh tế, tài chính.

1.2.2. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế:

Hiện nay ngành này đóng góp rất lớn cho nền kinh tế mỗi nước cũng như toàn cầu (chiếm khoảng 11% GDP toàn cầu). Ngành du lịch không những mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn mà còn thu hút rất nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm mới.

Tại Việt Nam, du lịch góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và cũng góp phần thúc đẩy các ngành khác. Cũng thông qua du


lịch mà việc mở rộng giao lưu văn hóa được dễ dàng hơn, thông qua đó làm tăng sự đoàn kết hiểu biết giữa các vùng, các dân tộc khác nhau.

Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu du lịch càng trở nên cần thiết và quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân.

Ngành du lịch ngày càng được cải thiện, đa dạng hóa sản phẩm do nhu cầu đòi hỏi khắt khe hơn của khách hàng. Du lịch ngày nay không đơn thuần chỉ là đi nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá, học hỏi, giao lưu… Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu ngành này là hết sức quan trọng và cấp thiết.

Việt Nam được đánh giá là điểm đến lý tưởng, an toàn của du khách nước ngoài, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn (hơn 2 tỷ USD) cho đất nước. Cũng thông qua ngành này chúng ta đang cho thế giới thấy rằng: Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, năng động phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới.

Kết luận: Qua nghiên cứu chương I chúng ta thấy:

Xây dựng chiến lược phải bảo đảm tuân thủ theo các bước như đã nêu ở trên, phải xác định được các mục tiêu dài hạn, các đảm bảo về nguồn lực, các chính sách cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó.

Nội dung chiến lược được xây dựng rất phong phú và đa dạng với các loại hình khác nhau. Vì vậy việc xây dựng chiến lược phải được xem xét gắn liền với các yếu tố ảnh hưởng.

Việc lựa chọn chiến lược phải phù hợp với mục tiêu và định hướng chung của nhà nước và đặc thù của từng địa phương.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI‌

2.1. Tiềm năng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai

Theo số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai, Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ có diện tích là 5.894,73 km2, dân số năm 2006 là 2.246.192 người. Đồng Nai nằm trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Với vị trí là cửa ngỏ phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vì Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất nước, đây là nguồn cung cấp lượng khách du lịch tiềm năng rất lớn cho Tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao trong những năm gần đây. Tăng trưởng GDP luôn đạt ở mức cao nhất trong các tỉnh miền Đông Nam Bộ và cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng GDP của cả nước. Theo số liệu của Cục Thống Kê thì năm 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của Đồng Nai là 13,6%, trong khi cả nước chỉ là 7,7%; năm 2005 tăng trưởng GDP tỉnh Đồng Nai là 14%, cao gấp 1,7 lần so với tăng trưởng GDP của cả nước; năm 2006 là 14,3% trong khi tăng trưởng GDP cả nước là 8,17%. Tuy nhiên, đóng góp cao nhất cho tăng trưởng GDP lại do sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp với các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn thành phố Biên Hòa và các huyện lân cận. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh năm 2006 là : công nghiệp - xây dựng chiếm 57,4%, dịch vụ chiếm 28,9%, nông – lâm - ngư nghiệp chiếm 13,7%. Tiềm năng du lịch của tỉnh rất lớn nhưng chưa được khai thác đúng mức.

Tỉnh Đồng Nai mới nổi lên trong những năm gần đây như một địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch lễ hội truyền thống … với những địa danh nổi tiếng như rừng


quốc gia Nam Cát Tiên, khu di tích lịch sử Chiến khu D, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch Thác Giang Điền, Thác Mai… Tiềm năng phát triển các loại hình du lịch này của tỉnh rất lớn vì bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, ổn định của nền kinh tế, tỉnh còn có ưu thế được thiên nhiên ưu đãi. Chúng ta sẽ thấy rõ tiềm năng đó khi đi sâu phân tích các tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh.

Phân loại các điểm du lịch Tỉnh theo địa hình:


STT

Tên địa phương

Phân loại các điểm du lịch theo địa hình

Tổng số

Rừng

Núi đồi

Hồ

Thác

Suối

Sông, cù lao,

đảo

Công viên,

vườn

1

Thành phố Biên Hồ

10


1

2



5

2

2

Thị Xã Long Khánh

3







3

3

Huyện Vĩnh Cửu

3

1





1

1

4

Huyện Long Thành

5


1

1

1


1

1

5

Huyện Nhơn Trạch

3

1

1




1


6

Huyện Thống Nhất

2




2




7

Huyện Trảng Bom

5



1

2

2



8

Huyện Xuân Lộc

7


1

1

1



4

9

Huyện Cẩm Mỹ

6


2

2


1


1

10

Huyện Định Quán

3


1


2




11

Huyện Tân Phú

4

1


1

1

1




Tổng số

51

3

7

8

9

4

8

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 2

(Nguồn : Sở Du lịch Thương Mại Đồng Nai – Năm 2006)

Sự phong phú về địa hình đã đem đến cho Đồng Nai tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch thiên nhiên. Đồng Nai đã có hầu như mọi loại địa hình lý tưởng cho phát triển du lịch xanh.

Tài nguyên rừng: rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú, đa dạng, tiêu biểu là rừng quốc gia


Nam Cát Tiên. Từ năm 1976 đến năm 1981 diện tích rừng giảm đáng kể do việc quản lý, bảo vệ tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức, kết quả là độ che phủ rừng giảm từ 47,8% xuống còn 21,5%. Hiện nay, công tác qui hoạch, trồng rừng được chú trọng nên độ che phủ rừng đã gia tăng đáng kể, đạt 30% tổng diện tích tự nhiên. Với tốc độ gia tăng này thì dự kiến đến năm 2010 độ che phủ rừng sẽ chiếm khoảng 50% tổng diện tích tự nhiên.

Rừng quốc gia Nam Cát Tiên: nằm trên địa bàn ba Tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km, với tổng diện tích là 73.878 ha. Rừng Nam Cát Tiên là một trong những vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Hệ thực vật phong phú đa dạng với khoảng 1.800 lồi thực vật thuộc 151 họ, 73 bộ, đặc trưng cho hệ thực vật miền Đơng Nam Bộ với nhiều loại gỗ ưu thế họ sao dầu, họ tử vi, họ đậu… Khu bảo tồn tự nhiên Nam Cát Tiên cĩ nhiều lồi động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ bao gồm 18 lồi thú, 20 lồi và phân lồi chim, 12 lồi bị sát, 1 lồi lưỡng cư. Vườn quốc gia cĩ hệ động vật phong phú với 77 lồi thú, 326 lồi chim, 82 lồi cá nước ngọt , 40 lồi bị sát, 14 lồi lưỡng cư và hàng trăm lồi cơng trùng.

Khu rừng có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi vừa có bãi ven sông, vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước. Trên đảo, cây cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đêm hấp dẫn. Dọc ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, rừng hỗn giao của các loại cây quí : gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương… Bên phải của con đường rừng là thác trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Nam Cát Tiên. Nằm ở khu trung tâm của rừng cấm Nam Cát Tiên là Bàu Sấu chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả cá sấu nước ngọt, ven Bàu tập hợp các loài chim lớn như công, trĩ, gà lôi, sến, giang, mòng két, le le, cù đen…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022