Thực Trạng Ngành Du Lịch Tỉnh Đồng Nai:


Chạm khắc đá (phường Bửu Long, Biên Hoà); Làm bánh tráng (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu); Trồng chôm chôm, sầu riêng (Long Khánh).

Với những nét đặc trưng riêng của mình, các làng nghề có lợi thế phát triển tour du lịch sinh thái kết hợp học hỏi các nghề truyền thống.

2.2. Thực trạng ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai:

Trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn như hiện nay, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho khách du lịch quốc tế. Loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, lịch sử đang được du khách quốc tế đặc biệt ưa chuộng. Đồng Nai là địa phương có những thế mạnh về loại hình du lịch này nên cần chú trọng đầu tư khai thác đúng mức để ngành du lịch tỉnh phát triển tương xứng với nguồn tài nguyên phong phú của mình.

2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:

Giao thông: Đã cĩ bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thơng, nhất là giao thơng đường bộ. Cùng với hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I,II đồng bằng (QL1, QL51), cấp III đồng bằng như QL20 (đoạn qua tỉnh 75 km), QL56. Riêng QL 1A trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã hồn thành nâng cấp tồn bộ 102 km, mặt đường từ 12,5 -24m đưa vào hoạt động cĩ hiệu quả. Quốc lộ 51 đã hồn thành tồn bộ 45 km trên địa bàn tỉnh và cả đoạn tránh một chiều qua thị trấn Long Thành, đạt tiêu chuẩn cấp 1 đồng bằng. Hệ thống đường bộ trong tỉnh cĩ chiều dài 3.339 km, trong đĩ gần 700 km đường nhựa. Ngồi ra tỉnh đã bê tơng hố được 38 cầu đạt chỉ tiêu tồn bộ số cầu trên tuyến đường do tỉnh quản lý, đảm bảo tải trọng qua cầu 18 tấn trở lên.

Theo qui hoạch trong một tương lai gần, hệ thống đường cao tốc (đoạn 1, đoạn 2) đi Bà Rịa – Vũng Tàu và Tp Hồ Chí Minh, hệ thống đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu, đường QL1 tránh Biên Hoà ( Hố Nai 3 –cổng 11 Long Bình),


nâng cấp tỉnh lộ 769 thành quốc lộ nối QL20, QL1 với QL51… sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực.

Nhằm liên kết hơn nữa Đồng Nai với các vùng, tỉnh chú trọng phát triển đường giao thông trực tiếp nối Thành phố Hồ Chí Minh qua Quận 9 với khu đô thị mới Nhơn Trạch và nối thông với quốc lộ 51, quốc lộ 20… Hệ thống giao thông đường bộ này sẽ góp phần nâng cao vị thế của sân bay quốc tế Long Thành, tăng cường hơn nữa sự liên kết của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Số lượng phương tiện vận tải đường bộ của tỉnh khoảng 19.909 chiếc, tổng tải trọng 59.617 tấn và số ghế là 69.440 ghế. Tỷ lệ phương tiện vận tải tăng trung bình hàng năm là 12%/năm.

Hệ thống cảng biển và cảng sông đã được qui hoạch và xây dựng tương đối nhanh gồm hệ thống cảng Long Bình Tân, cảng Gò Dầu A, B có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng đến 15.000T. Số phương tiện vận tải thuỷ hàng hoá và hành khách khoảng 542 chiếc.

Đường sắt quốc gia đi qua tỉnh dài 87 km với 8 ga cũng đã được duy tu, sửa chữa đảm bảo cho việc lưu thông bình thường.

Cấp điện, cấp nước: tỉnh đã đầu tư xây mới một số trạm biến áp chuyên dùng, xây dựng mới 787 km đường dây phân phối 22KV, 94 km đường dây 110 KV trạm hạ thế và cải tạo và xây dựng 885 đường dây hạ thế…. Góp phần giải quyết tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

Mạng lưới cấp nước hiện nay đủ cung cấp cho nhu cầu nước của tỉnh. Các nhà máy hiện nay là: nhà máy nước Long Bình công suất 15.000 m3/ ngày, nhà máy nước Gia Ray 3000 m3/ngày/đêm, trạm bơm Hóa An 6000 m3/ ngày/đêm. Công suất nhà máy nước Long Khánh đã được nâng thêm 5000m3/ngày/đêm, đang chuẩn bị xây dựng thêm nhà máy nước Long Bình giai đoạn 2 với công


suất 15.000m3/ngày, nhà máy nước Thiện Tân 100.000 m3/ngày, nhà máy nước Nhơn Trạch 100.000 m3/ngày/đêm, phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Bưu chính viễn thông: hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển rất nhanh, bố trí đều đến tận các huyện, thị xã. Từ tỉnh Đồng Nai có thể liên lạc đến các nơi trong cả nước và các vùng quốc tế. Có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như Fax, telex, nhắn tin, Internet đường truyền nhanh, truyền dữ liệu; nhiều loại mạng như Mobiphone, Vinaphone, Vietel … tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng chọn lựa và sử dụng.

2.2.2. Khách du lịch:

Những năm qua, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng tương đối đều, tốc độ tăng trung bình khoảng 24% / năm. Khách nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ. Ngành du lịch Việt Nam cũng chịu một số khó khăn chung nhất định do tình hình thế giới như khủng bố, thiên tai, dịch bệnh…làm cho ngành phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Lượt khách: Tổng lượt khách đến tham quan du lịch Đồng Nai giai đoạn 2001–2006 có xu hướng tăng qua các năm với mức tăng bình quân 30,07%/năm. Năm 2006 lượt khách du lịch đã đạt 860.226, tăng 4,64 lần so với năm 2001.

ĐVT:lượt

Chỉ tiêu


2001

2002



2005

2006

Tổng lượt khách

185.246

222.542

370.748

502.868

552.636

860.226

1. Do cơ sở hoạt động lữ hành phục vụ

146.947

178.406

315.191

405.975

433.720

513.415

- Khách quốc tế


548

1.063

7.638

8.052

7.897

- Khách trong nước

146.947

177.858

314.128

398.337

425.668

505.518

2. Do cơ sở lưu trú phục vụ

38.299

44.136

55.557

96.893

118.916

346.811

- Khách quốc tế

3.257

10.112

6.790

8.519

10.039

17.105

- Khách trong nước

35.042

34.024

48.767

88.374

108.877

329.706

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 5

Năm

2003 2004


(Nguồn: Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai-Năm 2006)

Chỉ tiêu


2001

2002



2005

2006

Tổng ngày khách

241.828

238.572

373.178

520.826

619.979

1.117.739

1. Do cơ sở hoạt động lữ hành phục vụ

179.525

178.406

300.393

405.975

476.383

627.114

- Khách quốc tế


548

1.261

7.638

7.555

11.751

- Khách trong nước

179.525

177.858

299.132

398.337

468.828

615.363

2. Do cơ sở lưu trú phục vụ

62.303

60.166

72.785

114.851

143.596

490.625

- Khách quốc tế

17.283

21.867

19.944

29.562

29.066

47.424

- Khách trong nước

45.020

38.299

52.841

85.289

114.530

443.201


Khách tham quan du lịch tập trung ở một số điểm du lịch như Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long, khu du lịch thác Giang Điền, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Núi Chứa Chan, Chùa Gia Lào, Thác Mai – Hồ nước nóng. Loại hình du lịch tại các điểm du lịch này là tham quan, vui chơi giải trí với thành phần khách chủ yếu là sinh viên học sinh. Riêng khu du lịch Núi Chứa Chan là điểm du lịch hành hương, hàng năm đón trên 60.000 lượt khách.

Khách lưu trú quốc tế năm 2006 đạt 17.105 lượt, tăng hơn 4,2 lần so với năm 2001, khách chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp tại Đồng Nai, khách tham dự hội nghị và các sinh viên, nhà nghiên cứu sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Ngày khách: Độ dài ngày khách bình quân của khách tham quan du lịch tại Đồng Nai là 1,02 ngày tập trung chủ yếu ở các loại hình du lịch vui chơi giải trí, tham quan và một số loại hình cắm trại qua đêm. Độ dài ngày khách thấp cho thấy các điểm du lịch tại Đồng Nai chưa đủ sức thu hút, hấp dẫn để lưu khách lại khu vực được lâu hơn.

Tổng số ngày khách của khách du lịch tại Đồng Nai:


2003


Năm


2004

ĐVT: Ngày


(Nguồn: Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai-Năm 2006)


Độ dài ngày khách bình quân:


Chỉ tiêu


2001

2002



2005

2006

1. Khách do các cơ sở hoạt động lữ hành phục vụ

- Khách quốc tế

-

1,0

1,2

1,0

0,9

1,48

- Khách trong nước

1,22

1,0

0,95

1,0

1,1

1,22

2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ

- Khách quốc tế

5,3

2,2

2,9

3,5

2,9

2,77

- Khách trong nước

1,3

1,1

1,1

1,0

1,1

1,34

Năm

2003 2004


ĐVT: ngày


Ghi chú: Độ dài ngày khách bình quân = Tổng ngày khách / tổng số khách Hiện nay, độ dài ngày khách lưu trú quốc tế đến Đồng Nai đang có xu hướng giảm. Một phần là do cơ sở vật chất tại Đồng Nai còn thấp, chưa đủ sức đáp ứng các nhu cầu của khách, mặt khác các dịch vụ vui chơi giải trí còn giới hạn. Thêm vào đó, sức thu hút khách của TP. HCM cũng góp phần làm giảm

thời gian lưu trú của khách tại Đồng Nai.

Đối với khách lưu trú trong nước, ngày lưu trú bình quân chỉ khoảng 1,12 ngày. Thành phần khách thuộc nhóm này khá đa dạng, nhưng ít có nhu cầu sử dụng cơ sở lưu trú như một phần sản phẩm dịch vụ du lịch.

Trong quá trình phát triển du lịch Đồng Nai, cần xem xét thực hiện các biện pháp kéo dài ngày du lịch để tăng nguồn thu bằng việc tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị và hệ thống dịch vụ cũng như không ngừng nâng cao chất lượng, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn.

Tính thời vụ: Mùa cao điểm du lịch của Đồng Nai nhằm vào các tháng 12,1,2 và 5,6,7 hàng năm. Đây cũng là mùa cao điểm của du lịch nội địa. Yếu tố vụ mùa thường gắn với các sự kiện, ngày lễ kể cả âm và dương lịch. Chẳng hạn, tháng 12, 1, 2, 3 thường cĩ các ngày Tết dương lịch, tết nguyên đán, ngày lễ tình nhân, ngày quốc tế phụ nữ. Tháng 4, 5, 6 cĩ các ngày giải phĩng miền Nam, quốc tế lao động, quốc tế thiếu nhi, lễ Phật Đản, tết Đoan Ngọ, dịp nghỉ


hè của học sinh. Sự kết hợp những dịp lễ và các ngày nghỉ chính thức làm cho nhiều tầng lớp người dân có thời gian rỗi, nên quan tâm đến việc vui chơi, giải trí thư giãn, nghỉ mát nhiều hơn.

Tuy nhiên, có những biện pháp để giảm bớt ảnh hưởng của tính thời vụ như:

- Thường xuyên nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm dịch vụ du lịch để tạo sức hấp dẫn, thu hút, đặc trưng, hạn chế sự nhàm chán.

- Kết hợp nhiều loại hình du lịch để tạo ra sự đa dạng, phong phú.

- Tăng cường các hoạt động khuyến mãi tại các cơ sở du lịch

- Luân phiên các hình thức du lịch khác nhau trong năm như đẩy mạnh du lịch kinh doanh, lễ hội, sự kiện lớn, thể thao và MICE vào các mùa thấp điểm và khuyến khích thêm hộ dân và lao động thời vụ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch vào mùa cao điểm.

2.2.3. Doanh thu du lịch:

Doanh thu từ hoạt động du lịch của Tỉnh luôn tăng trong những năm gần đây, thể hiện qua cơ cấu doanh thu của Tỉnh.

ĐVT: Triệu đồng


Tổng doanh thu

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng cộng

35.732

43.691

53.307

69.650

74.127

168.500

445.007

-Lữ hành

1.090

3.242

3.965

3.659

4.455

8.018

24.429

-Lưu trú

6.255

7.146

9.190

20.204

16.379

45.963

105.137

-Ăn uống

21.195

23.768

29.702

33.196

41.678

57.163

206.702

-Vận chuyển

1.220

1.882

1.631

2.196

3.246

7.313

17.488

-Khác

5.972

7.653

8.819

10.395

8.369

50.043

91.251

(Nguồn: Sở Thương Mại Du Lịch Đồng Nai – Năm 2006)

Quan sát cơ cấu doanh thu trong những năm từ 2001 đến 2006 có thể nhận thấy doanh thu ăn uống chiếm tỷ trọng đáng kể, gấp hai lần doanh thu của hai lĩnh vực theo sau đó là lưu trú và vui chơi giải trí trong tổng doanh thu du lịch.


Đây là lĩnh vực giữ vai trò chủ lực qua các năm, góp phần tạo bước tăng trưởng trong ngành dịch vụ.

Doanh thu cơ sở lưu trú đạt tỷ lệ bình quân 24% trong tổng doanh thu ngành du lịch. Doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí xấp xỉ doanh thu lưu trú. Riêng lĩnh vực có sự phụ thuộc lẫn nhau là lữ hành và vận chuyển cùng chiếm tỷ trọng thấp. Từ đó cho thấy việc đóng góp cho tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch còn khá thấp, chủ yếu là kinh doanh cơ sở lưu trú và ăn uống. Tuy nhiên, cũng đồng thời nói lên tỉnh Đồng Nai có lợi thế về hai hoạt động trên. Trong quá trình qui hoạch phát triển du lịch cần tiếp tục phát huy lợi thế hiện có và tập trung đẩy mạnh hơn nữa các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách lữ hành và lưu trú.

Tốc độ tăng lượt khách và doanh thu:


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Doanh thu

Triệu

đồng

28.472

35.732

43.691

53.307

69.650

74.127

168.500

Tốc độ tăng

%


25,5

22,27

22,01

30,66

6,43

127,31

Lượt khách

Lượt

170.788

185.186

222.542

370.748

502.868

552.636

860.226

Tốc độ tăng

%


8,43

20,13

66,60

35,64

9,90

55,66

(Nguồn: Sở Thương Mại Du Lịch Đồng Nai – Năm 2006)

Từ năm 2001 đến năm 2006, hệ số tỷ lệ giữa tốc độ tăng bình quân doanh thu (39,03%) và tốc độ tăng bình quân lượt khách (32,73%)ø là 1,19 cho thấy mức chi tiêu của khách du lịch khi đi du lịch ở Đồng Nai vẫn còn rất thấp. Trong tương lai tỉnh cần đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ, tạo điều kiện cho du khách chi tiêu nhiều hơn nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch.


2.2.4. Hoạt động lưu trú và kinh doanh lữ hành:

Theo thống kê năm 2006, tỉnh Đồng Nai hiện có 48 cơ sở lưu trú với tổng số 1.270 phòng và 1.398 giường trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 1 khách sạn 2 sao, 1 khách sạn 1 sao, 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ chưa đạt tiêu chuẩn cơ sở lưu trú du lịch. Các khách sạn có cơ sở vật chất tốt chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Biên Hoà. Các cơ sở lưu trú với cơ sở vật chất thấp (nhà nghỉ, nhà trọ), tập trung nhiều gần các khu công nghiệp và rải rác các huyện trên địa bàn tỉnh. Điều này sẽ gây khó khăn khi phát triển các loại hình du lịch có thời gian lưu trú kéo dài tại các khu vực xa thành phố. Tỉnh cần nghiên cứu đầu tư thêm cơ sở lưu trú.

Đối với hoạt động kinh doanh lữ hành, từ năm 2001 đến 2004 Tỉnh chỉ có một đơn vị kinh doanh lữ hành là Trung Tâm điều hành hướng dẫn du lịch Đồng Nai trực thuộc Công Ty Cổ Phần Du Lịch Đồng Nai. Đến năm 2006 trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nhiệp kinh doanh lữ hành hoạt động. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh lữ hành tại Đồng Nai còn hạn chế về số lượng và qui mô khai thác.

2.2.5. Các dịch vụ hỗ trợ:

Các cơ sở kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn nhà hàng năm 2002 là 19 cơ sở, tăng 13 nhà hàng so với năm 2000. Còn lại khoảng 9.133 là các quán ăn nhỏ, căn tin chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống của nhân dân trong tỉnh. Một số nhà hàng tại các điểm du lịch đã tận dụng lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có phát triển các món ăn đồng quê, món ăn dân dã.. để thu hút khách du lịch. Nhìn chung quy mô các nhà hàng còn hạn chế, phát triển mang tính tự phát

, chưa có định hướng chung. Thành phố Biên Hoà vẫn là nơi tập trung nhiều cơ sở ăn uống nhất của tỉnh.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí