Cơ Cấu Gdp Và Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Theo Thành Phần Kinh Tế


- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế nhìn chung có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước và tăng tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng GDP của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng từ 6,3% vào năm 1995 tăng lên 18,7% vào năm 2008. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng GDP cao và giải quyết nhiều việc làm nhất cho nền kinh tế, song các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh quốc tế còn nhiều hạn chế. Khu vực kinh tế nhà nước có nhiều ưu thế về nguồn lực như tín dụng, đất đai và các chính sách ưu đãi nhưng hiệu quả đầu tư nhìn chung chưa cao và giải quyết chưa đến 10% lao động của nền kinh tế (phụ lục 14).

Bảng 2.10: Cơ cấu GDP và cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: %



1995

2000

2005

2008

Cơ cấu GDP

100

100

100

100

Kinh tế Nhà nước

40,2

38,5

38,4

34,4

Kinh tế ngoài Nhà nước

53,5

48,2

45,6

47,0

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

6,3

13,3

16,0

18,7

Cơ cấu vốn đầu tư

100

100

100

100

Kinh tế Nhà nước

42,0

59,1

47,1

39,9*

Kinh tế ngoài Nhà nước

27,6

22,9

38,0

35,3*

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

30,4

18,0

14,9

24,8*

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 - 6

Chú ý: (*): số liệu năm 2007

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê


- Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao còn thấp. Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng nguyên liệu thô như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp chế biến (như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính) về cơ bản mang tính lắp ráp và gia công trên cơ sở nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp. Với vai trò là người nhận hợp đồng gia công, lắp ráp, Việt Nam nằm ở phần có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Việt Nam gặp khó khăn đối với việc tăng xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao do các yếu tố trong nội tại nhiều doanh nghiệp còn hạn chế như trình độ chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, năng lực thiết kế, tổ chức và phân phối.


Trong khi đó, đa số nguyên nhiên phụ liệu, vật tư và thiết bị máy móc được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Thái Lan do lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp16. Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU chủ yếu là máy móc thiết bị công nghệ nguồn và một số nguyên vật liệu phụ trợ, nhưng lượng nhập còn khiêm tốn và tỷ trọng có xu hướng giảm. Rò ràng, tiếp cận công nghệ nguồn tiên tiến chưa phải là điều phổ biến ở Việt Nam và điều này có ảnh hưởng không tốt đến khả năng cạnh tranh trong dài hạn của nền kinh tế.

Bảng 2.11: Tỷ trọng hàng công nghiệp chế tác trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và các nước

Đơn vị tính: %



1990

1995

2000

2005

2006

2007

Nhật Bản

96,6

96,4

94,8

94,1

93,9

93,7

Đài Loan

86,8

88,3

92,2

89,0

88,6

88,9

Hàn Quốc

93,8

92,4

91,1

92,3

91,4

91,1

Trung Quốc

0,0

82,8

85,6

90,4

90,9

91,2

Singapore

71,4

83,1

83,9

79,1

73,3

76,4

Malaysia

66,1

78,2

80,2

71,1

73,7

71,4

Thái Lan

63,4

73,2

76,3

77,5

76,3

Indonesia

40,5

54,7

57,7

51,0

50,3

49,6

Philippines

45,5

48,2

49,2

54,0

57,2

Việt Nam

29,6

33,0

44,7

50,4

51,8

Myanmar

7,8

14,3

22,3

Nguồn: ADB








- Cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng từ nơi có năng suất lao động thấp sang nơi có năng suất lao động cao hơn, dẫn đến tăng năng suất chung của toàn nền kinh tế; tuy nhiên quá trình chuyển dịch còn chậm. Theo số liệu thống kê cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã đạt đến “điểm ngoặt” về chuyển dịch cơ cấu lao động vào năm 2005, tức là lao động nông nghiệp không chỉ giảm về tỷ trọng mà còn giảm về số lượng tuyệt đối. Đến năm 2008, tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 53,5% trong tổng lao động (phụ lục 16). Nếu coi mức độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp như là một trong những chỉ số của công nghiệp hóa, thì Việt Nam hiện tại còn thua kém các nước công nghiệp hóa Đông Á ở thời điểm hơn 50 năm về


16 Đặc biệt, ASEAN và Trung Quốc vẫn là những đối tác cung ứng lớn nhất cho Việt Nam, với tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng từ 41,4% năm 2005 lên 43,5% năm 2008.


trước. Trong một công trình nghiên cứu của Jungho Yoo đã so sánh thời kỳ công nghiệp hóa giữa các nước dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời điểm bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động (phụ lục 17). Nếu theo cách phân chia này thì Việt Nam mới bắt đầu của tiến trình công nghiệp hóa nền kinh tế.

- Cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế: bước đầu đã hình thành các vùng, khu vực theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng và khu vực; trong đó các vùng kinh tế trọng điểm đã từng bước phát huy vai trò là đầu kéo, động lực phát triển kinh tế của cả nước (phụ lục 18). Các trung tâm đô thị như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ không chỉ là trung tâm kinh tế lớn của vùng, của cả nước mà còn là đầu mối giao thương với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế vẫn còn những hạn chế và bất cập cần phải nhanh chóng được khắc phục.

+ Mối liên kết trong vùng và liên vùng còn yếu, phát triển chồng chéo, manh mún và mang tính cục bộ địa phương dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực phát triển, hạn chế khả năng phát triển của mỗi vùng.

+ Kết hợp cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trên các vùng chưa hợp lý nên chưa khai thác hết thế mạnh của các vùng. Cơ cấu ngành trùng lắp giữa các vùng, giữa các thành phố và các tỉnh nông nghiệp. Các thành phố lớn tuy có tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp cao trong GDP nhưng chưa thực sự tạo bước phát triển hiện đại.

+ Làn sóng di dân từ nông thôn vào các đô thị: thách thức việc làm ở các vùng và tiềm ẩn những khó khăn trong quá trình phát triển ở thành thị và nông thôn.

+ Chênh lệch vùng ngày càng doãng ra. Chỉ số Gini của Việt Nam ngày càng tăng17. Chênh lệch giữa khu vực đô thị và nông thôn về dân số có 0,35 lần nhưng về GDP là 1,1 lần, về GDP trên đầu người là 3,47 lần và thu ngân sách bình quân đầu


17 Một thước đo mức độ bất bình đẳng về thu nhập là chỉ số Gini. Chỉ số này bằng 0 nếu thu nhập của tất cả mọi người bằng nhau, và chỉ số này bằng 1 nếu một người có tất cả trong khi những người còn lại không có chút thu nhập nào. Một nước có chỉ số Gini từ 0,25 trở xuống được coi là rất công bằng, còn nếu chỉ số này cao hơn 0,50 thì bị coi là rất không công bằng. Chỉ số Gini của Hàn Quốc là 0,32, Đài Loan và Indonesia là 0,34, Việt Nam là 0,37, Malaysia là 0,40, Thái Lan là 0,42, Philippines là 0,45 và Trung Quốc là 0,47.


người là 16,2 lần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng phát triển khoảng 1,37 lần mức trung bình của cả nước và bằng 1,6 lần mức tăng trưởng của vùng khó khăn.

+ Cơ chế chính sách vùng chưa phù hợp và thiếu đồng bộ, chưa phát huy tốt nguồn lực các vùng trong quá trình phát triển.

Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam từng bước được cải thiện nhưng vẫn luôn nằm ở nhóm nước có năng lực cạnh tranh thấp của thế giới. Việt Nam không thể chỉ tự so sánh với bản thân mình trong quá khứ để xác định tiến bộ vì điều đó không còn đủ trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đang tham gia một cuộc chạy thi tốc độ, ta cải cách thì các nước khác cũng cải cách, hoàn thiện hơn. Trong ba năm gần đây, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về cạnh tranh toàn cầu, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã giảm sáu bậc, từ thứ 64 năm 2006 xuống 70 năm 2008. Có thể chúng ta chưa đồng ý với cách tính toán, xếp hạng của WEF, nhưng nó lại có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Từ những phân tích trên cho thấy, nền kinh tế Việt Nam khó có thể vượt quá bẫy thu nhập trung bình nếu không sớm tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng phát triển hiệu suất. Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy có rất ít nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình dù trước đó có giai đoạn tăng trưởng đáng kinh ngạc trong một thời gian dài.

2.4. Hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính của Việt Nam đã phát triển rất nhanh từ một hệ thống sơ khai trong đó các NHTM quốc doanh chiếm vị trí thống trị thành một hệ thống tài chính đa dạng hơn bao gồm cả các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài và tiến đến phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Một hệ thống ngân hàng hiệu quả và ổn định chính là cỗ máy cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Tuy nhiên, hệ thống tài chính của Việt Nam trở nên rất dễ bị tổn thương, trong đó ngân hàng hiện là khu vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Thứ nhất, Việt Nam đã quá dễ dãi đối với việc mở ngân hàng mới. Thứ hai, cho phép các tổ chức phi tài chính thành lập ngân hàng; Thứ ba, thiếu một hệ thống điều tiết, giám sát và cưỡng chế thực sự có sức mạnh. Trong Báo cáo phát triển tài chính năm 2008


của WEF đã xếp hạng trình độ phát triển tài chính của Việt Nam thứ 49 trong 52 quốc gia, sau tất cả các nước châu Á; xếp hạng 50 trong 52 quốc gia về sự vững mạnh của các chuẩn mực kế toán, kiểm toán và mức độ bảo vệ nhà đầu tư; thứ 45 trong 52 về thông tin tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước thiếu tính độc lập để thực hiện các chính sách thuần túy dựa trên các tiêu chí nghiệp vụ và ít chịu ảnh hưởng của sức ép bên ngoài. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, hầu hết các nước Đông Nam Á đã tăng cường tính độc lập cho ngân hàng trung ương của họ. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn thiếu tính độc lập trên cả bốn phương diện quan trọng là mục tiêu, công cụ, tài chính và nhân sự. Năng lực của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế, đôi khi dùng cả các biện pháp hành chính trong thực hiện các chính sách điều tiết nền kinh tế; điều này là không thích hợp trong nền kinh tế thị trường và toàn cầu đã trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều. Ngân hàng Nhà nước cần phải sử dụng các công cụ lãi suất và nghiệp vụ thị trường mở một cách hiệu quả hơn, cũng có nghĩa là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước sẽ trở nên minh bạch và có trách nhiệm hơn.

2.5. Khoa học - công nghệ

Khoa học và công nghệ ngày càng đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng các luận cứ khoa học cho các phương án phát triển vùng và lãnh thổ, góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.

Đến nay, Việt Nam có một lực lượng khoa học và công nghệ khoảng trên 1,3 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng, khoảng 30 nghìn cán bộ có trình độ trên đại học (với hơn 13 nghìn tiến sĩ và khoảng 6 ngàn giáo sư, phó giáo sư18) và khoảng 2 triệu công nhân kỹ thuật; đã xây dựng được một mạng lưới với hơn 940 tổ chức khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế (trong đó có khoảng 450 tổ chức ngoài nhà nước)19. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương


18 Có đến 70% không làm nghiên cứu mà chỉ làm các chức vụ hành chính và quản lý.

19 Theo số liệu thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.


đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trên một số ngành và lĩnh vực. Một số tổ chức khoa học và công nghệ gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, trình độ khoa học và công nghệ của nước ta còn thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế trong khu vực, cả trong lĩnh vực nghiên cứu và trong chức năng phục vụ kinh tế - xã hội. Mặc dù có tiềm năng trí tuệ không nhỏ, song trên thực tế, chúng ta còn rất lúng túng trong việc hình thành và triển khai một chiến lược mang tính đón đầu và cải cách căn bản, nhằm nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất nước phục vụ năng lực cạnh tranh quốc gia.

Số cán bộ nghiên cứu khoa học trên 100 dân và kinh phí chi hàng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ theo đầu người còn rất thấp. Nghiên cứu cơ bản vừa bị coi nhẹ vừa chưa thể hiện được vai trò “cơ bản”. Từ năm 1986 đến nay vẫn chưa chấm dứt tình trạng cán bộ nghiên cứu cơ bản bỏ nghề, kinh phí nghiên cứu cơ bản quá ít, tuyển sinh vào các ngành khoa học cơ bản gặp nhiều khó khăn.

Chỉ số ĐVT

Việt Nam

Hàn Quốc

Đức

Mỹ

- Người nghiên cứu khoa người

0,18

2,19

2,83

3,67

So với Việt Nam Lần

1,0

12,2

15,7

20,4

- Chi cho khoa học và USD

1,25

212

511

794

So với Việt Nam Lần

1,0

170

400

635

Bảng 2.12 Một vài số liệu về tiềm lực khoa học và công nghệ


học/100 dân


công nghệ (người/năm)


Nguồn: Nguyễn Thiện Nhân, Báo cáo tại Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia

Đầu tư của Việt Nam cho nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ chiếm trong giai đoạn 2000-2005 chiếm khoảng 0,2% GDP; thấp hơn Singapore (nước trong vùng có đầu tư cao nhất) với 2,3% GDP, kế đến là Malaysia khoảng 0,7% GDP, Thái Lan 0,3% GDP và cao hơn Indonesia 0,15% GDP và Philippines 0,12% GDP (phụ lục 10). Và sau nhiều năm phấn đấu, năm 2000 lần đầu tiên tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đạt 2%.

Công nghệ sản xuất tại các doanh nghiệp chậm đổi mới. Theo kết quả điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ, chi phí đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp


Việt Nam chỉ khoảng 0,2-0,3% doanh thu, so với mức 5% ở Ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có công nghệ lạc hậu và ít có khả năng đổi mới công nghệ. Trong số công nghệ được áp dụng, đến trên 90% là công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài.

Tính liên kết giữa khoa học - giáo dục - doanh nghiệp yếu đã cản trở Việt Nam trong quá trình hội nhập. Mô hình tổ chức các trung tâm/viện nghiên cứu khoa học quốc gia tách rời giáo dục đại học đang có nguy cơ tạo ra sự ngăn cách giữa khoa học và giáo dục đại học. Bên cạnh đó, chất lượng nghiên cứu - triển khai còn thấp, nên trong nhiều trường hợp chưa đủ sức giải quyết các vấn đề đặt ra từ các doanh nghiệp; và chính bản thân các doanh nghiệp không có nhu cầu đổi mới thực sự về công nghệ.

Năng lực hội nhập quốc tế của khoa học Việt Nam chưa mạnh. Theo số liệu thống kê của Viện Thông tin Khoa học, trung bình mỗi giáo sư và phó giáo sư công bố 0,58 bài báo trong vòng 10 năm qua trên các tập san quốc tế. Trong khi các nước trong vùng như Thái Lan, Malaysia và Singapore, các trường đại học đặt ra tiêu chuẩn hay khuyến khích mỗi giáo sư cần có ít nhất một công bố quốc tế trong vòng hai năm; còn ở các nước tiên tiến hơn, mỗi giáo sư phải có ít nhất một công bố quốc tế. Số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam chỉ bằng 1/14 Singapore, 1/5 số lượng từ Thái Lan, 1/3 Malaysia, 1/1,3 Indonesia và khoảng 1/1,1 Philippines trong cùng thời gian.

Trong điều kiện còn thiếu thốn về cơ sở vật chất nghiên cứu và thiếu thốn chuyên gia, phần lớn (khoảng 80%) các nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đều phải hợp tác với nước ngoài. Chỉ có 20% các công trình nghiên cứu từ Việt Nam là do nội lực (tức hoàn toàn do người Việt thực hiện).

Chất lượng nghiên cứu khoa học cũng rất đáng quan tâm. Một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thường được đồng nghiệp trên thế giới trích dẫn. Do đó, một cách khác để gián tiếp đánh giá chất lượng là xem xét tỷ lệ các bài báo được trích dẫn. Tính chung, khoảng 1/5 các bài báo khoa học từ Việt Nam chưa bao giờ được trích dẫn sau năm năm công bố. Đây cũng là tình trạng chung ở các nước


trong vùng, với tỷ lệ chưa bao giờ trích dẫn được ghi nhận tại Thái Lan (15%), Malaysia (19%), Indonesia (19%), Philippines (13%) và Singapore (17%). Phân tích chi tiết cho thấy các công trình nội lực thường có chất lượng thấp hơn các công trình hợp tác với nước ngoài. Tính trung bình mỗi công trình nội lực được trích dẫn 3,2 lần, trong khi đó công trình hợp tác có chỉ số trích dẫn trung bình là 11,6 lần.

2.6. Kết cấu hạ tầng

Các nền kinh tế phát triển mạnh đã cho thấy muốn phát triển cần phải làm thế nào cho xe luôn luôn chạy và đèn luôn luôn sáng. Nhưng ở Việt Nam, tắc đường và mất điện trở thành câu chuyện hàng ngày. Hệ thống kết cấu hạ tầng Việt Nam đã có bước tiến nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình hiện nay của hệ thống kết cấu hạ tầng là vẫn chưa theo kịp, cản trở đáng lo ngại cho sự phát triển Việt Nam.

So với các nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống hạ tầng giao thông Việt Nam ở dưới mức trung bình. Mật độ mạng lưới đường thấp20, mạng lưới đường phân bố không đều, thiếu sự liên kết, tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn ngày càng trở nên trầm trọng; tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 10% đất xây dựng đô thị trong khi tỷ lệ cần thiết phải là 20-25%.

Mạng lưới giao thông của Việt Nam thiếu tính kết nối với những nước lân cận và chưa đạt chuẩn quốc tế để thuận lợi trong việc kết nối21.

Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông là rất lớn nên ngoài đầu tư của Nhà nước là điều kiện tiên quyết thì việc khuyến khích các nguồn đầu tư khác là sự lựa chọn khôn ngoan. Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam dường như cho đang thất bại cho việc huy động các nguồn vốn này22.


20 Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng chỉ đạt 4-5 km/km2; ở các đô thị loại 2, 3 con số này chỉ bằng một nửa.

21 Ví dụ, mạng đường sắt Việt Nam kết nối với Trung Quốc nhưng của Việt Nam có khổ 1.000 mm còn của Trung Quốc có khổ tiêu chuẩn 1.435 mm. Mạng đường sắt của những nước láng giềng khác có khổ

1.000 mm nhưng lại không kết nối với mạng của Việt Nam.

22 Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông khoảng 25 tỷ USD mỗi năm, trong đó Nhà nước chỉ bố trí được 50-60% nhu cầu. Hiện có hơn 80 dự án BOT, BT và BTO của nhà đầu tư trong nước với tổng vốn khoảng 6 tỷ USD và 8 dự án của nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1,8 tỷ USD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022