Tăng Trưởng Gdp Trên Đầu Người Của Việt Nam Và Các Nước


nhau thành một sức mạnh tổng hợp. Theo cách tiếp cận này, hiện nay năng lực xã hội của Việt Nam còn rất hạn chế.

Đào tạo nguồn nhân lực đang là nút thắt cổ chai, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng phát triển kinh tế và xã hội. Thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng xảy ra trong tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề và cấp trình độ. Báo động chất lượng giáo dục và đào tạo cả trong giáo dục phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Thiếu hụt nguồn nhân lực đang là cản trở lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút đầu tư và sử dụng vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra vị trí yếu kém trong cạnh tranh quốc tế và sự chậm trễ trong quá trình thực hiện các cải cách trong nước.

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thị trường là điều kiện tiên quyết để Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển đang mở ra. Ngành nghề đào tạo phù hợp để người lao động có thể chuyển từ lĩnh vực có năng suất lao động và thu nhập thấp sang lĩnh vực có năng suất, thu nhập cao và ổn định. Điều này có nghĩa là hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam cần phải thay đổi để có thể đáp ứng đúng nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường. Các thay đổi này sẽ làm cho người lao động sau khi đào tạo có được việc làm ổn định với thu nhập đảm bảo cho cuộc sống. Đây cũng chính là động cơ để thúc đẩy học hành.

2.3. Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam

Tất cả những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần là điều không thể phủ nhận. Nhưng đó chỉ là một cột mốc cần phải vượt qua trong một chặng đường dài phát triển của dân tộc. Các nguồn lực phát triển kinh tế đất nước hiện chưa được khai thác hợp lý và hiệu quả; đồng thời, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới không cho phép Việt Nam cứ tiếp tục ru ngủ mình với những thành tựu đó mà phải biết hướng mạnh đến tương lai, phải tiếp tục đổi mới để có những thành tựu cao hơn.

Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người tăng bình quân 6,1%/năm trong giai đoạn


1990-2008, nghĩa là cứ khoảng 12 năm thì GDP trên đầu người của Việt Nam tăng gấp đôi. Đến năm 2008, GDP trên đầu người của Việt Nam khoảng 1.050 USD theo tỷ giá hiện hành và tính theo giá sức mua tương đương là 2.785 USD. Như vậy, theo cách phân loại của WB, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và đang ở nhóm cuối của các nước có thu nhập trung bình thấp.

Bảng 2.3: Tăng trưởng GDP trên đầu người của Việt Nam và các nước

Đơn vị tính: %



1990-1995

1995-2000

2000-2005

2000-2008

1990-2008

Singapore

5,9

3,6

3,2

2,5

3,8

Nhật Bản

1,2

0,8

1,2

1,2

1,1

Đài Loan

6,3

4,9

2,7

2,9

4,4

Hàn Quốc

6,8

3,5

4,0

3,9

4,6

Malaysia

6,8

2,2

2,6

2,9

3,8

Trung Quốc

11,1

7,7

9,0

11,4

10,4

Thái Lan

7,4

-0,5

4,3

3,9

3,6

Việt Nam

6,4

5,4

6,1

6,2

6,1

Bruney

0,0

-0,5

-0,6

-0,6

-0,4

Indonesia

6,2

-0,8

3,4

3,9

3,3

Philippines

-0,2

1,2

2,4

2,8

1,5

Lào

4,4

4,2

4,2

4,7

4,5

Campuchia

2,9

3,6

8,0

7,9

5,3

Myanmar

4,0

6,2

10,8


5,9*

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 - 5

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ADB (*: Myanmar giai đoạn 1990-2005)

Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn khá nhỏ và đang ở rất xa so với các nước trong khu vực. Đến năm 2008, tổng GDP của Việt Nam xấp xỉ đạt 91 tỷ USD, chiếm khoảng 0,15% và xếp hạng thứ 58 của các nước trên thế giới. Nếu tính theo sức mua tương tương, tổng GDP của Việt Nam khoảng 240 tỷ USD, chiếm 0,34% và xếp thứ 46 các nước trên thế giới. GDP trên đầu người tính theo giá sức mua tương đương chỉ bằng khoảng 2/3 của Indonesia, xấp xỉ 1/2 của Trung Quốc, khoảng 1/3 của Thái Lan và khoảng 1/5 của Malaysia12. Như vậy, chúng ta thấy rằng

khoảng cách thu nhập của Việt Nam so với các nước còn khá xa, nhưng điều này không quá đáng lo lắng vì thực tế đã chứng minh một nền kinh tế hoàn toàn có khả


12 Vào những năm 1950, GDP trên đầu người của Việt Nam xấp xỉ với các nước Thái Lan, Hàn Quốc và cao hơn Trung Quốc.


năng đuổi kịp và vượt qua nếu tăng trưởng có chất lượng; ngay cả nếu thu nhập có thấp hơn nhưng phát triển công bằng hơn và trong điều kiện môi trường, môi sinh tốt hơn thì chất lượng cuộc sống của người dân vẫn cao hơn.

Bảng 2.4: Kinh tế Việt Nam và một số nước vào năm 2008



Dân

số

GDP

GDP/ng

GDP

GDP/ng



Triệu người


Xếp hạng


Tỷ USD


Xếp hạng


USD

Tỷ lệ

với VN

PPP-

tỷ USD


Xếp hạng


PPP- USD

Tỷ lệ

với VN

Nhật Bản

127,7

10

4.909

2

38.443

36,5

4.355

3

34.099

12,2

Singapore

4,8

112

182

43

37.600

35,7

239

47

49.288

17,7

Hàn Quốc

48,6

26

929

15

19.115

18,2

1.358

13

27.939

10,0

Malaysia

27,0

43

195

42

7.221

6,9

384

28

14.215

5,1

Bruney

0,4

168

11

118

28.894

27,5

20

116

49.219

17,7

Thái Lan

67,4

19

261

34

3.869

3,7

519

23

7.703

2,8

Trung Quốc

1.325,6

1

3.860

3

2.912

2,8

7.903

2

5.962

2,1

Indonesia

228,2

4

514

19

2.254

2,1

907

16

3.975

1,4

Philippines

90,3

12

167

48

1.847

1,8

317

36

3.510

1,3

Việt Nam

86,2

13

91

58

1.052

1,0

240

46

2.785

1,0

Lào

6,2

101

5

140

837

0,8

13

128

2.134

0,8

Campuchia

14,7

61

10

122

651

0,6

28

103

1.905

0,7

Thế giới

6.692,0


60.115


8.983


69.698


10.415


Thu nhập thấp

972,8

569

584

1.366

1.404

Thu nhập trung bình

4.650,7

16.358

3.517

29.004

6.237

Thấp hơn thu

nhập trung bình

3.702,2

7.909

2.136

17.110

4.622

Cao hơn thu

nhập trung bình

948,5

8.445

8.904

11.962

12.612

Thu nhập cao

1.068,5

43.190

40.420

39.606

37.066

Nguồn: World Development Indicators 2009

Thực trạng phát triển kinh tế trong hơn 20 năm qua đã cho thấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh nhưng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là đáng cảnh báo. Cụ thể như sau:

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, được biết đến từ lâu nhưng vẫn chưa được cải thiện. Trong thời gian qua, kinh tế của Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn13. Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn, khả


13 Theo Nguyễn Thị Cành (2009), yếu tố vốn đóng góp 70,4%, lao động đóng góp 10,5% và TFP đóng góp khoảng 19,1% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2008.


năng trong nước không đáp ứng đủ phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài14 song hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Nếu so với giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của các nước trong khu vực thì hiệu quả vốn đầu tư của Việt Nam thấp hơn. Khu vực nhà nước có hiệu quả vốn đầu tư chưa cao do tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ thi công. Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nhà nước, có hiệu quả đầu tư hơn khu vực nhà nước, nhưng xem xét trên góc độ lợi ích toàn quốc gia thì chưa tận dụng được lợi thế của nền kinh tế (quy mô kinh tế, phát triển các ngành Việt Nam có lợi thế hoặc có tiềm năng), không phù hợp với lợi ích quốc gia (nâng cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật và công nghệ để Việt Nam có thể tiến cao hơn trong bậc thang chuỗi giá trị toàn cầu, tiết kiệm các nguồn lực quý hiếm, bền vững về môi trường, tạo dựng nền tảng và bổ sung cho các lĩnh vực Việt Nam còn thiếu và còn yếu kém như kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ). Kết quả, với các dự án không hiệu quả như vậy thì tuy khối lượng đầu tư lớn, nhưng năng lực sản xuất của nền kinh tế không tăng nhiều.

Bảng 2.5: So sánh các giai đoạn tăng trưởng của Việt Nam với các nước



Tăng GDP (%)

Hệ số ICOR


Tăng việc làm (%)

Việt Nam (1990-2008)

7,6


4,7

2,4

Hàn Quốc (1969-1988)

8,4


2,8

3,2

Malaysia (1977-1996)

7,4


4,9

3,5

Thái Lan (1976-1995)

8,1


3,6

3,0

Đài Loan (1963-1982)

9,8


2,9

3,4

Indonesia (1977-1996)

7,2


2,8

2,9

Philippines (1961-1980)

5,4


2,3

3,3

Nguồn: Tính toán cho Việt Nam từ số liệu của ADB; các nước còn lại trích từ “Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất ổn vĩ mô” của Trường Harvard Kennedy và Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright


- Sử dụng nhiều tài nguyên và năng lượng. Giá trị GDP tạo ra trên mỗi đơn vị sự dụng năng lượng của Việt Nam còn thấp hơn so với các nước. Theo Bộ Công thương, sử dụng 1 kWh điện Việt Nam chỉ tạo ra chưa đến 1 USD GDP, thấp hơn hai lần so với Philippines và Indonesia và thấp hơn bốn lần so với các nước tiên tiến



14 Thâm hụt tiết kiệm nội địa so với đầu tư của Việt Nam kéo dài và lớn. Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia đều có thặng dư tiết kiệm nội địa so với đầu tư ở mức khá cao.


như Bắc Âu, Nhật Bản; để tạo ra cùng một giá trị sản phẩm, sản xuất công nghiệp nước ta tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 lần các nước khác.

Bảng 2.6: Giá trị GDP tạo ra trên mỗi đơn vị sử dụng năng lượng (USD/kg dầu tương

đương, USD giá PPP, giá cố định năm 2005)



1990

1995

2000

2005

2006

Nhật Bản

7,2

6,9

6,9

7,3

7,5

Hàn Quốc

4,9

4,5

4,3

4,8

5,0

Singapore

5,4

5,1

6,8

6,0

6,5

Malaysia

5,2

4,8

4,7

4,6

4,7

Trung Quốc

1,4

2,1

3,0

3,1

3,2

Thái Lan

5,1

5,2

4,6

4,4

4,5

Indonesia

3,6

4,1

3,7

4,0

4,2

Philippines

5,7

4,9

4,7

5,7

6,1

Việt Nam

2,5

2,9

3,3

3,5

3,7

Myanmar

1,3

1,6

2,1

2,9

Nguồn: ADB







- Không tạo thêm nhiều việc làm. Có sự bất cân xứng giữa tăng trưởng nhanh kinh tế và tăng trưởng chậm về cầu lao động ở Việt Nam. Thực tế ở các nước đã cho thấy trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của họ thì tốc độ tăng việc làm cao hơn nhiều so với Việt Nam.

- Năng suất lao động của Việt Nam tăng liên tục trong hơn 20 năm qua, tốc độ tăng năng suất bình quân xấp xỉ 5,1%/năm giai đoạn 1990-2008 (thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 67,5% trong tốc độ tăng trưởng kinh tế). Trong đó, ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất khoảng 5,2%/năm, kế đến là ngành nông nghiệp khoảng 4,1%/năm và ngành dịch vụ 2,2%/năm. Mặc dù năng suất lao động đã từng bước nâng cao nhưng so với các nước trong khu vực chúng ta vẫn còn thấp và có khoảng cách khá xa (phụ lục 11).

+ Năng suất lao động nông nghiệp thấp là do năng suất đất, hệ số của đất - lao động còn thấp, kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa trên nền tảng quy mô sản xuất nhỏ của nông hộ và trình độ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp.

+ Sản xuất công nghiệp của Việt Nam phát triển chủ yếu theo bề rộng, theo hướng gia công, lắp ráp và thiếu những ngành công nghiệp phụ trợ. Tỷ lệ giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất thấp và có xu hướng giảm. Trong giai đoạn đầu của quá


trình công nghiệp hóa việc dựa vào các sản phẩm thâm dụng lao động giúp tạo việc làm, thu ngoại tệ và tích lũy kinh nghiệm điều hành các doanh nghiệp công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào lợi thế cạnh tranh giá lao động rẻ thì Việt Nam không thể vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Kinh nghiệm thực tiễn của các nước Đông Á đã chỉ ra rằng bằng cố gắng cao độ của các cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước thực hiện một chính sách kiên trì nhiều khi đến cực đoan trong việc theo đuổi kỹ năng, công nghệ và tri thức tiên tiến để có thể giúp các doanh nghiệp của mình xâm nhập thị trường sản phẩm mới và hiện đại hóa quá trình sản xuất.

Bảng 2.7: Tỷ lệ giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam


Năm Toàn ngành Công nghiệp

khai thác


Công nghiệp chế biến

Đơn vị tính: %

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

1995

42,5

74,3

36,3

54,6

1996

42,4

73,6

36,2

54,3

1997

42,1

72,6

36,0

54,1

1998

41,7

71,8

35,4

54,4

1999

40,8

70,0

34,5

52,8

2000

38,5

67,4

32,6

49,1

2001

36,8

65,9

31,2

48,8

2002

35,0

64,0

29,9

46,8

2003

33,1

62,9

28,2

46,0

2004

31,4

59,9

26,7

45,8

2005

29,6

59,6

25,3

44,9

2006

28,0

59,2

24,1

44,3

2007

26,3

59,1

22,8

43,6

2008

24,9

58,9

21,7

43,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê


+ Hoạt động dịch vụ chủ yếu có quy mô nhỏ, giản đơn; các hoạt động dịch vụ chất lượng cao còn chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế. Tốc độ tăng năng suất của ngành dịch vụ trong thời gian qua là thấp và thấp hơn so với tốc độ tăng chung của cả nền kinh tế.

- Đóng góp của các ngành vào tốc tăng trưởng kinh tế, nhìn chung, theo xu hướng giảm tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp và tăng công nghiệp. Tuy nhiên,


đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế còn khá cao; và có sự bất cân đối giữa khu vực sản xuất và khu vực dịch vụ.

Bảng 2.8: Đóng góp của các ngành vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (%)



1990-1995

1995-2000

2000-2005

2000-2008

1990-2008

Tổng

8,2

7,0

7,5

7,6

7,6

Nông nghiệp

2,0

1,8

1,1

0,9

1,3

Công nghiệp

1,5

1,9

2,4

2,6

2,3

Dịch vụ

4,7

3,3

4,0

4,1

4,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ADB


- Đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế còn quá thấp, chỉ khoảng 19,1% trong cả giai đoạn 1990-2008. Kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước cho thấy, TFP ngày càng đóng góp to lớn vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Với cùng một tốc độ về tích lũy tư bản nhưng quốc gia nào phát triển có hiệu suất hơn (thể hiện bằng TFP) thì quốc gia đó có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Qua việc phân tích các yếu tố đầu vào đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thì càng thấy rò rằng, kinh tế của Việt Nam nghiên nhiều về số lượng hơn là chất lượng.

Bảng 2.9: Các yếu tố đóng góp vào việc tăng trưởng giai đoạn 1960-1994


Tăng trưởng

Tích lũy tư bản

Lao động

TFP


Trung Quốc

7,5

3,1

2,7


1,7

Thái Lan

7,5

3,7

2,0


1,8

Malaisia

6,8

3,4

2,5


0,9

Indonesia

5,6

1,9

2,9


0,8

Philippines

3,8

2,1

2,1


-0,4

Đài Loan

8,5

4,1

2,4


2,0

Hàn Quốc

8,3

4,3

2,5


1,5

Nhật Bản 9,2

3,1

2,5

3,6

Việt Nam 7,6

5,4

0,8

1,4

Đơn vị tính: %


(1950-1973)


(1990-2008)

Nguồn: Việt Nam: Nguyễn Thị Cành (2009), Xây dựng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020.

Các nước khác: Crafts (1999), dựa trên kết quả của nhiều nghiên cứu; Trích từ Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam


Khi phân tích cơ cấu kinh tế, chúng ta thấy rằng nền kinh tế đã có sự phân công hợp lý hơn giữa các ngành nghề, thành phần kinh tế, các vùng lãnh thổ theo hướng


nâng cao hiệu quả, năng suất, tạo động lực và phát huy lợi thế cho phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn còn cơ cấu kinh tế lạc hậu và bất cập.

- Cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam trong thời gian qua nhìn chung là chuyển dịch phù hợp với xu hướng tiến bộ; đó là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp (phụ lục 12). Đến năm 2008, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ chiếm 31,0% trong tổng GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên, về cơ bản, hiện trạng cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam còn thua kém xa với mức bình quân chung của các nước đang phát triển15 và chỉ tương đương với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vào những năm 1950, các nước ASEAN 4 vào khoảng

cuối những năm 1980.

Cơ cấu kinh tế ngành lạc hậu còn thể hiện ở Việt Nam chỉ tham gia vào những công đoạn sản xuất có giá trị tăng thêm thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và liên tục nâng cấp vị thế của mình trong chuỗi để giành lấy những vị trí có giá trị tăng thêm ngày càng cao. Sự chuyển dịch vị trí và cải thiện, nâng cấp vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dựa trên quan điểm hướng vào hội nhập và dựa vào hội nhập.

Tương quan tỷ lệ giữa khối sản xuất vật chất và khối sản xuất sản phẩm dịch vụ chưa chứng tỏ sự phát triển đúng đắn. Tốc độ tăng trưởng của hai khối này chưa hợp lý, chưa tạo ra sự hài hòa cần thiết cho sự phát triển. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, tỷ lệ tăng giữa khối sản xuất và khối dịch vụ là 1 và khoảng 1,8 (thậm chí có nước tỷ lệ này là 1:4). Nhưng ở Việt Nam, khối sản xuất tăng 1 thì khối dịch vụ chỉ tăng khoảng 0,6-0,8. Tỷ trọng của khối dịch vụ trong GDP chỉ tăng trong giai đoạn 1990-1995, chiếm cao nhất khoảng 53,0% vào năm 1995; và từ đó đến nay, tỷ trọng của khối dịch vụ có xu hướng giảm là chủ yếu, chiếm khoảng 47,9% vào năm 2008.


15 Theo UNDP, Báo cáo phát triển con người năm 1999, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm khoảng 13%, ngành công nghiệp chiếm 36% và dịch vụ chiếm 51% trong tổng GDP của các nước đang phát triển vào năm 1997.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022