Thực Hiện Các Mục Tiêu Bảo Vệ Tài Nguyên Môi Trường


Các dự án đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng thường bị phung phí hoặc là đối tượng của tham nhũng thường dẫn đến việc cung ứng dịch vụ kém hiệu quả với giá thành cao23. Điều đáng lo ngại hơn, việc xây dựng kết cấu hạ tầng lại mang tính cục bộ, địa phương, thiếu tầm nhìn chiến lược dẫn đến tính cạnh tranh và hiệu quả thấp; điển hình là địa phương nào cũng muốn có cảng, có sân bay. Việc đầu tư hạ tầng cơ sở cho phát triển ngành công nghiệp hậu cần đòi hỏi phải đồng bộ chứ không chỉ đơn thuần là xây dựng cảng.

Tầm quan trọng của điện đối với nền kinh tế được ví như ôxy đối với cơ thể người. Nếu thiếu điện, hay nếu giá điện quá cao thì đời sống kinh tế sẽ bị đình trệ ngay lập tức. Mặc dù ai cũng biết rằng điện là một yếu tố đầu vào thiết yếu của sản xuất, thế nhưng chính sách năng lượng của Việt Nam lại thiếu tầm nhìn chiến lược.

Với việc đầu tư quá nhiều vào thủy điện, giờ đây Việt Nam đang gặp phải tình trạng thiếu điện ngày càng trở nên trầm trọng trong mùa khô24. Việc Việt Nam không thể kiểm soát lưu lượng nước ở thượng nguồn làm tăng rủi ro của việc phụ thuộc quá nhiều vào thủy điện. Sản lượng điện cung cấp bình quân đầu của Việt Nam vẫn còn thấp hơn mức chung của khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới25. Tốc độ tăng sản lượng điện thấp hơn tốc độ tăng sản lượng công nghiệp khoảng 1,2 lần.

Tình trạng lãng phí năng lượng ở Việt Nam rất lớn26. Hiệu suất sử dụng nguồn

năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới chừng 20%. Để tạo ra 1.000 USD GDP, Việt Nam

23 Theo Ngân hàng thế giới (Doing Business 2010), chi phí xuất khẩu trên côngtennơ của Việt Nam là 756USD, thấp hơn mức bình quân chung của các nước Đông Á & Thái Bình Dương (909USD), cao hơn các nước Malaysia (450USD), Singapore (456USD), Trung Quốc (500USD), Thái Lan (625USD), Bruney (630USD), Indonesia (704USD), Đài Loan (720USD), Campuchia (732USD), Hàn Quốc (742USD) và thấp hơn các nước Philippines (816USD), Nhật Bản (989USD), Lào (1.860USD).

24 Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn chính sách an ninh năng lượng ASEM lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội ngày 11 tháng 4 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào cho rằng tình hình thiếu điện có thể tiếp tục kéo dài đến năm 2020.

25 Năm 2003, Việt Nam đạt 501,2 Kwh/người, của Đông Nam Á bình quân 801 Kwh/người, của châu Á bình quân 1.385 Kwh/người, thế giới bình quân 850 Kwh/người; đứng thứ 7 ở Đông Nam Á (sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Lào, Philippines), đứng thứ 40 châu Á và đứng thứ 133 trên thế giới. Đến năm 2007, sản lượng điện bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên đạt 784 Kwh, nhưng về thứ bậc không thay đổi.

26 Bộ Công thương (2009).


phải tiêu tốn khoảng 600 kg dầu quy đổi, cao gấp 1,5 lần so với Thái Lan và gấp 2 lần mức bình quân của thế giới. Để tăng 1% GDP thì điện phải tăng khoảng 2%, trong khi bình quân thế giới chỉ tăng 1,2-1,5%.

Nhưng điều đáng nói hơn, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thay vì thực hiện nhiệm vụ cơ bản của nó là “giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện đầu tư phát triển các công trình lưới điện đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; đầu tư các dự án nguồn điện theo nhiệm vụ được giao”, mà trái lại, còn làm phân tán nguồn nhân lực và tài lực có hạn của mình sang lĩnh vực viễn thông, dịch vụ tài chính, bất động sản. Một doanh nghiệp độc quyền nhà nước như EVN sẽ chỉ hoạt động tốt nhất nếu tập trung cao độ vào nhiệm vụ chính và thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả, đồng thời không bị phân tâm bởi các hoạt động kinh doanh ngoại vi. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy EVN không đủ năng lực trong việc cung cấp điện để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng. Vì vậy, nhà nước phải hoàn thiện cơ chế điều tiết để tạo ra những khuyến khích và điều kiện thích hợp cho khu vực kinh tế dân doanh và nước ngoài tham gia sản xuất điện.

2.7. Vấn đề an sinh xã hội

Suy cho đến cùng thì mục tiêu của mọi chính sách phát triển là nhằm kiến tạo một xã hội công bằng và thịnh vượng. Hệ thống an sinh xã hội là một trong các công cụ quan trọng để thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế có lợi cho người nghèo, làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách vì người nghèo.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu ban đầu trong lĩnh vực an sinh xã hội. Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đang tồn tại một số bất cập và thách thức. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng và khả năng tiếp cận không đồng đều của các nhóm dân cư và các đối tượng tới các dịch vụ xã hội. Theo báo cáo của UNDP (2007), các chính sách xã hội tại Việt Nam mang tính chất lũy thoái. Những người giàu nhận được 40% phúc lợi xã hội trong khi đó những người nghèo nhất chỉ nhận được gần 7%. Nhóm giàu nhất nhận được 47% tổng số tiền lương hưu, trong khi những người nghèo nhất chỉ nhận được 2%. Nhóm giàu nhất hưởng 45% dịch


vụ y tế, nhưng những người nghèo nhất chỉ nhận được 7%. Tỷ lệ trợ cấp giáo dục cho những người giàu nhất là 35% và những người nghèo nhất là 15%. Sự gia tăng chênh lệch chủ yếu do sự mất cân bằng giữa vùng nông thôn và thành thị.

Như vậy, về tổng thể, các vấn đề chính trong khuôn khổ an sinh xã hội hiện thời là phạm vi bao phủ, tính bình đẳng và tài chính. Phạm vi bao phủ của hệ thống an sinh xã hội hiện nay vẫn còn hạn chế, bất bình đẳng còn cao. Tài chính và chi tiêu cho an sinh xã hội còn chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số chi tiêu công. Do đó, cần có chiến lược huy động các nguồn kinh phí mới dành cho các chương trình an sinh xã hội.

2.8. Vấn đề ô nhiễm môi trường

Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, quán triệt quan điểm phát triển bền vững và tuân theo các nguyên tắc của Rio, Việt Nam đã đề ra các chủ trương, chính sách và phương châm hành động nhằm thực hiện Chương trình hành động 21. Song tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng trầm trọng và trở thành một hiện tượng “bình thường” do nhận thức của cộng đồng còn thấp, thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp và chính quyền. Các hệ sinh thái quan trọng đã xuống cấp và giảm đa dạng sinh học; gần 700 loài động vật đang trong nguy cơ tuyệt chủng. Ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp làm gia tăng số người mắc bệnh, ô nhiễm tài nguyên nước do việc xả thải chất thải đã làm cho nhiều nguồn

nước không còn sử dụng được nữa.

Nếu Việt Nam không có biện pháp kịp thời, đến năm 2020 ô nhiễm sẽ gia tăng gấp 4-5 lần so với hiện nay. Từ nhiều năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã cảnh báo họ rất lo lắng trước sự sụt giảm ngày càng tệ hơn của môi trường sống ở Việt Nam. Có lẽ chỉ khi nào lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp sụt hẳn vì lý do ấy, không thể đổ lỗi cho tình hình kinh tế chung, Việt Nam mới thực sự kiên quyết giải quyết ô nhiễm, nếu lúc ấy chưa quá muộn.

Những hậu quả của biến đổi khí hậu ngày càng được thể hiện rò, trong 70 năm qua, tại Việt Nam nhiệt độ trung bình hàng năm đã tăng 0,70C và nhiệt độ trung bình của 40 năm gần đây đã cao hơn 30 năm trước. Đồng bằng sông Cửu Long


trước đây rất ít bị bão nhưng chỉ trong 10 năm qua đã chịu hai cơn bão lớn (Linda gây thiệt hại 4.000 người vào năm 1997, Durion gây thiệt hại nặng nề người và của năm 2006). Tại miền Trung, người dân đã phải sống từ nhiều năm với hiện tượng biển dâng cao, lấn đất liền (trung bình lấn thêm vào 200m sau 10 năm).

Theo cảnh báo của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nhất khi mặt biển dâng cao. Dù theo giả thiết khả quan nhất (mặt biển chỉ cao hơn 1m) hay tệ nhất (biển dâng lên 5m), Việt Nam vẫn đứng hạng nhất hay nhì trong tất cả những nước sẽ bị tác động nặng nề nhất. Ở đồng bằng sông Cửu Long nhiều nơi chỉ cao hơn mặt nước biển từ 1 đến 2,5m nên mức độ dâng cao chỉ 1m cũng làm ngập chìm 40% diện tích của vùng này, và trên bình diện cả nước, đảo lộn cuộc sống của 11% dân số (tỷ số cao nhất thế giới), mất đi 10%GDP, tàn phá 13% diện tích đất nông nghiệp, 10% các vùng đô thị và 28% các vùng ngập nước. Nếu mực nước biển dâng cao 5m: 16% diện tích cả nước sẽ bị ngập chìm, 35% dân chúng sẽ phải sơ tán, GDP sẽ giảm 36% và 24% diện tích đất nông nghiệp sẽ bị hủy hoại. Mặc dù vậy, nhưng sự nhận thức trong công chúng nói chung còn rất thấp và nhất là chính quyền chưa có chương trình cụ thể và quy mô để đối phó.

Bảng 2.13: Thực hiện các mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường

Đơn vị tính: %



2010

Tỷ lệ che phủ của rừng

37,4

38

38,2

39

42-43

Tỷ lệ dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh

62

66

70

75

75

Tỷ lệ dân thành thị được cấp nước hợp vệ sinh


76,2

75

80

95

Tỷ lệ KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải

tập trung

Thu gom chất thải rắn đô thị

45

65

50

70

55

75

60

80

100

90

Xử lý chất thải y tế

65

72

79

70

100

Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường

33

41,4

50

60

75

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 - 7

2005 2006 2007 2008 Mục tiêu


2.9. Vai trò của Nhà nước

Tại Đại hội VI của Đảng (năm 1986) với quan điểm cần "Nhìn thẳng vào sự thật, nói rò sự thật. Tôn trọng quy luật khách quan" và đề cao nguyên tắc “đổi mới


kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị” đã tạo cho Việt Nam có sự đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước; đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, đời sống kinh tế - xã hội có sự chuyển biến tích cực; vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong cộng đồng quốc tế27.

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam tiếp tục có những đổi mới mang tính chất tiệm tiến của Đại hội VI, về cơ bản Việt Nam đã vượt khỏi bẫy nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp và quá trình cải cách chuyển sang kinh tế thị trường đã đạt được một số thành quả. Có thể nói, Việt Nam đã hoặc sắp kết thúc giai đoạn tăng trưởng ban đầu. Đây có thể xem là thành tựu song cũng có thể xem là thất bại, khi mà cần quá nhiều thời gian để đạt được thành tựu này, làm cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tụt hậu so với các nước, nó chưa thể hiện được ý chí đẩy mạnh cải cách để đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh.

Sau thời gian tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những vấn đề cốt lòi cản trở sự phát triển, làm cho kinh tế phát triển kém hiệu suất; kết hợp với yêu cầu của thời đại dân tộc và trong điều kiện Việt Nam hội nhập mạnh vào nền kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh thì vai trò của nhà nước Việt Nam thể hiện những bất cập.

- Năng lực điều hành nền kinh tế của Chính phủ còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng kịp với một nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Năng lực phân tích, dự báo và hoạch định chính sách còn yếu. Hiện nay, các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam đang bị phân tán, thiếu sự phối hợp, quá nhạy cảm trước sức ép chính trị và thiếu năng lực chuyên môn. Chính phủ Việt Nam cần xây dựng những cơ quan hoạch định, phân tích chính sách chuyên nghiệp và có trách nhiệm, có khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước những thay đổi trong nền kinh tế nội địa và toàn cầu.


27 Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao bình thường với hơn 170 nước, thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.


Bảng 2.14: Một số chỉ báo cơ bản về hiệu quả và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước Việt Nam28



2004

2005

2006

2007

Hiệu lực của bộ máy chính phủ

-0,43

-0,29

-0,38

-0,41

Chất lượng khung khổ pháp luật

-0,49

-0,57

-0,58

-0,43

Hiệu lực thực thi

-0,53

-0,51

-0,41

-0,50

Kiểm soát tham nhũng

-0,79

-0,77

-0,75

-0,69

Nguồn: Kauman và cộng sự (2007)


- Mặc dù có nhiều cải cách hành chính, cải thiện khung khổ pháp luật nhưng cho đến nay bộ máy nhà nước Việt Nam vẫn còn quá cồng kềnh, quan liêu, chưa hiệu quả, hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo và chưa đi vào cuộc sống. Tình trạng tham nhũng tràn lan và mang tính hệ thống đã thực sự là quốc nạn cản trở sự của đất nước. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) xếp hạng tham nhũng Việt Nam thứ 121 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bảng 2.15: Xếp hạng chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam và các nước


2005 2006 2007 2008

Điểm Xếp hạng

Điểm Xếp hạng

Điểm Xếp hạng

Điểm Xếp hạng

Singapore

9,4

5

9,4

5

9,3

4

9,2

4

Nhật Bản

7,3

21

7,6

17

7,5

17

7,3

18

Đài Loan

5,9

32

5,9

34

5,7

34

5,7

39

Hàn Quốc

5,0

40

5,1

42

5,1

43

5,6

40

Malaysia

5,1

39

5,0

44

5,1

43

5,1

47

Trung Quốc

3,2

78

3,3

70

3,5

72

3,6

72

Thái Lan

3,8

59

3,6

63

3,3

84

3,5

80

Việt Nam

2,6

107

2,6

111

2,6

123

2,7

121

Indonesia

2,2

137

2,4

130

2,3

143

2,6

126

Philippines

2,5

117

2,5

121

2,5

131

2,3

141

Lào

3,3

77

2,6

111

1,9

168

2,0

151

Campuchia

2,3

130

2,1

151

2,0

162

1,8

166

Myanmar

1,8

155

1,9

160

1,4

179

1,3

178

Tổng số quốc gia, lãnh thổ

Nguồn: Transparency International

158 163 179 180


28 Các tổ chức khác nhau đo lường các chỉ báo về công tác điều hành theo các cách khác nhau. Ví dụ, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đo lường chỉ số chất lượng khung khổ pháp luật bằng cách đánh giá các chính sách thương mại, môi trường cạnh tranh và các thị trường. Kaufman và cộng sự (2007) sử dụng kết quả đánh giá của 35 tổ chức quốc tế khác nhau. Các chỉ báo có giá trị lớn hơn 0 (từ 0 đến 10) thể hiện chất lượng khung pháp luật tốt và ngược lại.


Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới đã đánh giá chất lượng quản trị quốc gia của chính phủ 212 nước và vùng lãnh thổ dựa trên sáu tiêu chí: tính hiệu năng của chính phủ, chất lượng chính sách và hoạt động điều tiết, thượng tôn pháp luật, tham nhũng, tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ổn định chính trị. Ngoại trừ tiêu chí về ổn định chính trị, điểm của Việt Nam về năm tiêu chí còn lại đều thấp hơn so với các nước ở Đông Á và Đông Nam Á (trừ Indonesia). Sự suy giảm về điểm số chỉ chứng tỏ rằng mặc dù trên thực tế có thể Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể về phương diện quản trị quốc gia, thế nhưng các nước khác trong khu vực

tiến bộ còn nhanh hơn29.

Trước thực trạng đó, đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải có một đổi mới cơ bản, toàn diện, xây dựng một hệ thống cơ chế hoàn chỉnh hơn, quy mô rộng hơn và phức tạp nhưng vững chắc so với giai đoạn tăng trưởng ban đầu để làm tiền đề cho giai đoạn phát triển bền vững. Đặc biệt khi kinh tế hội nhập mạnh vào thị trường thế giới, nhiều vấn đề phức tạp phát sinh đòi hỏi có cơ chế hữu hiệu để tận dụng cơ hội mới và để ngăn ngừa bất ổn định.

2.10. Bối cảnh quốc tế chủ yếu tác động phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

đến năm 2020

2.10.1. Xu thế phát triển sức sản xuất xã hội toàn cầu và khả năng kết hợp

đồng thời công nghiệp hóa với tri thức hóa kinh tế ở các nước đang phát triển

Khoa học - công nghệ được khẳng định không chỉ là lực lượng sản xuất trực tiếp, mà còn là lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu, là nhân tố quyết định nhất trong việc khai thác sức sản xuất xã hội toàn cầu. Xu thế phát triển mạnh những lĩnh vực khoa học - công nghệ hàng đầu trong thế kỷ XXI sẽ dẫn đến cuộc cách mạng ngành nghề mới trên thế giới, thúc đẩy xã hội loài người chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại kinh tế tri thức.

Mặc dù nền kinh tế tri thức mới được định hình ở một số nước công nghiệp phát triển, song quá trình tri thức hóa kinh tế mang tính toàn cầu. Điều này bắt nguồn từ đặc điểm bản chất nhất của kinh tế tri thức, đó là tri thức và thông tin lưu


29 Đại học Harvard (2008), Lựa chọn thành công bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam


động không biên giới, khiến nền kinh tế tri thức và thông tin hoạt động trên cơ sở sức sản xuất toàn cầu, lấy toàn cầu làm thị trường. Sự phát triển sức sản xuất xã hội toàn như vậy tất yếu sẽ thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia phát triển, kết nối sản xuất toàn cầu.

Nền sản xuất xã hội bước dần sang nền “sản xuất trí tuệ”, đòi hỏi người lao động càng phải có trình độ khoa học, trình độ công nghệ, tay nghề cao, con người phải được đào tạo và đào tạo lại. Việc đầu tư cho giáo dục ở các nước ngày càng lớn, đồng thời việc đầu tư cho nghiên cứu, triển khai (R&D) được tăng cường, nguồn nhân lực ngày càng có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, đã và đang là động lực mạnh của tăng trưởng kinh tế.

Nhờ tính toàn cầu của kinh tế tri thức mà quá trình chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức cũng xuất hiện ở các nước đang phát triển. Kết hợp quá trình công nghiệp hóa với quá trình tri thức hóa, lấy công nghệ thông tin thúc đẩy, dẫn dắt công nghiệp hóa, làm cho quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển có khả năng rút ngắn về mặt thời gian, nâng cao hiệu suất kinh tế, đảm bảo các yêu cầu tăng trưởng cao, bền vững.

Nhân tố quyết định cho sự kết hợp hiệu quả quá trình công nghiệp hóa với quá trình tri thức hóa ở các nước đang phát triển là cải cách mở cửa nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

2.10.2. Xu thế phát triển thể chế kinh tế thế giới

Thể chế kinh tế thế giới được hình thành và thay đổi thích ứng với sự phát triển của sức sản xuất toàn cầu, của phân công quốc tế và của kinh tế thị trường. Đến năm 2020, thể chế kinh tế thế giới sẽ phát triển theo các xu thế: thị trường hóa thể chế kinh tế của nhà nước; quốc tế hóa thể chế kinh tế của các nước; liên kết, nhất thể hóa khu vực và nhất thể hóa kinh tế thế giới.

- Xu thế thị trường hóa thể chế kinh tế của các nước. Thể chế kinh tế của từng nước có sự điều chỉnh cho phù hợp với quá trình chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Chế độ sở hữu, hình thức tổ chức và cơ chế quản lý của xí nghiệp được tiến hành cải cách theo hướng làm cho nó ngày càng hiệu quả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022