Xu Thế Biến Đổi Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trên Thế Giới


hơn, linh hoạt hơn và có tính đàn hồi hơn. Đồng thời, tư tưởng, phương châm, chính sách chỉ đạo của Chính phủ đối với quản lý vĩ mô cũng được điều chỉnh, cải cách. Đi đôi với việc về mặt tổng thể nới lỏng và xóa bỏ sự hạn chế, phát huy đầy đủ hơn vai trò của cơ chế thị trường, đồng thời tăng cường vai trò của Nhà nước đối với một số lĩnh vực quan trọng nào đó.

- Xu thế quốc tế hóa thể chế kinh tế của các nước. Các nước sẽ chuyển sang thể chế kinh tế thị trường mở cửa. Điều này có nghĩa là các nước gắn bó chặt chẽ hơn với thị trường thế giới.

- Xu thế liên kết, nhất thể hóa kinh tế khu vực. Cộng đồng kinh tế châu Âu, Khu vực tự do Bắc Mỹ, Liên kết kinh tế Đông Á sẽ trở thành sẽ trở thành hạt nhân của việc mở rộng nhất thể hóa kinh tế khu vực, ngày càng nâng cao trình độ thể chế hóa kinh tế khu vực.

- Xu thế nhất thể hóa kinh tế thế giới. Nó chủ yếu chịu sự thúc đẩy của WTO và IMF thông qua các cam kết của các nước thành viên.

Diễn biến của thể chế kinh tế thế giới sẽ làm nảy sinh các ảnh hưởng to lớn và quan trọng đối với sự phát triển tổng thể nền kinh tế thế giới. Thứ nhất, thúc đẩy phân công quốc tế. Điều này dẫn đến kết cấu sản xuất trên thế giới thay đổi. Thứ hai, nâng cao hiệu suất của toàn bộ nền kinh tế thế giới do các nguồn lực của thế giới được sắp xếp tối ưu hơn. Thứ ba, tăng nhanh sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Thứ tư, tạo ra sự phát triển không cân bằng của kinh tế thế giới. Thứ năm, giảm bớt sự xáo động của kinh tế thế giới.

2.10.3. Xu thế biến đổi kết cấu kinh tế thế giới

- Xu thế biến đổi kết cấu khu vực: Một biến đổi quan trọng của cục diện khu vực trong nền kinh tế thế giới là cùng với việc Mỹ và Nhật sẽ tiếp tục giữ được thực lực kinh tế lớn mạnh, sự trỗi dậy của các nước Đông Á, Nga và Mỹ La tinh sẽ làm cho địa vị kinh tế của khu vực vành đai Thái Bình Dương tăng lên rò, vượt qua các nước xung quanh Đại Tây Dương khiến cho trung tâm kinh tế sang phía Đông.


Bảng 2.16: GDP 10 nền kinh tế lớn trên thế giới


Quy

Thứ

hạng

Quy

Thứ

hạng

Quy

Thứ

hạng

Quy

Thứ

hạng

Mỹ

5.645

1

8.585

1

13.000

1

14.925

1

Trung Quốc

1.115

5

4.425

2

9.930

2

12.978

2

Nhật Bản

2.195

2

3.000

3

4.040

4

4.460

4

Ấn Độ

750

9

1.735

4

3.880

3

5.071

3

Đức

1.395

4

1.865

5

2.650

5

2.984

5

Nga

1.685

3

1.085

6

2.250

6

2.872

6

Pháp

1.020

6

1.380

7

1.980

7

2.229

7

Italia

975

7

1.255

8

1.770

9

1.983

9

Braxin

20

10

945

9

1.750

8

2.150

8

Anh

915

8

1.230

10

1.730

10

1.938

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 - 8

Đơn vị tính: tỷ USD, theo giá và PPP năm 1995 Năm 1985 Năm 2000 Năm 2015 Năm 2020


Nguồn: Tính theo Thế giới trong đầu thiên niên kỷ mới. (Dự báo về phát triển kinh tế thế giới đến năm 2015). NXB Thế kỷ mới, Moscva, 2001, tr555

Trích từ Lê Văn Sang (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới


- Kết cấu ngành của các nước đang có sự đổi mới. Điều này biểu hiện chủ yếu ở sự tăng, giảm tỷ trọng của ba ngành lớn: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước. Trong công nghiệp đang chuyển từ loại hình kết cấu tiêu hao nhiều năng lượng, lao động, tài nguyên sang loại hình cơ cấu có hàm lượng khoa học, tri thức và công nghệ cao, tốc độ của những ngành này đã vượt tốc độ phát triển bình quân của sản phẩm công nghiệp. Trong đó, thay đổi đáng chú ý nhất

là tỷ trọng ngành công nghệ cao lấy công nghệ thông tin làm chính trong nền kinh tế sẽ nhanh chóng tăng lên30. Ngành dịch vụ ngày càng mở rộng về số lượng, quy mô, tốc độ, trở thành ngành có số người làm việc và giá trị sản xuất ngày càng lớn31.



30 Ở Mỹ, tỷ trọng của các ngành có công nghệ cao chiếm trên 50% trong tổng sản phẩm xã hội (ngành công nghệ thông tin chiếm trên 30%GDP); ở Nhật, Đức, Anh, Pháp… tỷ trọng ngành công nghệ cao đã vượt trên 30%.

31 Cuối thế kỷ XX, ở các nước công nghiệp phát triển, số người lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm trên 70%, trong công nghiệp khoảng 20-25%, trong nông nghiệp còn dưới 5%. Đến giai đoạn 2020, theo dự báo của WB, OECD, các con số tương ứng sẽ là 80-85%, 10-15% và khoảng 1-2%..


Bảng 2.17: Xu thế biến đổi cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới

Đơn vị tính: %



Các nước phát triển

Các nước đang phát triển


Nông nghiệp

5

30

1965

Công nghiệp

40

31


Dịch vụ

55

39


Nông nghiệp

3

17

1990

Công nghiệp

34

39


Dịch vụ

63

45


Nông nghiệp

2

5

2020

Công nghiệp

28

57


Dịch vụ

70

37


Nông nghiệp

1,5

4

2050

Công nghiệp

24,5

45


Dịch vụ

75

51

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều công trình dự báo kinh tế thế giới của các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế (IMF, WB);

Trích từ Lê Văn Sang (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới


- Xu thế biến đổi của quan hệ kinh tế quốc tế: thứ nhất, do sự thúc đẩy của phân công quốc tế, sự phát triển của buôn bán hàng hóa và dịch vụ sẽ nhanh hơn tăng trưởng sản xuất. Thứ hai, các công ty xuyên quốc gia là lực lượng chủ yếu thúc đẩy đầu tư trực tiếp quốc tế. Đầu tư vào các nước đang phát triển sẽ rất không cân bằng mà tập trung ở các nước có kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh. Thứ ba, những hạn chế về tài chính tiền tệ sẽ dần dần yếu đi thậm chí được hủy bỏ, tác dụng của sự lưu thông tiền vốn sẽ được thể hiện một cách đầy đủ.

- Xu thế các nước lớn chi phối quan hệ kinh tế quốc tế. Cục diện chiến lược quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng đa cực. Tuy nhiên, trước khi trật tự thế giới mới công bằng, hợp lý ra đời, vẫn khó có thể thay đổi thực trạng cục diện thế giới nằm dưới sự kiểm soát của các nước lớn. Đối với tất cả các nước, quan hệ với nước lớn đều tạo ra mối quan hệ lợi - hại trực tiếp. Nắm bắt chính xác quan hệ này, tìm kiếm vị trí chiến lược có lợi tất nhiên sẽ trở thành nội dung hạt nhân trong trù tính chiến lược quốc tế của các nước.


2.10.4. Xu thế tăng trưởng tổng thể nền kinh tế thế giới

Nhìn chung, xu thế tăng tăng trưởng tổng thể nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển tương đối nhanh, còn các nước phát triển thì tương đối chậm. Điều này sẽ tạo địa vị kinh tế của các nước đang phát trỉển sẽ lên cao và kinh tế thế giới sẽ phát triển theo hướng đa trung tâm, đa cực.

Bảng 2.18: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới

Đơn vị tính: %



Toàn bộ nền kinh tế thế giới

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

1965-1980

4,1

3,6

6,1

1993-1995

3,6

2,8

5,8

1995-2010

4,0

3,0

6,0

2010-2020

3,5

2,5

5,0

2020-2050

2,6

2,0

3,0

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều công trình dự báo kinh tế thế giới của các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế (IMF, WB);

Trích từ Lê Văn Sang (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới


Trình độ tiết kiệm của nền kinh tế được nâng cao thêm một bước. Nếu lấy tỷ lệ đóng góp của nhân tố khoa học - công nghệ trong tăng trưởng kinh tế để đo trình độ tiết kiệm thì sự tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng dựa nhiều vào tiến bộ khoa học - công nghệ và ngày càng ít dựa vào sự đầu tư của các yếu tố sức lao động, nguyên vật liệu.

2.10.5. Xu hướng năng lượng thế giới

Theo đánh giá của cơ quan năng lượng quốc tế (IEB), sẽ không có nguy cơ thiếu hụt tuyệt đối các nguồn năng lượng trên toàn thế giới. Nguồn năng lượng của trái đất sẽ vẫn đáp ứng đủ cho việc gia tăng nhu cầu trên thế giới ít nhất trong vòng ba thập niên của thế kỷ XXI. Phần lớn năng lượng tiêu dùng vẫn là các loại nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ32, khí ga, than đá). Việc đảm bảo chắc chắn nguồn năng lượng cho nhân loại lâu dài là vấn đề nên các nước đều mong tìm nguồn năng lượng mới thay thế nguồn năng lượng truyền thống tuy nhiên trình độ lực lượng sản xuất

và tiến bộ kỹ thuật hiện tại chưa cho phép đảm bảo an toàn. Điều đó đòi hỏi các nhà


32 Chiếm khoảng 40% trong tổng nguồn năng lượng sử dụng (theo IEA)


hoạch định chính sách ở các quốc gia, các tổ chức và các thể chế quốc tế cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề năng lượng toàn cầu và giải quyết vấn đề này một cách toàn diện, có sự phối hợp. Phải phát triển các kế hoạch ở trình độ cao nhất để ngăn ngừa những tình trạng khẩn cấp về năng lượng trong tương lai.

2.10.6. Xu hướng phát triển nông nghiệp và thị trường lương thực thế giới

Các chuyên gia của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định rằng, trong tương lai lâu dài, kinh tế nông nghiệp thế giới có khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm của nhân loại. Yếu tố công nghệ tạo nên lợi thế rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng đã đưa ra những cảnh báo khủng hoảng thiếu lương thực; xuất phát từ các nước ngày càng thiếu quan tâm hơn trong vấn đề an ninh lương thực, do tác động của quá trình đô thị hóa quá cao, do sản xuất nông nghiệp đã không theo kịp những thay đổi về khối lượng và kết cấu nhu cầu lương thực.

2.10.7. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các vấn đề an ninh phi truyền thống (môi trường, ma tuý, đói nghèo, dịch bệnh) đang là nguy cơ lớn đối với sự phát triển của kinh tế thế giới và ngày càng trở thành các mối quan tâm toàn cầu.


Kết luận chương 2

Việt Nam đã có bước tăng trưởng nhanh trong thời gian dài, thoát ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước cơ hội, thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới triệt để, tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế để vươn lên thành một nước giàu. Qua việc phân tích một số yếu tố chủ yếu tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta có thể rút những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam như sau:


Điểm mạnhĐiểm yếu


- Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của thế giới, lại có vị trí địa lý thuận lợi và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

- Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, chịu khó, có khả năng nắm bắt nhanh và tinh thần sáng tạo. Dân số đang bước vào thời kỳ dân số vàng.

- Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong cả giai đoạn dài, tạo điều kiện nâng cao đời sống của người dân và giảm nghèo.

- Ổn định chính trị, đã phát triển nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế; đặc biệt sự kiện gia nhập WTO (tháng 11/2006) tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

- Thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao.

- Chưa tạo các điều kiện thuận lợi để kịp thời khai thác tốt vị trí địa lý chiến lược sớm đưa Việt Nam trở thành một mắc xích quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực và toàn cầu.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế của đất nước.

- Kinh tế của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng và quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế là đáng cảnh báo khi mà nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp, năng suất lao động tăng chậm, trình độ công nghệ lạc hậu và còn khoảng cách xa so với các nước.

- Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, bất cập và chưa có sự thay đổi về chất. Việt Nam tham gia vào những công đoạn sản xuất có giá trị tăng thêm thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực kinh tế nhà nước có nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả đầu tư thấp. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn phân nữa trong tổng lao động. Mối liên kết giữa các vùng lãnh thổ còn yếu, chồng chéo và lãng phí.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, cục bộ và chưa đạt tiêu chuẩn đã trở thành trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

- Việc thực thi pháp luật còn yếu kém, thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho sự



Cơ hội

phát triển kinh tế.

- Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tốc độ cải cách của Việt Nam chậm hơn so với các nước.

- Chính sách phúc lợi, an sinh xã hội còn nhiều bất cập, chưa thực sự là công cụ hữu hiệu trong bảo trợ cho người dân khỏi những rủi ro đối với mức sống của họ, giúp giảm nghèo và bất bình đẳng kinh tế.

Thách thức


- Xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình và phát triển, đối thoại và hợp tác nên điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phân công lao động quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Thế giới đang bước vào thời kỳ mở đầu thời đại tri thức hóa kinh tế toàn cầu. Việt Nam với lợi thế của nước đi sau có cơ hội lớn để tiến nhanh đạt trình độ tiên tiến nếu biết nắm bắt và tận dụng các cơ hội.

- Xu thế gia tăng các liên kết kinh tế quốc tế giúp mở rộng thêm các quan hệ kinh tế, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

- Nhiều nước lớn trên thế giới luôn xem Việt Nam là đối tác chiến lược trong quan hệ kinh tế quốc tế nên cần tận dụng để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế.

- Việt Nam có nguy cơ tiếp tục tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực; rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

- Thiếu quyết tâm đổi mới triệt để khi mà nền kinh tế đã thoát khỏi nhu cầu cấp bách giải quyết đói nghèo. Chưa tạo nên sự đồng thuận sâu rộng trong xã hội để đẩy đất nước đến sự giàu có, phồn vinh.

- Yếu kém trong năng lực điều hành của Chính phủ. Mà trên hết là nạn tham nhũng một cách tràn lan, có hệ thống đã làm suy yếu vai trò của nhà nước.

- Việt Nam vẫn bị xem là nền kinh tế phi thị trường (không muộn hơn 31/12/2018) nên trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ gặp nhiều bất lợi.

- Môi trường ngày càng suy thoái dù Việt Nam sớm đã có nhận thức và có văn bản pháp luật để bảo vệ, tuy nhiên tính thực thi không cao. Bên cạnh đó, những biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp và tác động trực tiếp đến phát triển, tồn vong của đất nước.


Chương 3:

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020


Trên nền tảng cơ sở lý luận ở chương 1 và các phân tích đánh giá ở chương 2, ở chương 3 sẽ đề xuất tư tưởng, mục tiêu, các nhiệm vụ chủ yếu và cách thức tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020.


3.1. Tư tưởng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2020

Xuất phát từ phân tích các yếu tố nguồn lực trong nước và quốc tế như trên, trong giai đoạn 2010-2020 nền kinh tế Việt Nam phấn đấu chuyển sang giai đoạn mới về chất so với hiện nay, tạo cơ sở để đất nước tiếp tục phát triển mạnh trong giai đoạn tiếp theo. Việt Nam cần tăng tốc, phát triển bền vững, chất lượng, hiệu quả và hội nhập thành công; từng bước xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, theo tác giả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020 nên lấy tên là Chiến lược hưng thịnh quốc gia”.

3.2. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2020

3.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh, vững chắc và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Nâng cao hiệu quả, từng bước hiện đại hóa nền kinh tế, tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam gia nhập nhóm nước các nền kinh tế công nghiệp mới.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

- GDP trên đầu người của Việt Nam đạt mức trung bình của khối ASEAN và đứng trong nhóm nước thu nhập trung bình của khu vực (bao gồm Trung Quốc và ASEAN4: Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines).

- GDP/người đạt 2.500 - 3.000 USD.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng trên 8%/năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022