Tổng Tỷ Suất Phụ Thuộc 8 Về Dân Số Của Việt Nam Và Một Số Nước Trong Khu Vực (1960-2050)


thực hiện; các chương trình hành động để thực hiện chiến lược do Chính phủ đề ra đã thực hiện đến đâu, đã đạt được kết quả gì và có vướng mắc gì không được tổng kết.

Kết luận chương 1

Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về chiến lược phát triển và kinh nghiệm chiến lược phát triển ở Việt Nam, một số nước trên thế giới, có thể thấy rằng:

- Chiến lược phát triển là thể hiện tinh thần cơ bản của đường lối phát triển của một quốc gia; nó chính là ý tưởng mang tính hệ thống về các quan điểm chỉ đạo phát triển đối với một đối tượng cụ thể hay đối với một hệ thống nào đó và phương cách biến những ý tưởng, quan điểm, mục tiêu ấy thành hiện thực. Chiến lược phát triển là sản phẩm do con người tạo ra, phản ánh các vấn đề mang tính quy luật được dự báo và được “chủ quan hóa” một cách khoa học để chỉ đạo quá trình phát triển của đời sống xã hội.

- Mỗi quốc gia trong quá trình phát triển đều có chiến lược phát triển dù dưới hình thức này hay một hình thức khác.

- Để xây dựng chiến lược phát triển cho một quốc gia cần phân tích điểm xuất phát của quốc gia đó, phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình phát triển của quốc gia đó đặt trong tổng thể nền kinh tế thế giới để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nền kinh tế. Từ đó, kiến tạo tầm nhìn chiến lược và mục tiêu chiến lược đúng, phù hợp, có căn cứ khoa học. Tiếp theo là xác định các nhiệm vụ cơ bản hay trọng tâm của chiến lược để thực thi mục tiêu chiến lược. Và đề xuất phương án tổ chức thực hiện chiến lược.


Chương 2:

MỘT SỐ YẾU TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020


Tập trung phân tích một số yếu tố chủ yếu (yếu tố địa lý, nguồn nhân lực, thực trạng phát triển nền kinh tế, hệ thống tài chính, khoa học - công nghệ, kết cấu hạ tầng, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường, vai trò nhà nước và bối cảnh quốc tế) tác động phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020. Thông qua việc phân tích này sẽ làm rò vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới, các xu thế phát triển của thế giới tác động đến Việt Nam và các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam làm cơ sở cho việc đề xuất chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2020.


2.1. Yếu tố địa lý

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp biển. Việt Nam nằm trong số những vùng kinh tế năng động trên thế giới; và là cầu nối Đông Bắc Á với Đông Nam Á. Tất cả thủ đô các nước ASEAN (trừ Jakarta, thủ đô Indonesia) đều cách thành phố Hồ Chí Minh chưa đến hai giờ đường bay. Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan, và Dakka, thủ đô Bangladesh, cũng chỉ cách Hà Nội có hơn hai giờ bay. Miền nam Trung Quốc, vùng có kinh tế phát triển mạnh nhất của nước này, ở trọn trong tầm hai giờ bay từ thủ đô Hà Nội. Ba cảng trong số những cảng lớn nhất thế giới, Singapore, Hongkong và Cao Hùng, cách thủ đô Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh chưa đến hai giờ bay.

Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 331 nghìn km2, lớn thứ tư trong khu vực

Đông Nam Á, sau Indonesia, Myanmar và Thái Lan. Việt Nam là một dải đất hẹp chạy dài bờ phía Tây Biển Đông với hơn 3.260km bờ biển4. Nhờ địa hình địa thế đó



4 Tỷ lệ diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100km2 thì có 1km bờ biển so với trung bình của thế giới là 600km2 đất liền trên 1km bờ biển.


mà Việt Nam có tiềm năng để phát triển kinh tế biển như: đóng tàu, ngành công nghiệp hậu cần mang tầm quốc tế5, khai thác thủy hải sản, khai thác tài nguyên khoáng sản biển, du lịch biển.

Việt Nam là nước một thành viên thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS). Các quốc gia tham gia chương trình GMS đã quyết định thiết lập bốn hành lang kinh tế kết nối các nước Đông Dương với nhau. Trong số bốn hành lang đó thì có ba hành lang kết nối Việt Nam với những nước láng giềng. Ba hành lang đó lại là ba hành lang có tính khả thi rò rệt nhất và những đoạn trên lãnh thổ Việt Nam chủ yếu đã được thực hiện xong (phụ lục 5).

Nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy phong phú và đa dạng, nhưng chỉ trừ một vài loại (than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ và khí đốt), còn hầu hết các loại tài nguyên có trữ lượng không lớn, tính kinh tế về cơ bản là không cao (gồm trữ lượng, chất lượng, mức độ thu lợi cho khai thác với chi phí thấp ở quy mô kinh tế). Việt Nam tuy là một nước nông nghiệp, nhưng diện tích đất canh tác nông nghiệp trên đầu người thuộc vào loại thấp thế giới6. Các nguồn dự trữ đất đai và các loại tài nguyên thiên

nhiên khác tính theo đầu người đều thuộc loại thấp và có hiện tượng suy thoái. Vì vậy, về dài hạn, khó có thể dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như một lợi thế so sánh nổi bật của Việt Nam.



5 Myanmar không phải là một đối thủ cạnh tranh vì địa thế hiểm trở làm cho hệ thống giao thông với những lãnh thổ phía đông và phía bắc không thuận tiện. Thái Lan và tỉnh Quảng Tây là đối thủ đang áp đảo Việt Nam. Nhưng bờ biển Thái Lan nằm gọn trong vịnh Thái Lan và bờ biển tỉnh Quảng Tây nằm gọn trong vịnh Bắc Bộ. Trên phương diện hậu cần quốc tế, hai vịnh này là những ngò kẹt.

6 Diện tích đất bình quân đầu người chỉ có 0,46 ha/người (chỉ bằng 1/6 bình quân của thế giới); bình quân

đầu người đất nông nghiệp chỉ khoảng 0,103 ha/người.

28 Hình 2 1 Bản đồ vị trí Việt Nam trong châu Á 2 2 Yếu tố nguồn nhân lực 1

28



Hình 2.1: Bản đồ vị trí Việt Nam trong châu Á


2.2. Yếu tố nguồn nhân lực

Ngày nay người ta nhìn nhận, vai trò của nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là phương tiện, là một nguồn lực cho sự phát triển giống như những nguồn lực vật chất khác mà con người, nguồn nhân lực thực sự trở thành mục tiêu của sự phát triển, với phương châm hành động “phát triển vì con người”. Nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao là tiền đề vững chắc, quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động.

Nhận thức rò về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực đối với phát triển và phồn vinh của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước luôn khẳng định xây dựng đất nước trở thành “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và được cụ thể hóa bằng định hướng “nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước”7.

Theo số liệu điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, Việt Nam có khoảng 85,7 triệu dân, đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Nguồn nhân lực Việt Nam được đánh giá là dồi dào (phụ lục 6), giá rẻ, có khả năng nắm bắt nhanh chóng công nghệ được chuyển giao. Hơn thế nữa, Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơ cấu “kỷ nguyên dân số vàng” vừa đem lại cơ hội cho phát triển kinh tế, vì đó có thể coi là một lợi thế dân số có khả năng giúp thăng hoa kinh tế. Song, như lịch sử dân số các nước trên thế giới chỉ ra, đây là một giai đoạn đầy cơ hội và thách thức. Nếu giai đoạn dân số vàng diễn ra trùng với thời kỳ kinh tế ổn định và cất cánh, đồng thời hệ thống giáo dục thực hiện tốt chức năng chuẩn bị học vấn và nghề nghiệp cho lao động, thì sự gia tăng nguồn nhân lực lao động sẽ trở thành một động lực mạnh mẽ của phát triển kinh tế. Ngược lại, nếu hệ thống kinh tế và giáo dục yếu kém, không đáp ứng được sự bùng nổ nhân lực này, thì xã hội sẽ chứng kiến tình trạng thất nghiệp tràn lan trong giới trẻ, thiếu việc làm, thiếu nhân lực được đào tạo, dẫn đến tệ nạn và mất ổn định xã hội.



7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


Bảng 2.1: Tổng tỷ suất phụ thuộc8 về dân số của Việt Nam và một số nước trong khu vực (1960-2050)

Đơn vị tính: %

Năm Nhật

Bản

Singa- Pore

Hàn Quốc

Trung Quốc

Thái Lan

Việt Nam

Indo- nesia

Malay- Sia

Philip- pines

1960

56

83

83

78

90

78

76

95

96

1965

47

86

87

80

94

93

80

98

97

1970

45

73

83

79

92

96

83

92

93

1975

47

59

71

78

85

92

81

85

90

1980

48

47

61

67

75

88

78

75

86

1985

47

42

52

55

64

82

72

74

83

1990

44

37

45

50

56

78

66

67

79

1995

44

40

41

48

50

72

60

66

74

2000

47

41

39

46

47

63

56

61

70

2005

51

39

39

42

45

53

52

59

64

2010

56

34

38

40

44

46

49

53

58

2015

64

35

38

40

43

45

46

50

53

2020

68

42

40

44

44

45

45

49

51

2025

70

54

46

46

45

45

44

50

49

2030

73

68

54

50

48

45

44

51

48

2035

79

77

61

56

52

46

46

50

47

2040

89

79

69

61

56

48

48

50

46

2045

95

77

75

63

59

52

51

50

47

2050

98

76

79

64

62

56

54

52

49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguồn: United Nations (2003)

Trích lại từ: Bùi Thế Cường (2004), “Kỷ nguyên dân số vàng ở Việt Nam: một đại lượng cho bài toán phát triển?” Báo cáo tại hội thảo “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” tại Viện Chiến lược phát triển.

Nguồn nhân lực Việt Nam có cơ cấu trẻ, song đang bắt đầu chuyển dần sang quá trình “lão hóa”. Tỷ trọng số người trẻ đã bắt đầu giảm khá nhanh và theo đó tỷ trọng nhóm trung niên tăng.

Bảng 2.2: Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi

Đơn vị tính: %


1996

2000

2003

2005

Tổng số

100

100

100

100

15-24

25,9

21,8

21,5

21,2

25-34

29,3

27,8

26,7

24,3

35-44

23,9

27,8

27,4

27,2

45-54

11,4

15,0

17,2

19,2

55-59

4,0

3,3

3,5

4,4

>= 60

5,5

4,3

3,7

3,8

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 1/7 hàng năm;


8 Tổng tỷ suất phụ thuộc về dân số: Số người trong độ tuổi (0-14 tuổi) cộng với số người 65 tuổi trở lên, chia cho số người trong độ tuổi (15-64 tuổi). Dân số học gọi “kỷ nguyên dân số vàng” khi tổng tỷ suất phụ thuộc ở mức dưới 50%.


Tình trạng thể lực chung của người Việt Nam đã được cải thiện đáng kể (tuổi thọ liên tục tăng và ở mức khá cao, tỷ suất chết thấp, tỷ lệ mắc các bệnh phổ biến đã giảm dần). Tuy nhiên, tầm vóc và thể lực người Việt Nam còn khá nhiều hạn chế; so với yêu cầu thực hiện CNH, HĐH và so với các nước trong khu vực và nhiều

nước trên thế giới, tình trạng thể lực của người Việt Nam còn thấp kém, đặc biệt là trong các nhóm tuổi 6-209.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực đã tăng lên nhưng nhìn chung còn thấp và có sự khác biệt rất lớn giữa thành thị - nông thôn và các vùng (phụ lục 7, 8). Cơ cấu đội ngũ lao động đã qua đào tạo theo cấp trình độ còn bất hợp lý, rất thiếu công nhân và nhân viên kỹ thuật. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” vẫn diễn ra khá gay gắt. Phân bố nguồn nhân lực theo vùng cũng đang mất cân đối.

Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp trong so sánh quốc tế10. Tính theo chỉ số đánh giá tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực thì Việt Nam chỉ đạt 3,2/10 điểm, thuộc vào nhóm yếu kém nhất (trong khi Singapore dẫn đầu các quốc gia được khảo sát với 8,4/10 điểm), xếp thứ 11 trong số 12 quốc gia Châu Á được so sánh, chỉ đứng trên

Indonesia và kém xa so với Philippines, Thái Lan và Malaysia. Về từng khía cạnh cụ thể như sau: Chất lượng của hệ thống giáo dục: Việt Nam được 3,25 điểm, đứng thứ 10/12 nước và vùng lãnh thổ (cao nhất là Hàn Quốc, đạt 8,0 điểm); Mức độ sẵn có về lao động sản xuất chất lượng cao: Việt Nam được 3,25 điểm, đứng thứ 11/12 nước và vùng lãnh thổ (cao nhất là Nhật Bản, đạt 8,0 điểm); Sự thành thạo của lao động trình độ công nghệ cao: Việt Nam được 2,50 điểm, đứng thứ 11/12 nước và vùng lãnh thổ, tương đương với Indonesia (cao nhất là Singapore, đạt 7,83 điểm); Mức độ sẵn có về cán bộ quản lý kinh tế chất lượng cao: Việt Nam được 2,75 điểm, đứng thứ 10/12 nước và vùng lãnh thổ, xếp trên Thái Lan và Indonesia (cao nhất là


9 Theo đánh giá của Viện Khoa học thể dục - thể thao, so với thể lực của thanh thiếu niên các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Indonesia thì thể chất người Việt Namtừ 6-20 tuổi còn kém hơn về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, sức bền và chỉ tương đương về sức nhanh, sự khéo léo và mềm dẻo.

10 Tính toán của công ty nghiên cứu rủi ro chính trị và kinh tế trong tài liệu của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục. Các nền kinh tế có chất lượng lao động dưới 3,5 đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.


Hàn Quốc, đạt 7,50 điểm); Mức độ sẵn có về cán bộ hành chính chất lượng cao: Việt Nam được 3,50 điểm, đứng thứ 10/12 nước và vùng lãnh thổ, cao hơn Thái Lan và Indonesia (cao nhất là Hàn Quốc, đạt 8,0 điểm); và sự thành thạo về tiếng Anh: Việt Nam được 2,62 điểm, đứng ở vị trí thấp nhất (12/12 nước và vùng lãnh thổ, cao nhất là Singapore với 8,63 điểm).

Thực tế sau thời gian gia nhập WTO cho thấy Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng hội nhập về phương diện nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp còn thiếu trầm trọng, không chỉ đối với loại lao động cao cấp như cán bộ quản lý và điều hành, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng mà thậm chí là cả công nhân với tay nghề trung bình để làm việc trong các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh như may mặc, da, giày, lắp ráp hàng điện tử. Đối với người lao động làm việc trong các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, đó chỉ là việc gia công, lắp ráp máy móc với trình độ lao động kỹ năng trung bình với mức lương không cao, không đủ chu cấp cả gia đình và có khoản tiết kiệm nhỏ. Nếu tiếp tục duy trì cách làm như hiện nay, Việt Nam sẽ rơi vào bẫy chi phí và thu nhập thấp.

Ngoài ra, nguồn nhân lực cần được tiếp cận với góc nhìn khác hơn là năng lực xã hội hay vốn xã hội11. Theo Trần Văn Thọ (1997) có thể chia xã hội thành năm giới: giới lãnh đạo chính trị, giới quan chức, giới lãnh đạo kinh doanh hoặc nhà kinh doanh, giới tri thức và giới lao động. Để có năng lực xã hội thì mỗi giới phải có những tố chất cần thiết và xã hội phải có các cơ chế cần thiết để các giới kết nối với



11 Theo Trần Văn Thọ (1997), Năng lực xã hội là một sức mạnh nội sinh, tổng hợp của toàn xã hội có khả năng tổ chức các cơ chế tiên tiến để kinh tế phát triển.

Tố chất cần thiết của nhà lãnh đạo chính trị là năng lực lãnh đạo, là khả năng hình thành sự nhất trí cao của toàn dân và nhất là ý thức trách nhiệm cao trong việc tạo cơ chế, điều kiện để khơi dậy các tiềm năng của đất nước, trong đó có cả phương châm trọng dụng nhân tài; Tố chất cần thiết của quan chức là năng lực quản lý hành chính, năng lực nghiệp vụ cao và tác phong đạo đức: cần kiệm - liêm chính - chí công - vô tư; Tố chất cần thiết của doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp, trong đó có tinh thần mạo hiểm, không sở rủi ro trong đầu tư, tinh thần và nổ lực khám phá thị trường mới, nguyên liệu mới, công nghệ và phương thức quản lý mới; Tố chất đòi hỏi ở trí thức là sự quan tâm cao độ vào các vấn đề hiện thực của kinh tế, xã hội và nổ lực nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp góp phần cải thiện xã hội, góp phần làm cho kinh tế phát triển; và tố chất cần thiết của giới lao động là trình độ giáo dục ngày càng cao, kỹ năng, năng lực chuyên môn ngày càng được bồi dưỡng và sự hăng say làm việc với tinh thần trách nhiệm. Các tố chất này phần lớn do cơ chế, chính sách tạo nên.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí