xuyên, nội dung và hình thức chưa phong phú nên chưa thu hút nhiều đối tượng cùng tham gia, thậm chí có nơi nhà văn hóa thường xuyên đóng cửa. Bên cạnh đó, việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện.
Đối với hoạt động thể thao, toàn huyện mới chỉ có 2/16 xã có sân bóng đá, còn lại chủ yếu là do người dân tự tạo sân chơi, tuy nhiên 2 sân chơi này trong quá trình sử dụng không được duy tu sửa chữa nên cũng xuống cấp và hư hỏng nặng. Các khu thể thao giải trí phục vụ thiếu nhi cũng như phục vụ các hoạt động thể dục-thể thao khác chưa được đầu tư. Đối với nhà văn hóa – khu thể thao thôn hiện còn 26/280 thôn chưa có, các hoạt động sinh hoạt phải mượn nhà dân, các thôn có nhà văn hóa thì diện tích rất nhỏ, chưa đạt tiêu chí theo quy định. Do đó, các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể thao ở nhiều xã vẫn chậm được cải thiện. Nguyên nhân là do một phần nguồn lực xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới của địa phương còn hạn hẹp; bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác văn hóa, thể dục-thể thao trong giai đoạn mới, nên việc phát huy hiệu quả của các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện còn khá chậm.
Khảo sát 200 người dân trên địa bàn huyện Krông Pắc về duy trì chính sách, kết quả như sau:
Biểu đồ 2.5. Kết quả đánh giá về duy trì chính sách
Kém
3.50%
Bình thường
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nhà Văn Hóa
- Thực Trạng Nhà Văn Hóa Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc
- Kết Quả Đánh Giá Về Hoạt Động Xây Dựng Kế Hoạch Triển Khai Thực Hiện Chính Sách
- Nhu Cầu, Mục Tiêu Phát Triển Nhà Văn Hóa Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk
- Giải Pháp Tăng Cường Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nhà Văn Hóa Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 10
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
24%
Khá
35.50%
Tốt
32.00%
Rất tốt
5.50%
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00%
Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2021
Nhìn Hình 2.5 ta thấy, 200 người dân đánh giá việc duy trì chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc khá tốt với 5,5% đánh giá rất tốt; 32% đánh giá tốt; 35,5% đánh giá khá; chỉ có 23,5% đánh giá bình thường và 3,5% đánh giá kém. Trên thực tế, quá trình triển khai chính sách thường được thực hiện rất tốt ở khâu đầu hoặc cuối nhưng giai đoạn giữa lại ít được quan tâm triển khai, duy trì. Việc thường xuyên triển khai các nội dung không thể hiện sự sáng tạo mà nhiều chương trình, thiết chế văn hóa có tính lặp lại như việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao vào các dịp lễ lớn.
2.3.5. Điều chỉnh chính sách
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, việc điều chỉnh chính sách cũng được thực hiện thường xuyên. Do các chính sách phát triển nhà văn hóa chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, quốc tế nên tùy từng giai đoạn phát triển của huyện Krông Pắc, các chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc đều xuất hiện các thay đổi, bất hợp lý trong các nguồn lực thực hiện
chính sách. Do đó, huyện đã tiến hành điều chỉnh chính sách kịp thời để đảm bảo các chính sách phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng tiếp nhận, duy trì chính sách có hiệu quả hơn, từ đó giúp cho việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trên địa bàn huyện Krông Pắc, sự điều chỉnh thường nằm ở các kiến nghị, đề xuất thông qua việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa.
Khảo sát 200 người dân trên địa bàn huyện Krông Pắc về điều chỉnh chính sách, kết quả như sau:
Biểu đồ 2.6. Kết quả đánh giá về điều chỉnh chính sách
Bình thường 9.50%
Kém
8.50%
Rất tốt
18.50%
Khá
35.50%
Tốt
28.00%
Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2021
Theo đánh giá của 200 người dân, giống như hoạt động duy trì chính sách, hoạt động điều chỉnh chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc cũng được đánh giá khá tốt với 18,5% người dân đánh giá rất tốt; 28% người dân đánh giá tốt; 35,5% người dân đánh giá khá; 9,5% người dân đánh giá bình thường và chỉ có 8,5% người dân đánh giá kém.
2.3.6. Theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Trên địa bàn huyện Krông Pắc, việc theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách được thực hiện một cách thường xuyên, tích cực để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng kế hoạch đặt ra. Dựa trên các kế hoạch thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc và dựa vào chức năng, nhiệm vụ được phân công tổ chức thực hiện chính sách, các cơ quan, đơn vị rà soát, theo dòi, kiểm tra, đôn đốc về nội dung công việc cũng như tiến độ triển khai thực hiện.
Theo đó, giao cho Ban văn hóa các xã, thị trấn trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, điều hành thực hiện Đề án Phát triển nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thường trực Ban văn hóa tại các xã, thị trấn chỉ đạo nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi phát triển nhà văn hóa, quan tâm theo dòi, hướng dẫn thực hiện đề án và hàng năm báo cáo kết quả cho UBND huyện. Các xã, thị trấn chủ động nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong nâng cao đời sống văn hóa cho người dân, quan tâm hoàn thiện các nhà văn hóa để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân. Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện cũng thường xuyên rà soát, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách.
Khảo sát 200 người dân trên địa bàn huyện Krông Pắc về theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, kết quả như sau:
Biểu đồ 2.7. Kết quả đánh giá về theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
10.50%25.50% 41.50%
19%
Rất tốt
3.50%
Tốt
Khá
Bình
thường
Kém
Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2021
Nhìn hình trên ta thấy, người dân đánh giá khá tốt công tác theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc. Có tới 10,5% người dân đánh giá rất tốt; 25,5% người dân đánh giá tốt; 41,5% người dân đánh giá khá; 19% người dân đánh giá bình thường và chỉ có 3,5% người dân đánh giá kém. Như vậy, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách là một nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình triển khai cũng như thường xuyên nắm bắt được các thông tin về chính sách.
2.3.7. Đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách
Đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa địa bàn huyện Krông Pắc là khâu cuối cùng của chu trình thực hiện chính sách nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khâu này được huyện Krông Pắc coi trọng, thực hiện nghiêm túc để phát huy hiệu quả vốn có khi thực hiện khâu này. Hàng năm, huyện đều tổ chức các hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thực hiện chính sách tại các hội nghị như Hội nghị tổng kết của Huyện ủy, hội nghị tổng kết của chính quyền, ngành văn hóa huyện, hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ của Phòng Văn hóa – Thông tin.
Khảo sát 200 người dân trên địa bàn huyện Krông Pắc về đánh giá tổng kết thực hiện chính sách, kết quả như sau:
Biểu đồ 2.8. Kết quả đánh giá về đánh giá tổng kết thực hiện chính sách
Rất tốt Tốt Khá Bình thường Kém
5.50% 1.50%
15.50%
25.50%
52.00%
Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2021
Nhìn hình trên ta thấy, người dân đánh giá rất tốt công tác đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách. Có tới 15,5% người dân đánh giá rất tốt; 52% người dân đánh giá tốt; 25,5% người dân đánh giá khá; chỉ có 5,5% đánh giá bình thường và 1,5% đánh giá kém. Kết quả này có được là do Huyện ủy Krông Pắc đã quan tâm, chỉ đạo sát sao quá trình triển khai thực hiện chính sách, yêu cầu của đơn vị và thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những kết quả đạt được
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ nâng cao đời sống văn hóa cho người dân, xuất phát từ đặc điểm, điều kiện thực tế của các nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, trong những năm qua, huyện Krông Pắc đã đẩy mạnh phát triển nhà văn hóa và đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Thứ nhất, mỗi thôn, xã, thị trấn, buôn/bôn đều có các nhà văn hóa riêng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hóa cho người dân. Các nhà văn hóa được cấu trúc, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo đúng chỉ đạo của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh và Phòng Văn hóa – Thông tin huyện.
Thứ hai, việc nâng cao đời sống văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc trong những năm gần đây được tăng cường, cải thiện như tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao để người dân tham gia. Vào các dịp lễ lớn của đất nước hay kỷ niệm các ngày thành lập quan trọng của địa phương, dịp tết trung thu, sinh hoạt hè, các nhà văn hóa tại các thôn, xã, thị trấn huyện Krông Pắc đều tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ, giải trí, thu hút được đông đảo người dân tham gia và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân.
Thứ ba, các cấp, ban ngành đều có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, toàn diện về tầm quan trọng của chính sách phát triển nhà văn hóa trong việc nâng cao đời sống văn hóa của người dân, góp phần gắn kết cộng đồng nên thực hiện chỉ đạo các hoạt động văn hóa quyết liệt, nghiêm túc như chỉ đạo ban công an các xã, lực lượng dân quân tự vệ các thôn đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, rối loạn trật tự trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, văn nghệ; thành lập các tổ tự quản tại các thôn, xã. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện còn xây dựng mô hình điểm tại một số xã điển hình như Hòa Đông, Ea Phê.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, việc phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách ở một số xã, thôn bản chưa thường xuyên, hình thức, nội dung tuyên truyền chưa đa dạng. Việc tuyên truyền chủ yếu là theo dạng tin bài, chuyên đề lồng ghép vào các chuyên mục khác phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình mà chưa có các hình thức đối thoại trực tiếp, hội nghị, hội thảo. Số lượng tờ rơi về chính sách phát triển nhà văn hóa cũng hạn chế.
Thứ hai, số lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ tại các nhà văn hóa còn hạn chế, đơn điệu, trùng lặp qua các năm. Hầu hết các hoạt động của nhà văn hóa chưa thường xuyên, nội dung và hình thức chưa phong phú, mới chủ yếu phục vụ hội họp của thôn, sinh hoạt của các chi bộ, đoàn thể, chưa tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em tại nhà văn hóa khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.
48
Thứ ba, công năng của các nhà văn hóa chưa được sử dụng hết công suất. Mặc dù được đánh giá là một trong những thiết chế văn hóa thể thao cơ sở có công năng sử dụng hiệu quả nhưng nhà văn hóa tại xã Hòa Đông cũng chỉ sử dụng khoảng 50% diện tích sân, người dân chủ yếu đến luyện tập, giao lưu bóng đá, tần suất sử dụng không nhiều; trong khi nhà chức năng hầu như đóng cửa, không được sử dụng.
Thứ tư, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể chính quyền địa phương còn hạn chế. Mặc dù có sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể trong việc phát triển nhà văn hóa nhưng trên thực tế, việc phối hợp vẫn còn bị động, chưa xuất phát từ mong muốn thực tế phát triển nhà văn hóa của các cán bộ, công chức.
Thứ năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà văn hóa còn nghèo nàn, lạc hậu, tình trạng hỏng hóc còn xảy ra nhiều. Không thể phủ nhận tác dụng của nhà văn hóa thôn, làng với cộng đồng dân cư nhưng cũng nhận thấy rò những bất cập trong hoạt động của nhà văn hóa. Hệ thống nhà văn hóa thôn, làng, xã trên địa bàn huyện Krông Pắc còn hạn chế, khó khăn, chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao. Đa số nhà văn hóa xã đã được đầu tư trang thiết bị chuyên dùng như tăng âm, loa máy, ánh sáng, phông màn, bàn ghế,… Tuy nhiên, một số địa phương chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng cho nhà văn hóa thôn. Nhiều nhà văn hóa được xây dựng với diện tích bố trí hơn 100 chỗ ngồi (nhà văn hóa xã Ea Knuếc; xã Ea Uy), với dân số hàng trăm hộ, hàng nghìn khẩu thì nếu có hơn 50% chủ hộ đi họp thôn, nhà văn hóa không đủ chỗ ngồi và còn thiếu nhiều về thiết chế, cơ sở vật chất để hoạt động.
Người dân ở một số địa phương như Ea Knuếc, Vụ Bổn thiếu địa điểm sinh hoạt cộng đồng, hoặc phải sinh hoạt lồng ghép, cơ sở vật chất chật hẹp. Tuy nhiên, một số công trình nhà văn hóa thôn mới được đầu tư xây dựng, cơ