Xây Dựng Các T Ung Tâ Tư Vấn Quản Lý, Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp


Nam và coi đây như một ví dụ điển hình để các công ty du lịch khác, thậm chí các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác có thể cân nhắc học hỏi.

4.3.3. Xây dựng các t ung tâ tư vấn quản lý, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nhận thức của đội ngũ quản lý còn chưa sâu về VHDN thì các nhà tư vấn chính là những người giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò của VHDN và giúp doanh nghiệp định hướng cho việc xây dựng và phát triển VHDN của mình. Hiện nay, Việt Nam đã có các trung tâm kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, pháp luật... nhưng các trung tâm tư vấn quản lý còn chưa phổ biến, đặc biệt là trong tư vấn chưa đề cập đến văn hóa doanh nghiệp. Hơn nữa, hiện nay hoạt động tư vấn đang phát triển một cách tự phát, không có định hướng, người hành nghề cũng ít được đào tạo bài bản, công tác quản lý chưa chặt chẽ… nên hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa gây được sự tín nhiệm với khách hàng.

Bước đầu, các cơ quan như Tổng cục du lịch, Hiệp hội du lịch Việt Nam... có thể đứng ra tổ chức một số trung tâm tư vấn quản lý, giúp đỡ các doanh nghiệp trong bước đầu xây dựng VHDN của họ, từ đó nhân rộng mô hình này ra. Để làm được điều này, Nhà nước cần có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư vấn hoạt động, như tạo một hành lang pháp lý (luật, văn bản hướng dẫn...) cho hoạt động tư vấn, thành lập hiệp hội các nhà tư vấn để các thành viên có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị mà tác giả đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam. Hy vọng rằng, các công ty du lịch Việt Nam có thể cân nhắc và triển khai các giải pháp phù hợp với hoàn cảnh của công ty mình; đồng thời, chúng ta cũng kỳ vọng môi trường kinh doanh nói chung và đối với ngành du lịch nói riêng sẽ có nhứng tín hiệu tích cực trong giai đoạn sắp tới. Qua đó, các công ty du lịch Việt Nam sẽ có các điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển VHDN của mình tốt hơn. Khi đó, họ có thể xây dựng và phát triển được nền VHDN mạnh và phù hợp, làm nền tảng cho sự thành công bền vững trong tương lai.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các Công ty Du lịch Việt Nam - 21

1. Kết luận chung


Từ những nghiên cứu trên cũng như tình hình hoạt động, kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, ta thấy rằng VHDN và các yếu tố ảnh hưởng đến nó mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các công ty về du lịch nói riêng. Doanh nghiệp nên biết điểm yếu và mạnh trong văn hóa của chính doanh nghiệp mình và lựa chọn những thời điểm thích hợp để tạo bước đột phá thì mới có thể đi con đường dài đặc biệt trong quá trình đào thải không ngừng nghỉ của thị trường. Trong một tổ chức, yếu tố quan trọng nhất chính là yếu tố con người. Chính vì thế, việc văn hóa tác động đến con người của doanh nghiệp như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cách làm việc của cá nhân cũng như cả tập thể và xa hơn chính là kết quả hoạt động của doanh nghiệp giống như phương thức hoạt động của một bộ gen quyết định các đặc điểm của con người. Việc cạnh tranh trong ngành là điều không thể tránh khỏi, các công ty, doanh nghiệp vì thế muốn trụ vững được trên thị trường thì phải có sự vững mạnh ngay trong chính bộ máy của công ty, cũng như có sự kết nối với khách hàng. VHDN càng phát triển thì mọi hoạt động trên trong tổ chức sẽ diễn ra càng trơn tru hơn và ngược lại. Vì vậy, tìm hiểu và nắm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN sẽ đem lại nhiều lợi ích rất lớn trong việc xây dựng một nền văn hóa lớn mạnh. Từ đó giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn đọng đang gặp phải, giúp công ty vượt qua khó khăn và làm tăng khả năng cạnh tranh của mình. Những năm gần đây, do nhận thức được tầm quan trọng đó của VHDN trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt đã bước đầu quan tâm đến VHDN.

Kết quả từ khảo sát cho thấy thực trạng của công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam. Họ đã có nhiều nỗ lực và chú trọng vai trò, nhiệm vụ và con người. Họ nhấn mạnh tính tập thể trong doanh nghiệp, các nhiệm vụ được thực hiện theo nhóm nhằm đạt kết quả cao nhất. Tính cộng đồng cũng thể hiện rõ qua quá trình đưa ra quyết định, khi nhân viên được trực tiếp đóng góp ý kiến vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Nhưng mỗi người đều có quyền tự quyết về công việc của mình, cùng chia sẻ các tác động trong nhóm. Họ tham gia vào các hoạt động của công ty và có cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, cũng có thể thấy ảnh


hưởng tích cực của vai trò lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp. Họ là những người định hướng nhân viên, đặt ra mục tiêu phát triển và đánh giá năng lực. VHDN có tính dân tộc nhưng linh hoạt và sẵn sàng tiếp nhận cái mới du nhập từ bên ngoài. Nghiên cứu cũng chỉ ra sáu nhân tố tác động đến VHDN: văn hoá dân tộc, văn hoá du nhập, nhà lãnh đạo, trách nhiệm xã hội, truyền thông nội bộ, và đặc điểm của ngành du lịch. VHDN này chịu tác động từ cả yếu tố bên trong và bên ngoài nhưng vẫn có sự nhất quán về giá trị cốt lõi và chủ động thích ứng với thay đổi.

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu thu được, đề tài sẽ phần nào giúp các nhà lãnh đạo của các công ty du lịch Việt Nam có những cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, đồng thời đưa ra được những đề xuất cho các nhà lãnh đạo công ty nhằm hoàn thiện, phát triển VHDN.

2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai


Bên cạnh những đóng góp thiết thực, nghiên cứu này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể, VHDN là vấn đề khó, được hình thành qua hành vi của con người nên là một lĩnh vực khá rộng, khó có thể đánh giá bằng một chuẩn mực nào. Vì vậy, việc khảo sát cần nhiều thời gian và công sức. Số liệu khảo sát chưa bao quát chỉ mới thực hiện ở một số khảo sát nhất định. Việc thu thập số liệu còn hạn chế vì số liệu mang tính chất nội bộ, khó tiếp cận. Một số bảng khảo sát được người trả lời hoàn thành một cách chưa cẩn trọng. Ngoài ra, còn tồn đọng những sai sót không thể tránh được do các yếu tố khách quan về thời gian, trình độ, nguồn tri thức, dịch Covid 19 tác động mạnh tới ngành du lịch và các công ty du lịch trong thời gian vừa qua.

Các nghiên cứu nối tiếp về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến VHDN của các công ty du lịch Việt Nam có thể triển khai nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng để phân tích, chứng minh làm rõ hơn về các nhân tố có ảnh hưởng đến VHDN của các công ty du lịch Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Ngoài ra, tác giả có thể nghiên cứu tác động của VHDN đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch như doanh thu, lợi nhuận, sự đổi mới, sự thỏa mãn của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng,... từ đó đưa ra những kết luận hữu ích hơn cho các công ty du lịch Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Hoàng Anh Duy, Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam, Tạp chí Giáo dục và Xã hội – Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, số đặc biệt 8(2020) ISSN 1859 – 3917

2. Hoàng Anh Duy, Organizational culture of Japanese firms and lessons for VieTNXHamese enterprises, Tạp chí Khoa học kinh tế - ĐH Đà Nẵng – 8

(01) 2020 ISSN 0866 – 7969 (đồng tác giả)


3. Hoàng Anh Duy, Quản trị khách sạn xanh – inh nghiệm của nhiều khách sạn trên thế giới và bài học cho các khách sạn ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục và Xã hội - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, số 105 (166) ISSN 1859

– 3917 (đồng tác giả)


4. Hoàng Anh Duy, Các nhân tố ánh hưởng đến Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến Văn hóa tổ chức của ĐH Ngoại thương nhìn từ mô hình Denison, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 530, 0868 – 3808 (đồng tác giả)

5. Hoàng Anh Duy, So sánh dịch vụ du lịch Sapa, Đà Lạt và Mộc Châu, Tạp chí du lịch, số 450, 0648-3486 (đồng tác giả)

6. Hoàng Anh Duy, Một số phương pháp nghiên cứu và phân tích văn hóa doạnh nghiệp, Tạp chí Giáo dục và Xã hội - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, số đặc biệt 8(2020) ISSN 1859 – 3917

7. Hoàng Anh Duy, Ứng dụng công cụ MBTI trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Giáo dục và Xã hội - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, số 66(125) ISSN 1859 – 3917 (đồng tác giả)


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ài liệu tiếng Việt

1. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, ĐH Ngoại Thương, Hà Nội.

3. Nguyễn Hoàng Ánh (2005), Văn hoá kinh doanh Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập, Tạp chí Hoạt động khoa học, Hà Nội, số 3, tr 57-59.

4. Nguyễn Đức Chinh (2015), Văn hóa doanh nghiệp, NXB Lao động - Xã hội.

5. Vi Tiến Cường (2012), Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 01.

6. Vi Tiến Cường (2012), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 01-2012.

7. Đỗ Minh Cương (2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý: lý luận và thực tiễn, NXB Lao động, Hà Nội, 2011.

8. Lê Thị Dung (2015) Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNXHHH Nhà nước MTV Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, Luận văn thạc sỹ, ĐH Lao động xã hội.

9. Hoàng Anh Duy và Nguyễn Thị Kim Ngân (2009), Văn hoá doanh nghiệp của Google và Sony – Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí kinh tế đối ngoại, (36).

10. Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam.

11. Mai Hân (2019), Chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp phù hợp “ ỷ nguyên số”, https://www.brandsvieTNXHam.com/18973-Chuyen-doi-van-hoa-doanh-nghiep-phu-hop-Ky-nguyen-so, [truy cập 12/4/2020].

12. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hóa doanh nghiệp, NXB Tài chính.

13. Nguyễn Văn Kỷ (2012), Giải pháp xây dựng văn hóa DN Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016.


14. Nguyễn Trùng Khánh (2020), Thông điệp của Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng

hánh nhân dịp ỷ niệm 60 năm thành lập ngành Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch.

15. Phan Y Lan (2020), Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời đại chuyển đổi số, Tạp chí Công Thương

- Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 14.

16. Đỗ Tiến Long (2015), Đánh giá VHDN trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, (31), tr.22-30.

17. Nguyễn Viết Lộc (2011), Văn hoá doanh nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí quản lý kinh tế, (44), tr.56-60.

18. Dương Thị Liễu (2012), Giáo Trình Văn Hóa inh Doanh, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

19. Dương Thị Liễu và Nguyễn Vân Hà (2008), Hội nhập và văn hóa kinh doanh Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Viện khoa học xã hội Việt Nam, tr.2.

20. Nguyễn Thu Linh và Hà Hoa Lý (2005), Văn hóa tổ chức – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa tổ chức ở Việt Nam, NXB văn hóa thông tin.

21. Lê Hải Linh (2017), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trước những đòi hỏi của thực tiễn, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 8.

22. Dương Thị Thanh Mai (2015), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 1-2015.

23. Phùng Xuân Nhạ (2010), Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Đề tài cấp nhà nước.

24. Ngô Quý Nhâm (2004), Định hướng phát triển văn hoá doanh nghiệp trong thế kỉ 21, Tạp chí Kinh tế và phát triển, ĐH Kinh tế quốc dân.

25. Bùi Xuân Phong (2006), Đạo đức kinh doanh và VHDN, NXB Học viện bưu chính viễn thông.

26. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân.


27. Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ (2006), Giáo trình inh tế du lịch, NXB Đà Nẵng.

28. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB khoa học xã hội.

29. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

30. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích nghiên cứu dữ liệu với SPSS, NXB Hồng Đức.

31. Mai Anh Vũ & Lê Thị Thanh Loan (2019), Phân tích về lĩnh vực du lịch – Ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp hiện nay, Tạp chí Công thương.

32. Học viện quản lý PACE (2020), “Lợi thế cạnh tranh từ văn hoá doanh nghiệp”, https://www.pace.edu.vn/so-tay-doanh-tri/ChiTiet/979/loi-the-canh-tranh-tu-van-hoa-doanh-nghiep/31, [truy cập 13/07/2020]

33. Trung tâm thông tin dự báo quốc gia (2020), “Tình hình ngành du lịch Việt Nam năm 2020 dưới ảnh hưởng của Covid-19”, http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=22237. [truy cập 10/11/2020].

34. Tổng cục Du lịch (2019), “Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2008-2019”, http://vieTNXHamtourism.gov.vn/index.php/items/13462. [truy cập 08/08/2020].

35. Tổng cục Du lịch (1994), Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 09/CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch TCDL-số 715/TCDL ngày 9/7/1994.

36. Tổng cục Du lịch (1994), Quyết định 108/QĐ-TCDL của Tổng cục Du lịch về quy chế quản lý cơ sở lưu trú ngày 22/6/1994.

ài liệu tiếng Anh

37. Adalsteinsson, G., and Gudlaugsson, T. (2007), Can a specific Icelandic organizational culture explain the success of Icelandic businesses in foreign expansion? 19th Nordic Academy of Management Conference, Bergan.

38. Andish H., (2013), Concepts and strategies of staff empowerment,

Singaporean Journal of Business Economics and Management Studies, 1(11).

39. Ankrah, N., Proverbs, D., Debrah, Y. (2009), Factors influencing the culture of a construction project organisation: An empirical investigation, Engineering Construction & Architectural Management 16(1): 26-47.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023