Tổng Quan Về Thị Trường Dịch Vụ Logistics Việt Nam

đổi tài liệu doanh thương bằng phương pháp điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi, mở ra những cơ hội cho những người cung cấp 3PL cung cấp các loại dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin như dịch vụ theo dõi và kiểm tra đơn hàng/chuyến hàng (tạo điều kiện giúp khách hàng biết được chi tiết tình hình thực tế của đơn hàng nào đó) và nhận đặt hàng (order taking).


CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY VIETFRACHT‌


I. Tổng quan về thị trường dịch vụ logistics Việt Nam

1. Cầu dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam

Hoạt động logistics có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật chất. Do nhờ ứng dụng logistics mà doanh nghiệp sản xuất sẽ tìm được nguồn nguyên liệu chất lượng tốt nhất, chi phí thu mua nguyên vật liệu cũng giảm nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong khâu vận chuyển nguyên liệu về nhà máy sản xuất cũng như có kế hoạch cho việc lưu kho và giảm tối đa lượng hàng tồn kho. Điều này có nghĩa là quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật chất sẽ ngắn đi nhờ có ứng dụng logistics hay nói cách khác doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Mặc dù có ý nghĩa vai trò quan trọng như vậy nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thời gian qua

còn rất thấp. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng của logistics. Rất ít doanh nghiệp hiểu được một cách đầy đủ về logistics chứ chưa nói tới việc ứng dụng triển khai. Hơn nữa sự yếu kém về cơ sở hạ tầng logistics cũng như bất cập trong chính ngành sản xuất vật chất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng dịch vụ logistics thực tế ở Việt Nam chưa nhiều, nhất là trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Tại Việt Nam, các chủ hàng xuất nhập khẩu đều tự mình đóng gói hàng hoá, kẻ ký mã hiệu, làm thủ tục hải quan,... rồi mới thuê dịch vụ vận tải giao nhận, mục đích là sử dụng dịch vụ của chính mình để tiết kiệm chi phí. Việc làm này làm cho chuỗi logistics bị gián đoạn và khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ logistics.

Hiện này, nhu cầu cho hoạt động logistics tại Việt Nam chủ yếu là từ các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất liên doanh nước ngoài. Họ có xu hướng giao trọn gói cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics thiết kế và cung cấp dây chuyền cung ứng nguyên liệu và phân phối hàng hoá cho công ty họ. Các công ty này thường đầu tư nhiều tiền cho khâu vận tải để đảm bảo họ được cung cấp dịch vụ chất lượng tốt. Nếu quan sát, phần lớn các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã outsource các hoạt động logistics hoặc chuỗi cung ứng ra bên ngoài cho một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba hoặc thứ tư. Chính xu hướng này đã giúp thị trường logistics thế giới tăng trưởng ở mức hai con số. Và khi các công ty, tập đoàn lớn như Dell, Nike,... có mặt tại Việt Nam, họ cũng sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba. Nike sử dụng APL Logistics và Maersk Logistics, Adidas sử dụng Maersk Logistics, Kmart sử dụng APL Logistics,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Qua nghiên cứu, khoảng 90% hàng hoá xuất nhập khẩu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều vận chuyển bằng đường biển. Năm 2006, hàng hoá được vận chuyển qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 154.4 triệu

tấn và hàng container đạt gần 3.5 triệu TEU, tăng gần 20% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng hàng container bình quân trong thời gian 1995 - 2005 là 19.4%, một tốc độ tăng trưởng cao. Xu hướng này sẽ tăng mạnh trong những năm tới vì hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, hàng hoá qua cảng biển Việt Nam càng nhiều hơn. Vận tải biển và vận tải nói chung chiếm vị trí quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics, chiếm từ 40 - 60% chi phí dịch vụ logistics. Như vậy, chỉ riêng vận tải biển là một thị trường dịch vụ khổng lồ.

Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập - 5

Như vậy, ta thấy Cầu dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay chưa nhiều, tuy nhiên xu hướng nhu cầu dịch vụ logistics ở Việt Nam sẽ tăng mạnh trong các năm tới.

2. Cung dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam

Dịch vụ logistics hiện nay trên thế giới rất đa dạng và phát triển mạnh mẽ, nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực này vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Cho đến năm 1993 thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam vẫn tiếp tục bỏ ngỏ cho các nhà kinh doanh vận tải nước ngoài. Tháng 9 năm 1994, Công ty Logitem chuyên kinh doanh dịch vụ logistics được thành lập (Liên doanh giữa Đoàn xe 14 của Việt Nam và Công ty Logitem International của Nhật). Tiếp theo đó là sự ra đời của Công ty Liên doanh phát triển tiếp vận số 1 - The First Logistics Development Corporation (Liên doanh giữa Watco, Vietfracht - Việt Nam và Mitorient - Singapore, Pan Viet - Đài Loan). Công ty Dragon Logistics là Công ty liên doanh giữa các tập đoàn Suzuo, Mitsubishi của Nhật và Công ty Vinafco, Hanel. Các Công ty này triển khai hoạt động như: cung cấp dịch vụ cảng container, vận tải đường thuỷ và vận chuyển thông thường không bằng tàu, các dịch vụ giao nhận, dịch vụ liên quan đến phân phối v.v... Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, số lượng công ty tham gia vào thị trường cung dịch vụ logistics ngày càng tăng.

Sau gần mười lăm năm phát triển, về mặt số lượng, theo hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cho đến nay ở Việt Nam có khoảng 800 -

900 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh những dịch vụ trong ngành logistics, trong đó khoảng 18% là doanh nghiệp nhà nước với một số doanh nghiệp đang chuyển sang mô hình công ty cổ phần, 80% là các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, 2% là các công ty do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn. Các doanh nghiệp trong nước phần lớn là các công ty nhỏ, vốn đăng ký chỉ vài trăm triệu đồng, hoạt động tản mạn và manh mún. Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cho đến năm 2007 bình quân là 5 năm, với vốn đăng kí bình quân 1.5 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp Việt Nam theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trên danh nghĩa là nhà cung ứng dịch vụ logistics, nhưng thực tế hiện nay chỉ tập trung vào khai thác một số công đoạn trong toàn bộ chuỗi cung ứng, trong đó phổ biến là giao nhận vận tải bằng đường biển. Các công ty chưa cung cấp được dịch vụ logistics của riêng mình, mà chỉ tham gia cung cấp dịch vụ logistics với tư cách là đại lý của các công ty vận tải và logistics nước ngoài. Chủ yếu các hợp đồng là do nước ngoài khai thác và ký kết. Các chủ hàng đảm nhận việc chuyên chở hàng hoá đến Việt Nam và sau đó các công ty Việt Nam với tư cách là đại lý của họ sẽ thực hiện các thủ tục như: thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hoá, lưu kho lưu bãi, phân phối hàng hoá đến kho của chủ hàng,...

Các nhà cung ứng dịch vụ logistics ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào các dịch vụ có chi phí thấp, lợi nhuận cao, và dựa trên những quan hệ ngắn hạn như giao nhận, môi giới, cho thuê kho bãi,... hơn là tập trung vào toàn bộ chuỗi cung ứng.

Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ mới đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường logistics. Giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đối rẻ nhưng chất lượng dịch vụ không cao. Theo đánh giá của VIFFAS, trình độ công nghệ ở các công ty kinh

doanh dịch vụ logistics so với thế giới còn nhiều yếu kém. Trong quá trình cung cấp dịch vụ logistics, các nhà cung ứng dịch vụ logistics vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải qua các đường sông, biển, hàng không,... và chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải. Trình độ cơ giới hoá trong bốc dỡ hàng hoá vẫn còn yếu kém. Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho,...

Trong lĩnh vực logistics, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đăng ký và hoạt động dưới các hình thức khác nhau. Theo các số liệu không chính thức, hiện nay, ở thị trường Việt Nam danh sách những công ty dẫn đầu trong hoạt động logistics như: Mitsui OSK Lines, NYK, K-Line, CGM, Hanjin, Maersk Lines, APL Logistics. Đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam, các Công ty này cung cấp dịch vụ logistics cho 90% khối lượng hàng hoá (trừ hàng rời như phân bón, xi măng, sắt thép, xăng dầu, quặng, than đá v.v...); và 100% khối lượng hàng công trình (Project Cargo). Các Công ty này cũng cung cấp dịch vụ logistics cho gần như toàn bộ các loại hàng gia công xuất khẩu chỉ trừ than đá, dầu thô và gạo và một số khoáng sản khác. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nước ngoài hiện đang cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trên lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics - một lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao, khoảng từ 20 - 30% mà không cần bỏ nhiều vốn, chỉ cần khoảng 100,000 USD. Theo tính toán của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển, thì các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ liên tục trong nhiều năm và mức độ Việt Nam ngày càng hội nhập rộng hơn và sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều công ty logistics quốc tế thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Cho đến nay, số lượng

các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đã vượt con số hàng chục và chắc chắn còn tăng nữa.‌

Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang và sẽ chiếm một thị phần khá lớn trong việc cung cấp dịch vụ logistics tại thị trường Việt Nam nếu như các doanh nghiệp Việt Nam không có những chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics đúng đắn và bài bản trong thời gian tới.

II. Giới thiệu về công ty CP vận tải và thuê tàu Vietfracht

1. Tổng quan chung về Vietfracht

1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu (tên viết tắt là “Vietfracht”) được thành lập ngày 18 tháng 2 năm 1963 theo Quyết định số 103/BNGT/TCCB của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương), với tên là “Tổng công ty Vận tải ngoại thương”, 100% vốn sở hữu của nhà nước.

Ngày 9/11/1984: Công ty được đổi tên thành “Tổng công ty Thuê tàu và Môi giới hàng hải” trực thuộc Bộ Giao thông vận tải theo Quyết định 334/CT ngày 1/10/1984 của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

Ngày 11/10/1991: Công ty được đổi tên thành “Tổng công ty Vận tải và Thuê tàu” (Vietfracht).

Ngày 1/6/1993: Công ty được thành lập lại và đổi tên thành “Công ty Vận tải và Thuê tàu”.

Ngày 9/10/2003: Công ty được thí điểm chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con với Công ty Mẹ là “Công ty Vận tải và Thuê tàu” thuộc Bộ Giao thông vận tải.

Ngày 24/02/2005, căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định vững chắc và hiệu quả trong tình hình mới, Ban lãnh đạo Công ty nhất trí kiến nghị và đã được bộ Giao thông vận tải cho phép tiến

hành cổ phần hoá toàn Công ty, hoàn thành việc chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trong đó Công ty mẹ là công ty Nhà nước giữ cổ phần chi phối.

Ngày 2/10/2006, Công ty Vận tải và Thuê tàu (Vietfracht) hoàn thành việc Cổ phần hoá và chính thức đổi tên thành “Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu” hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Ngày 28/12/2006, chưa đầy 3 tháng sau khi hoàn thành việc Cổ phần hoá, Vietfracht đã đăng ký niêm yết và được chấp nhận giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội với nội dung như sau:

Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

Mã chứng khoán: VFR

Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu

Số lượng chứng khoán đăng ký lưu ký: 15.000.000 cổ phiếu Tổng giá trị chứng khoán đăng ký lưu ký: 150.000.000.000 đồng Hình thức đăng ký lưu ký: Ghi sổ

Ngày 14/9/2007, Công ty ra nghị quyết tham gia góp vốn thành lập Cty TNHH Heung-A Shippping Việt Nam và Cty CP Unithai Logistics Việt Nam.

Ngày 16/11/2007, Công ty đã thông qua Nghị quyết để tham gia góp vốn tại Công ty CP Tân Cảng - Cái Mép, Cty CP ICD Tân Cảng - Long Bình.

Với 45 năm tồn tại và phát triển, Vietfracht được biết đến là một trong những công ty hàng hải hàng đầu của Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực toàn cầu. Công ty luôn cho rằng cần phải cải tiến chất lượng dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kết quả là, Công ty đã đạt được nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quí của Nhà nước và Chính phủ như :

Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.

Hiện nay, Vietfracht là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Hội đồng hàng hải vùng Baltic và quốc tế (BIMCO), Liên đoàn quốc tế những Hiệp hội giao nhận (FIATA), Liên đoàn những Hiệp hội quốc gia về đại lý và môi giới hàng hải (FONASBA), Hiệp hội Chủ tàu các nước thuộc Hội các nước Đông Nam Á (FASA), Diễn đàn Chủ tàu Châu Á (ASF), và là một trong những thành viên sáng lập của nhiều tổ chức quốc gia như: Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Vietfracht luôn mong muốn không ngừng tăng cường và tích cực hợp tác, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với tất cả bạn hàng trên toàn thế giới.

1.2. Thành viên ban Giám đốc

1. Ông Trần Văn Quý - Tổng Giám Đốc

2. Ông Nguyễn Quang Thoại - Phó Tổng Giám Đốc

3. Ông Nguyễn Giang Tiến - Phó Tổng Giám Đốc

4. Ông Ngô Xuân Hồng - Kế toán trưởng

2. Cơ cấu tổ chức của Vietfracht

Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu - Vietfracht được thành lập từ chuyển đổi (cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước) theo Quyết định số 963/QĐ- BGTVT ngày 27/04/2006 và số 1944/QĐ-BGTVT ngày 22/09/2006 của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 02/10/2006 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số: 0103013932 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà nội cấp.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty tại thời điểm 31/12/2007 như sau:

Ngày đăng: 30/04/2022