Một Số Giải Pháp Nhằm Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Lĩnh Vực Kinh Doanh Dịch Vụ Liên Quan Đến Rác Thải Tại Việt Nam

chín muồi, thành phần kinh tế tư nhân trong lĩnh vực rác thải công nghiệp đóng vai trò chủ đạo; trong lĩnh vực rác thải rắn đô thị, trách nhiệm cung cấp dịch vụ vẫn thuộc các chính quyền địa phương. Trong ba bài học kinh nghiệm kể trên, những bài học Việt Nam cần học tập đó chính là: cải thiện chất lượng quản lý rác thải để tạo tiền đề tốt cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ này và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường để từ đó tạo được nhu cầu về các loại hàng hóa cũng như dịch vụ môi trường, trong đó có rác thải. Bài học kinh nghiệm về sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân là một bài học tốt, tuy nhiên cần phải kết hợp với điều kiện kinh tế và xã hội tại Việt Nam để có một mô hình công ty tư nhân hoạt động trong ngành cung cấp dịch vụ rác thải một cách có hiệu quả. Thực tế đã cho thấy mô hình công ty tư nhân Huy Hoàng là một mô hình cần được nhân rộng. Tuy nhiên hiện nay mô hình này chưa được nhân rộng và nguyên nhân cho thực trạng này đã được trình bày rõ tại mục III.3 chương 2. Chính vì thế, trong phần II chương 3 dưới đây, sẽ là một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam nói chung và để nhân rộng mô hình hoạt động của công ty Huy Hoàng nói riêng.‌

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LĨNH VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM

Để ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải có thể phát triển trên nhiều địa phương trong thời gian tới, thực tế cho thấy cùng với những bài học rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Giải pháp hoàn thiện chính sách liên quan đến rác thải

Thứ nhất, quản lý RTRĐT ngay từ nguồn thông qua việc đăng kí rác thải, nhất là rác thải nguy hại. Căn cứ vào việc đăng kí chất thải, các phương tiện thu gom, vận chuyển và phí cho từng loại được tính toán khác nhau. Phí thu gom, vận chuyển cho rác thải nguy hại phải hơn rác thải sinh hoạt. Phân loại RTRĐT từ nguồn phát sinh. Rác thải sinh hoạt cần phân thành hai loại: Các phế thải có thể tái sử dụng hoặc tái sinh như giấy, nilon, nhựa, chia lọ, vỏ đồ hộp và các rác thải còn lại. Đối với rác thải công nghiệp và bệnh viện cần tách riêng các phế thải nguy hại

như kim loại nặng, các hoá chất độc, bông băng, các loại thuốc quá hạn, kim tiêm các chất xét nghiệm...Việc phân loại này sẽlàm tăng tỉ lệ tái sinh rác thải, cũng có nghĩa là giảm bớt khối lượng rác thải phải vận chuyển và xử lý.

Thứ hai, cần cụ thể hoá các văn bản dưới luật, đồng thời phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc thị hành luật.

Thứ ba, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước với chế độ ưu đãi (miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức hoặc cho vai lãi suất ưu đãi ...) để khuyến khích việc thu gom triệt để RTRĐT.

Thứ tư, cần tăng cường hợp tác quốc tế và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế. Ngoài việc thu được các thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý RTRĐT , chuyển giao công nghệ, trợ giúp tài chính còn có thể nắm bắt được kiến thức và kĩ thuật từ các quốc gia tiên tiến thông qua các khoá đào tạo cho cán bộ ở nước ngoài có cấp học bổng.

Khu vực phi chinh thức đã giúp chuyển đổi thay vì phải thực hiện tiêu hủy sang tiến hành tái chế đối với hàng triệu tấn rác thải và đã tạo ra việc làm cho hàng ngàn người lao động. Tuy nhiên các hoạt động này rất cần có sự hỗ trợ một cách chủ động tự phía cộng đồng và Chính phủ để tiếp tục tồn tại và phát triển. Các hoạt động hỗ trợ có thể gồm mở rộng các chương trình cho vay tín dụng nhỏ, chính thức hóa sự tham gia của khu vực phi chính thức, phát triển các thị trường tái chế, phối hợp hoạt động giữa khu vực phi chính thực và khu vực nhà nước, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã thu gom và xử lý rác thải, lấy ý kiến tư vấn của các thành phần mà sinh kế của họ sẽ phải chụi tác động từ việc áp dụng các chính sách hoặc sáng kiến quản lý rác thải mới ngay từ khâu xây dựng/hoạch định chính sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải tại Việt Nam

Thứ nhất, mỗi đô thị phải xây dựng một kế hoạch tổng thể và chiến lược lâu dài về quản lý RTRĐT, phù hợp với đặc thù của từng đô thị để từ đó từng bước xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp cơ sở. Các đô thị cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quan trung ương nhằm có một chiến lược thống nhất. Nên thống nhất và đưa ra một cơ quan chủ quản về vấn đề môi trường và kinh doanh các dịch vụ liên quan đến môi trường,

Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 10

trong đó có rác thải. Bộ Tài nguyên môi trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ xây dựng nhằm giải quyết những khác biệt cơ bản trong những chiến lược môi trường của mình và đưa ra một mục tiêu chung để bảo vệ và phát triển môi trường.

Dự báo lượng chất thải được tái chế có thể sẽ tăng gần gấp đôi so với mức hiện tại và như vậy sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà quốc gia từ 200 đến 500 tỷ đồng do mỗi năm không phải chi cho việc tiêu hủy lượng chất thải được tái chế này. Cũng có thể giảm được lượng rác thải phải đem tiêu hủy bằng cách sản xuất phân compost một cách hiệu quả hơn vì hơn 50% rác thải đô thị là hữu cơ và có thể tận dụng để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ. Giảm chi phí cho tiêu hủy rác thải thông qua các biện pháp tái chế đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả và thúc đẩy thị trường nguyên liệu cho hoạt động tái chế. Điều này có thể được thực hiện thông qua các biện pháp khác nhằm phân loại rác thải tại nguồn và phát triển các cơ sở tái chế rác thải tư nhân một cách hợp lý và có tính lợi nhuận. Tương tự, cũng có thể mở rộng quy mô các hoạt động sản xuất phân hữu cơ thông qua phát triển các cơ sỏ sản xuất nhằm sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao có thể cạnh tranh trên thị trường từ rác thải được phân loại tại nguồn.

Các biện pháp khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn cũng rất cần thiết. Các quy trình sản xuất sạch hơn giúp giảm thiểu lượng chất thải công nghiệp cũng như mang lạ các giải pháp phù hợp về mặt sinh thái cho các ngành công nghiệp. Việt Nam đã đạt được những thành công trong sản xuất sạch hơn (Cleaner Production) nhờ các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp này chỉ là bước khởi đầu nhằm đạt được những lợi ích về mặt kinh tế và môi trường cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng các quy trình sản xuất sạch hơn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Việc thiết lập một quỹ cấp vốn vay cho các hoạt động sản xuất sạch hơn và cung cấp các thông tin về các kỹ thuật nhằm thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam.

3. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, giáo dục về môi trường

Nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân. Thông qua giáo dục và

động viên nhân dân và các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp, các cấp uỷ Đảng, chính

quyền, đoàn thê, quần chúng sẽ nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tính cấp bách của bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là phương tiện truyền thông đại chúng từ tỉnh đến cơ sở. Nội dung thông tin tuyên truyền ngoài vấn đề môi trường chung, còn bao gồm kiến thức chung về RTRĐT , RTRĐT với việc ô nhiễm môi trường, các phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do RTRĐT, Luật Bảo vệ môi trường, các quy định dưới luật. Các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần có sự đa dạng hoá hơn. Cần tổ chức các cuộc thi qua mạng vô tuyến hay điện thoại, trên báo, đài nhằm nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các vấn đề môi trường. Các hình thức phổ biến như xây dựng những thước phim nhỏ tương tự như các đoạn phim về an toàn giao thông hay các chương trình phổ biến sức khoẻ cho người dân.....Ngoài ra trong các sân chơi truyền hình và báo đài, nên có lồng các nội dung về môi trường vào cũng là một hình thức tuyên truyền hiệu quả.

Ngoài ra, không kém phần quan trọng đó là việc coi vấn đề quản lý RTRĐT là một phần trong chương trình giảng dạy tại môi trường cần đưa vào khuôn khổ giáo dục hiện hành ngay từ từ cấp học mẫu giáo, bởi khi đó trẻ có thể bắt đầu nhận thức được các vấn đề xunh quanh, tạo nền tảng cho sự phát triển sau này. Các trường mẫu giáo có thể hướng dẫn học sinh vứt rác đúng cách, các trường tiểu học có thể xây dựng các giờ học về môi trường ngoài trời với các chò trơi đố vui về môi trường để tạo cho học sinh sự quan tâm, thích thú với vấn đề này... Trong việc xây dựng chương trình học về môi trường, các giáo viên đóng vai trò quan trọng bởi vì họ chính là nguồn cung cấp thông tin cho học sinh-sinh viên. Bởi vậy, việc đầu tư nhằm tổ chức các khoá tập huấn về môi trường cần có sự quan tâm bằng sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường và các cơ quan có liên quan.

Khi kiến thức về môi trường của người dân tăng lên cùng với sự khan hiếm đất đai, những thách thức đặt ra là xây dựng các bãi chôn lấp và đầu tư các thiết bị xử lý chất thải phù hợp về môi trường và được xã hội chấp nhận. Để làm được điều này cần phải tiến hành các đánh giá kinh tế - xã hội trước khi xây dựng một bãi chôn lấp, đồng thời có thể khuyến khích người dân địa phương tham gia vào quá

trình chọn lựa địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp. Ngoài ra, cần phải thực hiện quá trình lấy ý kiến tư vấn của cộng đồng một cách nghiêm túc, thực hiện các biện pháp tiêu hủy chất thải một cách an toàn, điều này sẽ khiến cho người dân tin tưởng rằng các bãi chôn lấp sẽ được xây dựng và vận hành một cách an toàn, phù hợp về mặt môi trường tại nơi họ sinh sống

4. Giải pháp liên quan đến công tác thu hồi chi phí liên quan đến rác

thải

Hiện nay, tổng thu từ các loại phí dịch vụ quản lý RTRĐT chỉ chiếm 58%

tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng các hệ thống quản lý RTRĐT. Hệ thống quản lý RTRĐT được cải thiện nếu thực sự áp dụng các biện pháp giúp thu hồi toàn bộ chi phí. Điều này sẽ kéo theo việc phải thực hiện xóa bỏ bao cấp và áp dụng các mức phí cung cấp dịch vụ ở mức để có thể đủ bù đắp các khoản chi phí. Cần nghiên cứu các hình thức và mức phí khác nhau như phí có mức thu cố định, phí có mức thu phụ thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ như mức phí tiêu dùng điện nước và các mức phí phụ thuộc vào khả năng chi trả. Ví dụ ở Tokyo, Nhật Bản phí rác thải được thu thông qua việc mua túi đựng rác thải, dịch vụ thu gom rác thải đối với hộ gia đình chỉ thực hiện khi rác thải đựng trong những túi đó, nghĩa là người ta căn cứ vào lượng thải tạo ra, như vậy đảm bảo tính công bằng và hiệu quả hơn.

Để nâng cao tính bền vững về tài chính của các hệ thống quản lý RTRĐT, cần phải tăng cường sự tham gia của các thành phần tư nhân và thưc hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Kinh nghiệm một số nước đang phát triển cho thấy rằng tăng cường sự tham gia của thành phần tư nhân đã giúp giảm 20-50% chi phí cho các dịch vụ đô thị nhờ tăng tính cạnh tranh, áp dụng các hoạt động mang tính thương mại và cải thiện công nghệ.

Áp dụng cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, nhiều công ty MTĐT đã áp dụng các chế độ thu phí xử lý và tiêu hủy đối với rác thải của các cơ sở công nghiệp và các bệnh viện. Thách thức trong việc thiết lập được các hệ thống quản lý dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là cần phải áp dụng những quy định chặt chẽ đối với các ngành công nghiệp và các

đơn vị vận chuyển rác thải đồng thời với những tiêu chuẩn bắt buộc đối với các hệ thống xử lý và tiêu hủy rác thải.

5. Cải thiện đầu tư và vận hành các dịch vụ liên quan đến rác thải

Đầu tư cho quản lý rác thải ở Việt Nam tăng hơn 5 lần kể từ năm 1998, đạt trên một nghìn tỷ đồng trong năm 2003. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2010, đầu tư sẽ tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại và sẽ tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2010- 2020. Tốc độ đầu tư tăng là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là làm sao thực hiện đầu tư có tính chi phí- hiệu quả cao, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và sử dụng công nghệ phù hợp để đảm bảo sự cải thiện đầu tư là thực chất.

Do vây những ưu tiên hiện nay là đảm bảo vận hành đúng kỹ thuật các bãi chôn lấp đang hoạt động, mở rộng hoạt động thu gom rác thải tại các nơi chứa có các dịch vụ của công ty MTĐT và các khu đô thị nhỏ thông qua các khoản đầu tư có tính chi phí – hiệu quả cao, nâng cao hiệu quả công tác thu gom và cải thiện các dịch vụ quản lý RTRĐT cho các hộ dân nghèo trong khi vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia về xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh mới. Một phương án có thể giảm chi phí đầu tư cho xây dựng nhiều bãi chôn lấp là khuyến khích xây dựng các bãi chôn lấp quy mô lớn hơn ở cấp vùng, với công suất co thể phục vụ cho nhiều nhóm cộng đồng hơn. Đồng thời, cần phải nỗ lực để giảm giá lượng chất thải cần tiêu hủy.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa hình thức chuyển giao, ngoài hình thức ký hợp đồng giao thầu như đang thực hiện với Công ty TNHH Huy Hoàng, có thể nghiên cứu, thực hiện các hình thức chuyển giao khác như đấu thầu cung ứng dịch vụ toàn bộ, đấu thầu cung ứng dịch vụ theo công đoạn hoặc theo địa bàn và thực hiện cổ phần hóa, cho thuê, bán doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường.

III. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM

1. Lựa chọn địa điểm áp dụng mô hình

Phường Kim Liên, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội được lựa chọn là địa điểm áp dụng mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải. Nguyên nhân là do:

- Phường Kim Liên là nơi tập trung nhiều trung tâm buôn bán, có tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường học và có trình độ dân trí khá cao. [10]

- Rác thải phát sinh tại khu vực này rất lớn song dịch vụ thu gom rác hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu, điển hình là khu vực hồ Kim Liên đã gần như bị rác thải lấp đầy, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho người dân sống xung quanh khu vực này.

- Đây là địa điểm đã từng được chọn thí điểm áp dụng mô hình phân loại rác thải tại nguồn (vào năm 1999). Tuy nhiên, chương trình này đã phải kết thúc sau 3 tháng hoạt động do thiếu nguồn kinh phí hoạt động từ phía chính phủ. Ngoài ra, tại thời điểm đó, người dân tại khu vực này được yêu cầu phải phân loại rác thải ra tành 4 loại: giấy, nhựa, hữu cơ và các loại khác. Đây là yêu cầu không khả thi bởi chưa có một chương trình tuyên truyền cũng như hướng dẫn người dân tham gia một cách cụ thể. Hơn nữa, sau khi thu gom rác thải đã được phân loại, URENCO không‌

có một kế hoạch rõ ràng về việc xử lý rác thải và do vậy đã làm mất đi sự nhiệt tình của người dân tham gia chương trình này (Nguyen Thi Thuc Thuy, 2005)[23]. Song, những điều kiện trên cũng chính là những tiền đề để áp dụng mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại khu vực này bởi người dân Kim Liên đã được làm quen với chương trình.

2. Xây dựng mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại phường Kim Liên

Mô hình đề xuất này sẽ được tiến hành thử nghiệm trong 3 năm đầu (kể từ năm 2010). Sau 3 năm nếu kinh doanh hiệu quả, mô hình sẽ tiếp tục hoạt động theo hướng sau:

2.1 Mô hình đề xuất chính sách liên quan đến rác thải

Theo mô hình đề xuất này, phường Kim Liên nên lựa chọn Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia do Bộ Tài Nguyên và Môi trường đưa ra vào năm 2001 bởi chiến lược này tập trung chủ yếu vào các biện pháp quản lý môi trường, vùng trọng điểm là các thành phố và khu vực đông dân cư, chú trọng nâng cao vai trò của cộng đồng, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong việc bảo vệ môi trường. Bên

cạnh đó nguồn tài chính theo chiến lược này cũng là dựa vào phân bổ từ ngân sách của nhà nước và nguồn vốn ODA. Những đặc điểm trên của chiến lược này rất phù hợp với tình hình tại phường Kim Liên hiện nay.

Ngoài ra, Phường Kim Liên cần có chính sách nâng cao nhận thức của người dân khu vực về vấn đề môi trường và đặc biệt liên quan đến rác thải (cụ thể như đã trình bày tại phần II.3 chương 3). Cần huy động các tình nguyện viên tham gia (có thể huy động từ khoa môi trường tại các trường đại học trong thành phố Hà Nội) để hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn trong thời gian thí điểm mô hình. Các tình nguyện viên này sẽ được đào tạo về kiến thức phân loại rác thải và các kiến thức liên quan đến môi trường khác ngay tại trường. Muốn làm được như vậy, phường Kim Liên nên liên hệ với các trường đại học để có phương án đào tạo và triển khai nguồn nhân lực hợp lý. Bên cạnh đó, Phường nên kết hợp với các Đoàn trường và Chi hội Phụ nữ tại địa bàn để triển khai các cuộc thi và phổ biến kiến thức môi trường.

Hiện tại công ty URENCO hoạt động tại phường Kim Liên chưa đáp ứng được nhu cầu về thu gom rác thải dẫn đến việc rác thải tràn lan tại nhiều khu vực không đúng nơi quy định. Theo mô hình đề xuất, phường Kim Liên nên triển khai việc giao khoán, đấu thầu các dịch vụ về vệ sinh môi trường để tạo điều kiện cho các công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.

2.2 Mô hình đề xuất về vấn đề liên quan đến tài chính hỗ trợ

Tổng mức đầu tư khái toán của dự án 3R cho đến hết năm 2009 tại Hà Nội khoảng gần 49,5 tỉ đồng (trong đó, vốn do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại là 48 tỉ đồng, tương đương 3 triệu USD và vốn đối ứng từ ngân sách của Thành phố Hà Nội là gần 1,5 tỉ đồng)[9]. Phường Kim Liên nên có công văn trình lên Quận để yêu cầu phân bổ mức trợ cấp từ Qũy Bảo vệ môi trường cấp hợp lý ban đầu cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải. Mức trợ cấp theo

mô hình đề xuất nên là 15 tỷ đồng. Đây là mức trợ cấp gần bằng mức trợ cấp tham tham khảo được đề xuất bởi công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải Vũ Nhựt Hồng, TP. Đồng Nai vào năm 2005.[6]

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí