tiến hành một cách hợp lý, nội dung quảng bá cần thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết và đầy đủ cho sự lựa chọn của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, tránh quảng cáo tràn lan hay không đúng sự thật dẫn tới tốn kém chi phí mà hiệu quả nhiều khi không cao.
- Nên ổn định và phát triển quan hệ bằng sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên, xây dựng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp bằng chất lượng dịch vụ và giá cả cạnh tranh. Đây là cách quảng bá hình ảnh tốt nhất vì khi một doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp thấy có chất lượng tốt họ sẽ giới thiệu cho bạn bè, không có một hình thức quảng bá nào hiệu quả bằng sự đánh giá tốt của bản thân doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Các khách hàng mới nhận được sự giới thiệu từ người quen về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chắc chắn họ sẽ thấy yên tâm và sử dụng dịch vụ có hiệu quả hơn rất nhiều.
- Cần có sự liên kết các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ theo các hiệp hội ngành nghề để có điều kiện dễ dàng hơn trong quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Hiệp hội sẽ trở thành cầu nối giữa cung và cầu, là tác nhân quan trọng cho sự phát triển mối quan hệ cung cầu trong kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng cần thiết kế một website giới thiệu về danh mục và địa chỉ cũng như những thông tin cần thiết về các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp mình cung cấp để khách hàng dễ dàng lựa chọn và tiếp cận dịch vụ.
3.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đối với từng loại hình dịch vụ phát triển kinh doanh
3.4.1. Dịch vụ kế toán, kiểm toán
Theo kết quả điều tra và dựa trên tình hình thực tế, dịch vụ kế toán, kiểm toán vẫn là loại hình dịch vụ được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên việc sử dụng dịch vụ này đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp thường có thói quen tự thực hiện dịch vụ kế toán nội bộ, thông
thường nhằm để tránh dịch vụ kế toán kém chất lượng từ bên ngoài. Về cung hiện tại trên thị trường Hà Nội các công ty kế toán kiểm toán nhà nước như VACO, AASC hay những chi nhánh của các công ty kiểm toán tư vấn lớn trên thế giới như Deloitte hay KPMG đang chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp nhỏ thường sẽ không đủ nguồn lực tài chính để sử dụng dịch vụ từ các công ty này. Còn các công ty cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán nhỏ lẻ khác trên thị trường thì lại chưa tạo được niềm tin đối với doanh nghiệp. Do đó, đề xuất đưa ra nhằm phát triển thị trường cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ kế toán kiểm toán đó là:
- Tăng thêm số lượng công ty kiểm toán, mở rộng quy mô từng công ty, gia tăng số lượng khách hàng, đa dạng hoá dịch vụ cung cấp và đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận.
- Nâng cao năng lực chuyên môn chất lượng dịch vụ cung cấp để giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp, đầu tư công nghệ kỹ thuật dịch vụ như chuẩn mực, quy trình kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm toán,… nhanh chóng đưa ngành kế toán Việt Nam hòa nhập với thị trường khu vực ASEAN cũng như thị trường quốc tế .
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Hài Lòng Của Doanh Nghiệp Sau Khi Sử Dụng Dịch Vụ
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh
- Khuyến Khích Các Thành Phần Kinh Tế Tham Gia Hoạt Động Cung Ứng Dvptkd
- Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam - 11
- Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
- Các công ty kiểm toán độc lập phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, tránh những cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá phí một cách bất hợp lý; xây dựng chính sách tuyển dụng đào tạo hợp lý, đặc biệt đối với các công ty kiểm toán Việt Nam; xây dựng quy trình, kỹ thuật kiểm toán chung cho từng ngành, lĩnh vực.
- Các công ty cần đặc biệt lưu ý vấn đề đảm bảo bí mật về thông tin nội bộ của các doanh nghiệp khách hàng, tạo uy tín với khách hàng.
3.4.2. Dịch vụ đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ
Lĩnh vực công nghệ thông tin đang là lĩnh vực rất phát triển hiện nay, sự thay đổi về khoa học công nghệ diễn ra từng ngày thậm chí là từng giờ.
Nhu cầu trong lĩnh vực này là rất lớn, thương mại điện tử ngày càng phát triển mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trình độ về vi tính chưa cao, do đó phần lớn doanh nghiệp vẫn cần đến các nhà cung cấp để quản lý hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Nhưng mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng là rất mạnh, số lượng công ty mới thành lập trong lĩnh vực này là rất lớn, do đó, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy nhiên, các nhà cung cấp Việt Nam vẫn chưa được đánh giá là chuyên nghiệp và vẫn còn hạn chế về nhân lực. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ đào tạo, hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ thì trước hết nhà cung cấp sẽ là những người phải có những sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Các nhân viên cung cấp dịch vụ phải thường xuyên cập nhật thông tin, nhanh chóng nắm bắt những thay đổi của công nghệ trên thế giới, từ đó áp dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trong nước.
- Trình độ công nghệ của Việt Nam vẫn còn nhiều lạc hậu, chưa bắt kịp với sự thay đổi từng ngày về công nghệ, do đó các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên tổ chức cho nhân viên công ty được đi đào tạo tại nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, phát triển công nghệ trong nước.
Còn về phía các doanh nghiệp khách hàng cũng cần phải có sự đầu tư tìm hiểu về các công nghệ hiện đại, không chỉ dựa vào nhà cung cấp. Đồng thời cũng nên cho nhân viên trong công ty đi đào tạo thường xuyên, dần dần nắm bắt được cách thức sử dụng công nghệ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp. Với các lỗi kỹ thuật nhỏ đòi hỏi các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong công ty có thể tự sửa chữa, không nên lệ thuộc vào các nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ về công nghệ.
3.4.3. Dịch vụ tư vấn
Về dịch vụ tư vấn pháp lý hiện nay thì các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất chủ yếu gồm: dịch vụ xin giấy phép dự án, thành lập doanh nghiệp, tư vấn về đất đai, sở hữu,… Các dịch vụ đang phát triển và càng ngày càng có
nhu cầu cao trong tương lai gồm có các dịch vụ về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và bảo hộ thương hiệu. Trước tình hình này, các doanh nghiệp cung cấp cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cần nhận thức và có những thay đổi để đáp ứng kịp thời với sự biến động trong nhu cầu của thị trường.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu về tình hình áp dụng bảo hộ nhãn hiệu tại các nước và áp dụng tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có ý định xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường, các quy định về nhãn mác, chất lượng sản phẩm, các quy định của pháp luật. Đây là một vấn đề rất phức tạp do đó, các doanh nghiệp cần tìm đến các nhà tư vấn, hỏi ý kiến các chuyên gia, tránh trường hợp bị các doanh nghiệp nước ngoài kiện tụng gây tổn thất và tránh những chi phí không cần thiết khác.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần nắm bắt tình hình, tìm hiểu những nhu cầu của khách hàng, đưa ra dịch vụ tư vấn có chất lượng tốt nhất.
Còn đối với dịch vụ tư vấn quản lý thì hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam coi trọng. Hầu hết các chủ doanh nghiệp thường ra quyết định theo cảm tính chứ không theo kế hoạch. Hiện nay nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, người quản lý thường là những người đã lớn tuổi, hoặc là những người chưa được đào tạo qua các trường lớp chính quy dẫn đến việc ra quyết định thường là theo kinh nghiệm bản thân và chỉ định hướng được trong ngắn hạn. Các vấn đề về nhân sự hay quản lý chưa được quản lý hợp lý, dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, lại sử dụng nguồn nhân lực và tài chính không hiệu quả. Vì vậy để cải thiện tình hình, các doanh nghiệp nên tìm đến các nhà tư vấn uy tín và có năng lực, giải quyết vấn đề tận gốc. Chủ doanh nghiệp cũng nên tham gia một số khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý, thuê chuyên gia tư vấn giúp doanh nghiệp tái cơ cấu doanh nghiệp một cách hợp lý nhất.
3.4.4. Dịch vụ vận tải, bảo hiểm, kho bãi
Cho đến nay, loại hình dịch vụ này phần lớn các nhà cung cấp là các doanh nghiệp nhà nước vì tính chất đặc thù của dịch vụ này là yêu cầu cao về cơ sở vật chất, hạ tầng. Do đó, dịch vụ này đến nay vẫn chưa được khai thác một cách triệt để. Đặc biệt là dịch vụ vận tải, hiện nay các đội tàu của Việt Nam chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cộng thêm thói quen xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là “mua CIF bán FOB” nên dịch vụ vận tải của nước ta thật sự chưa phát triển. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phàn nàn rằng nhiều khi muốn sử dụng các hãng tàu trong nước để vận chuyển nhưng thực sự các hãng vận tải của Việt Nam không có đủ tiềm lực thực hiện. Còn đối với dịch vụ kho bãi thì vấn đề quản lý còn lỏng lẻo, các doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm khi gửi hàng tại các kho bãi. Vì vậy để tăng cường sử dụng các dịch vụ này, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý:
- Xây dựng, khai thác hiệu quả hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải, hệ thống cảng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam nên học hỏi các nước có hệ thống vận tải phát triển như Singapo, Nhật Bản từ đó áp dụng vào Việt Nam.
- Tận dụng lợi thế về chiều dài đất nước dọc theo bờ biển, phát triển vận tải đường biển, xây dựng hệ thống cầu cảng, phát triển các dịch vụ bốc, dỡ hàng hóa.
- Từng bước xây dựng đội tàu biển các loại để tham gia vận chuyển hàng hoá, hành khách. Tổ chức tốt các dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, vận chuyển an toàn, tạo dựng lòng tin của khách hàng.
- Nhà nước cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn nữa để phát triển các dịch vụ này tại Việt Nam. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng, có kinh nghiệm đi biển, từng bước tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3.4.5. Dịch vụ thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm
Hiện nay, nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm là hai nhân tố đang trở nên ngày càng quan trọng trong các chiến lược xây dựng thương hiệu. Trong khi các nỗ lực về marketing và quảng cáo đóng vai trò tìm kiếm “nhu cầu” và “mong muốn” của người tiêu dùng thì chỉ có bao bì sản phẩm là thứ duy nhất hữu hình - mang sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Bao bì phải đáp ứng được ý thích của người tiêu dùng ở mọi nơi và phải truyền tải được một cách chính xác thông điệp thương hiệu nhằm khuyến khích quyết định mua hàng. Tất cả các nỗ lực về hợp tác marketing, quảng cáo và khuyến mại đều trở thành vô nghĩa nếu người tiêu dùng đứng trước giá để sản phẩm nhưng lại không quyết định mua sản phẩm. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả những chi phí khổng lồ chi cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng với các chương trình marketing và định vị sản phẩm đều trở thành vô ích.
Dịch vụ này có vai trò quan trọng như vậy nhưng lại là dịch vụ được ít doanh nghiệp sử dụng nhất cũng như ít được đánh giá là cần thiết nhất trong số 7 nhóm dịch vụ theo kết quả điều tra. Điều này thể hiện nhận thức của doanh nghiệp về dịch vụ chưa cao.
Bên cạnh đó, khách hàng vẫn cho rằng kỹ năng chuyên môn của các cung ứng là thấp và thường không đồng đều. Lý do đầu tiên để doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thiết kế bao bì là muốn nâng cao tính hấp dẫn khách hàng của sản phẩm, sau đến là để nâng cao tính tiện dụng của sản phẩm, và nhằm đạt tiêu chuẩn của sản phẩm. Chỉ có vài công ty coi nghiệp vụ thiết kế là nguồn giúp cho việc giảm chi phí vận hành. Việc tự thực hiện lấy dịch vụ thiết kế và bao bì là rất phổ biến (khoảng trên 75%) với mục đích trước tiên là có dịch vụ một cách đúng lúc, và để kiểm soát tốt hơn chất lượng. Trong số những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thiết kế ở bên ngoài, phần nhiều lại thuê từ khu vực nhà nước [9, trang 102].
Do đó, để tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp về loại hình dịch vụ này, các biện pháp sau được đưa ra:
- Các doanh nghiệp sản xuất cần phải chú trọng hơn đến vấn đề bao bì sản phẩm, có thể kết hợp cùng các doanh nghiệp cung cấp DVPTKD để cùng nhau nghiên cứu, thiết kế bao bì sao cho phù hợp với sản phẩm, tiện dụng và bắt mắt.
- Các doanh nghiệp cung cấp phải tìm hiểu những xu hướng sử dụng bao bì trên thế giới cũng như các quy định về đóng gói sản phẩm, chất liệu đóng gói tại các vùng, khu vực khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu ra thế giới. Trên thực tế tại Việt Nam các quy định về đóng gói, bao bì mẫu mã sản phẩm chưa được chú trọng nhiều nhưng trên thế giới, tại nhiều nước, các quy định này rất phức tạp và có yêu cầu cao.
3.4.6. Dịch vụ xây dựng, phát triển thương hiệu
Dịch vụ xây dựng và phát triển thương hiệu là một dịch vụ rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên cho đến nay dịch vụ này ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển. Nền kinh tế đang ngày càng hội nhập, có ngày càng nhiều các công ty danh tiếng trên thế giới đầu tư vào nước ta, sự cạnh trở nên ngày càng gay gắt hơn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nếu như không thể xây dựng thương hiệu của riêng mình thì chắc chắn sẽ bị các công ty khác thâu tóm. Vậy giải pháp nào có thể áp dụng để giúp các dịch vụ này phát triển ở Việt Nam.
Theo ông Trương Đình Tuyển, Bộ Trưởng Bộ Thương mại, xây dựng thương hiệu là việc của Nhà nước, nhưng trước hết là việc của doanh nghiệp. Chính sách của Nhà nước là tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhưng không thể thay thế doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Chính vì vậy, để xây dựng thương hiệu một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động thường xuyên dựa trên các thành tố tạo nên giá trị của thương hiệu như: chất lượng sản phẩm hay dịch vụ luôn nhất quán, đồng bộ với cam kết
ban đầu; xây dựng chiến lược marketing một cách phù hợp; thường xuyên tổ chức nắm tình hình thị trường; xây dựng kế hoạch truyền thông marketing xuyên suốt và có hiệu quả và xây dựng chính sách bán hàng, mạng lưới phân phối một cách tốt nhất [21].
Khi xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp thường gặp phải một số vấn đề như: nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu, chỉ tập trung định hướng sản xuất thay vì định hướng thị trường, cam kết xây dựng thương hiệu không xuyên suốt và không nhất trí trong doanh nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, phân vân giữa sử dụng thương hiệu mới hay dùng thương hiệu công ty, thương hiệu mẹ, ngán ngại chi phí cho điều tra thị trường, có nhược điểm trong xây dựng tính cách và định vị thương hiệu, cấu trúc sản phẩm đối với thương hiệu không rõ ràng, truyền thông tiếp thị thiếu chuyên nghiệp và không cân nhắc hiệu quả hoặc kênh phân phối không phù hợp với thương hiệu,… Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý khắc phục những vấn đề này, sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp để khắc phục những nhược điểm trên, xây dựng thương hiệu vững mạnh cho doanh nghiệp.
3.4.7. Dịch vụ nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xúc tiến thương mại
Theo một khảo sát của Công ty TNS vào năm 2006 thì chi phí dành cho nghiên cứu thị trường tại Việt Nam là thấp nhất so với 60 quốc gia được khảo sát. Tỷ lệ đó cho tới hôm nay hầu như chưa được cải thiện. Không rõ nghiên cứu thị trường có thể làm được những gì, không thực sự hiểu mình cần gì từ quá trình nghiên cứu thị trường, không xác lập được chiến lược kinh doanh rõ ràng, nguồn ngân sách dành cho nghiên cứu thị trường hạn hẹp, thay đổi theo ý muốn của cá nhân lãnh đạo… là những điều thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, họ thường hoặc phó thác hoàn toàn cho công ty nghiên cứu thị trường, hoặc thay đổi yêu cầu, hoặc đặt thêm những yêu cầu mới nhiều khi khác xa các yêu cầu đặt hàng ban đầu. Điều đó làm ảnh hưởng